Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 538/QĐ-UBND | Hải Phòng, ngày 01 tháng 4 năm 2016 |
QUYẾT ĐỊNH
ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015;
Căn cứ Luật Thủy sản ngày 26/11/2003;
Căn cứ Quyết định số 1445/QĐ-TTg ngày 16/8/2013 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển thủy sản đến năm 2020, tầm nhìn 2030;
Căn cứ Nghị quyết số 25/2015/NQ-HĐND ngày 18/12/2015 của Hội đồng nhân dân thành phố về việc thông qua Quy hoạch phát triển kinh tế thủy sản thành phố Hải Phòng giai đoạn 2016-2025, định hướng đến 2030;
Xét đề nghị của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại Tờ trình số 22/TTr-SNN ngày 22/01/2016,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt Quy hoạch phát triển kinh tế thủy sản thành phố Hải Phòng giai đoạn 2016 - 2025, định hướng đến năm 2030 (có phụ lục và bản đồ kèm theo), với những nội dung chủ yếu sau:
- Quy hoạch phát triển kinh tế thủy sản phải phù hợp với Quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội và Quy hoạch tổng thể phát triển ngành nông nghiệp thành phố và Quy hoạch tổng thể phát triển thủy sản đến năm 2020, định hướng 2030 của cả nước; phát triển ngành thủy sản thành một ngành sản xuất hàng hóa lớn với khả năng cạnh tranh cao, góp phần xây dựng Hải Phòng là trọng điểm phát triển kinh tế biển của cả nước.
- Quy hoạch phát triển kinh tế thủy sản thành phố trên cơ sở khai thác, sử dụng có hiệu quả các tiềm năng, lợi thế của thành phố; tranh thủ tối đa sự hỗ trợ đầu tư của Trung ương và thu hút các nguồn vốn đầu tư của xã hội, tiếp tục thực hiện tái cơ cấu ngành thủy sản đến năm 2020 theo hướng nâng cao giá trị gia tăng, phát triển bền vững và hiện đại hóa nghề cá; xây dựng Hải Phòng trở thành Trung tâm nghề cá lớn gắn với ngư trường trọng điểm Vịnh Bắc Bộ.
- Quy hoạch phát triển kinh tế thủy sản thành phố trong mối quan hệ hài hoà lợi ích với các ngành kinh tế khác và phát triển kinh tế - xã hội của các địa phương liên quan; thích ứng với biến đổi khí hậu, bảo vệ môi trường và nguồn lợi thủy sản gắn với bảo vệ an ninh quốc phòng và chủ quyền biển đảo.
- Bố trí, định vị phát triển và chuyển đổi cơ cấu kinh tế nội bộ ngành thủy sản theo hướng sản xuất hàng hóa với trình độ kỹ thuật và công nghệ ngày càng cao, gắn với xây dựng nông thôn mới; giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập và đời sống của nhân dân.
2.1. Mục tiêu chung
Ngành thủy sản cơ bản được công nghiệp hóa vào năm 2025 hiện đại hóa vào năm 2030; phát triển đồng bộ các lĩnh vực sản xuất; Khai thác có hiệu quả vùng biển xa bờ; hình thành các vùng nuôi thâm canh tập trung, tổ chức nuôi biển với số lượng lồng bè, giàn nuôi nhuyễn thể phù hợp, áp dụng công nghệ tiên tiến; gắn kết chặt chẽ các cơ sở chế biến với vùng sản xuất nguyên liệu; ưu tiên đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng và dịch vụ, hậu cần đồng bộ trên biển, hải đảo; đẩy mạnh nghiên cứu khoa học công nghệ, đào tạo nghề thủy sản, hướng tới xây dựng Trường Đại học Thủy sản tại Hải Phòng.
2.2. Mục tiêu cụ thể
2.2.1 Mục tiêu cụ thể đến năm 2020
- Giá trị kim ngạch xuất khẩu thủy sản đạt 80 triệu USD, tốc độ tăng bình quân 5 - 6%/năm.
- Tổng sản lượng thủy sản đạt 130 - 140 nghìn tấn; trong đó, sản lượng khai thác thủy sản chiếm 41%, nuôi trồng thủy sản chiếm 59%.
- Tổng giá trị sản xuất thủy sản đạt 4.940 tỷ đồng, bình quân tăng trưởng 5,0 - 5,2%/năm (2014 - 2020); trong đó nuôi trồng thủy sản tăng 5 - 6%/năm; khai thác thủy sản tăng 4,5 - 5,0%/năm.
- Thu nhập bình quân lao động thủy sản tăng gấp 2 lần so với hiện nay.
- Trên 70% số lao động nghề cá được đào tạo, tập huấn.
- Hoàn thành quy hoạch xây dựng Trung tâm nghề cá lớn của cả nước tại thành phố Hải Phòng.
- Giảm 10% tiêu hao năng lượng trong sản xuất thủy sản so với năm 2015; 70% các hộ nuôi trồng thủy sản có hệ thống thu gom và xử lý rác thải.
2.2.2. Mục tiêu cụ thể đến năm 2025
- Giá trị kim ngạch xuất khẩu đạt 100 triệu USD, bình quân tăng trưởng từ 4,2 - 4,5%/năm (giai đoạn 2020 - 2025).
- Tổng sản lượng thủy sản đạt 147 - 157 nghìn tấn; trong đó, sản lượng khai thác thủy sản chiếm 37%, nuôi trồng thủy sản chiếm 63%.
- Tổng giá trị sản xuất thủy sản đạt 6.155 tỷ đồng, bình quân tăng trưởng 4,5%/năm (2020 - 2025). Trong đó, nuôi trồng thủy sản tăng 4,8%/năm, khai thác thủy sản tăng 4,02%/năm.
- Thu nhập bình quân lao động thủy sản tăng gấp 2,5 lần so với hiện nay.
- Trên 80% số lao động nghề cá được đào tạo, tập huấn.
- Hoàn thành xây dựng cơ sở hạ tầng cơ bản và cảng cá động lực thuộc Trung tâm nghề cá lớn của cả nước tại thành phố Hải Phòng.
- Giảm 30% tiêu hao năng lượng trong sản xuất thủy sản so với năm 2015; 100% các hộ nuôi trồng thủy sản có hệ thống thu gom và xử lý rác thải.
2.2.3. Định hướng đến năm 2030
- Giá trị kim ngạch xuất khẩu đạt 122 triệu USD, bình quân tăng trưởng từ 4,0 - 4,5%/năm (giai đoạn 2025 - 2030).
- Tổng sản lượng thủy sản đạt 160 - 170 nghìn tấn; trong đó, sản lượng khai thác thủy sản chiếm 36%, nuôi trồng thủy sản chiếm 64%.
- Tổng giá trị sản xuất thủy sản đạt 7.505 tỷ đồng. Bình quân tăng trưởng 4,05%/năm (2025 - 2030). Trong đó, nuôi trồng thủy sản tăng 4,12%/năm, khai thác thủy sản tăng 3,93%/năm.
- Thu nhập bình quân lao động thủy sản tăng gấp 3 lần so với hiện nay.
- Trên 80% số lao động nghề cá được đào tạo, tập huấn.
- Hoàn thành xây dựng Trung tâm nghề cá lớn của cả nước tại Hải Phòng.
- Giảm 50% tiêu hao năng lượng trong sản xuất thủy sản so với năm 2015.
3.1. Lĩnh vực khai thác thủy sản
a) Quy hoạch sản lượng khai thác: Đến năm 2020, tổng sản lượng khai thác đạt 56.500 tấn, trong đó: sản lượng khai thác xa bờ 63%; đến năm 2025 tổng sản lượng khai thác đạt 58.000 tấn, trong đó: sản lượng khai thác xa bờ chiếm 75%; đến năm 2030 đạt 60.000 tấn và tỷ lệ khai thác xa bờ giữ ổn định 75 - 80%.
b) Quy hoạch cơ cấu nghề nghiệp khai thác thủy sản: Đến năm 2020, cơ cấu nghề khai thác theo các họ nghề chính: chụp mực 22%, lưới rê 30%, lưới kéo 10 %; nghề câu 5% và nghề khác 33%; đến năm 2025: chụp mực 26,25%, lưới rê 35,42%, lưới kéo 8,33 %; nghề câu 5,83% và nghề khác 24,17%; đến năm 2030: chụp mực 28,26%, lưới rê 39,13%, lưới kéo 5,65 %; nghề câu 6,09% và nghề khác 20,87%.
c) Quy hoạch tàu thuyền khai thác thủy sản: Đến năm 2020, tổng số tàu thuyền: 2.675 tàu, trong đó tàu khai thác xa bờ (công suất ≥ 90 CV): 750 tàu; đến năm 2025, tổng số tàu thuyền 2.400 tàu, trong đó có 900 tàu xa bờ; đến năm 2030 giảm còn 2.300 tàu, trong đó tăng số tàu khai thác xa bờ lên 1.000 tàu.
d) Quy hoạch khai thác thủy sản nội địa: Khai thác thủy sản nội địa với các nghề truyền thống, kết hợp các biện pháp bảo vệ và phát triển nguồn lợi, bảo đảm sinh kế cho người dân.
3.2. Lĩnh vực nuôi trồng thủy sản
a) Diện tích nuôi trồng thủy sản: Đến năm 2020, diện tích nuôi trồng thủy sản: 11.640 ha; đến năm 2025, diện tích nuôi trồng khoảng 11.790 ha; tổng số bè nuôi trồng thủy sản 152 bè/2.432 ô lồng và 18 bè dịch vụ; giàn bè nuôi nhuyễn thể 80 bè/80.000 m2; giữ ổn định đến năm 2030; trong đó:
- Phân theo vùng sinh thái: đến năm 2020, diện tích nuôi nước mặn: 1.590 ha, nuôi nước lợ: 4.700 ha và nuôi nước ngọt: 5.350 ha; giai đoạn 2025-2030 diện tích nuôi nước mặn: 2.090 ha, nuôi nước lợ: 4.400 ha và nuôi nước ngọt: 5.300 ha.
- Phân theo phương thức nuôi: Đến năm 2025, diện tích nuôi thâm canh: 2.920 ha chiếm 24,77%, nuôi bán thâm canh: 4.350 ha chiếm 36,90%, diện tích nuôi quảng canh cải tiến: 4.520 ha chiếm 38,34% tổng diện tích nuôi trồng. Định hướng năm 2030, diện tích nuôi thâm canh: 3.220 ha chiếm 27,31% và diện tích nuôi bán thâm canh: 4.250 ha chiếm 36,05% tổng diện tích nuôi trồng.
b) Sản lượng nuôi trồng thủy sản
- Đến năm 2020, đạt 81.450 tấn; trong đó sản lượng nuôi nước mặn 23.780 tấn, nước lợ đạt 25.400 tấn, nước ngọt đạt 32.270 tấn.
- Đến năm 2025, đạt 98.990 tấn; trong đó sản lượng nuôi nước mặn 36.720 tấn, nước lợ đạt 27.200 tấn, nước ngọt đạt 35.070 tấn.
- Đến năm 2030, đạt 108.000 tấn; trong đó sản lượng nuôi nước mặn 41.090 tấn, nước lợ đạt 29.100 tấn, nước ngọt đạt 37.810 tấn.
c) Phát triển nuôi trồng theo vùng:
- Duy trì ổn định nuôi thủy sản nước ngọt ở các huyện: Vĩnh Bảo (1.300 ha), Tiên Lãng (1.200 ha), Thủy Nguyên (850 ha), An Lão (650 ha), Kiến Thụy (500 ha) và các địa phương khác 800 ha; đối tượng nuôi cá truyền thống, cá rô phi, cá chép lai, cá vược... với phương thức thâm canh và bán thâm canh, cân đối diện tích nuôi quảng canh cải tiến thích hợp.
- Phát triển nuôi trồng thủy sản nước lợ, mặn các loài tôm sú, tôm thẻ chân trắng, nhuyễn thể (ngao, sò huyết, hàu...), cua-ghẹ, cá... theo phương thức thâm canh, bán thâm canh, quảng canh cải tiến tại các huyện: Cát Hải (1.750 ha), Tiên Lãng (1.350 ha), Thủy Nguyên (850 ha), Kiến Thụy (1.100 ha), Đồ Sơn (680 ha), Vĩnh Bào (200 ha), Bạch Long Vỹ (180 ha); các quận: Dương Kinh, Hải An (380 ha).
- Phát triển các mô hình nuôi hữu cơ (nuôi sinh thái) vùng ven biển, rừng ngập mặn; nuôi trồng hải sản trên biển và ven các đảo Cát Bà, Bạch Long Vỹ. Giảm số lượng ô lồng nuôi biển tại Vịnh Bến Bèo và Vịnh Lan Hạ, tập trung phát triển nuôi biển khu vực Gia Luận, cửa Trà Báu.
3.3. Lĩnh vực chế biến và thương mại thủy sản
a) Chế biến xuất khẩu
- Đến năm 2020: Tổng sản phẩm chế biến xuất khẩu đạt 17.450 tấn, với tốc độ tăng trưởng bình quân trong giai đoạn 2014 - 2020 là 10,7%/năm. Giá trị kim ngạch xuất khẩu thủy sản đến năm 2020 đạt 80 triệu USD; trong đó tỷ trọng sản phẩm có giá trị gia tăng đạt 50%, đạt tốc độ tăng trưởng bình quân trong giai đoạn 2014 - 2020 là 12,5 %/năm.
- Đến năm 2025: Tổng sản phẩm chế biến xuất khẩu đạt 22.400 tấn, trong đó sản phẩm có giá trị gia tăng đạt 55%, với tốc độ tăng trưởng bình quân trong giai đoạn 2020 - 2025 là 6,44%/năm. Giá trị kim ngạch xuất khẩu thủy sản đến năm 2020 đạt 100 triệu USD, đạt tốc độ tăng trưởng bình quân trong giai đoạn 2020 - 2025 là 5,73 %/năm.
- Định hướng đến năm 2030: Tổng sản phẩm chế biến xuất khẩu đạt 27.350 tấn, trong đó tỷ lệ sản phẩm giá trị gia tăng đạt 60%, với tốc độ tăng trưởng bình quân trong giai đoạn 2025 - 2030 là 5,11%/năm. Giá trị kim ngạch xuất khẩu thủy sản đạt 122 triệu USD, đạt tốc độ tăng trưởng bình quân trong giai đoạn 2025 - 2030 là 5,09%/năm.
b) Định hướng quy hoạch nhóm sản phẩm xuất khẩu chủ lực
Sản lượng thủy sản chế biến xuất khẩu chủ yếu là sản phẩm đông lạnh (cá, tôm, mực và nhuyễn thể) chiếm trên 70,6% tổng sản lượng thủy sản chế biến, sản phẩm có giá trị gia tăng chiếm 50 - 60%, còn lại là các sản phẩm thủy sản khô và các sản phẩm chế biến khác (đồ hộp, nước mắm, agar...).
c) Chế biến nội địa
- Đến năm 2020: Giá trị chế biến thủy sản nội địa đạt 2.200 tỷ đồng, đạt tốc độ tăng trưởng bình quân trong giai đoạn 2014 - 2020 là 8,0%/năm. Tổng sản phẩm chế biến tiêu thụ nội địa đến năm 2020 đạt 7.840 tấn, với tốc độ tăng trưởng bình quân trong giai đoạn 2014 - 2020 là 4,4%/năm.
- Đến năm 2025: Giá trị chế biến thủy sản nội địa đạt 2.625 tỷ đồng, đạt tốc độ tăng trưởng bình quân trong giai đoạn 2020 - 2025 là 4,51%/năm. Tổng sản phẩm chế biến tiêu thụ nội địa đến năm 2025 đạt 9.315 tấn, với tốc độ tăng trưởng bình quân trong giai đoạn 2020 - 2025 là 4,4%/năm.
- Định hướng đến năm 2030: Giá trị chế biến thủy sản nội địa đạt 3.050 tỷ đồng đạt tốc độ tăng trưởng bình quân trong giai đoạn 2025 - 2030 là 3,82%/năm. Tổng sản phẩm chế biến tiêu thụ nội địa đạt 10.794 tấn, với tốc độ tăng trưởng bình quân trong giai đoạn 2025 - 2030 là 3,74%/năm.
3.4. Lĩnh vực dịch vụ, hậu cần nghề cá
3.4.1. Quy hoạch Trung tâm nghề cá lớn của cả nước gắn với ngư trường Vịnh Bắc Bộ tại thành phố Hải Phòng
Thành phố Hải Phòng được xác định là Trung tâm nghề cá lớn phía Bắc gắn với ngư trường Vịnh Bắc Bộ; do vậy tập trung đầu tư các thành phần thuộc Trung tâm Nghề cá lớn: (1) Cảng cá động lực (là cảng cá loại I: cầu cảng chuyên dụng, cầu cảng quốc tế), nhà tập kết, phân loại sản phẩm thủy sản, khu mặt nước, luồng, kho lạnh, khu phi thuế quan, xăng dầu, dịch vụ thương mại...; (2) Các khu chức năng đặc thù (chế biến, sửa chữa, đóng mới tàu thuyền, sản xuất ngư lưới cụ, trang thiết bị...), khu neo đậu tránh trú bão, trung tâm đăng kiểm, trung tâm cứu hộ, cứu nạn...; (3) Các cơ sở chuyên ngành: cơ sở đào tạo, cơ sở nghiên cứu - chuyển giao khoa học công nghệ, tài chính, ngân hàng, trung tâm hội chợ, triển lãm, chợ thủy sản quốc tế...
3.4.2. Quy hoạch dịch vụ, hậu cần khai thác hải sản
a) Quy hoạch hệ thống các cảng cá, bến cá và khu neo đậu tránh trú bão theo quy định; thành lập Ban Quản lý các Cảng cá, bến cá, khu neo đậu tàu cá.
- Đầu tư, nâng cấp Cảng cá Bạch Long Vỹ thành Cảng cá loại 1, Khu neo đậu tránh trú bão cấp vùng, Trung tâm dịch vụ hậu cần nghề cá gắn với tìm kiếm cứu nạn.
- Đầu tư nâng cấp các Bến cá: Quán Chánh xã Đại Hợp, huyện Kiến Thụy; Đông Xuân, xã Phả Lễ, huyện Thủy Nguyên trở thành Cảng cá loại II gắn với khu neo đậu cho tàu cá cấp tỉnh. Xây dựng Bến cá Thủy Giang kết hợp tránh trú bão tại phường Hải Thành, quận Dương Kinh; Bến cá Cống Sơn II, xã Lập Lễ, huyện Thủy Nguyên; xây dựng bến cá mới thay cho Bến cá Nam Hải, quận Hải An tại phường Tràng Cát.
b) Cơ khí, đóng sửa tàu thuyền nghề cá: Phát triển và mở rộng quy mô, nâng cao năng lực các cơ sở đóng mới, sửa chữa tàu cá trên địa bàn thành phố.
c) Đầu tư xây dựng, nâng cấp các cơ sở sản xuất nước đá, ngư lưới cụ, thiết bị nghề cá phục vụ hoạt động nghề cá xa bờ.
d) Dịch vụ khai thác hải sản trên biển: Thành lập trung tâm kiểm soát, cứu hộ, cứu nạn tàu cá tại đảo Bạch Long Vỹ; thành lập Trung tâm đăng kiểm tàu cá cấp vùng; phát triển đội tàu dịch vụ khai thác hải sản trên biển. Đến năm 2025, tổng số tàu dịch vụ hậu cần đạt 180 chiếc, công suất bình quân đạt 300 cv/chiếc
3.4.3 Quy hoạch dịch vụ, hậu cần nuôi trồng thủy sản
a) Quy hoạch sản xuất giống: Đầu tư cải tạo và mở rộng Trung tâm giống thủy sản để lưu giữ nguồn gen các loài bản địa, tiếp nhận và thuần hóa đàn giống gốc, nhân giống hậu bị, cung cấp và chuyển giao công nghệ cho các trại giống thương mại. Rà soát, đầu tư nâng cấp cơ sở hạ tầng của các trại sản xuất giống đủ điều kiện tiếp nhận công nghệ mới; xây dựng mới 01 trại sản xuất giống bào ngư với công suất 5 triệu con giống/năm và 02 trại sản xuất giống rô phi đơn tính công suất 30 - 50 triệu con giống/năm.
b) Sản xuất và cung cấp thức ăn nuôi trồng thủy sản: nâng cao sản lượng sản xuất của 05 cơ sở sản xuất và cung cấp thức ăn nuôi trồng thủy sản hiện có, đảm bảo sản lượng đến năm 2025 là 110.000 tấn; đến năm 2030 là 120.000 tấn.
c) Hệ thống cơ sở hạ tầng cho nuôi trồng thủy sản: nâng cấp, cải tạo các công trình đầu mối, hệ thống thủy lợi nội đồng, hệ thống điện, giao thông... đảm bảo đáp ứng được yêu cầu kỹ thuật, điều kiện áp dụng công nghệ nuôi thâm canh, công nghiệp. Xây dựng hệ thống quan trắc, cảnh báo môi trường và dịch bệnh, kiểm định, kiểm nghiệm và khảo nghiệm phục vụ công tác quản lý nuôi trồng thủy sản.
3.4.4. Quy hoạch dịch vụ, hậu cần thương mại thủy sản
a) Quy hoạch hệ thống kho lạnh
- Hệ thống kho lạnh phục vụ thu mua thủy sản và phân phối lưu thông nội địa có công suất 20 tấn - 100 tấn/kho: Xây dựng tại các cảng cá, bến cá, chợ cá, chợ đầu mối thủy sản, khu nuôi trồng thủy sản tập trung.
- Hệ thống kho lạnh thương mại có công suất tối thiểu 1.000 tấn/kho: Xây dựng ở các trung tâm nghề cá lớn và khu công nghiệp chế biến, trang bị đồng bộ hệ thống xếp dỡ, băng tải vận chuyển, máy nâng hạ.
- Hệ thống kho lạnh ngoại quan có công suất tối thiểu 2.000 tấn/kho: Xây dựng ở các cảng xuất nhập khẩu của thành phố.
b. Quy hoạch hệ thống chợ đầu mối thủy sản:
Xây dựng các chợ đầu mối thủy sản tại: huyện Bạch Long Vỹ; xã Trân Châu, huyện Cát Hải; phường Ngọc Hải, quận Đồ Sơn; phường Máy Chai, quận Ngô Quyền; Xâm Bồ, phường Nam Hải, quận Hải An; Đồn Riêng, quận Dương Kinh và các vùng sản xuất tập trung có sản lượng hàng hóa lớn. Hình thành cụm công nghiệp dịch vụ thủy sản tại xã Trân Châu, huyện Cát Hải; phường Ngọc Hải, quận Đô Sơn; phường Máy Chai, quận Ngô Quyền.
4. Nhu cầu vốn và nguồn vốn thực hiện:
a) Tổng vốn đầu tư: 7.242,5 tỷ đồng. Cơ cấu nguồn vốn: Trung ương 3.414 tỷ đồng; địa phương 2.964,3 tỷ đồng; nguồn vốn hợp pháp khác: 864,2 tỷ đồng.
- Giai đoạn 2016 - 2020: 3.016,6 tỷ đồng. Cơ cấu nguồn vốn: Trung ương 1.421,9 tỷ đồng; địa phương 1.234,7 tỷ đồng; nguồn vốn hợp pháp khác: 360 tỷ đồng.
- Giai đoạn 2021 - 2025: 2.011 tỷ đồng. Cơ cấu nguồn vốn: Trung ương 948 tỷ đồng; địa phương 823 tỷ đồng; nguồn vốn hợp pháp khác: 240 tỷ đồng.
- Giai đoạn 2026 - 2030: 2.215 tỷ đồng. Cơ cấu nguồn vốn: Trung ương 1.044,1 tỷ đồng; địa phương 906,6 tỷ đồng; nguồn vốn hợp pháp khác: 264,2 tỷ đồng.
b) Cơ cấu nguồn vốn: Đến năm 2030, tổng nhu cầu vốn phát triển thủy sản toàn thành phố khoảng 7.242,5 tỷ đồng. Trong đó, vốn đầu tư cho lĩnh vực khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản khoảng 2.120 tỷ đồng chiếm 29,27% (bao gồm cả dịch vụ hậu cần cho khai thác thủy sản), cho nuôi trồng thủy sản khoảng 1.815 tỷ đồng chiếm 25,06% (bao gồm cả dịch vụ hậu cần cho nuôi trồng thủy sản), cho lĩnh vực chế biến thủy sản khoảng 1.745 tỷ đồng chiếm 24,09% (bao gồm cả dịch vụ hậu cần cho chế biến thủy sản), xây dựng Trung tâm nghề cá lớn của cả nước gắn với ngư trường vịnh Bắc Bộ 1.547,5 tỷ đồng chiếm 21,36%, cho đào tạo nguồn nhân lực thủy sản khoảng 15 tỷ đồng.
5. Các giải pháp thực hiện quy hoạch
5.1. Giải pháp về thị trường tiêu thụ sản phẩm
Duy trì ổn định các thị trường truyền thống nội địa và xuất khẩu, từng bước mở rộng các thị trường mới. Đẩy mạnh hợp tác với các tỉnh, thành phố trong cả nước theo chuỗi giá trị, trên cơ sở phát huy, bổ sung lợi thế so sánh của các địa phương. Hỗ trợ cho hoạt động xúc tiến thương mại, nâng cao hiệu quả công tác dự báo thông tin thị trường; xây dựng thương hiệu những sản phẩm chủ lực; đa dạng hóa các sản phẩm chế biến, sản phẩm chế biến có giá trị gia tăng cao.
5.2. Giải pháp về khoa học - công nghệ và khuyến ngư
Ứng dụng công nghệ tiên tiến sản xuất các loại giống thủy sản sạch bệnh, có chất lượng; cải tiến ngư cụ, dự báo ngư trường, nguồn lợi thủy sản; bảo quản sản phẩm để giảm tổn thất sau thu hoạch; đổi mới dây chuyền, thiết bị chế biến hiện đại. Phát triển mạng lưới khuyến ngư tới cộng đồng, hướng dẫn kinh nghiệm khai thác, quản lý cho người dân.
5.5. Giải pháp về bảo vệ môi trường và nguồn lợi thủy sản
Điều tra, đánh giá nguồn lợi, dự báo ngư trường khai thác, xây dựng bản đồ số hóa về nguồn lợi hải sản; công bố danh mục các loại nghề cấm, đối tượng cấm, mùa vụ cấm khai thác; các dụng cụ khai thác hủy hoại môi trường và nguồn lợi thủy sản; chuyển đổi nghề khai thác ven bờ kém hiệu quả. Áp dụng nuôi luân canh, nuôi kết hợp, công nghệ nuôi tiết kiệm nước, bảo đảm an toàn sinh học. Chế biến thủy sản có công nghệ tiên tiến, giảm thiểu chất thải, tiết kiệm nguyên vật liệu, năng lượng.
Giảm số lượng ô lồng nuôi biển tại Vịnh Bến Bèo và Vịnh Lan Hạ, tập trung phát triển nuôi biển khu vực Gia Luận, cửa Trà Báu.
5.4. Giải pháp về tổ chức và quản lý sản xuất
Tiếp tục hoàn thiện quan hệ sản xuất theo hướng phát triển nền kinh tế nhiều thành phần. Tổ chức sản xuất nuôi trồng theo các mô hình: doanh nghiệp, hợp tác xã, trang trại, gia trại. Tổ chức sản xuất trên biển theo mô hình tổ đội, tập đoàn, liên tập đoàn, hợp tác xã đối với khai thác xa bờ và mô hình đồng quản lý đối với vùng biển ven bờ.
5.5. Giải pháp về cơ chế chính sách
Có chính sách tín dụng ưu đãi cho chủ tàu, ngư dân, trang trại, gia trại nuôi trồng thủy sản, các hợp tác xã, các doanh nghiệp vay đầu tư phát triển nuôi trồng, khai thác, chế biến dịch vụ hậu cần thủy sản; chương trình bảo hiểm nông nghiệp, chính sách bảo hiểm rủi ro trong đầu tư phát triển thủy sản; khuyến khích dồn điền đổi thửa, chuyển đổi mặt nước nuôi trồng thủy sản, hình thành những vùng sản xuất hàng hóa tập trung; chú trọng đào tạo đội ngũ cán bộ khoa học kỹ thuật chuyên ngành; đảm bảo nguồn lực hợp lý cho công tác khuyến ngư.
5.6. Xây dựng Trung tâm nghề cá lớn gắn với ngư trường vịnh Bắc Bộ
Kêu gọi các nhà đầu tư trong và ngoài nước đầu tư thực hiện các dự án, đề án xây dựng Trung tâm Nghề cá lớn của cả nước tại Hải Phòng. Xây dựng cảng cá loại 1, chợ cá và các cơ sở dịch vụ hậu cần nghề cá. Hoàn thành khu dịch vụ hậu cần nghề cá tại Bạch Long Vỹ, Cát Bà gắn với khu neo đậu tránh trú bão cấp vùng.
5.7. Giải pháp phát triển kinh tế thủy sản xanh
Chuyển đổi phương thức phát triển các lĩnh vực thủy sản theo hướng xây dựng “Nền kinh tế xanh”: giảm thiểu tiêu hao nhiên liệu trong sản xuất thủy sản; khai thác thủy sản đúng mùa vụ, bằng các ngư cụ thân thiện môi trường; phát triển nuôi thủy sản sinh thái; tận dụng tối đa các phế phẩm và phụ phẩm trong chế biến thủy sản.
5.8. Đào tạo phát triển nguồn nhân lực
Nâng cao hiệu quả quản lý và sử dụng nguồn nhân lực chất lượng cao. Tổ chức nhiều hình thức đào tạo nghề như đào tạo tập trung, tập huấn ngắn hạn đào tạo tại chỗ cho những người trực tiếp sản xuất phù hợp với từng ngành nghề và từng cơ sở sản xuất. Tập huấn về luật biển, công ước quốc tế và luật biển, phương thức giải quyết các xung đột trên biển...
5.9. Giải pháp về hợp tác quốc tế
Hợp tác với các nước có thị trường truyền thống và thị trường tiềm năng để phát triển xuất khẩu thủy sản và tháo gỡ các khó khăn, các rào cản khi có tranh chấp thương mại. Tăng cường quảng bá hình ảnh nghề cá thành phố, tăng cường vai trò của hội, hiệp hội nghề cá. Khuyến khích nhà đầu tư nước ngoài vào phát triển thủy sản, đặc biệt là đầu tư cho Trung tâm nghề cá lớn Hải Phòng. Tổ chức các hoạt động xúc tiến thương mại thủy sản trong nước và ở ngoài nước.
1. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với các Sở, ngành thành phố và Ủy ban nhân dân các quận, huyện:
- Tổ chức công bố và phổ biến công khai nội dung quy hoạch; thực hiện quản lý, hướng dẫn thực hiện quy hoạch; theo dõi, đôn đốc và kịp thời đề xuất điều chỉnh quy hoạch cho phù hợp với tình hình thực tế.
- Tham mưu Ủy ban nhân dân thành phố rà soát, điều chỉnh, bổ sung cơ chế, chính sách, kế hoạch, đề án, chương trình, dự án để triển khai thực hiện và các văn bản pháp luật liên quan phục vụ quản lý quy hoạch và phát triển thủy sản trên địa bàn thành phố đảm bảo đúng quy định của pháp luật.
2. Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính căn cứ chức năng, nhiệm vụ có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các đơn vị liên quan tham mưu Ủy ban nhân dân thành phố cân đối, bố trí các nguồn vốn hàng năm để thực hiện.
3. Sở Công thương có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các đơn vị liên quan hướng dẫn và triển khai chính sách đổi mới công nghệ chế biến thủy sản, hỗ trợ hoạt động xúc tiến thương mại, quy hoạch phát triển các khu, cụm chế biến, đóng sửa tàu thuyền, làng nghề chế biến thủy sản.
4. Sở Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Ủy ban nhân dân các quận, huyện liên quan hướng dẫn và triển khai thực hiện chính sách đất đai và môi trường để phát triển sản xuất thủy sản.
5. Sở Khoa học và Công nghệ có trách nhiệm chủ trì hướng dẫn và triển khai các chính sách hỗ trợ, phát triển chế biến thủy sản, xây dựng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn HACCP, ISO, xây dựng thương hiệu sản phẩm, xúc tiến các chương trình đổi mới trang thiết bị, công nghệ tiên tiến phù hợp với từng loại hình sản xuất thủy sản.
6. Các Sở, ngành thành phố có liên quan theo chức năng, nhiệm vụ có trách nhiệm phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trong quá trình quản lý và triển khai thực hiện quy hoạch.
7. Ủy ban nhân dân các quận, huyện
- Phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Xây dựng và các Sở, ngành có liên quan theo dõi, kiểm tra, hướng dẫn, giám sát việc thực hiện các nội dung quy hoạch trên địa bàn quản lý.
- Chỉ đạo và tổ chức kiểm tra, giám sát việc thực hiện quy hoạch đảm bảo đúng quy định của pháp luật về thủy sản; xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm theo thẩm quyền và quy định.
Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân thành phố, Giám đốc các Sở, ngành thành phố, Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị, chủ tịch Ủy ban nhân dân các quận, huyện chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.
Quyết định có hiệu lực kể từ ngày ký./.
Nơi nhận: | TM. ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ |
Biểu 1. Các chỉ tiêu quy hoạch phát triển thủy sản đến năm 2025, định hướng 2030
TT | Danh mục | Đvt | Năm 2020 | Năm 2025 | Năm 2030 |
I | Lĩnh vực khai thác thủy sản |
|
|
|
|
1 | Tổng số tàu thuyền | Chiếc | 2.675 | 2.400 | 2.300 |
- | Trong đó: Tàu >90 CV | Chiếc | 750 | 900 | 1.000 |
- | Tàu <90 CV | Chiếc | 1.925 | 1.500 | 1.300 |
2 | Tổng công suất | CV | 160.000 | 180.000 | 195.000 |
- | Trong đó: Tổng công suất xa bờ | CV | 110.000 | 140.000 | 157.000 |
- | Tổng công suất tàu gần bờ | CV | 50.000 | 40.000 | 38.000 |
3 | Sản lượng khai thác | Tấn | 56.500 | 58.000 | 60.000 |
- | Sản lượng hải sản | Tấn | 50.850 | 52.800 | 55.000 |
| Trong đó: Sản lượng khai thác xa bờ | Tấn | 35.595 | 38.544 | 41.250 |
- | SL khai thác nội địa | Tấn | 5.650 | 5.200 | 5.000 |
4 | Giá trị sản xuất | Tỷ.đ | 1.950 | 2.375 | 2.880 |
5 | Lao động sử dụng | Người | 15.000 | 14.800 | 14.500 |
| Trong đó: Lao động xa bờ | Người | 6.000 | 7.200 | 8.000 |
II | Lĩnh vực nuôi trồng thủy sản |
|
|
|
|
1 | Tổng diện tích | ha | 11.640 | 11.790 | 11.790 |
- | NTTS nước ngọt | ha | 5.350 | 5.300 | 5.300 |
- | NTTS nước lợ | ha | 4.700 | 4.400 | 4.400 |
- | Nuôi nước mặn | ha | 1.590 | 2.090 | 2.090 |
- | Số bè nuôi | bè | 152 | 152 | 152 |
- | Số ô lồng nuôi | ô | 2.432 | 2.342 | 2.432 |
- | Số giàn bè nuôi | giàn | 80 | 80 | 80 |
2 | Tổng sản lượng | tấn | 81.450 | 98.990 | 108.000 |
- | NTTS nước ngọt | tấn | 32.270 | 35.070 | 37.810 |
- | NTTS nước lợ | tấn | 25.400 | 27.200 | 29.100 |
- | Nuôi biển | tấn | 23.780 | 36.720 | 41.090 |
3 | Giá trị SX (CĐ 2010) | Tỷ. đ | 2.990 | 3.780 | 4.625 |
4 | Lao động | Người | 17.800 | 17.500 | 17.500 |
III | Lĩnh vực chế biến thủy sản |
|
|
|
|
1 | Tổng lượng nguyên liệu thủy sản | Tấn | 87.350 | 106.175 | 125.000 |
| - Cho chế biến đông lạnh, sản phẩm khô (Xuất khẩu, nội địa). | Tấn | 46.500 | 60.000 | 73.500 |
| - Cho chế biến sản phẩm khác. | Tấn | 40.850 | 46.175 | 51.500 |
2 | Cơ cấu sản phẩm chế biến thủy sản | Tấn | 25.290 | 31.715 | 38.140 |
| - Sản phẩm chế biến thủy sản xuất khẩu | Tấn | 17.450 | 22.400 | 27.350 |
| - Sản phẩm chế biến thủy sản nội địa | Tấn | 7.840 | 9.315 | 10.790 |
3 | Nhu cầu nguyên liệu | Tấn | 46.500 | 58.500 | 70.500 |
| - Cho chế biến xuất khẩu | Tấn | 33.150 | 42.575 | 52.000 |
| - Cho chế biến nội địa | Tấn | 13.350 | 15.925 | 18.500 |
4 | Khả năng cung cấp nguyên liệu của thành phố | Tấn | 87.350 | 103.675 | 120.000 |
| - Từ khai thác | Tấn | 31.940 | 37.860 | 43.780 |
| - Từ nuôi trồng | Tấn | 42.410 | 49.040 | 55.670 |
| - Nguồn khác (ngoại tỉnh và nhập khẩu) | Tấn | 13.000 | 16.775 | 20.550 |
5 | Nước mắm | Ng. lít | 5.600 | 6.400 | 7.200 |
6 | Sản lượng đồ hộp | Tấn | 1.890 | 2.170 | 2.450 |
7 | Sản lượng sứa chế biến | Tấn | 20.500 | 21.825 | 23.150 |
8 | Sản lượng aga | Tấn | 800 | 1.025 | 1.250 |
9 | Giá trị chế biến xuất khẩu | Tr.USD | 80 | 100 | 122 |
10 | Giá trị chế biến nội địa | Tỷ.Đ | 2.200 | 2.625 | 3.050 |
11 | Lao động chế biến | Người | 4.250 | 5.875 | 7.500 |
Biểu 02. Nhu cầu vốn đầu tư giai đoạn 2016-2025, định hướng đến năm 2030
Đvt: Tỷ đồng
TT | Lĩnh vực đầu tư | Tổng kinh phí | Phân bổ nguồn vốn | Phân kỳ vốn | |||
Trung ương | Địa phương | Nguồn khác | 2016-2025 | 20262030 | |||
1 | Lĩnh vực khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản | 2.120 | 1.225 | 695 | 200 | 1.625 | 495 |
| - Hỗ trợ đóng mới tàu cá xa bờ | 500 | 400 | 100 |
| 350 | 150 |
| - Đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng | 1.584 | 900 | 484 | 200 | 1.247 | 337 |
| - Bảo vệ nguồn lợi thủy sản | 36 | 18 | 18 |
| 28 | 8 |
2 | Lĩnh vực nuôi trồng thủy sản | 1.815 | 945 | 111 | 99 | 1.319 | 496 |
| - Quy hoạch chi tiết NTTS | 5 |
| 5 |
| 3 | 2 |
| - Lưu giữ bảo vệ quỹ gen, phát triển giống thủy sản, kiểm định, kiểm nghiệm giống. | 60 | 25 | 35 |
| 40 | 20 |
| - Đầu tư cơ sở hạ tầng NTTS | 1.750 | 920 | 731 | 99 | 1.276 | 474 |
3 | Lĩnh vực chế biến thủy sản | 1.745 | 301 | 1.362 | 82 | 1.494 | 251 |
| - Đầu tư cơ sở hạ tầng Chế biến TS | 1.600 | 271 | 1.247 | 82 | 1.389 | 211 |
| - Phát triển thị trường | 20 | 5 | 15 |
| 15 | 5 |
| - Tăng cường năng lực cơ quan quản lý chuyên ngành về chất lượng, VSATTP | 125 | 25 | 100 |
| 90 | 35 |
4 | Trung tâm nghề cá lớn | 1.547,5 | 935 | 132,5 | 480 | 572,5 | 970 |
5 | Đào tạo nguồn nhân lực thủy sản | 15 | 8 | 4 | 3 | 12 | 3 |
Tổng cộng | 7.242,5 | 3.414 | 2.964,5 | 864 | 5.027,5 | 2.215 |
- 1Quyết định 6152/QĐ-UBND năm 2015 phê duyệt đề cương, nhiệm vụ, dự toán kinh phí lập Quy hoạch Phát triển thủy sản tỉnh Nghệ An đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030
- 2Nghị quyết 12/2015/NQ-HĐND về Quy hoạch phát triển nông, lâm nghiệp, thủy sản tỉnh Phú Thọ đến năm 2020, định hướng đến năm 2030
- 3Quyết định 6343/QĐ-UBND năm 2015 phê duyệt Quy hoạch Phát triển thủy sản tỉnh Nghệ An đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030
- 4Kế hoạch 57/KH-UBND năm 2016 thực hiện Đề án “Ổn định sản xuất, đời sống và phát triển kinh tế - xã hội các bản dân tộc Mông, huyện Quan Sơn, tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2016 - 2020” do tỉnh Thanh Hóa ban hành
- 5Quyết định 430/QĐ-UBND năm 2018 về Kế hoạch thực hiện Chương trình mục tiêu phát triển kinh tế thủy sản bền vững tỉnh Quảng Ngãi, giai đoạn 2018-2020
- 6Kế hoạch 104/KH-UBND năm 2018 thực hiện Chương trình mục tiêu phát triển kinh tế thủy sản bền vững tỉnh Thanh Hóa, giai đoạn 2018-2020
- 1Luật Thủy sản 2003
- 2Công ước về Luật biển năm 1982
- 3Luật biển Việt Nam 2012
- 4Quyết định 1445/QĐ-TTg năm 2013 phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển thủy sản Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn 2030 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 5Luật tổ chức chính quyền địa phương 2015
- 6Nghị quyết 25/2015/NQ-HĐND thông qua Quy hoạch phát triển kinh tế thủy sản thành phố Hải Phòng giai đoạn 2016 - 2025, định hướng đến năm 2030
- 7Quyết định 6152/QĐ-UBND năm 2015 phê duyệt đề cương, nhiệm vụ, dự toán kinh phí lập Quy hoạch Phát triển thủy sản tỉnh Nghệ An đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030
- 8Nghị quyết 12/2015/NQ-HĐND về Quy hoạch phát triển nông, lâm nghiệp, thủy sản tỉnh Phú Thọ đến năm 2020, định hướng đến năm 2030
- 9Quyết định 6343/QĐ-UBND năm 2015 phê duyệt Quy hoạch Phát triển thủy sản tỉnh Nghệ An đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030
- 10Kế hoạch 57/KH-UBND năm 2016 thực hiện Đề án “Ổn định sản xuất, đời sống và phát triển kinh tế - xã hội các bản dân tộc Mông, huyện Quan Sơn, tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2016 - 2020” do tỉnh Thanh Hóa ban hành
- 11Quyết định 430/QĐ-UBND năm 2018 về Kế hoạch thực hiện Chương trình mục tiêu phát triển kinh tế thủy sản bền vững tỉnh Quảng Ngãi, giai đoạn 2018-2020
- 12Kế hoạch 104/KH-UBND năm 2018 thực hiện Chương trình mục tiêu phát triển kinh tế thủy sản bền vững tỉnh Thanh Hóa, giai đoạn 2018-2020
Quyết định 538/QĐ-UBND năm 2016 phê duyệt Quy hoạch phát triển kinh tế thủy sản thành phố Hải Phòng giai đoạn 2016 - 2025, định hướng đến năm 2030
- Số hiệu: 538/QĐ-UBND
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 01/04/2016
- Nơi ban hành: Thành phố Hải Phòng
- Người ký: Lê Văn Thành
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Dữ liệu đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra