Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
BỘ TÀI NGUYÊN VÀ | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 01/KH-BCHPCTT | Hà Nội, ngày 22 tháng 5 năm 2023 |
KẾ HOẠCH
ỨNG PHÓ VỚI NGUY CƠ NẮNG NÓNG, HẠN HÁN, THIẾU NƯỚC, XÂM NHẬP MẶN NĂM 2023-2024
Thực hiện các nhiệm vụ được giao tại Công điện số 397/CĐ-TTg ngày 13 tháng 5 năm 2023 của Thủ tướng Chính phủ về việc chủ động triển khai các biện pháp cấp bách ứng phó với nguy cơ nắng nóng, hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn, Ban Chỉ huy phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện và ứng phó như sau:
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
1. Theo dõi sát diễn biến thời tiết, tăng cường dự báo, cảnh báo khí tượng thủy văn, đặc biệt là các thiên tai: nắng nóng, hạn hán, xâm nhập mặn, kịp thời cung cấp thông tin phục vụ chỉ đạo sản xuất, phòng, chống nguy cơ nắng nóng, hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn nhằm hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại do hạn hán, xâm nhập mặn gây ra.
2. Tăng cường sự phối hợp giữa các đơn vị trong quá trình tổ chức theo dõi, giám sát, tổng hợp tình hình nắng nóng, hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn, nguồn nước trên các lưu vực sông, đặc biệt là nguồn nước trên các sông xuyên biên giới; nhu cầu sử dụng nước đối với sản xuất điện, sản xuất nông nghiệp và các ngành nghề khác.
3. Tăng cường kiểm tra, giám sát việc thực hiện quy trình vận hành liên hồ chứa, các biện pháp duy trì dòng chảy tối thiểu trên sông, hạ lưu các hồ chứa, đập dâng.
4. Đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền đầy đủ về hiện tượng El Nino và tình trạng thiếu nước, hạn hán, xâm nhập mặn và những thiên tai cực đoan khác để cộng đồng dân cư để phát huy ý thức tự giác, chủ động phòng, chống.
II. NHIỆM VỤ
1. Tổng cục Khí tượng Thủy văn
a) Tổng hợp diễn biến của thiên tai và công tác phòng, chống thiên tai; báo cáo Lãnh đạo Bộ chỉ đạo xử lý kịp thời.
b) Phối hợp với các đơn vị thuộc Bộ: Cục Quản lý tài nguyên nước, Cục Viễn thám quốc gia, Viện Khoa học Khí tượng Thủy văn và Biến đổi khí hậu, Viện Khoa học Tài nguyên nước, Văn phòng thường trực Ủy ban sông Mê Công Việt Nam, Trung tâm Quy hoạch và Điều tra tài nguyên nước quốc gia thực hiện tăng cường giám sát hiện trạng nguồn nước trên các lưu vực sông, đặc biệt là các các lưu vực sông xuyên biên giới, các nguồn nước liên tỉnh.
c) Chủ trì, phối hợp với Văn phòng Bộ và các đơn vị truyền thông thuộc Bộ tổ chức tuyên truyền, cung cấp đầy đủ thông tin về hiện tượng El Nino, tình trạng thiếu nước, hạn hán, xâm nhập mặn và các hiện tượng khí tượng thủy văn nguy hiểm cho các cơ quan thông tấn, báo chí.
d) Đề xuất tổ chức các cuộc họp thảo luận nhận định nguy cơ và tác động của nắng nóng, hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn và các hiện tượng khí tượng thủy văn nguy hiểm khác.
đ) Chỉ đạo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia và các Đài Khí tượng Thủy văn khu vực:
- Theo dõi sát diễn biến thời tiết, tăng cường dự báo, cảnh báo khí tượng thủy văn, đặc biệt là các thiên tai: nắng nóng, hạn hán, xâm nhập mặn kịp thời cung cấp thông tin cho Ban chỉ đạo quốc gia về phòng, chống thiên tai, Ban Chỉ huy phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn các tỉnh phục vụ chỉ đạo sản xuất và phòng, chống hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn.
- Giám sát, cảnh báo kịp thời các nguy cơ mưa, bão, lũ lớn bất thường có thể xuất hiện trong thời gian ảnh hưởng của El Nino.
- Cập nhật bản tin dự báo nguồn nước phục vụ vận hành hồ chứa thời gian thực vào giữa các tuần hoặc ngay khi phát hiện các điều kiện bất thường.
- Theo dõi sát tình hình nguồn nước tại các hồ chứa thủy lợi, thủy điện; rà soát, xác định các vùng có nguy cơ cao bị hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn, báo cáo định kỳ 02 lần/tháng hoặc ngay sau khi phát hiện các điều kiện bất thường về Tổng cục Khí tượng Thủy văn.
- Tăng cường quan trắc, theo dõi chặt chẽ diễn biến tình hình xâm nhập mặn, thường xuyên cập nhật, thông tin về số liệu đo mặn trên các sông, kênh, rạch đến các cấp chính quyền địa phương và người dân để chủ động phòng tránh, ứng phó.
- Tổ chức cung cấp thông tin cập nhật về hiện tượng El Nino, nguồn nước, nguy cơ bão, lũ bất thường vào ngày thứ 6 hàng tuần hoặc ngay khi phát hiện các điều kiện bất thường cho các cơ quan truyền thông theo quy định.
2. Cục Quản lý tài nguyên nước
a) Chủ trì, phối hợp với cơ quan, đơn vị có liên quan rà soát kế hoạch khai thác sử dụng nước trên các lưu vực sông; giám sát hoạt động khai thác, sử dụng nước.
b) Phối hợp chia sẻ, cung cấp thông tin số liệu về vận hành hồ chứa; giám sát việc thực hiện các quy trình vận hành liên hồ chứa đảm bảo mục tiêu cấp nước cho hạ du phòng, chống hạn, xâm nhập mặn.
c) Chủ trì, phối hợp với Bộ, ngành, cơ quan, đơn vị có liên quan và các địa phương thống nhất kế hoạch vận hành linh hoạt, điều tiết nước các hồ chứa thủy lợi, thủy điện lớn để chủ động phòng, chống hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn và khai thác hiệu quả nguồn tài nguyên nước trong cả mùa lũ, mùa cạn.
d) Lập kế hoạch điều hòa, phân phối tài nguyên nước các nguồn nước liên tỉnh có nguy cơ bị thiếu hụt, cạn kiệt và tổ chức thực hiện sau khi được cấp có thẩm quyền phê duyệt; hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện kế hoạch điều hòa, phân phối tài nguyên nước, phương án phòng, chống cạn kiệt nguồn nước trong các hoạt động xây dựng, sản xuất, kinh doanh, dịch vụ theo quy định của pháp luật.
3. Cục Viễn thám quốc gia
Tổ chức thực hiện việc ứng dụng công nghệ viễn thám quan trắc nguồn nước, giám sát hạn hán, xâm nhập mặn; tác động, ảnh hưởng của El Nino; cung cấp cho Tổng cục Khí tượng Thủy văn và Viện Khoa học Khí tượng Thủy văn và Biến đổi khí hậu thông tin, dữ liệu ảnh viễn thám, thông tin quan trắc, giám sát nguồn nước trên các lưu vực sông, đặc biệt là các lưu vực sông xuyên biên giới; dữ liệu độ ẩm đất, nhiệt độ bề mặt đất, hàm lượng hơi nước trong không khí, trạng thái thực vật phục vụ công tác dự báo, cảnh báo nguồn nước, hạn hán, xâm nhập mặn (cập nhật 01 tuần/lần); dữ liệu nhiệt độ, độ cao, hàm lượng muối bề mặt biển trên toàn bộ Biển Đông phục vụ nghiên cứu El Nino.
4. Viện Khoa học Khí tượng Thủy văn và Biến đổi khí hậu
Cung cấp các kết quả nghiên cứu về hiện tượng El Nino và tình trạng thiếu nước, hạn hán; các thông tin dự báo về lượng mưa, hiện tượng nắng nóng, hạn hán và cảnh báo tác động cho Tổng cục Khí tượng Thủy văn, cập nhật 01 tháng/lần hoặc khi có yêu cầu.
5. Viện Khoa học Tài nguyên nước
a) Phối hợp với Cục Quản lý tài nguyên nước trong tính toán cân bằng nước, xác định khả năng cung, cầu nước ở từng khu vực và giám sát, đánh giá việc vận hành các hồ chứa lớn cung cấp thông tin cho Tổng cục Khí tượng Thủy văn.
b) Cung cấp các kết quả nghiên cứu liên quan đến dự báo, cảnh báo hạn hán, xâm nhập mặn cho Tổng cục Khí tượng Thủy văn.
6. Trung tâm Quy hoạch và Điều tra tài nguyên nước quốc gia
a) Tăng cường công tác quan trắc, giám sát các nguồn nước dưới đất, cung cấp các thông tin dự báo tài nguyên nước cho Tổng cục Khí tượng Thủy văn hỗ trợ công tác dự báo, cảnh báo hạn hán, thiếu nước.
b) Phối hợp với Cục Quản lý tài nguyên nước, Tổng cục Khí tượng thủy văn dự báo tổng lượng tài nguyên nước; cảnh báo thiếu hụt nguồn nước, xâm nhập mặn, nguy cơ hạ thấp mực nước dưới đất.
c) Phối hợp với Cục Quản lý tài nguyên nước đề xuất các giải pháp cấp bách nhằm cung cấp nguồn nước phục vụ đời sống nhân dân tại các vùng hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn.
7. Văn phòng thường trực Ủy ban sông Mê Công Việt Nam
Theo dõi, giám sát diễn biến tài nguyên nước và các hoạt động sử dụng, bảo vệ tài nguyên nước vùng thượng nguồn lưu vực sông Mê Công, cung cấp kịp thời các thông tin cho Tổng cục Khí tượng Thủy văn phục vụ công tác dự báo, cảnh báo khí tượng thủy văn.
8. Báo Tài nguyên và Môi trường
Phối hợp với Tổng cục Khí tượng Thủy văn tổ chức thực hiện công tác thông tin, truyền thông nhằm đưa thông tin về tình hình, diễn biến thiên tai tới người dân để chủ động ứng phó trong các tình huống, giảm thiểu rủi ro và thiệt hại.
9. Văn phòng Bộ
Chủ trì, phối hợp với Tổng cục Khí tượng Thủy văn bảo đảm công tác tiếp nhận, ban hành các văn bản chỉ đạo hoạt động phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn của Bộ được triển khai kịp thời, hiệu quả; bố trí phương tiện, phòng họp và thiết bị phục vụ công tác chỉ đạo, kiểm tra hoạt động phòng, chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn của Lãnh đạo Bộ, Trưởng Ban và các thành viên Ban Chỉ huy phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn.
III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Thủ trưởng các đơn vị trực thuộc Bộ có liên quan căn cứ nội dung Kế hoạch này và các văn bản khác có liên quan theo lĩnh vực phụ trách, chỉ đạo xây dựng kế hoạch thực hiện của đơn vị; báo cáo kết quả cho Trưởng ban và gửi Tổng cục Khí tượng Thủy văn để tổng hợp.
2. Tổng cục Khí tượng Thủy văn chịu trách nhiệm:
a) Thường xuyên theo dõi, tổng hợp báo cáo cho Trưởng ban để chỉ đạo, giải quyết kịp thời công tác dự báo, cảnh báo thiên tai, công tác phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn của Bộ.
b) Chủ trì, phối hợp với các đơn vị có liên quan kiểm tra, đôn đốc các đơn vị thực hiện nghiêm túc Kế hoạch này./.
| TRƯỞNG BAN |
- 1Công điện 369/CĐ-TTg năm 2021 về chủ động ứng phó xâm nhập mặn, thiếu nước sinh hoạt tại Đồng bằng sông Cửu Long do Thủ tướng Chính phủ điện
- 2Công văn 2055/BNN-TCTL năm 2021 thực hiện Công điện 369/CĐ-TTg về chủ động ứng phó xâm nhập mặn, thiếu nước sinh hoạt tại Đồng bằng sông Cửu Long do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 3Công văn 4965/BNN-TCTL năm 2022 về giải pháp ngăn chặn xâm nhập mặn ở Đồng bằng sông Cửu Long do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 4Công văn 3222/BNN-TL năm 2023 tổ chức các giải pháp ứng phó với nguy cơ hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Công điện 397/CĐ-TTg do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 5Công văn 3626/BTNMT-TNN năm 2023 về đề xuất phương án vận hành linh hoạt các hồ chứa trên các lưu vực sông do Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành
- 6Công điện 04/CĐ-TTg năm 2024 chủ động ứng phó với nguy cơ hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn do Thủ tướng Chính phủ điện
- 7Công văn 460/BXD-HTKT năm 2024 tăng cường các giải pháp đảm bảo cấp nước an toàn ứng phó với nguy cơ hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn do Bộ Xây dựng ban hành
- 1Công điện 369/CĐ-TTg năm 2021 về chủ động ứng phó xâm nhập mặn, thiếu nước sinh hoạt tại Đồng bằng sông Cửu Long do Thủ tướng Chính phủ điện
- 2Công văn 2055/BNN-TCTL năm 2021 thực hiện Công điện 369/CĐ-TTg về chủ động ứng phó xâm nhập mặn, thiếu nước sinh hoạt tại Đồng bằng sông Cửu Long do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 3Công văn 4965/BNN-TCTL năm 2022 về giải pháp ngăn chặn xâm nhập mặn ở Đồng bằng sông Cửu Long do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 4Công điện 397/CĐ-TTg năm 2023 về chủ động triển khai biện pháp cấp bách ứng phó với nguy cơ nắng nóng, hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn do Thủ tướng Chính phủ điện
- 5Công văn 3222/BNN-TL năm 2023 tổ chức các giải pháp ứng phó với nguy cơ hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Công điện 397/CĐ-TTg do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 6Công văn 3626/BTNMT-TNN năm 2023 về đề xuất phương án vận hành linh hoạt các hồ chứa trên các lưu vực sông do Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành
- 7Công điện 04/CĐ-TTg năm 2024 chủ động ứng phó với nguy cơ hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn do Thủ tướng Chính phủ điện
- 8Công văn 460/BXD-HTKT năm 2024 tăng cường các giải pháp đảm bảo cấp nước an toàn ứng phó với nguy cơ hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn do Bộ Xây dựng ban hành
Kế hoạch 01/KH-BCHPCTT năm 2023 về ứng phó với nguy cơ nắng nóng, hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn năm 2023-2024 do Ban Chỉ huy phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn ban hành
- Số hiệu: 01/KH-BCHPCTT
- Loại văn bản: Kế hoạch
- Ngày ban hành: 22/05/2023
- Nơi ban hành: Ban Chỉ huy phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn
- Người ký: Lê Công Thành
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra