- 1Quyết định 33/QĐ-TTg năm 2020 về phê duyệt Chiến lược thủy lợi Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 2Kế hoạch 76/KH-UBND năm 2020 về thực hiện Chiến lược thủy lợi Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 do tỉnh Phú Yên ban hành
- 3Nghị quyết 55/2022/QH15 về thí điểm cơ chế, chính sách đặc thù phát triển tỉnh Khánh Hòa do Quốc hội ban hành
- 4Quyết định 1423/QĐ-UBND 2022 phê duyệt Kế hoạch phát triển nhà ở tỉnh Phú Yên giai đoạn 2021-2025
- 5Quyết định 1746/QĐ-TTg năm 2023 phê duyệt Quy hoạch tỉnh Phú Yên thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 6Quyết định 262/QĐ-TTg năm 2024 phê duyệt Kế hoạch thực hiện Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 122/KH-UBND | Phú Yên, ngày 14 tháng 6 năm 2024 |
Thực hiện Chỉ thị số 44-CT/TU ngày 6/5/2024 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 13-NQ/TW ngày 16/01/2012 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI về xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ nhằm đưa đất nước ta trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại; UBND tỉnh ban hành kế hoạch triển khai thực hiện như sau:
1. Mục đích:
Phân công nhiệm vụ cụ thể các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thị xã, thành phố để tổ chức triển khai thực hiện hiệu quả Chỉ thị số 44-CT/TU ngày 6/5/2024 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 13- NQ/TW ngày 16/01/2012 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI về xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ nhằm đưa đất nước ta trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại.
2. Yêu cầu:
- Các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thị xã, thành phố tiếp tục thực hiện có hiệu quả quan điểm, mục tiêu, định hướng phát triển về hạ tầng giao thông, hạ tầng điện, thủy lợi và ứng phó với biến đổi khí hậu, đô thị, khu công nghiệp, khu kinh tế, thương mại, thông tin, giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ, y tế, văn hóa, thể thao, du lịch và các giải pháp chủ yếu để phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại.
- Đẩy mạnh cải cách hành chính, rà soát và rút ngắn quy trình ra quyết định, tạo thuận lợi cho việc triển khai thực hiện đầu tư tạo sự liên thông giữa các thủ tục đầu tư với các thủ tục về đất đai, xây dựng, đấu thầu, môi trường; cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh, tạo điều kiện cho khu vực kinh tế ngoài nhà nước tham gia.
- Xây dựng và điều hành kế hoạch đầu tư công trung hạn phù hợp với nguồn lực thực tế của địa phương, có trọng tâm, trọng điểm, ưu tiên phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng.
- Thực hiện nghiêm chính sách, pháp luật về quy hoạch, đầu tư, xây dựng, huy động và sử dụng nguồn lực đất đai; đẩy nhanh tiến độ bồi thường, giải phóng mặt bằng, thi công các công trình, dự án nhất là các công trình trọng điểm quốc gia trên địa bàn tỉnh và công trình của tỉnh có tính liên huyện, liên vùng.
- Huy động và sử dụng hiệu quả các nguồn lực, trong đó ưu tiên vốn ngân sách Nhà nước, tập trung đầu tư các công trình, dự án quan trọng có tác động liên huyện, liên vùng, thúc đẩy phát triển kinh tế nhanh, bền vững. Tăng cường huy động nguồn lực xã hội, tham gia của các tổ chức, cá nhân vào đầu tư hạ tầng; tạo môi trường thuận lợi cho các nhà đầu tư tư nhân. Huy động hợp lý nguồn vốn ODA, các khoản vay ưu đãi gắn với nâng cao hiệu quả sử dụng.
II. VỀ PHÂN CÔNG NHIỆM VỤ CỤ THỂ
1. Về tập trung xây dựng đồng bộ hạ tầng giao thông:
Giao Sở Giao thông vận tải chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành, địa phương liên quan:
- Tham mưu đề xuất UBND tỉnh phối hợp với các bộ, ngành Trung ương sớm đầu tư nâng cấp, mở rộng đảm bảo theo tiêu chuẩn các tuyến quốc lộ (QL.1D, QL.25, QL.29, QL.19C, đường Trường Sơn Đông và QL.19E nối với Gia Lai, tuyến đường bộ ven biển); đầu tư hoàn thành tuyến đường bộ cao tốc Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 2021 - 2025, đoạn qua địa phận tỉnh Phú Yên; sớm triển khai thực hiện tuyến đường bộ cao tốc Phú Yên - Đắk Lắk trước năm 2030.
- Phối hợp với các đơn vị liên quan tham mưu đề xuất đầu tư xây dựng các tuyến đường giao thông cấp tỉnh, đặc biệt là nâng cấp, xây dựng hệ thống đường tỉnh kết nối với các tuyến cao tốc, đường Quốc lộ, đường kết nối với các Khu kinh tế, khu du lịch, khu, cụm công nghiệp...
- Phối hợp với UBND các địa phương bố trí giao đất tái định cư cho các hộ dân bị ảnh hưởng dự án cao tốc Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 2021 - 2025 đoạn qua địa bàn tỉnh.
- Tiếp tục tham mưu đề xuất UBND tỉnh phối hợp với UBND tỉnh Đắk Lắk kiến nghị cấp có thẩm quyền xem xét bổ sung Tuyến đường sắt Tuy Hòa - Buôn Mê Thuột vào Quy hoạch mạng lưới đường sắt thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.
- Tham mưu đề xuất UBND tỉnh phối hợp với Công ty cổ phần Hàng không Vietjet hoàn thành điều chỉnh Quy hoạch Cảng hàng không Tuy Hòa thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 trình cấp có thẩm quyền phê duyệt.
- Tham mưu UBND tỉnh đề xuất cấp có thẩm quyền bố trí nguồn vốn để thực hiện dự án đầu tư xây dựng nhà ga hành khách T2-Cảng hàng không Tuy Hòa để đạt tiêu chuẩn cảng hàng không Quốc nội 4C phục vụ 03 triệu khánh khách/năm.
- Phối hợp với các sở, ban, ngành, UBND các địa phương tạo điều kiện thuận lợi để các thành phần kinh tế tham gia đầu tư phát triển, khai thác cảng biển; đẩy mạnh xã hội hóa đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng cảng biển đạt nhóm cảng biển số 3, gồm: Khu bến Vũng Rô, Khu bến Bãi Gốc - Đông Hòa.
- Hướng dẫn UBND các huyện, thị xã, thành phố và các đơn vị liên quan thực hiện đầu tư xây dựng hạ tầng mạng lưới giao thông theo đúng Quy hoạch tỉnh phê duyệt.
- Chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thị xã, thành phố nghiên cứu xây dựng Đề án Phát triển kết cấu hạ tầng giao thông vận tải trên địa bàn tỉnh Phú Yên thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến 2050 để cụ thể hóa nội dung Quy hoạch tỉnh.
2. Về tập trung nguồn lực để xây dựng, nâng cấp kết cấu hạ tầng đô thị:
2.1. Giao Sở Xây dựng:
- Tham mưu xây dựng Chương trình phát triển đô thị tỉnh Phú Yên giai đoạn đến năm 2030, định hướng đến năm 2035 đảm bảo phù hợp với định hướng phát triển hệ thống đô thị trên địa bàn tỉnh được xác định trong Quy hoạch tỉnh Phú Yên thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 và tổ chức thực hiện Chương trình hiệu quả, đồng bộ, đảm bảo đúng lộ trình nâng loại hệ thống đô thị đã được định hướng phát triển trong Quy hoạch tỉnh.
- Rà soát, điều chỉnh Kế hoạch tổ chức lập quy hoạch xây dựng, quy hoạch đô thị trên địa bàn tỉnh, giai đoạn 2024 - 2025 thuộc trách nhiệm tổ chức lập của tỉnh để đảm bảo phù hợp với tình hình thực tế và phục vụ nâng loại đô thị.
- Tiếp tục triển khai thực hiện hiệu quả Kế hoạch 1423/QĐ-UBND ngày 30/11/2022 của UBND tỉnh về việc phê duyệt Kế hoạch phát triển nhà ở tỉnh Phú Yên giai đoạn 2021-2025.
2.2. Giao UBND các huyện, thị xã, thành phố:
- Chủ trì, phối hợp với Sở Xây dựng tham mưu rà soát các quy hoạch xây dựng vùng huyện, quy hoạch đô thị, quy hoạch nông thôn để lập mới hoặc đề xuất điều chỉnh đảm bảo phù hợp với Quy hoạch tỉnh, trọng tâm là cụ thể hóa các nội dung đã được nêu trong phương án quy hoạch xây dựng các vùng huyện và phương án phát triển đô thị.
- Tập trung đẩy mạnh cải cách hành chính, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp trên địa bàn mở rộng quy mô, nâng cao năng lực sản xuất; kêu gọi, thu hút đầu tư các dự án mới vào các ngành, lĩnh vực địa phương mình có lợi thế; đôn đốc các nhà đầu tư, doanh nghiệp đẩy nhanh tiến độ triển khai thực hiện các dự án hạ tầng cụm công nghiệp, tạo điều kiện thuận lợi về mặt bằng cho đầu tư phát triển.
2.3. Giao UBND thành phố Tuy Hòa, UBND thị xã Đông Hòa, UBND thị xã Sông Cầu, UBND huyện Tây Hòa, UBND huyện Phú Hòa, UBND huyện Tuy An:
Chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan bố trí giao đất tái định cư cho các hộ dân bị ảnh hưởng dự án cao tốc Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 2021 - 2025 đoạn qua địa bàn tỉnh để sớm đẩy nhanh tiến độ thực hiện dự án.
2.4. Giao UBND thành phố Tuy Hòa, UBND thị xã Sông Cầu, UBND huyện Tuy An:
Tập trung nguồn lực để tổ chức triển khai có hiệu quả Chương trình hành động số 09-CTr/TU ngày 18/8/2021; Chương trình hành động số 10-CTr/TU ngày 18/8/2021; Chương trình hành động số 12-CTr/TU ngày 18/8/2021 của Tỉnh ủy trong đó: tập trung xây dựng và phát triển thành phố Tuy Hòa trở thành đô thị loại I trước năm 2030; tập trung xây dựng và phát triển thị xã Sông Cầu lên thành phố trực thuộc tỉnh năm 2025; tập trung xây dựng và phát triển huyện Tuy An lên thị xã trước năm 2030.
3. Về tập trung nguồn lực xây dựng và phát triển Khu kinh tế Nam Phú Yên:
3.1. Giao Sở Kế hoạch và Đầu tư:
Phối hợp với Ban Quản lý Khu kinh tế Phú Yên và các sở, ban ngành, UBND các địa phương tiếp tục triển khai thực hiện hiệu quả Chương trình hành động của Tỉnh ủy số 10-Ctr/TU ngày 18/8/2021 và Kế hoạch số 219/KH-UBND ngày 21/12/2021 của UBND tỉnh về thực hiện Chương trình hành động số 10- Ctr/TU ngày 18/8/2021 về phát triển kinh tế biển gắn với đẩy mạnh thu hút đầu tư, nhất là Khu kinh tế Nam Phú Yên nhằm huy động nguồn lực để xây dựng và phát triển Khu kinh tế Nam Phú Yên trở thành một trung tâm dịch vụ và du lịch cấp Quốc gia và khu vực, tạo bứt phá về kinh tế - xã hội trong khu vực Duyên hải Trung Bộ và liên kết phát triển giữa các tỉnh vùng Duyên hải Trung Bộ với Tây Nguyên...
3.2. Giao Ban quản lý Khu kinh tế Phú Yên:
- Tổ chức triển khai thực hiện hiệu quả Kế hoạch thực hiện Đồ án điều chỉnh Quy hoạch chung xây dựng Khu kinh tế Nam Phú Yên, tỉnh Phú Yên đến năm 2040 đã được UBND tỉnh phê duyệt (tại Quyết định số 365/QĐ-UBND ngày 26/3/2024).
- Triển khai lập quy hoạch phân khu các khu chức năng để xúc tiến kêu gọi các dự án lớn, dự án có tính động lực tạo đột phá phát triển kinh tế - xã hội.
- Phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư đẩy mạnh hoạt động xúc tiến đầu tư, kêu gọi thu hút đầu tư vào tỉnh nhất là các dự án trong Khu kinh tế, trọng tâm là các dự án ưu tiên đầu tư tại Quyết định số 1746/QĐ-TTg ngày 30/12/2023 của Thủ tướng Chính phủ và các dự án ưu tiên đầu tư được UBND tỉnh phê duyệt tại Quyết định số 236/QĐ-UBND ngày 29/02/2024.
- Chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thị xã, thành phố xây dựng các chương trình, đề án, cơ chế chính sách... để xây dựng và phát triển Khu kinh tế Nam Phú Yên trở thành Khu kinh tế tổng hợp đa ngành, đa chức năng với trọng tâm là các loại hình công nghiệp công nghệ cao, các ngành công nghiệp gắn với việc phát huy lợi thế cảng biển, tập trung thu hút các ngành công nghiệp luyện kim, lọc hóa dầu, năng lượng,... vào Khu công nghiệp Hòa Tâm nhằm khai thác tiềm năng cảng Bãi Gốc. Xây dựng Khu kinh tế Nam Phú Yên thành một trung tâm dịch vụ và du lịch cấp Quốc gia và khu vực, tạo bứt phá về kinh tế - xã hội trong khu vực Duyên hải Trung Bộ và liên kết phát triển giữa các tỉnh vùng Duyên hải Trung Bộ với Tây Nguyên.
- Phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư, các sở, ngành, địa phương liên quan tham mưu UBND tỉnh tập trung huy động nguồn lực để đầu tư hoàn thành cơ bản việc xây dựng kết cấu hạ tầng Khu Kinh tế Nam Phú Yên và các KCN, trong đó tập trung các dự án xây dựng hạ tầng giao thông kết nối triển khai đúng tiến độ, nhất là các dự án giao thông liên vùng có tính kết nối cao, hạ tầng khu công nghiệp Hòa Tâm, hệ thống cảng biển gắn với Cảng nước sâu Bãi Gốc...
- Trên cơ sở nội dung Nghị quyết số 55/2022/QH15 ngày 16/6/2022 của Quốc hội về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển tỉnh Khánh Hòa (trong đó có một số cơ chế, chính sách mà Khu kinh tế Vân Phong đang thụ hưởng) và định hướng phát triển Khu kinh tế Nam Phú Yên; chủ trì phối hợp với các sở, ngành liên quan nghiên cứu, đề xuất các cơ chế, chính sách ưu đãi cho Khu kinh tế Nam Phú Yên để tham mưu đề xuất UBND tỉnh báo cáo hoặc trình cấp có thẩm quyền xem xét nhằm tạo điều kiện xây dựng và phát triển Khu kinh tế Nam Phú Yên trở thành Khu kinh tế tổng hợp đa ngành, đa chức năng và là động lực cho phát triển kinh tế của tỉnh. Việc đề xuất các cơ chế, chính sách đảm bảo phù hợp với quy định và định hướng phát triển Quy hoạch vùng Bắc Trung Bộ và duyên hải miền Trung, Quy hoạch tỉnh Phú Yên thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050, Đồ án Điều chỉnh Quy hoạch chung xây dựng Khu kinh tế Nam Phú Yên đến năm 2040 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
- Khuyến khích, kêu gọi và tạo điều kiện thuận lợi để các nhà đầu tư có năng lực, tài chính đầu tư đồng bộ hạ tầng Khu công nghiệp; ưu tiên đầu tư hệ thống xử lý nước thải tập trung và các công trình bảo vệ môi trường theo quy định để có cơ sở thu hút đầu tư.
4. Về phát triển hạ tầng du lịch để du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn:
Giao Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch chủ trì, phối hợp với các Sở, ban, ngành, UBND các địa phương liên quan:
- Tổ chức triển khai thực hiện có hiệu quả Kế hoạch triển khai Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2030, đưa du lịch tỉnh trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, là động lực phát triển kinh tế - xã hội. Phấn đấu tỷ trọng đóng góp của hoạt động du lịch vào GRDP của tỉnh từ 15% trở lên.
- Xây dựng các chương trình, kế hoạch, đề án,... để tập trung phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn.
- Tổ chức triển khai thực hiện hiệu quả Đề án phát triển du lịch tỉnh Phú Yên giai đoạn 2024 - 2030, tầm nhìn đến năm 2045 nhằm khai thác có hiệu quả tài nguyên du lịch, đáp ứng nhu cầu của khách du lịch, góp phần từng bước khẳng định thương hiệu du lịch Phú Yên, nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành du lịch.
- Đẩy mạnh hợp tác với các tỉnh, thành phố, các công ty du lịch lớn để hình thành, liên kết phát triển các tour, tuyến du lịch kết nối Phú Yên với các khu, điểm du lịch trong cả nước.
- Phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư để thu hút đầu tư các dự án: Khu du lịch gành Đá Đĩa; Khu du lịch quốc gia vịnh Xuân Đài; Khu du lịch nghỉ dưỡng biển Từ Nham; Khu danh thắng Bãi Môn - Mũi Điện; Khu Di tích lịch sử Vũng Rô - du lịch sinh thái Hòn Nưa; Khu Du lịch sinh thái đầm Ô Loan; Khu Du lịch sinh thái đảo Nhất Tự Sơn; Khu danh thắng Quần thể Hòn Yến - bãi Phú Thường; Khu Du lịch sinh thái núi Đá Bia; Khu công viên văn hóa Núi Nhạn; các khu ẩm thực đậm đà Xứ Nẫu...
- Phối hợp kêu gọi thu hút đầu tư, ưu tiên phát triển các khu chức năng dịch vụ tổng hợp nghỉ dưỡng, vui chơi, giải trí, thể thao, trong đó tập trung thu hút đầu tư hệ thống sân Golf theo quy hoạch được duyệt.
5. Về phát triển hạ tầng điện:
Giao Sở Công Thương chủ trì, phối hợp với các sở, ngành, UBND các địa phương liên quan:
- Tham mưu đề xuất UBND tỉnh triển khai thực hiện Quyết định 262/QĐ-TTg ngày 01/4/2024 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Kế hoạch thực hiện Quy hoạch phát triển điện lực Quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.
- Phối hợp với Tổng Công ty Điện lực miền Trung, Công ty Điện lực Phú Yên các đơn vị, địa phương liên quan giải quyết các vướng mắc trong quá trình triển khai đầu tư, nâng cấp hạ tầng lưới điện phân phối, truyền tải gắn với định hướng phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh và phù hợp với quy hoạch điện lực Quốc gia. Tổ chức triển khai có hiệu quả các chủ trương, chính sách, giải pháp phát triển điện lực; thường xuyên kiểm tra, đôn đốc thực hiện các chủ trương, chính sách, giải pháp phát triển điện lực đảm bảo cung cấp điện an toàn, ổn định phục vụ phát triển kinh tế - xã hội.
- Nghiên cứu, tạo điều kiện để các Nhà đầu tư tiếp cận, khảo sát, thu thập số liệu và phát triển các dự án tiềm năng như: các dự án năng lượng (thủy điện, điện mặt trời, điện gió trên bờ và ngoài khơi, điện sinh khối, các nhà máy điện rác...), xây dựng mới, nâng cấp, cải tạo các trạm biến áp và đường dây truyền tải 500 kV, 220 kV và 110 kV đồng bộ với các dự án nguồn điện đấu nối vào lưới điện quốc gia, các đường dây trung thế, hạ thế kết nối với các nguồn điện mới đáp ứng nhu cầu phụ tải, đặc biệt là khu kinh tế, khu công nghiệp, đô thị mới; từng bước ngầm hóa mạng lưới điện trung, hạ thế hiện có tại các khu vực trung tâm thị xã, thành phố.
6. Về phát triển hạ tầng thủy lợi:
6.1. Giao Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn:
Triển khai thực hiện hiệu quả Quyết định số 33/QĐ-TTg ngày 07/01/2020 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược thủy lợi Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 và Kế hoạch số 76/KH-UBND ngày 06/4/2020 của UBND tỉnh về triển khai thực hiện Chiến lược thủy lợi Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 tỉnh Phú Yên nhằm phát triển thủy lợi theo hướng hiện đại, linh hoạt, bảo đảm cấp, thoát nước cho dân sinh, các ngành kinh tế, góp phần phục vụ phát triển kinh tế - xã hội bền vững, bảo đảm an ninh nguồn nước, lợi ích Quốc gia, quốc phòng - an ninh; chủ động phòng, chống và giảm thiểu thiệt hại do thiên tai gây ra, ứng phó với trường hợp bất lợi nhất, nâng cao mức bảo đảm tiêu thoát nước, phòng chống lũ, ngập lụt, hạn hán, xâm nhập mặn, bảo vệ môi trường, thích ứng với biến đổi khí hậu và phát triển thượng nguồn các lưu vực sông; góp phần xây dựng một xã hội an toàn trước thiên tai.
6.2. Giao UBND các huyện, thị xã, thành phố:
Tập trung nguồn lực để đầu tư nâng cấp, sửa chữa các công trình thủy lợi (hồ chứa, trạm bơm, đập dâng, kênh tưới, kè...) trên các vùng thủy lợi đảm bảo hệ thống thủy lợi khép kín, chủ động kiểm soát mặn, ngọt, tiêu thoát nước để phấn đấu đến năm 2030 phát triển hệ thống thủy lợi đồng bộ, từng bước hiện đại, bảo đảm chủ động phục vụ sản xuất, dân sinh, đáp ứng yêu cầu phục vụ sản xuất nông nghiệp đa dạng, bền vững tại các tiểu vùng sinh thái, phòng, chống thiên tai, thích ứng với biến đổi khí hậu.
7. Về phát triển hạ tầng thông tin và truyền thông:
Giao Sở Thông tin và Truyền thông chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành, UBND các địa phương liên quan:
- Tham mưu các nhiệm vụ, giải pháp đẩy mạnh quá trình chuyển đổi số, hướng dẫn các cơ quan chức năng xây dựng cơ sở dữ liệu của từng ngành, lĩnh vực đồng bộ với dữ liệu Quốc gia, tạo nền tảng chuyển đổi số; thực hiện chuyển đổi số đồng bộ, toàn diện trên phạm vi toàn tỉnh.
- Phát triển mạng lưới hạ tầng viễn thông, nâng cao chất lượng mạng di động băng tần rộng phủ sóng 100% dân số, kết hợp đầu tư, nâng cấp các công trình hạ tầng ngầm, ngầm hóa hạ tầng ngoại vi.
- Phát triển hạ tầng công nghệ thông tin, hạ tầng số, Internet kết nối vạn vật (IoT) liên thông, đồng bộ, hiện đại nhằm phục vụ chuyển đổi số toàn diện, phát triển kinh tế số, xã hội số, chính quyền số... tạo nền tảng cho phát triển chính quyền điện tử đồng bộ theo khung kiến trúc Chính phủ điện tử Quốc gia.
8. Về phát triển hạ tầng các khu xử lý chất thải:
Giao UBND các huyện, thị xã, thành phố:
- Tập trung nguồn lực đầu tư hạ tầng các khu xử lý chất thải để đáp ứng yêu cầu phát triển, trong đó: Nâng cấp, cải tạo và mở rộng các cơ sở xử lý chất thải rắn hiện hữu; xây dựng các cơ sở mới chỉ áp dụng cho trường hợp cơ sở xử lý cũ đã lấp đầy, hết quỹ đất để mở rộng và đáp ứng yêu cầu cấp thiết cho việc xử lý chất thải rắn trong tương lai.
- Xây dựng hệ thống thoát nước thải riêng tại các khu vực đô thị; thu hút đầu tư xây dựng các nhà máy xử lý nước thải tập trung tại cụm công nghiệp, làng nghề đảm bảo xử lý đạt quy chuẩn kỹ thuật môi trường trước khi xả ra nguồn tiếp nhận; nước thải phát sinh từ các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ hoạt động trong khu công nghiệp, đấu nối về hệ thống thu gom, xử lý nước thải tập trung theo đúng quy định.
9. Về phát triển kết cấu hạ tầng xã hội:
9.1. Giao Sở Giáo dục và Đào tạo:
Tham mưu đề xuất UBND tỉnh triển khai sắp xếp mạng lưới trường học theo quy hoạch; lập kế hoạch xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia; lập kế hoạch đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị giáo dục cho các trường thuộc phạm vi quản lý.
9.2. Giao Sở Y tế:
- Đẩy nhanh tiến độ triển khai thực hiện và giải ngân dự án Đầu tư xây mới, cải tạo, nâng cấp và mua sắm trang thiết bị cho Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) tỉnh, 09 Trung tâm y tế tuyến huyện và 28 Trạm y tế tuyến xã tỉnh Phú Yên thuộc Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội theo quy định.
- Khuyến khích các tổ chức, cá nhân đầu tư xây dựng các cơ sở y tế ngoài công lập đáp ứng nhu cầu khám, chữa bệnh của Nhân dân trên cơ sở phù hợp với các quy hoạch có liên quan; trong đó ưu tiên kêu gọi đầu tư xây dựng các bệnh viện cung cấp dịch vụ chất lượng cao.
9.3. Giao Sở Khoa học và Công nghệ:
Tham mưu UBND tỉnh huy động nguồn lực ngoài nhà nước để phát triển khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo. Tăng cường tiềm lực cơ sở vật chất, trang thiết bị cho Trung tâm Khoa học và Công nghệ. Đầu tư không gian đổi mới sáng tạo trên cơ sở vật chất đang có; ưu tiên kêu gọi đầu tư Trung tâm đổi mới sáng tạo tỉnh Phú Yên trên địa bàn thành phố Tuy Hòa. Phát triển mạng lưới tổ chức khoa học và công nghệ trên địa bàn tỉnh để đáp ứng yêu cầu phát triển.
9.4. Giao Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch:
- Tham mưu đề xuất UBND tỉnh xây dựng kế hoạch huy động các nguồn lực đầu tư hoàn thiện hệ thống thiết chế văn hóa các cấp trên địa bàn tỉnh.
- Phối hợp với UBND các địa phương để ưu tiên bố trí quỹ đất và thu hút các nguồn lực xã hội hóa xây dựng, nâng cấp mở rộng một số công trình văn hóa và thể thao trên địa bàn.
9.5. Giao Sở Lao động, Thương binh và Xã hội:
Tham mưu đề xuất đầu tư cải tạo, nâng cấp Trung tâm bảo trợ xã hội tỉnh và các Cơ sở cai nghiện ma túy và trợ giúp xã hội. Khuyến khích tham gia của khu vực tư nhân, doanh nghiệp vào triển khai các hoạt động bảo trợ xã hội, trẻ em mồ côi, người khuyết tật; phát triển các mô hình chăm sóc người cao tuổi.
9.6. Giao UBND các huyện, thị xã, thành phố:
Triển khai lập kế hoạch đầu tư xây dựng trường đạt chuẩn Quốc gia; đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị giáo dục cho các trường thuộc phạm vi quản lý; rà soát và có kế hoạch tu bổ, tôn tạo các công trình văn hóa, ưu tiên bố trí quỹ đất và thu hút các nguồn lực xã hội hóa xây dựng, nâng cấp, mở rộng công trình văn hóa, thể thao trên địa bàn.
1. Các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thị xã, thành phố:
- Tổ chức quán triệt và xây dựng Kế hoạch cụ thể để tổ chức triển khai thực hiện có hiệu quả Chỉ thị số 44-CT/TU ngày 06/5/2024 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 13-NQ/TW ngày 16/01/2012 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI về xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ nhằm đưa đất nước ta trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại và các nội dung tại Kế hoạch này.
- Trong quá trình tổ chức thực hiện, nếu thấy cần thiết phải bổ sung, điều chỉnh các nội dung Kế hoạch này hoặc có khó khăn, vướng mắc; các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thị xã, thành phố chủ động đề xuất, gửi Sở Kế hoạch và Đầu tư tổng hợp, báo cáo UBND tỉnh xem xét, quyết định.
- Định kỳ hàng năm (trước ngày 10/12) gửi báo cáo đánh giá kết quả thực hiện Kế hoạch này đến Sở Kế hoạch và Đầu tư.
2. Sở Kế hoạch và Đầu tư:
- Theo dõi, đôn đốc các sở, ban, ngành, địa phương triển khai thực hiện nhiệm vụ phân công tại Kế hoạch này.
- Trên cơ sở báo cáo kết quả thực hiện Kế hoạch này của các sở, ban, ngành, địa phương; tổng hợp, báo cáo đề xuất UBND tỉnh.
Yêu cầu Thủ trưởng các sở, ban, ngành và UBND các huyện, thị xã, thành phố tổ chức thực hiện./.
| KT. CHỦ TỊCH |
- 1Quyết định 43/2012/QĐ-UBND về Kế hoạch thực hiện Chương trình hành động 27-CTrHĐ/TU thực hiện Nghị quyết 13-NQ/T.Ư xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh
- 2Quyết định 3343/QĐ-UBND năm 2012 về kế hoạch thực hiện Nghị quyết 08-NQ/TU xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiệu quả nhằm đưa Quảng Nam cơ bản thành tỉnh công nghiệp theo hướng hiện đại vào năm 2020
- 3Kế hoạch 80/KH-UBND thực hiện Kết luận 104-KL/TU bổ sung quan điểm, mục tiêu, chỉ tiêu, nhiệm vụ, giải pháp Chương trình hành động 06-CTR/TU để bảo đảm thực hiện tốt Nghị quyết 13-NQ/TW về xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ nhằm đưa nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại vào năm 2020 do tỉnh Phú Yên ban hành
- 4Quyết định 2500/QĐ-UBND năm 2024 về Kế hoạch thực hiện Kế hoạch 94-KH/TU thực hiện Kết luận 72-KL/TW về tiếp tục thực hiện Nghị quyết 13-NQ/TW về xây dựng kết cấu hạ tầng đồng bộ nhằm đưa nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại do tỉnh Bình Định ban hành
- 5Kế hoạch 194/KH-UBND năm 2024 thực hiện Kết luận 72-KL/TW và Kế hoạch 221-KH/TU do tỉnh Sơn La ban hành
- 6Kế hoạch 201/KH-UBND năm 2024 thực hiện Quyết định 693/QĐ-TTg thực hiện Kết luận 72-KL/TW về tiếp tục thực hiện Nghị quyết 13/NQ-TW về xây dựng kết cấu hạ tầng đồng bộ nhằm đưa nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại do tỉnh Lạng Sơn ban hành
- 7Kế hoạch 382/KH-UBND năm 2024 triển khai Quyết định 693/QĐ-TTg về Kế hoạch thực hiện Kết luận 72-KL/TW về tiếp tục thực hiện Nghị quyết 13-NQ/TW về xây dựng kết cấu hạ tầng đồng bộ nhằm đưa nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại trên địa bàn tỉnh Lào Cai
Kế hoạch 122/KH-UBND năm 2024 thực hiện Chỉ thị 44-CT/TU về tiếp tục thực hiện Nghị quyết 13-NQ/TW về xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ nhằm đưa đất nước ta trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại do tỉnh Phú Yên ban hành
- Số hiệu: 122/KH-UBND
- Loại văn bản: Kế hoạch
- Ngày ban hành: 14/06/2024
- Nơi ban hành: Tỉnh Phú Yên
- Người ký: Lê Tấn Hổ
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 14/06/2024
- Tình trạng hiệu lực: Chưa xác định