Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 10/KH-UBND | An Giang, ngày 01 tháng 02 năm 2013 |
- Luật Công nghệ thông tin của Quốc hội nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ngày 29/06/2006;
- Nghị quyết số 13-NQ/TW ngày 16/01/2012, Hội nghị lần thứ 4 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI về xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ nhằm đưa nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại vào năm 2020;
- Nghị định số 71/2007/NĐ-CP ngày 03 tháng 5 năm 2007 của Chính phủ về quy định chi tiết và hướng dẫn thực hiện một số điều của Luật Công nghệ thông tin về công nghiệp công nghệ thông tin;
- Quyết định số 246/2005/QĐ-TTg ngày 06/10/2005 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chiến lược phát triển công nghệ thông tin và truyền thông Việt Nam đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020;
- Quyết định số 71/2007/QĐ-TTg ngày 22 tháng 5 năm 2007 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh An Giang đến năm 2020;
- Quyết định số 55/2007/QĐ-TTg ngày 23 tháng 4 năm 2007 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Danh mục các ngành công nghiệp ưu tiên, ngành công nghiệp mũi nhọn giai đoạn 2007-2010 tầm nhìn đến năm 2020 và một số chính sách khuyến khích phát triển;
- Quyết định số 75/2007/QĐ-TTg ngày 28 tháng 5 năm 2007 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Kế họach tổng thể phát triển công nghiệp điện tử Việt Nam đến năm 2010 và tầm nhìn đến năm 2020;
- Quyết định số 50/2009/QĐ-TTg ngày 03 tháng 4 năm 2009 của Thủ tướng Chính phủ về Ban hành “Quy chế quản lý Chương trình phát triển công nghiệp phần mềm và Chương trình phát triển công nghiệp nội dung số Việt Nam”;
- Quyết định số 1755/QĐ-TTg ngày 22 tháng 9 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án đưa Việt Nam sớm trở thành nước mạnh về công nghệ thông tin và truyền thông (CNTT-TT);
- Quyết định số 169/2006/QĐ-TTg ngày 17 tháng 7 năm 2006 và Quyết định số 223/2006/QĐ-TTg ngày 04/10/2006 của Thủ tướng Chính phủ quy định về việc đầu tư, mua sắm các sản phẩm CNTT của các cơ quan, tổ chức sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước;
- Thông tư 142/2010/TTLT-BTC-BTTTT ngày 22 tháng 9 năm 2010 của Liên Bộ Tài chính và Bộ Thông tin và Truyền thông về hướng dẫn quản lý và sử dụng kinh phí phát triển Công nghiệp CNTT;
- Chỉ thị số 07/2008/CT-BTTTT ngày 30 tháng 12 năm 2008 của Bộ Thông tin và Truyền thông về đẩy mạnh sử dụng phần mềm nguồn mở (PMNM) trong hoạt động của cơ quan, tổ chức nhà nước;
- Thông tư số 41/2009/TT-BTTTT ngày 30 tháng 12 năm 2009 của Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành Danh mục các sản phẩm PMNM đáp ứng được yêu cầu sử dụng trong các cơ quan, tổ chức nhà nước;
- Thông tư số 19/2011/TT-BTTTT ngày 01 tháng 7 năm 2011 của Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành quy định về áp dụng tiêu chuẩn định dạng tài liệu mở trong cơ quan nhà nước;
- Quyết định số 14/2007/QĐ-BBCVT ngày 15 tháng 6 năm 2007 của Bộ Bưu chính Viễn thông (nay Bộ Thông tin và Truyền thông) về việc phê duyệt Quy hoạch phát triển công nghệ thông tin và truyền thông vùng kinh tế trọng điểm phía Nam đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020;
- Nghị quyết số 04-NQ/TU ngày 02 tháng 8 năm 2011 của Tỉnh ủy về đẩy mạnh ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2011-2015 và định hướng đến năm 2020;
- Quyết định số 181/QĐ-UBND ngày 04 tháng 02 năm 2009 của UBND tỉnh An Giang về việc phê duyệt Đề án Phát triển công nghiệp công nghệ thông tin trên địa bàn tỉnh An Giang đến năm 2010 và tầm nhìn đến năm 2020;
- Kế hoạch số 24/KH-UBND ngày 15/7/2011 của UBND tỉnh An Giang về Kế hoạch triển khai Đề án “Đưa Việt Nam sớm trở thành nước mạnh về CNTT-TT” giai đoạn 2011-2015 tại tỉnh An Giang,
- Quyết định số 1316/QĐ-UBND ngày 04 tháng 8 năm 2011 của UBND tỉnh An Giang về việc phê duyệt Đề án Xây dựng và phát triển hệ thống thư viện điện tử huyện, thị xã, thành phố tỉnh An Giang giai đoạn 2011-2015;
Tỉnh ủy và Ủy ban nhân tỉnh An Giang đã ban hành nhiều văn bản nhằm đẩy mạnh việc triển khai ứng dụng công nghệ thông tin trên địa bàn tỉnh, cụ thể như sau:
- Nghị quyết số 04-NQ/TU ngày 02 tháng 8 năm 2011 của Tỉnh ủy về đẩy mạnh ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2011-2015 và định hướng đến năm 2020;
- Quyết định số 181/QĐ-UBND ngày 04 tháng 02 năm 2009 của UBND tỉnh An Giang về việc phê duyệt Đề án Phát triển công nghiệp công nghệ thông tin trên địa bàn tỉnh An Giang đến năm 2010 và tầm nhìn đến năm 2020;
- Kế hoạch số 24/KH-UBND ngày 15 tháng 7 năm 2011 của UBND tỉnh An Giang về Kế hoạch triển khai Đề án “Đưa Việt Nam sớm trở thành nước mạnh về CNTT-TT” giai đoạn 2011-2015 tại tỉnh An Giang;
- Quyết định số 1316/QĐ-UBND ngày 04/8/2011 của UBND tỉnh An Giang về việc phê duyệt Đề án Xây dựng và phát triển hệ thống thư viện điện tử huyện, thị xã, thành phố tỉnh An Giang giai đoạn 2011-2015;
Toàn tỉnh có khoảng 29 doanh nghiệp, đơn vị sản xuất, gia công, cung cấp sản phẩm, dịch vụ phần mềm hoạt động lĩnh vực công nghệ thông tin, khoảng 344 doanh nghiệp, đơn vị hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ: Cung cấp sản phẩm/dịch vụ phần cứng-điện tử. Trong đó, chỉ có 05 doanh nghiệp đăng ký tư vấn và cung cấp phần mềm, nhưng thực chất chưa hoạt động hiệu quả. Hiện có trên 1.427 Đại lý Internet là điểm cung cấp các dịch vụ nội dung số đến người dùng.
Tình hình ứng dụng CNTT trong các doanh nghiệp đang triển khai ở nhiều mức độ khác nhau. Các doanh nghiệp nhà nước và các doanh nghiệp liên doanh với nước ngoài đều có sử dụng mạng máy vi tính và các phần mềm trong hoạt động sản xuất kinh doanh của đơn vị, tuy nhiên phần mềm sử dụng chủ yếu là soạn thảo văn bản, kế toán và thư điện tử. Một số doanh nghiệp lĩnh vực chế biến thủy sản, thực phẩm đã mạnh dạng ứng dụng công nghệ thông tin vào quản lý, sản xuất kinh doanh và quảng bá sản phẩm và hình ảnh doanh nghiệp.
Cung cấp thông tin điện tử: Trên địa bàn tỉnh có website của báo An Giang họat động tại địa chỉ http://www.baoangiang.com.vn; Cổng thông tin điện tử trong cơ quan nhà nước: Cổng thông tin điện tử tỉnh hoạt động tại địa chỉ http://www.angiang.gov.vn, cấp huyện 06/11 huyện, cấp tỉnh 18/20 Sở, Ban, Ngành có Cổng thông tin điện tử thành phần, nhưng một số trang vận hành chưa đáp ứng yêu cầu. Ngoài ra còn có 12 Website của các tổ chức, tổ chức chính trị xã hội trên địa bàn tỉnh.
Do đó, để phát triển công nghiệp phần mềm và công nghiệp nội dung tại địa phương, UBND tỉnh đã ban hành quyết định số 181/QĐ-UBND ngày 04/02/2009.
Trong 3 năm 2009 - 2011 tổ chức lớp hướng dẫn cài đặt và sử dụng phần mềm nguồn mở (theo danh mục phần mềm nguồn mở đáp ứng sử dụng trong CQNN từ mục 1-5, Thông tư 41/2009/TT-BTTTT) cho tất cả cán bộ chuyên trách, bán chuyên trách CNTT các sở, ngành và UBND các huyện, thị, thành phố để về đơn vị có thể cài đặt và hướng dẫn sử dụng ngay một số phần mềm áp dụng cụ thể cho từng đơn vị. Đã tổ chức 23 lớp tương đương 460 học viên là các Ban, ngành, đoàn thể trên địa bàn tỉnh được đào tạo, hướng dẫn các phần mềm nguồn mở (OpenOffice) ứng dụng cho công tác Văn phòng như Unikey, trình duyệt FireFox, trình duyệt thư điện tử Thunderbird,...
- Năm 2011việc triển khai các chương trình, kế hoạch về CNTT rất chậm một phần do Nghị Quyết 11 của Trung ương nên các chương trình triển khai mới đều tạm hoản, kinh phí triển khai liên quan đến công nghiệp CNTT, phát triển ứng dụng phần mềm nguồn mở đều không thực hiện được.
- Thiếu nhân lực chất lượng cao, cán bộ kỹ thuật chưa đáp ứng đủ yêu cầu triển khai các Hệ điều hành phần mềm nguồn mở.
- Phương thức thanh toán hiệu quả giữa người sử dụng nội dung số và nhà cung cấp còn gặp nhiều khó khăn vì hầu hết các dịch vụ nội dung số đều được “tiêu thụ” qua Internet, nên việc không có phương thức thanh toán từ xa thuận tiện và phổ biến đã kìm hãm sự phát triển của công nghiệp nội dung số.
- Việc tổ chức thực hiện sử dụng PMNM chưa có chính sách bắt buộc, tạo áp lực từ trên xuống nên cán bộ công chức chưa chủ động sử dụng. Bên cạnh đó, thiếu cơ chế tài chính để triển khai chuyển đổi sử dụng từ phần mềm nguồn đóng sang PMNM, thiếu tài liệu sử dụng PMNM bằng tiếng Việt; chưa có cơ chế quản lý, giám sát, xử lý vi phạm bản quyền nên vẫn phổ biến tình trạng dùng phần mềm nguồn đóng.
- Việc đã phân bổ các phần mềm bản quyền Microsoft Office, cũng là một trong những trở ngại để khuyến khích cán bộ công chức sử dụng OpenOffice (Do thói quen đã được đào tạo và sử dụng Microsoft Office nhiều năm qua);
- Vấn đề bản quyền và bản quyền phần mềm cũng là một trở ngại không nhỏ, khi ý thức của người dùng chưa cao, chưa có nhiều đơn vị, tổ chức làm đầu mối cung cấp những nội dung có bản quyền: nhạc, sách, truyện, …
I. QUAN ĐIỂM, MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN:
- Phát triển nguồn nhân lực công nghệ thông tin cả số lượng và chất lượng là điều kiện then chốt cho sự thành công của công nghiệp công nghệ thông tin. Nhà nước tăng cường đầu tư và khuyến khích xã hội hoá công tác đào tạo, phát triển nguồn nhân lực công nghệ thông tin.
- Công nghiệp phần mềm và công nghiệp nội dung là ngành kinh tế mới và cũng là ngành kinh tế tri thức, công nghệ cao có giá trị gia tăng lớn. Nhà nước đặc biệt khuyến khích và tạo mọi điều kiện thuận lợi để thu hút đầu tư và phát triển ngành công nghiệp này.
- Khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia đầu tư vào ngành công nghiệp này với quy mô, loại hình khác nhau. Chú trọng dịch vụ công nghệ thông tin, trước mắt là gia công phần mềm.
- Nhà nước tăng cường đẩy mạnh các hoạt động nghiên cứu khoa học, khuyến kích phát triển và sử dụng phần mềm nguồn mở.
2. Mục tiêu phát triển đến năm 2015:
- Phát triển công nghiệp nội dung số với một số sản phẩm bước đầu có tính cạnh tranh, hệ thống dữ liệu chuyên ngành và cung cấp một số dịch vụ công hiệu quả; phát triển thư viện điện tử.
- Tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp trong ứng dụng CNTT vào quản lý, tạo thị trường phần mềm, làm cơ sở thành lập các doanh nghiệp phần mềm trên địa bàn tỉnh.
- Tạo điều kiện tiền đề để thu hút đầu tư lĩnh vực công nghiệp phần mềm, công nghiệp điện tử trong các khu công nghiệp của tỉnh.
- Đạt tỷ lệ 100% sinh viên tốt nghiệp đại học công nghệ thông tin có tối thiểu chứng chỉ B ngoại ngữ.
- Giảm tỷ lệ vi phạm quyền sở hữu trí tuệ trong lĩnh vực phần mềm xuống bằng mức trung bình cả nước.
- Tăng cường đào tạo và sử dụng phần mềm nguồn mở trong các cơ quan nhà nước.
* Về nguồn nhân lực công nghệ thông tin
- Khoảng 30% số lượng sinh viên CNTT sau khi tốt nghiệp ở các trường đại học, cao đẳng có đủ khả năng chuyên môn và ngoại ngữ để có thể tham gia thị trường lao động trong và ngoài nước. Tỉ lệ người dân sử dụng internet đạt trên 30%.
- Hầu hết học sinh trung học cơ sở, 80% học sinh tiểu học được học tin học;
- Khoảng 65% giáo viên có đủ khả năng ứng dụng CNTT để hỗ trợ cho công tác giảng dạy, bồi dưỡng;
- Giai đoạn 2013-2015, cung cấp cho các doanh nghiệp 1.000 - 1.500 lao động chuyên môn về CNTT, điện tử, viễn thông có trình độ từ trung cấp chuyên nghiệp và sơ cấp nghề (đào tạo 1 năm) trở lên, trong đó có 40% lao động có trình độ cao đẳng, đại học trở lên;
- Đào tạo sau đại học khoảng 50 cán bộ CNTT thuộc các cơ quan quản lý nhà nước, cơ quan đảng, các cơ sở đào tạo CNTT nhà nước.
- Hầu hết cán bộ công chức cấp tỉnh, huyện và cán bộ cấp xã được đào tạo sử dụng hệ thống thư điện tử, sử dụng các phần mềm quản lý theo các chương trình, dự án triển khai trên địa bàn.
* Về công nghiệp công nghệ thông tin:
- Hình thành hệ thống thư viện số trực tuyến.
- Xây dựng được một số cơ sở dữ liệu chuyên ngành:
+ CSDL GIS về quản lý đất đai trên địa bàn tỉnh, trên cơ sở CSDL GIS địa lý sẽ xây dựng các lớp còn lại theo hệ thống CSDL GIS như giao thông, xây dựng, quy hoạch, nhà ở, phục vụ các công tác đánh giá và phát triển nông nghiệp, các cơ sở dữ liệu GIS quản lý chuyên ngành khác ....
+ Tiếp nhận cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư để khai thác và chuẩn hoá các CSDL khác trên địa bàn tỉnh về con người (hộ tịch, v.v…).
+ Hiệu chỉnh và chuẩn hoá CSDL Doanh nghiệp (đăng ký kinh doanh, mã số thuế, v.v…).
- Cung cấp dịch vụ tư vấn khám, chữa bệnh từ xa.
* Về phát triển và sử dụng phần mềm nguồn mở:
- Thông tin, phổ biến các chủ trương, chính sách sử dụng và khuyến khích sử dụng phần mềm nguồn mở;
- Nghiên cứu phát triển các phần mềm ứng dụng trên cơ sở các phần mềm công cụ là phần mềm nguồn mở;
- Đào tạo hướng dẫn sử dụng các phần mềm nguồn mở theo danh mục quy định của Bộ Thông tin và Truyền thông, đáp ứng được yêu cầu sử dụng trong các cơ quan, tổ chức nhà nước;
- Nâng cao năng lực nghiên cứu sáng tạo, đào tạo nhân lực bậc cao có kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin trong các ngành công nghiệp.
- Tăng cường đào tạo sau đại học ngành công nghệ thông tin cho giảng viên các đơn vị đào tạo chuyên ngành công nghệ thông tin.
- Đào tạo và bồi dưỡng đội ngũ cán bộ chuyên trách về công nghệ thông tin và lãnh đạo công nghệ thông tin (CIO) trong các cơ quan quản lý Nhà nước.
- Đào tạo, phổ cập kiến thức tin học trong các tầng lớp nhân dân.
2. Công nghiệp công nghệ thông tin:
- Ưu tiên nguồn lực để triển khai thực hiện Đề án phát triển công nghiệp công nghệ thông tin tỉnh An Giang đến 2020 đã được UBND tỉnh phê duyệt theo quyết định số 181/QĐ-UBND ngày 04/02/2009, đồng thời chú trọng thu hút đầu tư, thúc đẩy phát triển ngành dịch vụ công nghệ thông tin, dịch vụ trên nền công nghệ thông tin.
- Tăng cường các nguồn vốn đầu tư cho công nghiệp công nghệ thông tin; ưu tiên bố trí kinh phí trong chương trình xúc tiến đầu tư hằng năm để đẩy mạnh thu hút đầu tư trong và nước ngoài vào lĩnh vực công nghệ thông tin và truyền thông, nhất là đầu tư vào các lĩnh vực công nghệ, sản phẩm mới, các sản phẩm, dịch vụ có giá trị gia tăng cao.
- Ưu tiên đầu tư hỗ trợ nâng cao năng lực hoạt động và sức cạnh tranh cho các doanh nghiệp công nghệ thông tin và truyền thông trên địa bàn tỉnh.
- Khi quy hoạch mới hoặc điều chỉnh quy hoạch các khu công nghiệp, cần dành một phần đất ít bị tác động bởi tiếng ồn, môi trường trong khu công nghiệp cho phát triển công nghiệp CNTT, tạo điều kiện cho các nhà đầu tư, doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực công nghiệp CNTT.
- Đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong họat động CQNN để cung cấp các dịch vụ công có hiệu quả trong toàn tỉnh để tạo tiền đề phát triển thị trường công nghiệp CNTT.
- Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, ứng dụng giải pháp phần mềm vào các quy trình tác nghiệp, dây chuyền sản xuất của các tổ chức và doanh nghiệp.
- Tiến hành điều tra, khảo sát thu thập thông tin về mức độ ứng dụng công nghệ thông tin trong doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh và công bố kết quả làm cơ sở thúc đẩy phát triển ngành công nghiệp phần mềm, công nghiệp nội dung;
- Tìm hiểu thị trường gia công và xuất khẩu phần mềm ở các nước có nhu cầu về phần mềm;
- Tuyên truyền nâng cao nhận thức của người dân về lợi ích của Internet; các sản phẩm, dịch vụ nội dung thông tin số. Đẩy mạnh các chương trình đào tạo, hỗ trợ người dân và học sinh, sinh viên khai thác, sử dụng nội dung thông tin số và các dịch vụ công;
- Đẩy mạnh chương trình đưa Internet đến trường học, nông thôn và nông dân, khuyến khích, hỗ trợ các trường học khai thác tài nguyên Internet vào việc dạy và học;
- Áp dụng mức ưu đãi cao nhất cho các tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động công nghiệp phần mềm, công nghiệp nội dung theo quy định của pháp luật.
4. Phát triển phần mềm nguồn mở:
- Thông tin, phổ biến sâu rộng trong mọi tầng lớp nhân dân việc tuân thủ các quy định về bản quyền và bản quyền phần mềm để tạo được sự tin tưởng, an tâm khi đầu tư của các doanh nghiệp nội dung và doanh nghiệp phần mềm trong và ngoài nước.
- Tăng cường thanh tra, kiểm tra nhắc nhở việc tuân thủ bản quyền phần mềm và sở hữu trí tuệ lĩnh vực nội dung số trên địa bàn tỉnh.
- Tuyên truyền phổ biến, đào tạo kiến thức và kỹ năng sử dụng các phần mềm mã nguồn mở.
- Khuyến khích ứng dụng, xây dựng các chương trình, giáo trình và tổ chức các khoá đào tạo về PMNM; đưa nội dung đào tạo sử dụng các sản phẩm PMNM vào các chương trình đào tạo về tin học cơ bản, tin học văn phòng, tin học nâng cao tạo các cơ sở đào tạo.
a. Vốn và nguồn vốn:
Kinh phí chi cho phát triển công nghiệp Công nghệ thông tin và thúc đẩy ứng dụng phần mềm nguồn mở năm 2013 và giai đoạn 2013-2015 chủ yếu từ nguồn ngân sách nhà nước và các nguồn kinh phí hợp pháp khác.
Trên cơ sở Quyết định số 1755/QĐ-TTg và Quyết định 246/2005/QĐ-TTg , hàng năm, dành ít nhất 1% chi ngân sách nhà nước (bao gồm vốn ngân sách trung ương, vốn ngân sách địa phương) cho đầu tư trực tiếp và phát triển các dự án, chương trình ứng dụng CNTT trên địa bàn tỉnh như: các dự án phát triển hạ tầng, ứng dụng công nghệ thông tin; các dự án đào tạo nguồn nhân lực công nghệ thông tin theo quy hoạch, kế hoạch; hỗ trợ cung ứng các sản phẩm, dịch vụ công ích, dịch vụ sự nghiệp công của Nhà nước trong lĩnh vực công nghệ thông tin và truyền thông nhằm mục tiêu hỗ trợ người nghèo, vùng khó khăn. Có loại hạng mục chi riêng về công nghệ thông tin trong mục lục ngân sách nhà nước theo quy định của Luật công nghệ thông tin.
(Chi tiết danh mục và phân bổ vốn 2013-2015 theo phụ lục đính kèm)
b. Căn cứ vào Kế hoạch phát triển công nghiệp Công nghệ thông tin và thúc đẩy ứng dụng phần mềm nguồn mở năm 2013 và giai đoạn 2013-2015 của tỉnh đã được phê duyệt, Sở Thông tin và truyền thông phối hợp Sở Tài chính, Sở Kế hoạch và Đầu tư, xây dựng dự toán sách ngân sách phát triển công nghiệp công nghệ thông tin vá phần mềm nguồn mở hàng năm gởi Bộ Thông tin và truyền thông, Bộ Tài Chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư để tổng hợp, cân đối ngân sách trung ương cho các chương trình phát triển công nghiệp CNTT và được phê duyệt chung với dự toán ngân sách nhà nước hằng năm của tỉnh.
c. Hằng năm, Sở Tài chính phối hợp cùng Sở Kế hoạch và Đầu tư thông báo dự kiến nguồn vốn ngân sách đầu tư cho chương trình phát triển công nghiệp CNTT, phát triển nguồn mở ( bao gồm nguồn vốn trung ương, nguồn vốn địa phương, trong đó có chi tiết vốn đầu tư, vốn sự nghiệp).
- Nhà nước áp dụng mức ưu đãi cao nhất cho các tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động công nghiệp phần mềm, công nghiệp nội dung theo quy định của pháp luật, bao gồm:
+ Các tổ chức, cá nhân đầu tư sản xuất, kinh doanh phần mềm; sản xuất sản phẩm nội dung thông tin số được hưởng chế độ ưu đãi về thuế và ưu đãi trong việc sử dụng đất theo quy định của pháp luật;
+ Các sản phẩm phần mềm và nội dung thông tin số được sản xuất tại Việt Nam và các dịch vụ phần mềm do các tổ chức, doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế hoạt động tại Việt Nam cung cấp được áp dụng mức ưu đãi cao nhất về thuế giá trị gia tăng và thuế xuất khẩu.
- Trong trường hợp tổ chức, doanh nghiệp ngoài việc tham gia hoạt động công nghiệp phần mềm, công nghiệp nội dung còn tham gia nhiều loại hình hoạt động khác thì chỉ được hưởng các chính sách ưu đãi quy định đối với các hoạt động sản xuất, cung cấp sản phẩm, dịch vụ phần mềm; sản xuất sản phẩm nội dung thông tin số.
- Đầu tư phát triển hạ tầng viễn thông và công nghệ thông tin: tạo điều kiện thuận lợi nhất có thể để các doanh nghiệp viễn thông đẩy mạnh phát triển hạ tầng viễn thông đáp ứng nhu cầu phát triển công nghiệp công nghệ thông tin trên địa bàn tỉnh.
- Ươm tạo doanh nghiệp công nghiệp phần mềm và công nghiệp nội dung: Nhà nước có chính sách trợ giúp, đầu tư nhằm đáp ứng các điều kiện cần thiết để hình thành doanh nghiệp; hỗ trợ đào tạo nhân lực công nghiệp công nghệ thông tin đáp ứng nhu cầu đề tài, dự án, nhiệm vụ về công nghiệp phần mềm và công nghiệp nội dung;
- Có chính sách hỗ trợ các doanh nghiệp phần mềm và doanh nghiệp sản xuất nội dung thông tin số áp dụng các quy trình đảm bảo chất lượng theo tiêu chuẩn quốc tế CMM, CMMI và các tiêu chuẩn tương đương khác. Sản phẩm, dịch vụ phần mềm và sản phẩm nội dung thông tin số của các doanh nghiệp trên điạ bàn tỉnh được công nhận có quy trình đảm bảo chất lượng theo tiêu chuẩn CMM, CMMI từ mức 3 trở lên hoặc tương đương, được ưu tiên sử dụng trong các dự án công nghệ thông tin dùng nguồn vốn ngân sách nhà nước hoặc vốn có nguồn gốc ngân sách nhà nước theo quy định của pháp luật.
D. KẾ HOẠCH CÔNG NGHIỆP CNTT, NGUỒN NHÂN LỰC, PHÁT TRIỂN VÀ ỨNG DỤNG PHẦN MỀM NGUỒN MỞ NĂM 2013
- Phát triển công nghiệp nội dung số với một số sản phẩm bước đầu có tính cạnh tranh, hệ thống dữ liệu chuyên ngành và cung cấp một số dịch vụ công hiệu quả; phát triển thư viện điện tử.
- Tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp trong ứng dụng CNTT vào quản lý, tạo thị trường phần mềm, làm cơ sở thành lập các doanh nghiệp phần mềm trên địa bàn tỉnh.
- Tạo điều kiện tiền đề để thu hút đầu tư lĩnh vực công nghiệp phần mềm, công nghiệp điện tử trong các khu công nghiệp của tỉnh.
- Đạt tỷ lệ trên 90% sinh viên tốt nghiệp đại học công nghệ thông tin có tối thiểu chứng chỉ B ngoại ngữ.
- Giảm tỷ lệ vi phạm quyền sở hữu trí tuệ trong lĩnh vực phần mềm xuống bằng mức trung bình cả nước.
- Tăng cường đào tạo và sử dụng phần mềm nguồn mở trong các cơ quan nhà nước.
* Về nguồn nhân lực công nghệ thông tin
- Khoảng 30% số lượng sinh viên CNTT sau khi tốt nghiệp ở các trường đại học, cao đẳng có đủ khả năng chuyên môn và ngoại ngữ để có thể tham gia thị trường lao động trong và ngoài nước.
- Tỉ lệ người dân sử dụng internet đạt trên 20%.
- Hầu hết học sinh trung học cơ sở, 50% học sinh tiểu học được học tin học;
- Khoảng 65% giáo viên có đủ khả năng ứng dụng CNTT để hỗ trợ cho công tác giảng dạy, bồi dưỡng;
- Hầu hết cán bộ công chức cấp tỉnh, huyện được đào tạo sử dụng hệ thống thư điện tử, sử dụng các phần mềm quản lý theo các chương trình, dự án. Hầu hết cán bộ công chức cấp xã được đào tạo sử dụng hệ thống thư điện tử, một phần cán bộ cấp xã được đào tạo sử dụng các phần mềm quản lý theo các chương trình, dự án triển khai.
* Về công nghiệp công nghệ thông tin:
- Xây dựng được một số cơ sở dữ liệu chuyên ngành, ....
- Tiếp nhận cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư để khai thác và chuẩn hoá các CSDL khác trên địa bàn tỉnh về con người (hộ tịch, v.v…).
* Về phát triển và sử dụng phần mềm nguồn mở:
- Thông tin, phổ biến các chủ trương, chính sách sử dụng và khuyến khích sử dụng phần mềm nguồn mở; Đào tạo hướng dẫn sử dụng các phần mềm nguồn mở theo danh mục quy định của Bộ Thông tin và Truyền thông, đáp ứng được yêu cầu sử dụng trong các cơ quan, tổ chức nhà nước;
- Nghiên cứu phát triển các phần mềm ứng dụng trên cơ sở các phần mềm công cụ là phần mềm nguồn mở; Ứng dụng thí điểm hệ điều hành và các phần mềm phục vụ công tác văn phòng tại đơn vị chuyên trách CNTT.
- Nâng cao năng lực nghiên cứu sáng tạo, sử dụng các phần mềm công cụ là phần mềm nguồn mở.
- Tăng cường đào tạo sau đại học ngành công nghệ thông tin cho giảng viên các đơn vị đào tạo chuyên ngành công nghệ thông tin.
- Đào tạo và bồi dưỡng đội ngũ cán bộ chuyên trách về công nghệ thông tin trong các cơ quan quản lý Nhà nước.
2. Công nghiệp công nghệ thông tin:
- Ưu tiên nguồn lực để triển khai thực hiện Đề án phát triển công nghiệp công nghệ thông tin tỉnh An Giang đến 2020 đã được UBND tỉnh phê duyệt theo quyết định số 181/QĐ-UBND ngày 04/02/2009, đồng thời chú trọng thu hút đầu tư, thúc đẩy phát triển ngành dịch vụ công nghệ thông tin, dịch vụ trên nền công nghệ thông tin.
- Ưu tiên đầu tư hỗ trợ nâng cao năng lực hoạt động và sức cạnh tranh cho các doanh nghiệp công nghệ thông tin và truyền thông trên địa bàn tỉnh.
- Đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong họat động CQNN để cung cấp các dịch vụ công có hiệu quả trong toàn tỉnh để tạo tiền đề phát triển thị trường công nghiệp CNTT.
- Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, ứng dụng giải pháp phần mềm vào các quy trình tác nghiệp, dây chuyền sản xuất của các tổ chức và doanh nghiệp.
- Tìm hiểu thị trường gia công và xuất khẩu phần mềm ở các nước có nhu cầu về phần mềm;
- Đẩy mạnh chương trình đưa Internet đến trường học, nông thôn và nông dân, khuyến khích, hỗ trợ các trường học khai thác tài nguyên Internet vào việc dạy và học;
- Áp dụng mức ưu đãi cao nhất cho các tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động công nghiệp phần mềm, công nghiệp nội dung theo quy định của pháp luật.
4. Phát triển phần mềm nguồn mở:
- Thông tin, phổ biến sâu rộng trong mọi tầng lớp nhân dân việc tuân thủ các quy định về bản quyền và bản quyền phần mềm để tạo được sự tin tưởng, an tâm khi đầu tư của các doanh nghiệp nội dung và doanh nghiệp phần mềm trong và ngoài nước.
- Tuyên truyền phổ biến, đào tạo kiến thức và kỹ năng sử dụng các phần mềm mã nguồn mở.
- Khuyến khích ứng dụng, xây dựng các chương trình, giáo trình và tổ chức các khoá đào tạo về PMNM; đưa nội dung đào tạo sử dụng các sản phẩm PMNM vào các chương trình đào tạo về tin học cơ bản, tin học văn phòng, tin học nâng cao tạo các cơ sở đào tạo.
- Vốn và nguồn vốn:
Kinh phí chi cho Kế hoạch phát triển công nghiệp Công nghệ thông tin và thúc đẩy ứng dụng phần mềm nguồn mở năm 2013 của tỉnh chủ yếu từ nguồn ngân sách nhà nước và các nguồn kinh phí hợp pháp khác.
(Chi tiết danh mục và phân bổ vốn 2013-2015 theo phụ lục đính kèm)
- Căn cứ vào Kế hoạch phát triển công nghiệp Công nghệ thông tin và thúc đẩy ứng dụng phần mềm nguồn mở năm 2013 và giai đoạn 2013-2015 của tỉnh đã được phê duyệt, Sở Thông tin và truyền thông phối hợp Sở Tài chính, Sở Kế hoạch và Đầu tư, xây dựng dự toán sách ngân sách phát triển công nghiệp công nghệ thông tin và phần mềm nguồn mở hàng năm gởi Bộ Thông tin và truyền thông, Bộ Tài Chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư để tổng hợp, cân đối ngân sách trung ương cho các chương trình phát triển công nghiệp CNTT và được phê duyệt chung với dự toán ngân sách nhà nước hằng năm của tỉnh.
- Sở Tài chính phối hợp cùng Sở Kế hoạch và Đầu tư thông báo dự kiến nguồn vốn ngân sách đầu tư cho chương trình phát triển công nghiệp CNTT ( bao gồm nguồn vốn trung ương, nguồn vốn địa phương, trong đó có chi tiết vốn đầu tư, vốn sự nghiệp).
2. Giải pháp về đào tạo phần mềm nguồn mở và ứng dụng hệ điều hành nguồn mở:
- Hướng dẫn tổ chức, cá nhân tham gia giao dịch với cơ quan nhà nước khi thực hiện các dịch vụ hành chính công trên môi trường mạng thông qua các phầm mềm nguồn mở.
- Ứng dụng thí điểm hệ điều hành các phần mềm phục vụ công tác văn phòng nguồn mở làm cơ sở rút kinh nghiệm để hướng dẫn, đào tạo cán bộ chuyên trách CNTT Sở, Ban, Ngành, Văn phòng UBND cấp huyện về quản trị, cài đặt, sử dụng hệ điều hành các phần mềm phục vụ công tác văn phòng nguồn mở.
1. Sở Thông tin và Truyền thông:
- Chủ trì phối hợp cùng các sở ngành, UBND huyện thị thành tổ chức triển khai thực hiện kế hoạch này.
- Thông tin, hướng dẫn các tổ chức, doanh nghiệp, các cơ sở đào tạo và công dân tham gia tích cực vào các hoạt động ứng dụng phần mềm nguồn mở.
- Hàng năm thực hiện tổng hợp nhu cầu vốn đầu tư và vốn sự nghiệp chi cho phát triển công nghiệp CNTT, phát triển nguồn nhân lực, phát triền và ứng dụng phần mềm nguồn mở trong các cơ quan nhà nước trên địa bàn tỉnh để phối hợp với Sở Tài chính cân đối vốn để đảm bảo triển khai thực hiện phù hợp theo tiến độ của Kế hoạch này.
- Lồng ghép vào kế hoạch phát động thi đua ứng dụng CNTT gắn với cải cách hành chính về việc sử dụng và khai thác các phần mềm nguồn nguồn mở trong cơ quan nhà nước.
- Chủ trì, phối hợp với Sở Tài chính, Sở Thông tin và Truyền thông cân đối tổng hợp các nguồn lực trong kế hoạch và hàng năm cho triển khai thực hiện Kế hoạch này trên địa bàn tỉnh.
- Phối hợp với Sở Tài chính, Sở Thông tin và Truyền thông xây dựng dự toán ngân sách ứng dụng CNTT hàng năm gởi Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
Trên cơ sở kế hoạch được phê duyệt và khả năng cân đối của ngân sách địa phương, Sở Tài chính chủ trì phối hợp Sở Thông tin và Truyền thông bố trí kinh phí sự nghiệp phát triển công nghiệp CNTT, phần mềm nguồn mở để trình cấp có thẩm quyền phê duyệt tổng hợp chung trong dự toán ngân sách hàng năm của tỉnh.
- Xây dựng kế hoạch đào tạo nguồn nhân lực CNTT trong hệ thống ngành giáo dục trên địa bàn tỉnh, nhằm đáp ứng quá trình ứng dụng, phát triển phần mềm nguồn mở và phổ cập kiến thức CNTT trong các trường phổ thông.
- Xây dựng và triển khai chương trình ứng dụng phần mềm nguồn mở vào công tác quản lý nhà nước, quản lý ngành và việc dạy, học trong các trường phổ thông.
- Hướng dẫn các đơn vị giáo dục trực thuộc đưa việc giảng dạy tin học vào tất cả các ngành học đào tạo từ sơ cấp trở lên. Trong đó, ưu tiên đào tạo phần mềm nguồn mở.
5. Các Sở, Ban, Ngành tỉnh và UBND huyện, thị, thành phố:
- Tích cực đăng ký tham gia thi đua ứng dụng công nghệ thông tin vào cải cách hành chính theo kế hoạch đã được UBND tỉnh phê duyệt.
- Kế thừa các kết quả đã đạt được, tiếp tục xây dựng và hoàn thiện các CSDL chuyên ngành. Trong quá trình thực hiện phối hợp chặt chẽ với Sở Thông tin và Truyền thông và các đơn vị tổ chức chuyên môn khác có liên quan để đảm bảo về chuyên môn và kỹ thuật trong ứng dụng công nghệ thông tin.
- Xây dựng và có định hướng triển khai Kế hoạch ứng dụng phần mềm nguồn mở của đơn vị, trên cơ sở Kế hoạch phát triển công nghiệp Công nghệ thông tin và thúc đẩy ứng dụng phần mềm nguồn mở năm 2013 và giai đoạn 2013-2015;
6. Trường Đại học An Giang, Trường Cao đẳng nghề:
- Có kế hoạch triển khai đào tạo phát triển nguồn nhân lực CNTT, theo các mục tiêu của Kế hoạch này;
- Đưa các nội dung đào tạo phần mềm nguồn mở vào nội dung các chương trình đào tạo chuyên ngành CNTT và phổ cập kiến thức CNTT.
Đề nghị Bộ Thông tin và Truyền thông:
1. Phối hợp với các bộ ngành liên quan cân đối và ưu tiên nguồn vốn trung ương để hỗ trợ cho các tỉnh còn khó khăn về ngân sách và hỗ trợ trong phát triển công nghiệp CNTT và ứng dụng phần mềm nguồn mở.
2. Có kế hoạch và cơ chế phối hợp giữa các Bộ, ngành trung ương và các địa phương trong triển khai các kế hoạch phát triển công nghiệp CNTT, phát triển nguồn nhân lực, phát triển và ứng dụng phần mềm nguồn mở .
4. Bộ chủ trì trong nghiên cứu, xây dựng hệ thống nguồn mở của Việt Nam làm cơ sở phát triển ứng dụng nguồn mở trong cơ quan nhà nước đảm bảo an toàn, tiết kiệm. Thường xuyên mở các lớp tập huấn, đào tạo ngắn hạn về nguồn mở cho đội ngũ cán bộ kỹ thuật các địa phương nâng cao trình độ về ứng dụng phần mềm nguồn mở.
5. Để thúc đẩy hơn nữa hoạt động ứng dụng PMNM, Bộ tham mưu Chính phủ ban hành quy chế bắt buộc tất cả các máy tính trạm, máy chủ được mua mới trong CQNN phải cài đặt các phần mềm trong Danh mục PMNM; cần ban hành cơ chế bắt buộc cán bộ công chức ứng dụng PMNM trong công việc.
Nơi nhận: | KT. CHỦ TỊCH |
- 1Kế hoạch 588/KH-UBND về thực hiện Nghị Quyết 04-NQ/TU về phát triển công nghiệp đến năm 2015 do tỉnh Hà Nam ban hành
- 2Quyết định 781/QĐ-UBND năm 2007 phê duyệt đề cương chi tiết Dự án quy hoạch tổng thể phát triển công nghệ thông tin tỉnh Vĩnh Long giai đoạn 2007 - 2015 và định hướng đến 2020
- 3Kế hoạch 107/KH-UBND phát triển Công nghiệp Công nghệ thông tin trên địa bàn thành phố Hà Nội năm 2013
- 4Quyết định 1759/QĐ-UBND về Kế hoạch thúc đẩy phát triển và ứng dụng phần mềm mã nguồn mở năm 2013 và giai đoạn 2013 - 2015 tỉnh Bạc Liêu
- 5Kế hoạch 29/KH-UBND năm 2014 thúc đẩy phát triển và ứng dụng phần mềm nguồn mở thành phố Hà Nội đến năm 2015
- 6Công văn 5031/UBND-VHXH năm 2014 triển khai ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin trên địa bàn tỉnh Bến Tre
- 7Quyết định 1324/QĐ-UBND năm 2014 phê duyệt Đề án Phát triển công nghiệp công nghệ thông tin và điện tử phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa tỉnh Thái Nguyên đến năm 2020
- 8Quyết định 1896/QĐ-UBND năm 2011 phê duyệt Đề án phát triển công nghiệp phần mềm thành phố Hải Phòng đến năm 2015, định hướng 2020
- 9Quyết định 7396/QĐ-UBND năm 2008 phê duyệt Kế hoạch triển khai Chương trình phát triển Công nghiệp công nghệ thông tin thành phố Đà Nẵng đến năm 2010
- 10Quyết định 4175/QĐ-UBND năm 2017 về Kế hoạch Tuyển dụng nhân sự triển khai Đề án Xây dựng Trung tâm công nghệ phần mềm tại Bình Định
- 1Quyết định 246/2005/QĐ-TTg phê duyệt Chiến lược phát triển công nghệ thông tin và truyền thông Việt Nam đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 2Luật Công nghệ thông tin 2006
- 3Quyết định 169/2006/QĐ-TTg về việc đầu tư, mua sắm các sản phẩm công nghệ thông tin của các cơ quan, tổ chức sử dụng nguồn vốn ngân sách Nhà nước do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 4Quyết định 223/2006/QĐ-TTg về việc đầu tư, mua sắm các sản phẩm công nghệ thông tin của các cơ quan, tổ chức sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 5Quyết định 55/2007/QĐ-TTg phê duyệt danh mục các ngành công nghiệp ưu tiên, công nghiệp mũi nhọn giai đoạn 2007 - 2010, tầm nhìn đến năm 2020 và một số chính sách khuyến khích phát triển do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 6Nghị định 71/2007/NĐ-CP Hướng dẫn Luật công nghệ thông tin về công nghiệp công nghệ thông tin
- 7Quyết định 71/2007/QĐ-TTg phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh An Giang đến năm 2020 do Thủ Tướng Chính Phủ ban hành.
- 8Quyết định 75/2007/QĐ-TTg phê duyệt Kế hoạch tổng thể phát triển công nghiệp điện tử Việt Nam đến năm 2010 và tầm nhìn đến năm 2020 do Thủ tướng Chính Phủ ban hành
- 9Quyết định 14/2007/QĐ-BBCVT phê duyệt Quy hoạch phát triển công nghệ thông tin và truyền thông vùng kinh tế trọng điểm phía Nam đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020 do Bộ trưởng Bộ Bưu chính Viễn thông ban hành.
- 10Chỉ thị 07/2008/CT-BTTTT về đẩy mạnh sử dụng phần mềm mã nguồn mở trong hoạt động của cơ quan, tổ chức nhà nước do Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành
- 11Quyết định 50/2009/QĐ-TTg về Quy chế quản lý Chương trình phát triển công nghiệp phần mềm và Chương trình phát triển công nghiệp nội dung số Việt Nam do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 12Thông tư 41/2009/TT-BTTTT ban hành danh mục các sản phẩm phần mềm mã nguồn mở đáp ứng được yêu cầu sử dụng trong các cơ quan, tổ chức nhà nước do Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành
- 13Quyết định 1755/QĐ-TTg năm 2010 phê duyệt Đề án Đưa Việt Nam sớm trở thành nước mạnh về công nghệ thông tin và truyền thông do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 14Thông tư liên tịch 142/2010/TTLT-BTC-BTTTT hướng dẫn việc quản lý và sử dụng kinh phí chi phát triển công nghiệp công nghệ thông tin do Bộ Tài chính - Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành
- 15Thông tư 19/2011/TT-BTTTT quy định về áp dụng tiêu chuẩn định dạng tài liệu mở trong cơ quan nhà nước do Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành
- 16Nghị quyết 13-NQ/TW năm 2012 về xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ nhằm đưa nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại vào năm 2020 do Ban Chấp hành Trung ương Đảng ban hành
- 17Kế hoạch 24/KH-UBND triển khai Đề án Đưa Việt Nam sớm trở thành nước mạnh về Công nghệ thông tin và truyền thông giai đoạn 2011-2015 tại tỉnh An Giang
- 18Kế hoạch 588/KH-UBND về thực hiện Nghị Quyết 04-NQ/TU về phát triển công nghiệp đến năm 2015 do tỉnh Hà Nam ban hành
- 19Quyết định 781/QĐ-UBND năm 2007 phê duyệt đề cương chi tiết Dự án quy hoạch tổng thể phát triển công nghệ thông tin tỉnh Vĩnh Long giai đoạn 2007 - 2015 và định hướng đến 2020
- 20Kế hoạch 107/KH-UBND phát triển Công nghiệp Công nghệ thông tin trên địa bàn thành phố Hà Nội năm 2013
- 21Quyết định 1759/QĐ-UBND về Kế hoạch thúc đẩy phát triển và ứng dụng phần mềm mã nguồn mở năm 2013 và giai đoạn 2013 - 2015 tỉnh Bạc Liêu
- 22Kế hoạch 29/KH-UBND năm 2014 thúc đẩy phát triển và ứng dụng phần mềm nguồn mở thành phố Hà Nội đến năm 2015
- 23Công văn 5031/UBND-VHXH năm 2014 triển khai ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin trên địa bàn tỉnh Bến Tre
- 24Quyết định 1324/QĐ-UBND năm 2014 phê duyệt Đề án Phát triển công nghiệp công nghệ thông tin và điện tử phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa tỉnh Thái Nguyên đến năm 2020
- 25Quyết định 1896/QĐ-UBND năm 2011 phê duyệt Đề án phát triển công nghiệp phần mềm thành phố Hải Phòng đến năm 2015, định hướng 2020
- 26Quyết định 7396/QĐ-UBND năm 2008 phê duyệt Kế hoạch triển khai Chương trình phát triển Công nghiệp công nghệ thông tin thành phố Đà Nẵng đến năm 2010
- 27Quyết định 4175/QĐ-UBND năm 2017 về Kế hoạch Tuyển dụng nhân sự triển khai Đề án Xây dựng Trung tâm công nghệ phần mềm tại Bình Định
Kế hoạch 10/KH-UBND năm 2013 về phát triển công nghiệp Công nghệ thông tin và thúc đẩy ứng dụng phần mềm nguồn mở năm 2013 và giai đoạn 2013-2015 do tỉnh An Giang ban hành
- Số hiệu: 10/KH-UBND
- Loại văn bản: Văn bản khác
- Ngày ban hành: 01/02/2013
- Nơi ban hành: Tỉnh An Giang
- Người ký: Võ Anh Kiệt
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Dữ liệu đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 01/02/2013
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra