Hệ thống pháp luật

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH THỪA THIÊN HUẾ
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 126/KH-UBND

Thừa Thiên Huế, ngày 15 tháng 12 năm 2014

 

KẾ HOẠCH

ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TỈNH THỪA THIÊN HUẾ NĂM 2015

Thực hiện Quyết định số 1605/QĐ-TTg ngày 27/8/2010 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Chương trình quốc gia về ứng dụng CNTT trong hoạt động của cơ quan nhà nước giai đoạn 2011-2015 và Kế hoạch số 113/KH-UBND ngày 03/11/2014 của UBND tỉnh Thừa Thiên Huế về việc nâng cao Chỉ số cải cách hành chính của tỉnh năm 2014 và năm 2015; UBND tỉnh Thừa Thiên Huế ban hành kế hoạch Ứng dụng Công nghệ thông tin năm 2015 như sau:

I. Căn cứ lập Kế hoạch

- Luật Công nghệ thông tin ngày 29/6/2006;

- Luật Giao dịch điện tử ngày 23/11/2009;

- Chỉ thị 28-CT/TW ngày 16/9/2013 của Ban Bí thư về tăng cường công tác đảm bảo an toàn thông tin mạng;

- Nghị quyết 36-NQ/TW ngày 01/7/2014 của Bộ Chính trị về đẩy mạnh ứng dụng, phát triển công nghệ thông tin đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững và hội nhập quốc tế;

- Nghị định số 64/2007/NĐ-CP ngày 10/4/2007 của Chính phủ về ứng dụng CNTT trong hoạt động của cơ quan nhà nước;

- Nghị định số 71/2007/NĐ-CP ngày 03/05/2007 của Chính phủ về quy định chi tiết và hướng dẫn thực hiện một số điều của Luật Công nghệ thông tin về công nghiệp công nghệ thông tin;

- Quyết định số 50/2009/QÐ-TTg ngày 03/04/2009 của Thủ tướng Chính phủ về việc Ban hành “Quy chế quản lý Chương trình phát triển công nghiệp phần mềm và Chương trình phát triển công nghiệp nội dung số Việt Nam”;

- Quyết định số 63/QĐ-TTg ngày 13/01/2010 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch phát triển an toàn thông tin số quốc gia đến năm 2020;

- Quyết định số 1605/QĐ-TTg ngày 27/8/2010 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình quốc gia về ứng dụng CNTT trong hoạt động của cơ quan nhà nước giai đoạn 2011-2015;

- Quyết định số 1755/QĐ-TTg ngày 22/09/2010 của Thủ tướng Chính phủ Phê duyệt Đề án "Đưa Việt Nam sớm trở thành nước mạnh về CNTT và Truyền thông”;

- Chỉ thị số 897/CT-TTg ngày 10/06/2011 của Thủ tướng CP về việc tăng cường triển khai các hoạt động đảm bảo an toàn thông tin số;

- Chỉ thị số 15/CT-TTg ngày 22/5/2012 của Thủ tướng Chính phủ ban hành về tăng cường sử dụng văn bản điện tử trong hoạt động của cơ quan nhà nước;

- Chỉ thị số 05/2008/CT-BTTTT ngày 08/7/2008 của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông về việc đẩy mạnh phát triển công nghiệp công nghệ thông tin Việt Nam;

- Chỉ thị số 07/2008/CT-BTTTT ngày 30/12/2008 của Bộ Thông tin và Truyền thông về đẩy mạnh sử dụng PMNM trong hoạt động của cơ quan, tổ chức nhà nước;

- Thông tư số 05/2010/TT-BNV ngày 01/7/2010 của Bộ Nội vụ về việc hướng dẫn về cung cấp, quản lý và sử dụng dịch vụ chứng thực chữ ký số chuyên dùng phục vụ các cơ quan thuộc hệ thống chính trị;

- Kế hoạch 51-KH/TU của Tỉnh ủy triển khai thực hiện Chỉ thị 28

- Chỉ thị 17/CT-UBND ngày 6/5/2014 của UBND tỉnh về tăng cường công tác đảm bảo an toàn an ninh thông tin của tỉnh.

- Kế hoạch số 53/KH-UBND ngày 13/7/2011 của UBND tỉnh Thừa Thiên Huế về việc Xây dựng Thừa Thiên Huế thành tỉnh mạnh về CNTT - Truyền thông;

- Quyết định số 898/QĐ-UBND ngày 13/5/2013 của UBND tỉnh Thừa Thiên Huế về việc phê duyệt đề án “Xây dựng Thừa Thiên Huế trở thành một trong những trung tâm khoa học và công nghệ cả nước”.

- Kế hoạch số 87/KH-UBND ngày 15/8/2013 của UBND tỉnh Thừa Thiên Huế về Triển khai ứng dụng chữ ký số chuyên dùng trong các cơ quan nhà nước tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2013 - 2015.

II. Hiện trạng ứng dụng và phát triển CNTT

1. Môi trường pháp lý

- Trong năm 2014, UBND tỉnh đã ban hành các văn bản tạo môi trường pháp lý quan trọng để phát triển ứng dụng CNTT trong hoạt động của các cơ quan nhà nước (CQNN), cụ thể:

- Điều chỉnh Quyết định số 2320/2008/QĐ-UBND về việc ban hành quy chế hành chính - kỹ thuật cho hệ thống thông tin địa lý

- Chỉ thị về tăng cường công tác đảm bảo an toàn thông tin mạng

- Quy định quản lý, sử dụng Hệ thống xác thực tập trung.

- Quy định về việc quản lý tích hợp CSDL dùng chung của tỉnh và giữa các ngành

- Xây dựng quy định chung về chế độ bảo mật, an ninh, an toàn thông tin

- Nghiên cứu điều chỉnh Quy chế sử dụng Email công vụ

- Quy định điều chỉnh Quy định Mạng WAN của tỉnh, kết nối về xã

- Quy định điều chỉnh Quy chế vận hành Trang TTĐT

- Đến nay, 100% CQNN có quy chế vận hành trang thông tin điện tử, và Ban biên tập hoạt động thường xuyên, liên tục.

- Năm 2013, tỉnh Thừa Thiên Huế có xây dựng quy chế ưu đãi cho cán bộ chuyên trách CNTT của tỉnh. Tuy nhiên do chưa có các văn bản pháp lý quy định từ Trung ương do đó việc ban hành quy chế ưu đãi này vẫn chưa được triển khai.

2. Hạ tầng kỹ thuật

Cơ sở hạ tầng về CNTT&TT tỉnh Thừa Thiên Huế đã đạt được mức độ khá. Đến nay, đã có 100% các cơ quan chuyên môn thuộc tỉnh, UBND các huyện, thị xã, thành phố đã có mạng nội bộ (LAN); 34/34 đơn vị cấp tỉnh, 56 đơn vị thuộc của UBND các huyện, thị xã, thành phố Huế và 152 xã phường thị trấn đã kết nối mạng diện rộng (WAN) của tỉnh sử dụng công nghệ mạng riêng ảo (VPN) với tốc độ 2 Mbps phục vụ công việc trong nội bộ cơ quan. Hệ thống cơ sở hạ tầng tại Trung tâm Thông tin Dữ liệu điện tử được trang bị đường truyền Internet trực tiếp 150Mbps trong nước, 2 Mbps đi quốc tế cơ bản đủ cung cấp Website, các ứng dụng dùng chung và các dịch vụ công qua mạng. Hệ thống mạng, máy chủ và thiết bị lưu trữ tại Trung tâm Thông tin dữ liệu điện tử được đầu tư cơ bản đủ cung cấp dịch vụ cho các Sở, Ban, ngành. Hệ thống bảo mật, an ninh cũng được quan tâm đầu tư với các thiết bị FireWall cơ bản và các phần mềm phòng chống virus. Các phần mềm hệ thống cũng được đầu tư phục vụ cho việc triển khai các ứng dụng và dịch vụ CNTT tại Trung tâm Thông tin dữ liệu điện tử.

3. Ứng dụng CNTT trong nội bộ các cơ quan nhà nước

- Đến nay đã triển khai hệ thống thư điện tử cho 100% các cơ quan nhà nước từ cấp tỉnh đến cấp xã. 100% cán bộ, công chức được cấp hộp thư điện tử công vụ.

- Tập trung triển khai 05 phần mềm dùng chung, gồm: Hệ thống quản lý văn bản và điều hành; phần mềm một cửa điện tử; phần mềm đăng ký lịch họp và phát hành giấy mời; phần mềm giải quyết khiếu nại tố cáo; và phần mềm theo dõi ý kiến chỉ đạo của lãnh đạo tỉnh cho 100% sở, ban, ngành và UBND cấp huyện.

- Trang cấp đầu tư các ứng dụng chuyên ngành cho một số ngành, lĩnh vực quan trọng: phần mềm quản lý thông tin giáo dục và đào tạo; phần mềm đăng ký, quản lý hộ tịch từ cấp tỉnh đến cấp xã; phần mềm lưu trữ thông tin thi đua, khen thưởng; phần mềm quản lý tài sản công toàn tỉnh…

- Xây dựng thành công hệ thống GIS và triển khai ứng dụng GIS trong việc tạo lập và quản lý cơ sở dữ liệu của các ngành: Tài nguyên - Môi trường, Kế hoạch - Đầu tư, Văn hóa - Thể thao- Du lịch, Thông tin và Truyền thông, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tại thành phố Huế.

- Tiếp tục triển khai ứng dụng 5 phần mềm dùng chung, tích hợp vào hệ thống xác thực tập trung của tỉnh để vận hành đồng bộ tại địa chỉ http://sso.thuathienhue.gov.vn

- Triển khai SSL cho các tên miền có xác thực

- Xây dựng Bộ tiêu chí xây dựng và triển khai phần mềm ứng dụng trong cơ quan nhà nước đảm bảo tính kế thừa và hiệu quả khi xây dựng phần mềm.

4. Ứng dụng CNTT phục vụ người dân và doanh nghiệp

- 100% các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh; 100% UBND cấp huyện đã có trang thông tin điện tử tạo môi trường giao tiếp, công khai minh bạch hoạt động của các cơ quan, đơn vị với người dân và doanh nghiệp.

- Đến nay đã có 16 UBND phường, xã trên địa bàn thành phố Huế được trang cấp Trang thông tin điện tử hoạt động hiệu quả, đảm bảo công khai thông tin minh bạch các hoạt động quản lý nhà nước trên địa bàn, thông tin về thủ tục hành chính.

- 100% các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh; 100% UBND cấp huyện được triển khai hệ thống một cửa điện tử.

- Hệ thống GIS Huế đã được đưa vào vận hành khai thác ổn định cung cấp các hệ thống nền GIS.

- Tỉnh đã xây dựng Khung giải pháp dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, làm cơ sở để tích hợp thống nhất các dịch trực tuyến mức độ 3 của toàn tỉnh. Chuyển đổi tất cả dịch vụ công của các đơn vị từ mức 1 lên mức độ 2

- Nâng cấp Cổng thông tin điện tử tỉnh Thừa Thiên Huế đáp ứng nhu cầu truy cập số lượng lớn phục vụ người dân và doanh nghiệp, tích hợp đồng bộ các ứng dụng dùng chung và dịch vụ công trực tuyến của các ngành.

5. Hiện trạng về nguồn nhân lực ứng dụng CNTT trong CQNN

- 100% các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh; 100% UBND cấp huyện có cán bộ chuyên trách CNTT có trình độ cao đẳng, đại học trở lên;

- 100% cán bộ, công chức đều có thể sử dụng máy tính để xử lý công việc.

- Hàng năm các cán bộ chuyên trách CNTT đều được tập huấn nâng cao kiến thức ứng dụng CNTT; bảo đảm an toàn hệ thống thông tin.

6. Hiện trạng đảm bảo ATTT trong hoạt động của cơ quan nhà nước

- Tỉnh Thừa Thiên Huế đã thành lập Ban Chỉ đạo về An toàn an ninh thông tin đảm bảo chỉ đạo điều hành nhiệm vụ liên quan đến các ngành các lĩnh vực về công tác đảm bảo an toàn an ninh thông tin đặc biệt là hệ thống của Trung tâm Thông tin dữ liệu của tỉnh.

- Tổ chức Quán triệt Chỉ thị 28-CT/TW ngày 16/9/2013 của Ban Bí thư về tăng cường công tác đảm bảo an toàn thông tin mạng, Kế hoạch 51-KH/TU của Tỉnh ủy triển khai thực hiện Chỉ thị 28; Chỉ thị 17/CT-UBND ngày 6/5/2014 của UBND tỉnh về tăng cường công tác đảm bảo an toàn an ninh thông tin của tỉnh. Quán triệt một số quy định, quyết định đảm bảo an toàn thông tin mạng.

- Tổ chức các lớp đào tạo chuyên sâu về ATTT cho cán bộ chuyên trách CNTT, triển khai chuẩn về ATTT theo tiêu chuẩn ISO 27000.

7. Tình hình kinh phí đầu tư thực hiện Kế hoạch năm 2014

Năm 2014, tổng vốn đầu tư bố trí cho các dự án CNTT trong các CQNN trên địa bàn tỉnh là 13,916 triệu đồng. Trong đó, đã bố trí hết cho 9 dự án 8.400 triệu đồng.

Nhìn chung, các dự án đầu tư đang được triển khai theo đúng kế hoạch đấu thầu đã được phê duyệt. Một số dự án đã tổ chức đấu thầu và lựa chọn nhà thầu thi công. Dự kiến vốn bố trí các dự án đều được giải ngân trong năm 2014, đảm bảo theo kế hoạch đề ra.

III. Mục tiêu ứng dụng và phát triển CNTT

Triển khai có hiệu quả chương trình cải cách hành chính của tỉnh gắn kết chặt chẽ với xây dựng chính quyền điện tử và cung cấp dịch vụ công trực tuyến. Hiện đại hóa kết cấu hạ tầng CNTT của tỉnh chủ yếu trong các lĩnh vực giáo dục, y tế, giao thông, hạ tầng đô thị và cung cấp dịch vụ CNTT cho người dân. Tạo chuyển biến mạnh mẽ về đào tạo nguồn nhân lực, đổi mới nội dung, phương thức dạy và học đáp ứng yêu cầu phát triển của tỉnh cũng như toàn xã hội. Cụ thể:

1. Mục tiêu ứng dụng CNTT trong hoạt động của CQNN năm 2015

- 90% văn bản của các cơ quan ban ngành trong tỉnh được lưu chuyển dưới dạng văn bản điện tử qua mạng. 100% giấy mời được phát hành hoàn toàn qua mạng. 100 % cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh, 100% UBND cấp huyện ứng dụng chữ ký số trong việc trao đổi văn bản điện tử qua hệ thống quản lý văn bản và điều hành của tỉnh và hệ thống thư điện tử công vụ.

- 60% văn bản, tài liệu chính thức trao đổi giữa cơ quan nhà nước được trao đổi hoàn toàn dưới dạng điện tử và được xác thực bằng chữ ký số.

- 100% cán bộ, công chức từ cấp tỉnh đến cấp xã trong tỉnh sử dụng thư điện tử thường xuyên cho công việc.

2. Mục tiêu Ứng dụng CNTT phục vụ người dân và Doanh nghiệp

- Đảm bảo 100% TTHC được công bố đạt dịch vụ công trực tuyến mức độ 2; lựa chọn thực hiện trên 15 nhóm dịch vụ công mức độ 3 và có hơn 05 dịch vụ công mức độ 04.

- Trên 80% số thủ tục hành chính thuộc cấp huyện được áp dụng theo mô hình một cửa.

3. Mục tiêu phát triển an toàn thông tin (ATTT)

- Đảm bảo hệ thống mạng diện rộng của tỉnh; các phần mềm dùng chung của tỉnh; cổng thông tin điện tử của các cơ quan nhà nước trên địa bàn tỉnh vận hành, hoạt động thông suốt, liên tục 24/7.

- 100% các phần mềm của các CQNN được tập trung về Trung tâm Thông tin dữ liệu điện tử.

IV. Nội dung chính Kế hoạch ứng dụng CNTT năm 2015:

1. Về môi trường pháp lý

Tiếp tục hoàn thiện các cơ sở pháp lý về lĩnh vực CNTT của tỉnh bao gồm việc xây dựng các Quy định sau đây:

- Quy định tích hợp tập trung và an toàn dữ liệu trên nền điện toán đám mây tại tỉnh Thừa Thiên Huế

- Quy định danh mục cơ sở dữ liệu và dịch vụ cung cấp trên điện toán đám mây tỉnh Thừa Thiên Huế

- Quy định về hành chính vận hành điện toán đám mây dùng riêng

- Quy định về quản lý vận hành dịch vụ công trực tuyến các cấp

- Một số các văn bản khác liên quan đến hoạt động QLNN trên địa bàn tỉnh do UBND tỉnh giao

2. Ứng dụng CNTT trong hoạt động của CQNN

a) Hạ tầng kỹ thuật:

- Triển khai và đưa vào vận hành, sử dụng hệ thống mạng truyền số liệu chuyên dùng của các cơ quan Đảng và Nhà nước trong tỉnh kết hợp với mạng WAN hiện tại của tỉnh. Có phương án nâng cấp đường truyền, nghiên cứu phương án thuê hạ tầng và sử dụng mạng cáp quang từ tỉnh đến xã

- Nâng cấp và hoàn thiện cơ sở hạ tầng kỹ thuật tại Trung tâm Thông tin dữ liệu điện tử. Đầu tư hạ tầng kỹ thuật theo mô hình điện toán đám mây phục vụ ảo hóa chia sẻ hạ tầng, phần mềm, CSDL.

b) Ứng dụng CNTT trong nội bộ cơ quan nhà nước:

- Đẩy mạnh việc sử dụng các phần mềm dùng chung trong các CQNN, nhất là phần mềm quản lý văn bản và điều hành. Triển khai phần mềm quản lý văn bản và điều hành đến cấp xã.

- Xây dựng hệ thống một cửa liên thông hiện tại từ cấp tỉnh đến cấp xã

- Triển khai các ứng dụng chuyên ngành trong các CQNN.

c) Ứng dụng CNTT phục vụ người dân và doanh nghiệp:

- Nâng cấp Cổng thông tin điện tử tỉnh. Tiếp tục nhân rộng trang thông tin điện tử đến các xã, phường, thị trấn. Triển khai các dịch vụ công trực tuyến, nhất là dịch vụ công trực tuyến mức độ 3,4 theo lộ trình triển khai dịch vụ công trực tuyến đã được phê duyệt.

- Xây dựng Hệ thống đăng ký kinh doanh cấp huyện phục vụ người dân và doanh nghiệp trong vấn đề cấp phép đăng ký kinh doanh.

- Xây dựng bản đồ giá đất trên nền GIS, ứng dụng Công nghệ GIS rộng rãi trong nhiều lĩnh vực của địa phương.

d) Nguồn nhân lực cho ứng dụng CNTT:

- Tiếp tục đào tạo phổ biến sử dụng tin học văn phòng, nâng cao kỹ năng ứng dụng CNTT cho CBCC trên địa bàn tỉnh.

- Tiếp tục đào tạo cán bộ, công chức sử dụng hiệu quả về chữ ký số và ứng dụng ký số trên phần mềm ứng dụng.

- Đào tạo An toàn an ninh mạng nâng cao cho đội ngũ cán bộ chuyên trách CNTT và đội ngũ vận hành Hệ thống tại Trung tâm thông tin dữ liệu điện tử

3. Đảm bảo ATTT số trong hoạt động của cơ quan nhà nước

- Tiếp tục duy trì, vận hành ổn định, bảo đảm an toàn, an ninh cho hệ thống thư điện tử tỉnh; các phần mềm dùng chung và các phần mềm chuyên ngành. Nâng cấp, đầu tư các thiết bị an toàn mạng và triển khai cài đặt phần mềm chống virus cho các máy chủ, máy trạm trong các CQNN.

- Tiếp tục triển khai ứng dụng chữ ký số chuyên dùng trong các CQNN theo Kế hoạch triển khai ứng chữ ký số chuyên dùng.

4. Triển khai thỏa thuận hợp tác chiến lược về viễn thông và CNTT với Tập đoàn Bưu chính viễn thông Việt Nam; liên kết với Microsoft để xây dựng thành phố thông minh, chính quyền điện tử.

V. Kinh phí thực hiện

1. Tổng kinh phí thực hiện: khoảng 7,716 triệu đồng.

Trong đó:

- Các dự án chuyển tiếp: 5,466 triệu đồng.

- Dự án khởi công mới năm 2015: 2,250 triệu đồng.

2. Nguồn kinh phí thực hiện:

- Ngân sách TW: 0 triệu đồng.

- Ngân sách địa phương: 7,716 triệu đồng.

(Kèm theo phụ lục chi tiết)

VI. Giải pháp tài chính

- Các cơ quan chuyên môn trực thuộc UBND tỉnh, UBND các huyện, thị xã và thành phố Huế chủ động, tích cực làm việc với các Bộ, ngành có liên quan để tranh thủ nguồn kinh phí cho các dự án trong lộ trình 2015-2020; xác định đây là nhiệm vụ quan trọng trong Kế hoạch này.

- Đối với Ngân sách địa phương: Trong các hạng mục đầu tư thuộc nhiệm vụ chi của cấp nào thì sử dụng ngân sách ở cấp đó.

- Sử dụng hiệu quả nguồn vốn đầu tư từ ngân sách Nhà nước.

- Thu hút các doanh nghiệp trong, ngoài nước và toàn xã hội tham gia đầu tư phát triển.

VII. Tổ chức thực hiện

1. Sở Thông tin và Truyền thông

- Chủ trì tổ chức triển khai, hướng dẫn, đôn đốc, theo dõi, kiểm tra và báo cáo tình hình, kết quả thực hiện Kế hoạch này; chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan xây dựng các quy định, chính sách để tạo giải pháp đảm bảo môi trường pháp lý trong hoạt động ứng dụng CNTT của cơ quan nhà nước trên địa bàn tỉnh.

- Tham mưu, đề xuất UBND tỉnh điều chỉnh, bổ sung Kế hoạch.

2. Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính

- Trên cơ sở nguồn vốn ngân sách địa phương, cân đối, bố trí đủ ngân sách hàng năm để thực hiện Kế hoạch này; phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông hướng dẫn quản lý, sử dụng kinh phí cụ thể chi cho ứng dụng CNTT trong hoạt động các cơ quan nhà nước của tỉnh.

- Sở Kế hoạch và Đầu tư phối hợp với các đơn vị liên quan lập danh sách các dự án CNTT chuẩn bị đầu tư năm 2015 trình UBND tỉnh phê duyệt.

- Sở Tài chính bố trí kinh phí duy trì trang thông tin điện tử các đơn vị chuyên môn trực thuộc UBND tỉnh, kinh phí cập nhật CSDL GIS có liên quan, kinh phí triển khai ứng dụng và phát triển CNTT theo đề xuất sự nghiệp của các đơn vị.

3. Các sở, ban, ngành; UBND cấp huyện

- Có trách nhiệm phối hợp chặt chẽ với Sở Thông tin và Truyền thông thực hiện Kế hoạch này; định kỳ báo cáo UBND tỉnh (thông qua Sở Thông tin và Truyền thông) tình hình triển khai Kế hoạch.

- UBND cấp huyện bố trí kinh phí duy trì trang thông tin điện tử cấp huyện; Đầu tư trang thiết bị phục vụ vận hành tại bộ phận một cửa, hiện đại hóa hệ thống một cửa điện tử cấp huyện.

4. Trung tâm CNTT tỉnh

Chủ trì tổ chức cung cấp dịch vụ tiện nghi về cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin, quản lý vườn ươm doanh nghiệp phần mềm và công nghiệp kỹ thuật số, hỗ trợ cho các doanh nghiệp phần mềm phát triển, đồng thời kêu gọi các doanh nghiệp phần mềm đầu tư vào Thừa Thiên Huế.

Trong quá trình triển khai, nếu có vướng mắc, các đơn vị phản ánh về Sở Thông tin và Truyền thông để tổng hợp, báo cáo trình Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, chỉ đạo./.

 

 

Nơi nhận:
- Bộ Thông tin và Truyền thông;
- Bộ Nội vụ;
- Chủ tịch, các PCT UBND tỉnh;
- Các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh;
- UBND các huyện, thị xã, thành phố Huế;
- VP: CVP, PCVP Đặng Ngọc Trân;
- Lưu: VT, DL.

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT.CHỦ TỊCH

PHÓ CHỦ TỊCH




Phan Ngọc Thọ

 

DANH MỤC

DỰ ÁN BỐ TRÍ VỐN ĐẦU TƯ CÔNG NGHỆ THÔNG TIN NĂM 2015
(Ban hành kèm theo Kế hoạch số 126/KH-UBND ngày 15/12/2014)

ĐVT: Triệu đồng

Số TT

Danh mục dự án

Chủ đầu tư

Địa điểm xây dựng

Th. gian
KC-HT

QĐ đầu tư

Tổng mức đầu tư

vốn đã bố trí đến hết năm 2014

Dự kiến bố trí 2015

Ghi chú

Số

ngày/tháng/năm

Tổng số

Trong đó:

Tổng số

Tr đó:
năm
2014

NSTW

NSĐP

 

TỔNG SỐ

 

 

 

 

 

31,610

 

31,610

13,916

8,400

7,716

 

I

Các dự án chuyển tiếp

 

 

 

 

 

26,324

0

26,324

13,916

8,400

5,466

 

1

Dự án phần mềm cấp phép xây dựng

Sở Xây dựng

Sở Xây dựng

2011-2012

2225

12/11/2010

478

 

478

225

100

 

 

2

Dự án triển khai, nâng cấp 5 phần mềm dùng chung của tỉnh

VP UBND tỉnh

VP UBND tỉnh

2013-2014

2018

31/10/2012

1,538

 

1,538

1,000

400

400

 

3

Xây dựng hạ tầng Trung tâm thông tin dữ liệu điện tử của Tỉnh phục vụ khai thác cơ sở dữ liệu và các dịch vụ công.

Sở TTTT

Sở TTTT

2013-2015

2021

31/10/2012

9,998

 

9,998

2,900

2,000

2,000

 

4

Nâng cấp Cổng thông tin điện tử Thừa Thiên Huế

VP UBND tỉnh

VP UBND tỉnh

2013-2014

2292

31/10/2013

1826

 

1826

1,030

1,000

700

 

5

Triển khai phần mềm thông tin và công khai dịch vụ công trên địa bàn thành phố Huế.

UBND TP Huế

UBND TP Huế

2014

2293

31/10/2013

1285

 

1285

440

400

500

 

6

Nâng cấp Cổng thông tin Điện tử tỉnh ủy Thừa Thiên Huế

VP Tỉnh ủy

VP Tỉnh ủy

2013-2014

2275

31/10/2013

546

 

546

230

200

250

 

7

Xây dựng và triển khai hội nghị truyền hình trực tuyến cho các huyện thị xã, thành phố Huế

VP UBND tỉnh

TT-Huế

2014-2015

1228

19/6/2014

6731

 

6,731

4,791

3,000

1,200

 

8

Nâng cấp phần mềm quản lý cán bộ, công chức, viên chức toàn tỉnh

Sở Nội vụ

Sở Nội vụ

2014-2015

278

12/02/2014

526

 

526

300

300

216

 

II

Dự án khởi công mới năm 2015

 

 

 

 

 

5,286

0

5,286

0

0

2,250

 

1

Xây dựng CSDL lưu trữ hiện hành phục vụ công tác điều hành của UBND tỉnh.

VP UBND tỉnh

VP UBND tỉnh

2014-2015

 

 

250

 

250

 

 

200

 

2

Xây dựng CSDL về thủ tục hành chính

Sở Tư pháp

Sở Tư pháp

2014-2015

 

 

500

 

500

 

 

250

 

3

Hệ thống đăng ký kinh doanh cấp huyện

Sở KHĐT

Sở KHĐT

2014-2015

 

 

500

 

500

 

 

250

 

4

Xây dựng phần mềm quản lý và sử dụng con dấu

Công an tỉnh

Công an tỉnh

2014-2015

 

 

538

 

538

 

 

250

 

5

Nâng cấp hạ tầng thiết bị và xây dựng phần mềm chuyên dùng của HĐND và Đoàn ĐBQH tỉnh

VP HĐND tỉnh

VP HĐND tỉnh

2014-2015

 

 

316

 

316

 

 

300

 

6

Nâng cấp báo Thừa Thiên Huế thành báo điện tử

Báo TTH

Báo TTH

2015

 

 

2182

 

2182

 

 

500

 

7

Cổng thông tin địa lý tỉnh TTH

Sở TTTT

Sở TTTT

2014-2015

 

 

1000

 

1000

 

 

500

 

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH

 

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Kế hoạch 126/KH-UBND năm 2014 Ứng dụng Công nghệ thông tin tỉnh Thừa Thiên Huế năm 2015

  • Số hiệu: 126/KH-UBND
  • Loại văn bản: Văn bản khác
  • Ngày ban hành: 15/12/2014
  • Nơi ban hành: Tỉnh Thừa Thiên Huế
  • Người ký: Phan Ngọc Thọ
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 15/12/2014
  • Tình trạng hiệu lực: Chưa xác định
Tải văn bản