Hệ thống pháp luật

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH THANH HOÁ
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 104/KH-UBND

Thanh Hoá, ngày 16 tháng 05 năm 2018

 

KẾ HOẠCH

THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN KINH TẾ THỦY SẢN BỀN VỮNG TỈNH THANH HÓA, GIAI ĐOẠN 2018-2020

Thực hiện Quyết định số 1434/QĐ-TTg ngày 22/9/2017 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình mục tiêu phát triển kinh tế thủy sản bền vững, giai đoạn 2016-2020; Quyết định số 4464/QĐ-BNN-TCTS ngày 01/11/2017 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT phê duyệt Kế hoạch hành động thực hiện Chương trình mục tiêu Phát triển kinh tế thủy sản bền vững giai đoạn 2016-2020; Công văn số 82/BNN-TCTS ngày 04/01/2018 của Bộ Nông nghiệp và PTNT về việc hướng dẫn thực hiện một số nội dung thuộc Chương trình mục tiêu phát triển kinh tế thủy sản bền vững, giai đoạn 2016-2020, UBND tỉnh ban hành Kế hoạch thực hiện Chương trình mục tiêu phát triển kinh tế thủy sản bền vững tỉnh Thanh Hóa, giai đoạn 2018-2020 với nội dung như sau:

I. MỤC TIÊU

1. Mục tiêu chung: Khai thác hiệu quả tiềm năng, lợi thế phát triển bền vững ngành thủy sản tỉnh Thanh Hóa để phấn đấu trở thành ngành sản xuất hàng hóa chủ lực, lợi thế, có cơ cấu và hình thức tổ chức sản xuất hợp lý trên tất cả các khâu: Khai thác, nuôi trồng, chế biến và dịch vụ thuỷ sản; thích ứng với biến đổi khí hậu, bảo vệ môi trường sinh thái và từng bước nâng cao thu nhập và mức sống của ngư dân và góp phần đảm bảo vững chắc chủ quyền an ninh quốc gia trên biển đảo.

2. Mục tiêu cụ thể đến năm 2020

- Tốc độ tăng giá trị sản xuất thủy sản đạt 7,2%.

- Tổng sản lượng thủy sản đạt 199.000 tấn, trong đó: Sản lượng khai thác 125.000 tấn; nuôi trồng 74.000 tấn.

- Diện tích nuôi trồng thủy sản đạt 24.000 ha; diện tích nuôi các đối tượng lợi thế: Tôm chân trắng 500 ha, sản lượng 7.500 tấn, tôm sú 3.610ha, sản lượng 1.220 tấn; ngao Bến Tre 1.500 ha, sản lượng 15.000 tấn; cá rô phi đơn tính 100 ha, sản lượng 2.000 tấn.

- Chủ động sản xuất, dịch vụ cung ứng đạt 100% giống các đối tượng nuôi thủy sản chủ lực; 100% giống tôm sú, tôm chân trắng là giống sạch bệnh.

- 100% diện tích nuôi tập trung thâm canh các đối tượng nuôi chủ lực đạt chứng nhận VietGAP hoặc chứng nhận tương đương (GlobalGAP, ASC.BAP).

- Đội tàu khai thác vùng biển xa bờ 2.000 chiếc, sản lượng khai thác xa bờ 65.000 tấn; 100% tàu cá khai thác vùng xa bờ được cung cấp bản tin dự báo ngư trường.

- Đảm bảo hoạt động của lực lượng thanh tra chuyên ngành trong thực hiện các nhiệm vụ thực thi pháp luật về thủy sản.

- Công suất cảng cá tăng thêm khoảng 20.000 tấn hàng qua cảng/năm, công suất neo đậu tăng thêm 500 tàu.

- Giá trị xuất khẩu thủy sản đạt 110 triệu USD.

(Chi tiết đính kèm Phụ lục 01, 02, 03, 04)

II. NỘI DUNG KẾ HOẠCH

1. Phát triển nuôi trồng thủy sản

- Phát triển các vùng nuôi trồng thủy sản thâm canh tập trung ứng dụng công nghệ cao, đầu tư cơ sở hạ tầng đồng bộ, áp dụng khoa học kỹ thuật, quy trình sản xuất tiên tiến để mở rộng sản xuất; chuyển đổi diện tích ruộng trũng cấy lúa năng suất thấp sang nuôi trồng thủy sản nước ngọt; tập trung phát triển các sản phẩm có lợi thế, như: Tôm he chân trắng, ngao Bến Tre, cá rô phi; tập trung phát triển ngành tôm tỉnh Thanh Hóa trở thành ngành sản xuất lớn, bền vững, thích ứng với biến đổi khí hậu và bảo vệ môi trường sinh thái theo Kế hoạch hành động quốc gia phát triển ngành tôm Việt Nam đến năm 2025 tại Quyết định số 79/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ và Kế hoạch số 101/KH-UBND ngày 11/5/2018 của UBND tỉnh.

- Tiếp tục đầu tư xây dựng hoàn thiện kết cấu hạ tầng: Vùng nuôi trồng thủy sản Đông - Phong -Ngọc, huyện Hà Trung; vùng nuôi trồng thủy sản tập trung xã Minh Lộc, huyện Hậu Lộc. Nâng cấp hạ tầng vùng nuôi tôm công nghiệp tập trung tỉnh Thanh Hóa.

- Nâng cấp, mở rộng các trung tâm, trại sản xuất giống đã có, xây dựng thêm trại sản xuất giống nước ngọt, khuyến khích các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất giống tư nhân củng cố và mở rộng quy mô.

2. Phát triển khai thác thủy sản

- Tổ chức, sắp xếp lại tàu thuyền khai thác hải sản vùng biển ven bờ và vùng lộng, phát triển mô hình tổ đồng quản lý nghề cá ven bờ; tăng cường củng cố, phát triển sản xuất trên biển theo mô hình tổ đoàn kết gắn khai thác, bảo quản sản phẩm với chế biến và tiêu thụ sản phẩm, phù hợp với từng nghề ở địa phương.

- Đầu tư nâng cấp, mở rộng cảng cá Lạch Hới lên cảng cá loại I đáp ứng 120 lượt/ngày/1000CV; huy động các nguồn lực đầu tư nâng cấp, mở rộng cảng cá và nạo vét, thanh thải dải đá ngầm luồng ra vào khu neo đậu tránh trú bão cho tàu thuyền nghề cá cảng cá Lạch Bạng, xã Hải Thanh, huyện Tĩnh Gia. Nâng cấp mở rộng bến cá Quảng Nham, huyện Quảng Xương và bến cá Hoằng Trường, huyện Hoằng Hóa; sớm hoàn thành và đưa vào khai thác, sử dụng khu neo đậu tránh trú bão cửa sông Lý, huyện Quảng Xương; xử lý khẩn cấp nạo vét cửa ra vào Khu neo đậu tránh trú bão cho tàu thuyền nghề cá Lạch Hới.

- Khuyến khích đầu tư phát triển khai thác thủy sản xa bờ, ứng dụng công nghệ bảo quản sản phẩm khai thác bằng bọt xốp PU, máy dò ngang SONA, cơ giới hóa trong khai thác; phát triển, nâng cấp các xưởng đóng mới, sửa chữa tàu cá, các cơ sở sản xuất, chế tạo ngư cụ và máy khai thác từng bước đáp ứng yêu cầu hiện đại hóa đội tàu khai thác hải sản xa bờ.

3. Bảo vệ, phát triển nguồn lợi thủy sản

- Tăng cường tuần tra, kiểm soát trên biển, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm về khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản; quản lý chặt chẽ và ngăn chặn hiệu quả tình trạng khai thác bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định, phù hợp với các khuyến nghị của Ủy ban Châu Âu; tổ chức thả cá giống tái tạo nguồn lợi thủy sản xuống các thủy vực tự nhiên và các hồ chứa nước lớn.

- Phối hợp với Tổng cục Thủy sản - Bộ Nông nghiệp và PTNT thực hiện các hoạt động điều tra, đánh giá trữ lượng, khả năng khai thác nguồn lợi hải sản phục vụ quy hoạch, quản lý cường lực khai thác ở các vùng biển.

4. Phát triển chế biến, thương mại thủy sản

- Tập trung phát triển chế biến sản phẩm có giá trị gia tăng từ nguyên liệu nuôi, khai thác thủy sản có lợi thế của tỉnh gồm: Tôm he chân trắng, tôm sú, ngao Bến Tre, cá rô phi, sản phẩm khai thác hải sản.

- Xây dựng và phát triển một số thương hiệu mạnh: Ngao Hậu Lộc, mực Sầm Sơn, nước mắm, mắm tôm Ba Làng - Tĩnh Gia; khôi phục và phát triển các làng nghề chế biến thủy sản truyền thống.

- Đẩy mạnh tìm kiếm thị trường mới; kiểm soát, quản lý chất lượng các sản phẩm chế biến thủy sản đáp ứng yêu cầu thị trường trong và ngoài nước.

III. GIẢI PHÁP THỰC HIỆN

1. Thực hiện cơ chế chính sách

Tiếp tục tổ chức thực hiện có hiệu quả các chính sách phát triển khai thác, nuôi trồng, chế biến thủy sản của Trung ương như: Nghị định số 17/2018/NĐ- CP ngày 02/02/2018 về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 67/2014/NĐ-CP ngày 07/7/2014 của Chính phủ về một số chính sách phát triển thủy sản; Nghị định số 210/2013/NĐ-CP ngày 19/12/2013 về chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn; Nghị định số 32/2017/NĐ-CP ngày 31/3/2017 về chính sách tín dụng đầu tư của Nhà nước; Nghị định số 55/2015/NĐ-CP ngày 09/6/2015 về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn; Quyết định số 1956/QĐ-TTg ngày 27/11/2009 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Đề án “Đào tào nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020”; các chính sách của tỉnh: Cơ chế, chính sách khuyến khích thực hiện tái cơ cấu ngành nông nghiệp tỉnh Thanh Hóa, giai đoạn 2016-2020 theo Quyết định 5643/QĐ-UBND ngày 31/12/2015; cơ chế, chính sách hỗ trợ sản xuất giống cây trồng vật nuôi trên địa bàn tỉnh theo Quyết định số 5637/2015/QĐ-UBND ngày 31/12/2015; chính sách khuyến khích phát triển khoa học và công nghệ trở thành khâu đột phá trong phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Thanh hóa đến năm 2020 theo Nghị quyết số 81/2017/NQ-HĐND ngày 07/12/2017 của HĐND tỉnh.

2. Đổi mới, phát triển các hình thức tổ chức sản xuất

2.1. Nuôi trồng thủy sản:

- Xác định đối tượng nuôi chủ lực: Tôm he chân trắng, tôm sú, ngao,...; tăng cường công tác quản lý nhà nước về kỹ thuật, môi trường để hạn chế rủi ro về môi trường, dịch bệnh; tổ chức lại sản xuất nuôi trồng thủy sản theo hướng liên kết các khâu trong chuỗi giá trị; áp dụng thực hiện Quy phạm thực hành nuôi tốt (VietGAP) trong nuôi tôm thâm canh, bán thâm canh nhằm đảm bảo an toàn thực phẩm, an toàn môi trường; phát triển các mô hình nuôi đa dạng như tôm sú kết hợp cá đối mục, cá rô phi để môi trường ao nuôi bền vững, hạn chế dịch bệnh.

- Đẩy mạnh công tác chuyển đổi diện tích trồng lúa kém hiệu quả sang nuôi trồng thủy sản kết hợp theo Quyết định số 2326/QĐ-UBND ngày 01/7/2016 của Chủ tịch UBND tỉnh, phấn đấu đến năm 2020 chuyển đổi 5.000 ha sang nuôi trồng thủy sản. Phát triển mô hình kinh tế trang trại kết hợp nuôi trồng thủy sản với chăn nuôi, trồng trọt.

2.2. Khai thác thủy sản:

- Thực hiện hiệu quả tổ chức khai thác theo mô hình tổ đoàn kết, liên kết giữa tàu khai thác hải sản và tàu dịch vụ hậu cần cho nghề cá tạo điều kiện cho ngư dân bám biển dài ngày, giảm chi phí sản xuất; tăng cường công tác chỉ đạo về công tác đảm bảo an toàn cho người và tàu cá hoạt động trên biển; khuyến khích ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật trong khai thác thuỷ sản vào thực tế sản xuất như: Máy tời thu lưới, máy dò ngang, hầm bảo quản bằng vật liệu cách nhiệt, máy làm lạnh, máy thông tin liên lạc tầm xa để mở rộng ngư trường khai thác, tăng thời gian bám biển.

- Tiếp tục thực hiện xây dựng mô hình đồng quản lý nghề cá ở vùng biển ven bờ; khuyến khích ngư dân chuyển đổi nghề khai thác hủy diệt nguồn lợi, không thân thiện với môi trường, sang các nghề khai thác thân thiện với môi trường, nuôi trồng, dịch vụ,… nhằm bảo vệ nguồn lợi, bảo vệ môi trường sinh thái vùng ven biển.

2.3. Chế biến thủy sản: Tổ chức lại chế biến thủy sản theo chuỗi giá trị, gắn chế biến, tiêu thụ với vùng nuôi trồng thủy sản và khai thác thủy sản; ưu tiên phát triển các sản phẩm giá trị gia tăng; xây dựng và phát triển một số thương hiệu mạnh gắn với sản phẩm thế mạnh, lợi thế của địa phương; tập trung đầu tư xây dựng các cụm làng nghề, cơ sở chế biến thủy sản đảm bảo môi trường ở các trung tâm nghề cá lớn của tỉnh.

3. Phát triển, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực

- Tăng cường năng lực, hiệu lực, hiệu quả quản lý Nhà nước về lĩnh vực thuỷ sản bằng biện pháp bổ sung và nâng cao năng lực, chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý và cán bộ khoa học kỹ thuật cho ngành.

- Thực hiện công tác quy hoạch, đào tạo, tuyển dụng cán bộ quản lý, cán bộ kỹ thuật với nhiều hình thức để đảm bảo chất lượng, số lượng đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ ngày càng cao của ngành thuỷ sản; đẩy mạnh đào tạo cán bộ kỹ thuật, công nhân lành nghề về thủy sản.

- Đa dạng các hình thức đào tạo, quan tâm tổ chức các khóa đào tạo ngắn hạn, tập huấn cho cán bộ quản lý, kỹ thuật, nhà doanh nghiệp về chính sách quản lý nghề cá, chính sách kinh tế, thương mại,… đủ năng lực đáp ứng yêu cầu phát triển thủy sản trong thời kỳ mới và tham gia hội nhập kinh tế quốc tế.

- Nâng cao năng lực, phát huy vai trò của cộng đồng cư dân và hộ gia đình trong việc tham gia bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản thông qua đào tạo tại chỗ, ngắn hạn, học tập mô hình hay, cách làm tốt ở các địa phương khác.

4. Tăng cường các nguồn lực tài chính để thực hiện kế hoạch

- Tranh thủ sự hỗ trợ giúp đỡ của bộ ngành trung ương và đầu tư từ ngân sách Trung ương, các dự án đầu tư của các Chính phủ, các tổ chức quốc tế. Tăng cường nguồn ngân sách địa phương đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng các vùng nuôi, cảng cá, khu neo đậu tránh trú bão; chú trọng đầu tư công trình thủy lợi, điện lưới phục vụ nuôi trồng thủy sản; đầu tư cho phát triển khai thác thủy sản xa bờ, đổi mới công nghệ chế biến thủy sản.

- Huy động các nguồn vốn cho đầu tư phát triển thủy sản: Các nguồn vốn tín dụng trung và dài hạn cho đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng kỹ thuật phát triển nuôi trồng, dịch vụ hậu cần, đóng mới tàu cá, các cơ sở sản xuất vừa và nhỏ, trại sản xuất giống thủy sản, thức ăn công nghiệp, dịch vụ đá lạnh, cơ khí tàu thuyền và nhiên liệu nghề cá, thu mua chế biến thủy sản. Các nguồn vốn tín dụng ngắn hạn cho đầu tư dịch vụ kinh doanh giống, thức ăn, hóa chất và thuốc thú y thủy sản. Các nguồn vốn của các chính phủ ngoài nước, vốn ODA đầu tư cho hỗ trợ đầu tư kết cấu hạ tầng, kỹ thuật, đào tạo, tư vấn, chuyển giao công nghệ và truyền thông. Đồng thời, kêu gọi các tổ chức, cá nhân đầu tư các công trình phục vụ khai thác hải sản như: Khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá, cảng cá, bến cá theo hình thức đối tác công tư (PPP). UBND các huyện, thành phố chủ động lập kế hoạch bố trí ngân sách hỗ trợ các hoạt động khuyến ngư như: xây dựng mô hình tổ đồng quản lý nghề cá, mô hình trình diễn trong khai thác, nuôi trồng thủy sản; tập huấn, đào tạo, chuyển giao công nghệ, chuẩn bị đầu tư, chuyển đổi mục đích sử dụng đất sang nuôi thủy sản.

IV. KINH PHÍ THỰC HIỆN:

Dự kiến kinh phí thực hiện kế hoạch theo Phụ lục 05 đính kèm.

V. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Sở Nông nghiệp và PTNT

- Chủ trì, phối hợp với các sở, ngành, các đơn vị liên quan triển khai, thực hiện hiệu quả kế hoạch này. Phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính và UBND các huyện, thành phố hướng dẫn các tổ chức, cá nhân thực hiện các nội dung của kế hoạch. Rà soát, điều chỉnh các dự án đầu tư thuộc kế hoạch đầu tư công trung hạn 2016-2020 trình duyệt theo quy định đảm bảo mục tiêu, quy mô, hạng mục đầu tư phù hợp với mục tiêu cụ thể, đối tượng, nội dung, nhiệm vụ của kế hoạch.

- Phối hợp với các sở, ngành, các địa phương triển khai thực hiện có hiệu quả các cơ chế, chính sách hỗ trợ phát triển thủy sản của Trung ương và địa phương; huy động ngoài nguồn lực ngân sách phù hợp với điều kiện của tỉnh để thực hiện hiệu quả các nhiệm vụ kế hoạch.

- Quản lý, theo dõi, đôn đốc, đánh giá, nghiệm thu kết quả thực hiện các dự án thuộc kế hoạch do Sở Nông nghiệp và PTNT làm chủ đầu tư; định kỳ báo cáo UBND tỉnh, Bộ Nông nghiệp và PTNT tiến độ thực hiện Chương trình tại địa phương; tổ chức sơ kết và tổng kết kế hoạch ở tỉnh theo quy định.

2. Sở Kế hoạch và Đầu tư:

- Chủ trì, phối hợp với Sở Tài chính, Sở Nông nghiệp và PTNT cân đối, bố trí lồng ghép các nguồn vốn thực hiện các cơ chế, chính sách hiện có để thực hiện hiệu quả kế hoạch; đề xuất trung ương hỗ trợ đầu tư phát triển theo kế hoạch trung hạn và hàng năm để thực hiện kế hoạch này.

- Phối hợp với Sở Nông nghiệp và PTNT đôn đốc, theo dõi, kiểm tra, giám sát kết quả thực hiện kế hoạch.

3. Sở Tài chính: Phối hợp với các sở, ban, ngành và đơn vị có liên quan tham mưu trình Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh phân bổ, bố trí nguồn vốn thực hiện Chương trình theo cơ chế chính sách của địa phương.

4. UBND các huyện, thành phố: Phối hợp với các sở, ban, ngành cấp tỉnh và các đơn vị có liên quan tổ chức triển khai thực hiện tốt các nội dung hoạt động của kế hoạch trên địa bàn; tăng cường huy động, lồng ghép các nguồn vốn hợp pháp cho đầu tư xây dựng các công trình hạ tầng kỹ thuật phát triển thủy sản ở địa phương.

5. Các sở, ban, ngành và các đơn vị có liên quan theo chức năng nhiệm vụ được giao phối hợp chặt chẽ với Sở Nông nghiệp và PTNT, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính để lồng ghép các chương trình, dự án nhằm thực hiện kế hoạch và nội dung chương trình mục tiêu phát triển kinh tế thủy sản bền vững, giai đoạn 2018-2020 được phê duyệt.

Trong quá trình triển khai thực hiện Kế hoạch, nếu thấy cần sửa đổi, bổ sung những nội dung cụ thể các sở, ngành, địa phương chủ động phối hợp với Sở Nông nghiệp và PTNT báo cáo UBND tỉnh xem xét, quyết định./.

 

 

KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Nguyễn Đức Quyền

 

PHỤ LỤC 01:

CHỈ TIÊU KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN THUỶ SẢN 2018 - 2020
(Kèm theo Kế hoạch số: 104/KH-UBND ngày 16/5/2018 của Chủ tịch UBND tỉnh)

Chỉ số đánh giá

Đơn vị tính

TH/ƯTH KH 2016-2017

Kế hoạch 2018 - 2020

2018

2019

2020

BQ tăng trưởng

1. Tốc độ tăng GTSX thủy sản

%

6,2

6,5

6,8

7,2

6,8

2. Tỷ trọng GTSX thủy sản trong GTSX nông lâm thủy sản.

%

18,6

19,3

19,0

19,1

19,1

3. Tỷ trọng GTSX nuôi trồng thuỷ sản trong tổng GTSX thuỷ sản

%

35

37

39

40

38

4. Giá trị sản phẩm thu hoạch trên 1 ha mặt nước nuôi trồng TS.

Trđ/ha

262

298

316

334

316

5. Sản lượng thủy sản

1000 tấn

159,142

169

180

189

179

6. Giá trị xuất khẩu

Triệu USD

209

102,5

106

110

106

 

PHỤ LỤC 02:

CHỈ TIÊU KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN THUỶ SẢN 2018
(Kèm theo Kế hoạch số: 104/KH-UBND ngày 16/5/2018 của Chủ tịch UBND tỉnh)

Chỉ số đánh giá

Đơn vị tính

Kế hoạch 5 năm

Cả năm trước năm KH

Kế hoạch năm 2018

So sánh (%)

Năm trước năm KH

KH 5 năm

1. Tốc độ tăng GTSX thủy sản

%

7,7

6,0

6,5

108

128

2. Tỷ trọng GTSX thủy sản trong GTSX nông lâm thủy sản.

%

19,5

16,8

19,3

109

116

3. Tỷ trọng GTSX nuôi trồng thuỷ sản trong tổng GTSX thuỷ sản

%

40

35

37

105

114

4. Giá trị sản phẩm thu hoạch trên 1 ha mặt nước nuôi trồng TS.

Tr.đ/ha

280

230

298

113

121

5. Sản lượng thủy sản

Tr.tấn

180

150

165

110

120

6. Giá trị xuất khẩu

Triệu USD

512,2

98

102,5

104,6

20

 

PHỤ LỤC 03:

CHỈ TIÊU PHÁT TRIỂN HẠ TẦNG THỦY SẢN 2018
(Kèm theo Kế hoạch số: 104/KH-UBND ngày 16/5/2018 của Chủ tịch UBND tỉnh)

Chỉ số đánh giá

ĐVT

KH 2017

TH 2017

Kế hoạch 2018

So sánh (%)

2017

2016-2017

1. Diện tích nuôi trồng thủy sản được đầu tư cơ sở hạ tầng

ha

250

120

170

100

100

2. Công suất cảng cá, bến cá tăng thêm

1000 tấn hàng/năm

50

60

0

60

17

3. Công suất các khu cho tàu, thuyền neo đậu, tránh trú bão tăng thêm

1000 tàu thuyền

0

0

0

0

0

 

PHỤ LỤC 04:

CHỈ TIÊU PHÁT TRIỂN HẠ TẦNG THỦY SẢN 2018 - 2020
(Kèm theo Kế hoạch số: 104/KH-UBND ngày 16/5/2018 của Chủ tịch UBND tỉnh)

Chỉ số đánh giá

ĐVT

TH/ƯTH KH 2016-2017

Kế hoạch 2018 - 2020

2018

2019

2020

Bình quân

1. Diện tích nuôi trồng thủy sản được đầu tư cơ sở hạ tầng

ha

5500

170

200

220

200

2. Công suất cảng cá, bến cá tăng thêm

1000 Tấn hàng/năm

60

0

0

20

6,6

3. Công suất các khu cho tàu, thuyền neo đậu, tránh trú bão tăng thêm

1000 tàu

0,3

0

0,5

0

0,16

 

PHỤ LỤC 05:

CÁC DỰ ÁN THUỘC CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN KINH TẾ THỦY SẢN BỀN VỮNG, GIAI ĐOẠN 2018-2020
(Kèm theo Kế hoạch số: 104/KH-UBND ngày 16/05/2018 của Chủ tịch UBND tỉnh)

TT

Danh mục dự án

Chủ đầu tư

Địa điểm

Năng lực thiết kế

Thời gian khởi công -hoàn thành

Quyết định chủ trương đầu tư, quyết định đầu tư và điều chỉnh (nếu có)

2016

2017

2018-2020

Lũy kế vốn bố trí đến thời điểm báo cáo

Kết luận kiểm tra, thanh tra, kiểm toán

Số, ngày, tháng, năm

Mục tiêu đầu tư

Kế hoạch vốn

Kế hoạch vốn

Kế hoạch vốn

Tổng số

NSTW

NSĐP

Nguồn khác

Tổng số

NSTW

NSĐP

Nguồn khác

Tổng số

NSTW

NSĐP

Nguồn khác

Tổng số

NSTW

NSĐP

Nguồn khác

Tổng số

NSTW

NSĐP

Nguồn khác

Số, ngày, tháng, năm

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

13

14

15

16

17

18

19

20

21

22

23

24

25

26

27

28

 

TỔNG CỘNG

 

 

 

 

 

1,436,261

994,619

164,044

277,598

144,000

69,000

1,800

73,200

128,137

46,248

18,889

63,000

335,213

206,250

35,963

93,000

264,407

210,418

53,989

 

 

I

DỰ ÁN HOÀN THÀNH TRONG GIAI ĐOẠN 2014-2016

 

 

 

 

 

268,172

149,823

118,349

 

81,150

7,950

 

73,200

74,989

 

11,989

63,000

46,989

1,726

10,263

35,000

198,283

144,294

53,989

 

 

1

Khu neo đậu tránh trú bão cho tàu thuyền nghề cá Lạch Trường, tỉnh Thanh Hóa

Sở Nông nghiệp và PTNT Thanh Hóa

Xã Hòa Lộc và Hải Lộc, huyện Hậu Lộc

264 tàu thuyền, CS đến 400CV

Khởi công ngày 16/12/2012 Hoàn thành ngày 16/12/2015

Số 1091/QĐ- UBND ngày 01/4/2010 về phê duyệt dự án; số 2535/- UBND ngày 19/8/2012 về điều chỉnh dự án

101,916

80,000

21,916

 

3,205

3,205

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

80,000

80,000

 

 

Kết luận số 1195/KL- TTTH ngày 12/12/2013 của Thanh tra tỉnh

2

Trung tâm nghiên cứu và sản xuất giống thủy sản Thanh Hóa

Sở Nông nghiệp và PTNT Thanh Hóa

Thôn Xuân Vi, xã Hoằng Thanh, huyện Hoằng Hoá

50 triệu con/năm

2012-2016

Số 3034/QĐ- UBND ngày 16/9/2011; số 3143/QĐ- UBND ngày 09/9/2013

106,585

39,823

66,762

 

 

 

 

 

11,989

 

11,989

 

10,263

 

10,263

 

93,812

39,823

53,989

 

Kết luận của kiểm toán NN: Báo cáo kiểm toán ngày 10/10/2014

3

Cải tạo, nâng cấp hệ thống đê bao và cống dưới đê phục vụ vùng nuôi trồng thủy sản xã Hoằng Phong, huyện Hoằng Hóa.

UBND huyện Hoằng Hóa

Xã Hoằng Phong, huyện Hoằng Hóa

Phục vụ cho 137 ha diện tích NTTS

Khởi công ngày 25/5/2015 Hoàn thành ngày 16/12/2016

Số 1091/QĐ- UBND ngày 01/4/2010 về phê duyệt dự án; Quyết định số 2535/- UBND ngày 19/8/2012 về điều chỉnh dự án

59,671

30,000

29,671

 

4,745

4,745

 

 

 

 

 

 

1,726

1,726

 

 

24,471

24,471

 

 

Kết luận số 283/KL- SKHĐT ngày 23/01/2017 của Sở Kế hoạch và Đầu tư

II

DỰ ÁN CHUYỂN TIẾP SANG GIAI ĐOẠN 2018-2020

 

 

 

 

 

355,492

329,796

25,695

 

61,050

61,050

 

 

51,248

46,248

5,000

 

119,524

119,524

 

 

66,124

66,124

 

 

 

1

Khu neo đậu tránh trú bão cho tàu thuyền nghề cá cửa Sông Lý, huyện Quảng Xương, tỉnh Thanh Hóa

Sở Nông nghiệp và PTNT Thanh Hóa

Xã Quảng Thạch huyện Quảng Xương

Đảm bảo an toàn cho 315 tàu thuyền nghề cá vào âu tránh trú bão an toàn

Khởi công ngày 30/9/2016 Hoàn thành ngày 30/3/2019

Quyết định số 974/QĐ- UBND ngày 18/3/2016 của UBND tỉnh

119,995

100,000

19,995

 

21,850

21,850

 

 

10,000

10,000

 

 

42,150

42,150

 

 

41,850

41,850

 

 

Công văn số 0043/SXD- QLCL ngày 4/1/2018 của Sở Xây dựng

2

Đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng vùng nuôi trồng thủy sản Đông - Phong - Ngọc, huyện Hà Trung.

UBND huyện Hà Trung

Các xã Hà Đông, Hà Phong, Hà Ngọc, huyện Hà Trung

Đầu tư cơ sở hạ tầng phục vụ cho 250 ha đất nuôi trồng thủy sản

2016-2018

Số 977/QĐ- UBND ngày 18/3/2016 ;số 1646/QĐ- UBND ngày 16/5/2016

59,608

59,608

 

 

14,200

14,200

 

 

5,000

5,000

 

 

4,074

4,074

 

 

23,274

23,274

 

 

 

3

Dự án đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng vùng nuôi trồng thủy sản tập trung xã Minh Lộc, Hòa Lộc, huyện Hậu Lộc

UBND huyện Hậu Lộc

Các xã Minh Lộc, Hòa Lộc, huyện Hậu Lộc

Đầu tư khu NTTS tập trung với diện tích 80ha

2017-2019

Số 501/QĐ- UBND ngày 17/02/2017

63,700

63,700

 

 

1,000

1,000

 

 

 

 

 

 

62,700

62,700

 

 

1,000

1,000

 

 

 

4

Dự án Nâng cấp hạ tầng vùng nuôi tôm công nghiệp tập trung tỉnh Thanh Hóa

Sở Nông nghiệp và PTNT Thanh Hóa

Các huyện Nga Sơn, Tĩnh Gia

 

2015-2018

Số 2559/QĐ- BNN- TCTS ngày 30/10/2013

112,188

106,488

5,700

 

24,000

24,000

 

 

36,248

31,248

5,000

 

10,600

10,600

 

 

 

 

 

 

 

III

DỰ ÁN KHỞI CÔNG MỚI

 

 

593,000

515,000

20,000

58,000

 

 

 

 

 

 

 

 

163,000

85,000

20,000

58,000

 

 

 

 

 

 

 

 

1

Nạo vét và thanh thải đá ngầm cảng cá và khu neo đậu tránh trú bão cho tàu thuyền nghề cá Lạch Bạng, huyện Tĩnh Gia

Sở Nông nghiệp và PTNT Thanh Hóa

Tỉnh Thanh Hóa

 

2018-2020

 

58,000

 

 

58,000

 

 

 

 

 

 

 

 

58,000

 

 

58,000

 

 

 

 

 

6

Nâng cấp mở rộng cảng cá Lạch Bạng, xã Hải Thanh, huyện Tĩnh Gia.

Sở Nông nghiệp và PTNT Thanh Hóa

Xã Hải Thanh, huyện Tĩnh Gia

80 lượt/1000CV

2019-2022

 

80,000

80,000

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

20,000

20,000

 

 

 

 

 

 

 

7

Dự án nâng cấp và mở rộng cảng cá Lạch Hới

Sở Nông nghiệp và PTNT Thanh Hóa

Phường Quảng Tiến - TP Sầm Sơn

120 lượt/1000 CV

2018-2022

 

120,000

120,000

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

30,000

30,000

 

 

 

 

 

 

 

8

Dự án nạo vét và bổ sung một số hạng mục công trình Khu neo đậu tránh trú bão cho tàu thuyền nghề cá Lạch Trường, tỉnh Thanh Hóa

Sở Nông nghiệp và PTNT Thanh Hóa

Huyện Hậu Lộc

 

2018-2022

 

30,000

30,000

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

5,000

5,000

 

 

 

 

 

 

 

9

Dự án cảng cá Hoằng Trường

Sở Nông nghiệp và PTNT Thanh Hóa

Huyện Hoằng Hóa

 

2018-2022

 

100,000

100,000

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

10,000

10,000

 

 

 

 

 

 

 

10

Dự án Nâng cấp bến cá Quảng Nham

Sở Nông nghiệp và PTNT Thanh Hóa

Huyện Quảng Xương

 

2018-2022

 

80,000

80,000

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

5,000

5,000

 

 

 

 

 

 

 

11

Dự án Vùng nuôi trồng thủy sản kết hợp với trồng trọt, chăn nuôi tập trung xã Tân Ninh, huyện Triệu Sơn, tỉnh Thanh Hóa

Sở Nông nghiệp và PTNT Thanh Hóa

Huyện Triệu Sơn

 

2018-2022

 

40,000

40,000

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

5,000

5,000

 

 

 

 

 

 

 

12

Dự án xây dựng cơ sở hạ tầng vùng nuôi trồng thủy sản xã Nga Tân và vùng phụ cận huyện Nga Sơn

Sở Nông nghiệp và PTNT Thanh Hóa

Huyện Nga Sơn

 

2018-2022

 

35,000

35,000

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

5,000

5,000

 

 

 

 

 

 

 

13

Dự án xây dựng cơ sở hạ tầng vùng nuôi trồng thủy sản xã Hoằng Yến, huyện Hoằng Hóa

Sở Nông nghiệp và PTNT Thanh Hóa

Huyện Hoằng Hóa

 

2018-2022

 

30,000

30,000

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

5,000

5,000

 

 

 

 

 

 

 

14

Dự án xử lý khẩn cấp nạo vét khu neo đậu tránh trú bão cho tàu thuyền nghề cá Lạch Hới

Sở Nông nghiệp và PTNT Thanh Hóa

Phường Quảng Tiến - TP Sầm Sơn

 

2018

Quyết định số 3631/QĐ- UBND ngày 26/9/2017 của Chủ tịch UBND tỉnh

10,000

 

10,000

 

 

 

 

 

 

 

 

 

10,000

 

10,000

 

 

 

 

 

 

15

Dự án xử lý khẩn cấp nạo vét cửa ra vào cảng cá, khu neo đậu tránh trú bão cho tàu thuyền nghề cá Lạch Bạng

Sở Nông nghiệp và PTNT Thanh Hóa

Huyện Tĩnh Gia

 

2018

Quyết định số 1244/QĐ- UBND ngày 09/4/2018 của Chủ tịch UBND tỉnh

10,000

 

10,000

 

 

 

 

 

 

 

 

 

10,000

 

10,000

 

 

 

 

 

 

 

 

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Kế hoạch 104/KH-UBND năm 2018 thực hiện Chương trình mục tiêu phát triển kinh tế thủy sản bền vững tỉnh Thanh Hóa, giai đoạn 2018-2020

  • Số hiệu: 104/KH-UBND
  • Loại văn bản: Văn bản khác
  • Ngày ban hành: 16/05/2018
  • Nơi ban hành: Tỉnh Thanh Hóa
  • Người ký: Nguyễn Đức Quyền
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: Kiểm tra
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
Tải văn bản