Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 116/KH-UBND | Vĩnh Phúc, ngày 27 tháng 4 năm 2022 |
PHÁT TRIỂN HẠ TẦNG SỐ TỈNH VĨNH PHÚC, GIAI ĐOẠN 2022 - 2025
Thực hiện Quyết định số 749/QĐ-TTg ngày 03/6/2020 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030; UBND tỉnh Vĩnh Phúc ban hành Kế hoạch Phát triển hạ tầng số tỉnh Vĩnh Phúc, giai đoạn 2022-2025, cụ thể như sau:
- Phát triển hạ tầng số trên địa bàn tỉnh để đáp ứng yêu cầu chuyển đổi số của tỉnh Vĩnh Phúc, đồng thời cụ thể hoá và triển khai có hiệu quả các mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu đề ra trong Quyết định số 749/QĐ-TTg ngày 03/6/2020 của Thủ tướng Chính phủ.
- Các sở, ban, ngành và các địa phương phải tập trung chỉ đạo, đầu tư hạ tầng thiết bị cũng như hạ tầng nhân lực để thực hiện tốt chương trình chuyển đổi số của tỉnh.
- Các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực bưu chính, viễn thông, công nghệ thông tin phải xây dựng, cải tạo, nâng cấp và phát triển hạ tầng viễn thông trên địa bàn tỉnh bảo đảm hiện đại, an toàn, dung lượng lớn, tốc độ cao, vùng phủ rộng trên phạm vi toàn tỉnh. Xây dựng và phát triển mới hạ tầng viễn thông thụ động trên địa bàn tỉnh theo hướng tăng cường chia sẻ, dùng chung hạ tầng nhằm tiết kiệm chi phí đầu tư, nâng cao hiệu quả hoạt động và bảo vệ cảnh quan, môi trường.
1. Mục tiêu tổng quát
- Hạ tầng viễn thông phải là một thành phần cơ bản nhất của hạ tầng số, đóng góp quan trọng trong phát triển chính phủ số, kinh tế số, xã hội số.
- Hạ tầng thiết bị là thành phần bảo đảm cho các hoạt động của cơ quan, tổ chức và nhân dân trong việc tham gia vào việc phát triển chính quyền số, kinh tế số, xã hội số.
- Bưu chính trở thành hạ tầng quan trọng của nên kinh tế số, góp phần thúc đẩy chính phủ số, xã hội số.
- Tập trung xây dựng, từng bước hoàn thiện nền tảng, phát triển cơ sở dữ liệu của các cấp, các ngành phục vụ cho chuyển đổi số trên địa bàn tỉnh.
Phát triển nhân lực có trình độ về công nghệ thông tin và điện tử viễn thông là lực lượng nòng cốt để hỗ trợ cho các sở, ban, ngành và các địa phương thực hiện chuyển đổi số thành công.
2. Mục tiêu cơ bản đến năm 2025
- Hạ tầng mạng băng rộng cáp quang phủ trên 90% hộ gia đình, 100% các thôn, làng, tổ dân phố.
- Phổ cập dịch vụ mạng di động 4G/5G và điện thoại di động thông minh.
- Tỷ lệ hộ gia đình có sử dụng ít nhất 01 (một) điện thoại thông minh (Smartphone) đạt 95% trở lên.
- 80% các khu công nghiệp, khu công nghệ cao, các cơ sở đào tạo đại học, cơ quan nhà nước, địa điểm du lịch được phủ sóng mạng 5G.
- 100% hộ gia đình, các cơ quan, tổ chức, khu cụm công nghiệp, trường học, bệnh viện, các công trình văn hóa... có địa chỉ số.
- Hoàn thành việc nâng cấp và bảo đảm hoạt động của Trung tâm tích hợp dữ liệu của tỉnh, sử dụng điện toán đám mây, có trung tâm dữ liệu dự phòng bảo đảm an toàn thông tin, dữ liệu.
- Hoàn thành Trung tâm giám sát, điều hành thông minh của tỉnh (IOC) nhằm phục vụ cho sự hình thành đô thị thông minh tỉnh Vĩnh Phúc.
- Duy trì và phát triển Nền tảng tích hợp, chia sẻ dữ liệu của tỉnh (LGSP) kết nối với Nền tảng tích hợp, chia sẻ dữ liệu quốc gia (NGSP).
- Triển khai đồng bộ các nền tảng số phục vụ cơ quan Đảng, đoàn thể, chính quyền, doanh nghiệp và nhân dân.
- Thực hiện kết nối 100% các hệ thống thông tin trọng yếu, dùng chung của tỉnh vào mạng truyền số liệu chuyên dùng và vận hành ổn định, an toàn, thông suốt, kết nối 4 cấp hành chính từ Trung ương đến cấp xã.
1.1. Phát triển hạ tầng viễn thông
1.1.1. Phát triển hạ tầng viễn thông băng rộng:
- Tiếp tục phát triển mạng 4G; đẩy mạnh dịch vụ viễn thông 5G trên địa bàn tỉnh bảo đảm đáp ứng các chỉ tiêu kỹ thuật cho thiết bị đầu cuối, trạm gốc và chất lượng dịch vụ mạng; thực hiện lộ trình ngừng sử dụng công nghệ mạng 2G, thúc đẩy chương trình Smartphone giá rẻ.
- Phát triển hạ tầng mạng thông tin di động theo hướng sử dụng chung cơ sở hạ tầng kỹ thuật đáp ứng theo tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật bảo đảm yêu cầu về cảnh quan, môi trường, quy hoạch đô thị và an toàn mạng lưới; bảo đảm vùng phủ sóng tới 100% khu vực dân cư trên địa bàn tỉnh.
- Ưu tiên phát triển hạ tầng viễn thông băng rộng chất lượng cao trong các khu công nghiệp, cụm công nghiệp, địa điểm du lịch, di tích lịch sử văn hóa, cơ quan nhà nước, trường học, bệnh viện,... trên địa bàn tỉnh.
- Triển khai hạ tầng viễn thông băng rộng bảo đảm kết nối hệ thống truyền thanh cơ sở ứng dụng công nghệ thông tin, hệ thống bảng tin điện tử công cộng.
- Phát triển hệ thống wifi công cộng miễn phí tại các điểm du lịch, danh lam thắng cảnh, khu vực công cộng đồng người trên địa bàn tỉnh.
- Triển khai các hoạt động thúc đẩy phổ cập điện thoại di động thông minh, hỗ trợ người dân tiếp cận nhanh với quá trình chuyển đổi số, khai thác hiệu quả các dịch vụ số.
1.1.2. Triển khai hiệu quả việc ngầm hoá và chỉnh trang cáp viễn thông
- Đầu tư xây dựng công trình hạ tầng kỹ thuật sử dụng chung (cống bể, hào, tuynel kỹ thuật...) để hạ ngầm đồng bộ các đường dây, cáp viễn thông, đường dây điện lực trung, hạ áp trên các tuyến tại các khu công nghiệp, khu đô thị mới và các tuyến đường vành đai, các tuyến đường xây dựng mới, cải tạo nâng cấp và mở rộng trên địa bàn tỉnh.
- Tiếp tục thực hiện chỉnh trang, bó gọn cáp viễn thông theo Kế hoạch số 229/KH-UBND ngày 11/11/2021 của UBND tỉnh.
1.2. Phát triển hạ tầng hưu chính
- Tăng cường xây dựng các hệ thống hạ tầng và dịch vụ nhằm hỗ trợ phát triển thương mại điện tử. Hỗ trợ các hộ sản xuất nông nghiệp tham gia các sàn thương mại điện tử (voso.vn và postmart.vn)
- Triển khai Mã địa chỉ bưu chính Vpostcode gắn với bản đồ số theo hướng dẫn của Bộ Thông tin và Truyền thông, hình thành cơ sở dữ liệu quan trọng phục vụ xây dựng chính quyền số gắn với xây dựng đô thị thông minh, phục vụ người dân và hoạt động vận chuyển, giao nhận hàng hóa trong thương mại điện tử và logistics.
- Thúc đẩy hoạt động cung ứng dịch vụ công qua mạng bưu chính công ích, dịch vụ bưu chính công ích góp phần cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh, nâng cao chỉ số chuyển đổi số, chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh; nâng cao chất lượng cung cấp dịch vụ bưu chính KT1 khi gửi tài liệu, vật mang bí mật nhà nước tại các cơ quan Đảng, Nhà nước tỉnh.
1.3. Phát triển hạ tầng kỹ thuật, các nền tảng số
- Tiếp tục nâng cấp, mở rộng hạ tầng, trang thiết bị công nghệ thông tin của Trung tâm tích hợp dữ liệu của tỉnh; thực hiện tích hợp các hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu phục vụ xây dựng chính quyền điện tử, phát triển chính quyền số.
- Thực hiện thuê dịch vụ: Hệ thống giám sát, điều hành thông minh (IOC) của tỉnh và vận hành tại Trung tâm tích hợp dữ liệu của tỉnh góp phần tích cực vào việc chỉ đạo, điều hành của lãnh đạo tỉnh nhanh chóng, chính xác, kịp thời.
- Vận hành, khai thác nền tảng tích hợp, chia sẻ dùng chung (LGSP) của tỉnh, đảm bảo an toàn, an ninh, bảo mật thông tin; để việc phát triển các ứng dụng, dịch vụ Chính quyền điện tử được hiệu quả, thống nhất dựa trên các nền tảng dùng chung, tăng cường kết nối, tích hợp, chia sẻ dữ liệu trong nội bộ của tỉnh và là đầu mối để kết nối đến các hệ thống thông tin bên ngoài.
- Tiếp tục nâng cấp, bổ sung các chức năng Cổng dịch vụ công, Hệ thống thông tin Một cửa điện tử của tỉnh phục vụ người dân và doanh nghiệp, hệ thống ứng dụng trên di động phục vụ tổ chức, công dân.
- Thực hiện thuê dịch vụ cung cấp mạng truyền số liệu chuyên dùng cấp II toàn tỉnh, bảo đảm vận hành ổn định, an toàn, thông suốt, kết nối 4 cấp hành chính từ Trung ương đến cấp xã; từng bước chuyển đổi mạng Internet từ giao thức IPv4 sang IPv6.
- Tiến hành rà soát, nâng cấp, bổ sung các thiết bị công nghệ thông tin phục vụ công tác xây dựng Chính quyền điện tử, chuyển đổi số tại các cơ quan, đơn vị bảo đảm hiện đại, hiệu quả.
2.1. Thông tin, tuyên truyền, xây dựng cơ chế chính sách
- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến quán triệt chủ trương của Đảng, Nhà nước của tỉnh liên quan đến phát triển hạ tầng số trên các phương tiện thông tin đại chúng.
- Tuyên truyền, quảng bá để người dân, doanh nghiệp sử dụng mã địa chỉ bưu chính Vpostcode đối với các dịch vụ liên quan đến địa chỉ; sử dụng dịch vụ tiếp nhận hồ sơ, trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính qua dịch vụ bưu chính công ích.
- Rà soát, hoàn thiện hệ thống cơ chế, chính sách thúc đẩy phát triển hạ tầng số an toàn, hiện đại, đáp ứng nhu cầu phát triển chính quyền số, kinh tế số, xã hội số.
- Hỗ trợ, trợ giá cho các hộ nghèo, cận nghèo, gia đình chính sách, người có công trên địa bàn tỉnh bảo đảm 100% người dân được tiếp cận chương trình phổ cập điện thoại thông minh (smartphone).
2.2. Thu hút và phát triển các nguồn lực
- Khuyến khích mọi thành phần kinh tế cùng tham gia xây dựng, phát triển, khai thác hạ tầng bưu chính, viễn thông và xây dựng hệ thống cơ sở hạ tầng viễn thông thụ động (cột anten, cột treo cáp, cống bế cáp, hào và tuynel kỹ thuật); đa dạng hóa các dịch vụ viễn thông.
- Các doanh nghiệp bưu chính, viễn thông chủ động tổ chức đào tạo, đào tạo lại, đào tạo nâng cao cho đội ngũ cán bộ, nhân viên nhằm đáp ứng nhu cầu nâng cao năng suất lao động, hiệu quả, sức cạnh tranh của doanh nghiệp, phù hợp với xu hướng hội nhập cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư.
- Các địa phương, tổ chức, doanh nghiệp phải phối hợp với các cơ quan chuyên môn để tổ chức chuyển đổi nhận thức, đào tạo về kỹ năng số cho nhân dân và người lao động để có thể tham gia tốt các hoạt động chuyển đổi số của tỉnh.
2.3. Nghiên cứu, ứng dụng khoa học - công nghệ
- Tập trung nguồn lực về tài chính và con người cho nghiên cứu, phát triển các giải pháp công nghệ trong lĩnh vực bưu chính, viễn thông nhằm ứng dụng, nâng cao năng suất lao động và năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp bưu chính, viễn thông.
- Ứng dụng công nghệ tiên tiến, hiện đại, thân thiện môi trường, tiết kiệm năng lượng trong việc thiết lập mạng lưới, cung cấp dịch vụ và sản xuất, lắp ráp các thiết bị đầu cuối viễn thông, đặc biệt là thiết bị di động, thiết bị liên quan đến truyền hình số nhằm giảm giá thành, phổ cập nhanh các dịch vụ viễn thông đến người dân với chất lượng tốt và giá cước hợp lý.
- Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin vào việc quản lý, khai thác mạng lưới, cung cấp dịch vụ để giảm chi phí, giá thành và nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp đồng thời bảo đảm tính thống nhất, an toàn, an ninh thông tin.
2.4. An toàn, an ninh thông tin trên mạng viễn thông, Internet
- Các doanh nghiệp viễn thông triển khai đồng bộ các biện pháp kỹ thuật để bảo đảm an toàn, an ninh thông tin mạng; triển khai hệ thống giám sát, an ninh thông tin mạng tập trung nhằm tự động, thu thập, phân tích, cảnh báo khả năng mất an toàn, an ninh thông tin mạng trên hạ tầng kỹ thuật, ứng dụng của doanh nghiệp.
- Đẩy mạnh các hoạt động đào tạo, tập huấn, tuyên truyền với nhiều hình thức khác nhau nhằm nâng cao nhận thức về an ninh, an toàn thông tin trên mạng viễn thông và Internet.
1. Kinh phí thực hiện kế hoạch bao gồm: Ngân sách nhà nước tỉnh; nguồn đầu tư của doanh nghiệp và các nguồn kinh phí hợp pháp khác.
2. Ngân sách nhà nước tỉnh bảo đảm phục vụ các hoạt động do các cơ quan nhà nước thuộc tỉnh chủ trì thực hiện theo quy định.
1. Sở Thông tin và Truyền thông
- Chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành, địa phương và chỉ đạo các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực thông tin và truyền thông tổ chức triển khai thực hiện Kế hoạch này.
- Chủ trì, phối hợp với các cơ quan tuyên truyền: Báo, Đài Phát thanh - Truyền hình tinh, Cổng thông tin giao tiếp điện tử của tỉnh,... để thông tin, tuyên truyền về nội dung và kết quả thực hiện Kế hoạch này.
- Xây dựng, phát triển hệ thống thông tin quản lý hạ tầng bưu chính, viễn thông tỉnh tích hợp với bản đồ số; thực hiện chuyển đổi số trong công tác quản lý nhà nước về bưu chính, viễn thông.
- Tổng hợp, định kỳ hằng năm báo cáo UBND tỉnh kết quả thực hiện Kế hoạch này. Kịp thời tham mưu, báo cáo UBND tỉnh các nội dung cần sửa đổi, bổ sung trong quá trình triển khai bảo đảm phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.
2. Sở Kế hoạch và Đầu tư
Chủ trì, phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông, các sở, ngành liên quan tham mưu, đề xuất UBND tỉnh kế hoạch phân bổ vốn để xây dựng mới công trình hạ tầng kỹ thuật sử dụng chung; tham mưu UBND tỉnh về giải pháp thu hút các nguồn vốn đầu tư hợp pháp từ doanh nghiệp, xã hội để phát triển hạ tầng bưu chính, viễn thông, CNTT theo đúng quy định.
3. Sở Tài chính
Chủ trì, phối hợp Sở Thông tin và Truyền thông và các đơn vị liên quan tham mưu UBND tỉnh bảo đảm kinh phí từ ngân sách tỉnh để triển khai các nhiệm vụ do các cơ quan nhà nước thực hiện theo quy định;.
4. Sở Xây dựng
Chủ trì, phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông và các đơn vị, địa phương liên quan để quản lý các công trình hạ tầng kỹ thuật sử dụng chung bảo đảm hạ ngầm đồng bộ đường dây, cáp viễn thông, điện lực tại các tuyến. Phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông, UBND các, huyện, thành phố và các cơ quan liên quan hướng dẫn các doanh nghiệp viễn thông trên địa bàn tỉnh thực hiện việc xây dựng và phát triển hạ tầng kỹ thuật viễn thông thụ động phù hợp với quy hoạch kiến trúc, đô thị của tỉnh và quy định của pháp luật về xây dựng.
5. Các sở, ban, ngành
Chủ trì, phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông xây dựng bổ sung, nâng cấp hạ tầng CNTT, viễn thông của cơ quan, đơn vị và phát triển các nền tảng số để thực hiện chuyển đổi số toàn diện.
6. UBND các huyện, thành phố
Chủ trì, phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông xây dựng bổ sung, nâng cấp các hạ tầng CNTT, viễn thông của địa phương, đơn vị để hỗ trợ chuyển đổi số toàn diện.
- Hỗ trợ, tạo điều kiện các doanh nghiệp bưu chính, viễn thông, CNTT triển khai các nhiệm vụ phát triển hạ tầng số, nâng cao chất lượng dịch vụ bưu chính, viễn thông trên địa bàn quản lý phù hợp với quy hoạch phát triển ngành, quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.
- Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra và xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm về xây dựng, phát triển hạ tầng kỹ thuật viễn thông thụ động theo đúng quy định của pháp luật.
- Rà soát, đánh giá chất lượng thiết bị kỹ thuật của đài truyền thanh cấp xã. Xây dựng kế hoạch, lộ trình triển khai đầu tư hệ thống truyền thanh cơ sở ứng dụng công nghệ thông tin - viễn thông trên địa bàn tỉnh theo Kế hoạch số 171/KH-UBND 11/11/2020 của UBND tỉnh.
- Bổ sung nhân lực có trình độ quản lý về CNTT, điện tử viễn thông cho Phòng Văn hóa, Thông tin để tham mưu cho lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ phát triển hạ tầng số tại địa phương.
8. Các doanh nghiệp bưu chính, viễn thông
- Trên cơ sở những nội dung định hướng của tỉnh nêu tại kế hoạch này, xây dựng kế hoạch và tổ chức triển khai thực hiện bảo đảm chất lượng, hiệu quả.
- Tuân thủ các quy định về cấp phép và quản lý xây dựng đối với các công trình hạ tầng kỹ thuật viễn thông thụ động; chấp hành các quy định về sử dụng chung hạ tầng kỹ thuật; tăng cường việc chia sẻ, sử dụng chung hạ tầng viễn thông và hạ tầng kỹ thuật liên ngành; xác định giá cho thuê công trình hạ tầng kỹ thuật được sử dụng chung do doanh nghiệp đầu tư.
- Phối hợp với các sở, ban, ngành, các đơn vị và các doanh nghiệp liên quan đến đầu tư hạ tầng, thống nhất phương án đầu tư xây dựng và sử dụng chung cơ sở hạ tầng; đầu tư xây dựng các công trình hạ tầng kỹ thuật viễn thông thụ động đồng bộ với đầu tư các công trình hạ tầng kỹ thuật khác.
9. Báo Vĩnh Phúc, Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh, các cơ quan tuyên truyền
Xây dựng kế hoạch tuyên truyền để tạo sự đồng thuận trong quá trình phát triển hạ tầng viễn thông và các nền tảng số được đông đảo nhân dân, doanh nghiệp sử dụng.
Trên đây là Kế hoạch Phát triển hạ tầng số tỉnh Vĩnh Phúc, giai đoạn 2022- 2025. UBND tỉnh yêu cầu các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thành phố và các đơn vị liên quan trên địa bàn tỉnh tổ chức triển khai thực hiện./.
| TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
PHÂN CÔNG TỔ CHỨC THỰC HIỆN KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN HẠ TẦNG SỐ TỈNH VĨNH PHÚC, GIAI ĐOẠN 2022 - 2025
(Kèm theo Kế hoạch số 116/KH-UBND tỉnh ngày 27/4/2022 của UBND tỉnh Vĩnh Phúc)
STT | NHIỆM VỤ | ĐƠN VỊ CHỦ TRÌ | ĐƠN VỊ PHỐI HỢP | THỜI GIAN HOÀN THÀNH | GHI CHÚ |
|
|
|
| ||
1.1 | Phát triển hạ tầng viễn thông băng rộng |
|
|
|
|
| Phát triển mạng di động 5G và băng rộng cố định làm nền tảng cho phát triển chính quyền số, kinh tế và xã hội số. | Các doanh nghiệp viễn thông | Sở Thông tin và Truyền thông; UBND các huyện, thành phố | 2025 | Thực hiện hàng năm |
1.2 | Triển khai hiệu quả việc ngầm hóa và chỉnh trang mạng cáp viễn thông |
|
|
|
|
a | Đầu tư xây dựng công trình hạ tầng kỹ thuật sử dụng chung (cống bể, hào, tuynel kỹ thuật) để hạ ngầm đồng bộ các đường dây, cáp viễn thông, đường dây điện lực trung, hạ áp trên tuyến tại các khu công nghiệp, khu đô thị mới và tại các tuyến đường vành đai, các tuyến đường xây dựng mới, cải tạo nâng cấp và mở rộng trên địa bàn tỉnh. | Các doanh nghiệp, Các chủ đầu tư khác | Sở Xây dựng, Sở Thông tin và Truyền thông, Sở Giao thông vận tải và UBND các huyện, thành phố | 2022-2025 |
|
b | Chỉnh trang, bó gọn mạng cáp viễn thông tại các tuyến phố chưa đủ điều kiện triển khai hạ ngầm theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về lắp đặt mạng cáp ngoại vi viễn thông. | Các doanh nghiệp bưu chính, viễn thông; Điện lực Vĩnh Phúc | Sở Thông tin và Truyền thông; Sở Công Thương, sở Xây dựng, UBND các huyện, thành phố; Công ty điện lực Vĩnh Phúc và các doanh nghiệp viễn thông | 2022-2023 |
|
|
|
|
| ||
2.1 | Đẩy mạnh việc hỗ trợ đưa hộ SXNN lên sàn thương mại điện từ: voso.vn và postmart.vn | Bưu điện tỉnh và Chi nhánh Bưu chính Viettel Vĩnh Phúc | Sở NN&PTNN; Công Thương; Thông tin và Truyền thông; Hội Nông dân tỉnh; Liên minh HTX | 2022-2023 |
|
2.2 | Triển khai Mã địa chỉ bưu chính vpostcode gán với bản đồ số theo hướng dẫn của Bộ Thông tin và Truyền thông, hình thành cơ sở dữ liệu quan trọng phục vụ xây dựng chính quyền số gắn với xây dựng đô thị thông minh, phục vụ người dân và hoạt động vận chuyển, giao nhận hàng hóa trong TMĐT và logistics. | Bưu điện tỉnh | Cơ quan chuyên môn thuộc Bộ Thông tin và Truyền thông, Sở Thông tin và Truyền thông và UBND các huyện, thành phố | 2022-2025 |
|
2.3 | Thúc đẩy hoạt động cung ứng dịch vụ công qua mạng bưu chính công cộng, dịch vụ bưu chính công ích | Bưu điện tỉnh | Sở Thông tin và Truyền thông; các sở, ngành và UBND các huyện, thành phố |
| Thực hiện hàng năm |
2.4 | Nâng cao chất lượng cung cấp dịch vụ bưu chính KT1 khi gửi tài liệu, vật mang bí mật nhà nước tại các cơ quan Đảng, Nhà nước. | Bưu điện tỉnh | Sở Thông tin và Truyền thông; các cơ quan Đảng, Nhà nước trên địa bàn tỉnh |
| Thực hiện hàng năm |
|
|
|
| ||
3.1 | Đầu tư nền tảng chia sẻ, tích hợp dùng chung LGSP | Sở Thông tin và Truyền thông |
| 2022 |
|
3.2 | Nâng cấp hệ thống lưu trữ dùng chung | Sở Thông tin và Truyền thông |
| 2022 |
|
3.3 | Nâng cấp Trung tâm dữ liệu số của tỉnh (Hệ thống thiết bị phần cứng và phần mềm bản quyền tại DC) | Sở Thông tin và Truyền thông |
| 2022-2023 |
|
3.4 | Xây dựng Trung tâm điều hành thông tin - IOC | Sở Thông tin và Truyền thông |
| 2022-2023 |
|
3.5 | Thuê hạ tầng thiết bị đầu cuối phục vụ Trung tâm điều hành thông minh (Hệ thống camera, cảm biến phục vụ giám sát môi trường, giám sát giao thông, an ninh trật tự...) | Sở Thông tin và Truyền thông |
| 2022-2025 |
|
3.6 | Xây dựng Trung tâm dữ liệu số dự phòng thảm họa DR của tỉnh kết nối với Trung tâm DC | Sở Thông tin và Truyền thông |
| Thuê trong 5 năm 2023-2027 |
|
3.7 | Đầu tư phòng học phục vụ đào tạo cán bộ, công chức và nhân dân | Sở Thông tin và Truyền thông |
| 2022-2023 |
|
3.8 | Hoàn thiện hạ tầng công nghệ thông tin cấp xã | Sở Thông tin và Truyền thông |
| 2022-2023 |
|
3.9 | Củng cố hạ tầng công nghệ thông tin tại các sở, ban, ngành, các cơ quan đảng, đoàn thể của tỉnh | Các cơ quan trong hệ thống chính trị của tỉnh | Sở Thông tin và Truyền thông | Hàng năm theo nhu cầu nâng cấp của các cơ quan, đơn vị |
|
3.10 | Củng cố hạ tầng công nghệ thông tin cấp huyện | Các huyện, thành phố | Sở Thông tin và Truyền thông | 2022-2025 |
|
3.11 | Phát triển các nền tảng số phục vụ cơ quan Đảng, đoàn thể, chính quyền, doanh nghiệp và nhân dân | Các cơ quan trong hệ thống chính trị của tỉnh | Sở Thông tin và Truyền thông | 2022-2025 |
|
3.12 | Đầu tư hệ thống Hội nghị truyền hình cấp huyện, cấp xã | Sở Thông tin và Truyền thông | UBND các huyện, thành phố, các xã phường, thị trấn | 2022-2023 |
|
3.13 | Hệ thống phòng họp không giấy (eCabinet) | Văn phòng Tỉnh ủy, Văn phòng Đoàn ĐBQH và HĐND tỉnh Văn phòng UBND tỉnh | Sở Thông tin và Truyền thông | 2022-2023 |
|
3.14 | Mạng truyền số liệu chuyên dùng phục vụ cơ quan nhà nước đáp ứng chương trình chuyển đổi số | Sở Thông tin và Truyền thông | Các sở, ban, ngành, các huyện, thành phố, các xã, phường, thị trấn | 2022-2025 |
|
3.15 | Hỗ trợ cung cấp dịch vụ wifi Tam Đảo, Tây Thiên, Vĩnh Yên... | Sở Thông tin và Truyền thông | UBND các huyện, thành phố, các doanh nghiệp viễn thông | 2022-2025 |
|
3.16 | Hoàn thiện mạng lưới phát thanh thông minh | Sở Thông tin và Truyền thông | UBND các huyện, thành phố, các xã, phường, thị trấn | 2022-2025 |
|
3.17 | Đầu tư Hệ thống bảng tin điện tử cấp xã | Sở Thông tin và Truyền thông | UBND các huyện, thành phố, các xã, phường, thị trấn | 2022-2025 |
|
|
|
|
| ||
4.1 | Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến, quán triệt chủ trương của Đảng, Nhà nước về chuyển đổi số để từng bước nâng cao nhận thức của người dân, doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh. | Các cơ quan tuyên truyền, các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thành phố | Sở Thông tin và Truyền thông |
| Thực hiện hàng năm |
4.2 | Tuyên truyền, quảng bá để người dân, doanh nghiệp sử dụng mã địa chỉ bưu chính Vpostcode đối với các dịch vụ liên quan đến địa chỉ số. | Bưu điện tỉnh | Các Sở, Ban, ngành, UBND các huyện, thành phố |
| Thực hiện hàng năm |
4.3 | Tuyên truyền, quảng bá để người dân, doanh nghiệp sử dụng dịch vụ tiếp nhận hồ sơ, trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính qua dịch vụ bưu chính công ích. | Bưu điện tỉnh | Các Sở, ban, ngành và UBND các, huyện, thành phố |
| Thực hiện hàng năm |
Xây dựng, hoàn thiện cơ chế chính sách phát triển hạ tầng số |
|
|
|
| |
5.1 | Rà soát, hoàn thiện hệ thống cơ chế, chính sách thúc đẩy phát triển hạ tầng số. | Sở Thông tin và Truyền thông | Các Sở, ngành liên quan; Các doanh nghiệp bưu chính, viễn thông | 2022-2025 |
|
5.2 | Hỗ trợ, trợ giá cho các hộ nghèo, cận nghèo, gia đình chính sách, người có công trên địa bàn tỉnh bảo đảm 100% người dân được tiếp cận chương trình phổ cập điện thoại thông minh (smartphone) | Các doanh nghiệp viễn thông (có sản xuất điện thoại thông minh) | Sở Thông tin và Truyền thông, Sở Tài chính, Sở Lao động thương binh và Xã hội và UBND các huyện, thành phố |
| Thực hiện hàng năm |
- 1Chỉ thị 04/CT-UBND năm 2022 về thúc đẩy chuyển đổi số tỉnh Vĩnh Phúc
- 2Kế hoạch 327/KH-UBND năm 2021 về cải thiện và nâng cao Chỉ số chuyển đổi số tỉnh Vĩnh Phúc, giai đoạn 2021-2025
- 3Kế hoạch 163/KH-UBND năm 2022 về triển khai chương trình xác định mức độ chuyển đổi số doanh nghiệp và hỗ trợ thúc đẩy doanh nghiệp chuyển đổi số trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc
- 4Quyết định 3927/QĐ-UBND năm 2022 về phát triển hạ tầng số tỉnh Phú Thọ đến năm 2025
- 5Kế hoạch 216/KH-UBND năm 2022 về phát triển hạ tầng số trên địa bàn thành phố Cần Thơ đến năm 2025, định hướng đến năm 2030
- 6Kế hoạch 3888/KH-UBND năm 2023 về phát triển hạ tầng số của tỉnh Bình Thuận giai đoạn 2023-2025
- 1Quyết định 749/QĐ-TTg năm 2020 về phê duyệt "Chương trình Chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030" do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 2Chỉ thị 04/CT-UBND năm 2022 về thúc đẩy chuyển đổi số tỉnh Vĩnh Phúc
- 3Kế hoạch 327/KH-UBND năm 2021 về cải thiện và nâng cao Chỉ số chuyển đổi số tỉnh Vĩnh Phúc, giai đoạn 2021-2025
- 4Kế hoạch 163/KH-UBND năm 2022 về triển khai chương trình xác định mức độ chuyển đổi số doanh nghiệp và hỗ trợ thúc đẩy doanh nghiệp chuyển đổi số trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc
- 5Quyết định 3927/QĐ-UBND năm 2022 về phát triển hạ tầng số tỉnh Phú Thọ đến năm 2025
- 6Kế hoạch 216/KH-UBND năm 2022 về phát triển hạ tầng số trên địa bàn thành phố Cần Thơ đến năm 2025, định hướng đến năm 2030
- 7Kế hoạch 3888/KH-UBND năm 2023 về phát triển hạ tầng số của tỉnh Bình Thuận giai đoạn 2023-2025
Kế hoạch 116/KH-UBND năm 2022 về phát triển hạ tầng số tỉnh Vĩnh Phúc, giai đoạn 2022-2025
- Số hiệu: 116/KH-UBND
- Loại văn bản: Văn bản khác
- Ngày ban hành: 27/04/2022
- Nơi ban hành: Tỉnh Vĩnh Phúc
- Người ký: Vũ Chí Giang
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 27/04/2022
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra