Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
NGÂN HÀNG | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 682/NHCS-TD | Hà Nội, ngày 23 tháng 04 năm 2007 |
Để triển khai Quyết định số 212/2006/QĐ-TTg ngày 20/9/2006 của Thủ tướng Chính phủ về tín dụng đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và doanh nghiệp sử dụng người lao động là người sau cai nghiện ma túy, Thông tư số 05/2007/TT-BTC ngày 18/01/2007 của Bộ Tài chính hướng dẫn một số nội dung Quyết định số 212/2006/QĐ-TTg ngày 20/9/2006 của Thủ tướng Chính phủ, Tổng giám đốc Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) hướng dẫn thực hiện cho vay vốn theo Quyết định này như sau:
I. Một số nội dung được hiểu và thực hiện thống nhất trong văn bản hướng dẫn
1. Đối tượng được vay vốn
Đối tượng vay vốn bao gồm: hộ gia đình, cơ sở và doanh nghiệp (sau đây gọi chung là người vay) sử dụng lao động là người sau cai nghiện ma túy thuộc đối tượng thực hiện đề án thí điểm “Tổ chức quản lý dạy nghề và giải quyết việc làm cho người sau cai nghiện” của UBND cấp tỉnh đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
2. Dự án hoặc phương án sản xuất, kinh doanh
Là những đề xuất về nhu cầu vốn, cách thức sử dụng vốn, kết quả tương ứng thu được trong một khoảng thời gian xác định đối với hoạt động cụ thể để sản xuất, kinh doanh, dịch vụ (sau đây gọi chung là dự án sản xuất).
3. Thời hạn cho vay
3.1. NHCSXH cho vay theo các thể loại:
- Cho vay ngắn hạn là những khoản vay có thời hạn cho vay đến 12 tháng.
- Cho vay trung hạn là những khoản vay có thời hạn cho vay từ trên 12 tháng đến 60 tháng.
3.2. NHCSXH nơi cho vay và khách hàng vay vốn thỏa thuận về: kỳ hạn trả nợ, thời hạn cho vay căn cứ vào:
- Mục đích sử dụng vốn vay,
- Thời hạn thu hồi vốn của dự án,
- Khả năng trả nợ của người vay.
3.3. Định kỳ trả nợ gốc, lãi:
a. Đối với cho vay ngắn hạn thì không phải định kỳ hạn nợ, trả nợ gốc một lần khi đến hạn.
b. Đối với cho vay trung hạn phải định kỳ hạn nợ, mỗi kỳ hạn nợ là 6 tháng hoặc 1 năm.
c. Giám đốc Ngân hàng nơi cho vay và người vay thoả thuận kỳ hạn trả lãi tiền vay hàng tháng hoặc hàng quý.
4. Phương thức cho vay
4.1. Đối với hộ gia đình: việc cho vay được thực hiện theo phương thức uỷ thác từng phần qua các tổ chức chính trị - xã hội như cơ chế uỷ thác cho vay hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác.
Đối với những nơi đã có Tổ tiết kiệm và vay vốn (TK&VV) đang hoạt động thì Tổ trưởng Tổ TK&VV tổ chức kết nạp người vay vào Tổ để họ có đủ điều kiện vay vốn Ngân hàng.
Đối với những nơi chưa có Tổ TK&VV thì Ngân hàng nơi cho vay thoả thuận với các tổ chức chính trị - xã hội ở địa phương chỉ đạo thành lập Tổ TK&VV tạo điều kiện cho người vay làm thủ tục vay vốn Ngân hàng.
4.2. Đối với cơ sở và doanh nghiệp: NHCSXH thực hiện cho vay trực tiếp tại Hội sở Ngân hàng cấp tỉnh, cấp huyện.
II. Thủ tục và quy trình nghiệp vụ cho vay
- Dự án vay vốn theo mẫu số 01a/GQVL (ban hành kèm theo văn bản số 321/NHCS-TD ngày 15/02/2006 của Tổng giám đốc NHCSXH, sau đây gọi tắt là văn bản 321).
- Hợp đồng tín dụng theo mẫu số 04b/GQVL (văn bản số 321).
- Danh sách hộ gia đình đề nghị vay vốn NHCSXH (mẫu số 03/TD).
- Biên bản họp Tổ TK&VV (mẫu số 10/TD).
- Thông báo kết quả phê duyệt cho vay (mẫu số 04/TD).
1.2. Quy trình cho vay
a. Người vay lập dự án vay vốn (mẫu số 01a/GQVL) được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền (do UBND cấp tỉnh quy định) thẩm định và phê duyệt trực tiếp vào dự án (mẫu số 01a/GQVL) hoặc bằng văn bản thẩm định, phê duyệt riêng về địa điểm thực hiện và sử dụng lao động là người sau cai nghiện ma túy.
b. Tổ TK&VV nhận hồ sơ của người vay, tiến hành tổ chức họp Tổ để thảo luận, bình xét cho vay, kiểm tra các yếu tố trên dự án vay vốn, đối chiếu với đối tượng xin vay đúng với chính sách vay vốn của Chính phủ. Nếu chưa đúng thì hướng dẫn người vay làm lại thủ tục hoặc bổ sung phần còn thiếu. Sau đó lập Danh sách hộ gia đình đề nghị vay vốn NHCSXH (mẫu số 03/TD) kèm theo dự án vay vốn (mẫu 01a/GQVL) trình UBND cấp xã xác nhận.
c. Sau khi có xác nhận của UBND cấp xã, Tổ trưởng Tổ TK&VV gửi bộ hồ sơ xin vay đến NHCSXH nơi cho vay để làm thủ tục phê duyệt.
e. UBND cấp xã thông báo cho tổ chức chính trị - xã hội cấp xã (đơn vị nhận uỷ thác) để Tổ TK&VV thông báo cho người vay đến điểm giao dịch tại xã hoặc trụ sở NHCSXH nơi cho vay để làm thủ tục nhận tiền vay.
1.3. Tổ chức giải ngân, thu nợ, thu lãi
Việc tổ chức giải ngân, thu nợ, thu lãi được thực hiện như cho vay đối với hộ nghèo, người vay trực tiếp đến nhận tiền vay tại nơi quy định. Trường hợp người vay không trực tiếp đến nhận tiền vay, được uỷ quyền cho thành viên trong hộ lĩnh tiền vay nhưng phải có giấy uỷ quyền có xác nhận của UBND cấp xã.
Mỗi lần giải ngân, thu nợ, thu lãi, kế toán ghi đầy đủ nội dung và yêu cầu người vay ký xác nhận tiền vay vào Phụ lục hợp đồng tín dụng (Phần theo dõi cho vay - thu nợ - dư nợ trong hạn, mẫu số 04b/GQVL văn bản 321) cả liên lưu tại Ngân hàng và người vay giữ.
1.4. Xử lý nợ đến hạn
a. Đến hạn trả nợ, người vay có trách nhiệm trả nợ gốc, lãi đầy đủ cho NHCSXH.
b. Điều chỉnh kỳ hạn nợ
Đối với khoản vay trung hạn: trường hợp người vay có khó khăn chưa trả được nợ gốc theo đúng kỳ hạn trả nợ thì được theo dõi vào kỳ hạn trả nợ tiếp theo (không chuyển nợ quá hạn của từng kỳ hạn).
c. Gia hạn nợ: trước 05 ngày của kỳ hạn trả nợ cuối cùng của thời hạn vay, người vay không trả được nợ phải có Giấy đề nghị gia hạn nợ (mẫu số 09/TD) gửi NHCSXH nơi cho vay xem xét cho gia hạn nợ. Thời hạn gia hạn nợ đối với cho vay ngắn hạn tối đa bằng thời hạn đã cho vay, đối với cho vay trung hạn tối đa bằng 1/2 thời hạn cho vay đã thỏa thuận trong hợp đồng tín dụng.
2. Đối với cơ sở và doanh nghiệp
- Dự án vay vốn theo mẫu số 01a/GQVL (văn bản 321).
- Hợp đồng tín dụng theo mẫu số 04a/GQVL (văn bản số 321).
- Thông báo kết quả phê duyệt cho vay (mẫu số 04/TD).
- Ngoài ra, tuỳ theo từng trường hợp cụ thể phải có một trong các giấy tờ sau (bản sao có công chứng):
+ Hợp đồng hợp tác sản xuất, kinh doanh có chứng nhận của UBND cấp xã đối với Tổ hợp sản xuất;
+ Giấy tờ chứng minh có đủ tiêu chí xác định trang trại theo quy định tại mục III Thông tư liên tịch số 69/2000/BNN-TCTK ngày 23/6/2000 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn - Tổng cục Thống kê;
+ Quyết định thành lập đối với Trung tâm Giáo dục Lao động - xã hội.
2.2. Quy trình cho vay
a. Người vay lập dự án vay vốn (mẫu số 01a/GQVL) được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền (do UBND cấp tỉnh quy định) thẩm định và phê duyệt trực tiếp vào dự án (mẫu số 01a/GQVL) hoặc bằng văn bản thẩm định, phê duyệt riêng về địa điểm thực hiện và sử dụng lao động là người sau cai nghiện ma túy.
2.3. Giải ngân
NHCSXH trực tiếp giải ngân cho người vay một hoặc nhiều lần bằng tiền mặt hoặc chuyển khoản. Người vay phải có chứng minh nhân dân. Trường hợp người vay không trực tiếp đến nhận tiền vay, được uỷ quyền bằng văn bản theo quy định hiện hành.
Khi giải ngân cán bộ ngân hàng ghi đầy đủ nội dung và yêu cầu người vay ký nhận tiền vào Phụ lục hợp đồng tín dụng (phần theo dõi cho vay - thu nợ- dư nợ, mẫu số 04a/GQVL) cả liên lưu tại Ngân hàng và người vay giữ.
2.4. Thu nợ, thu lãi
Mỗi lần thu nợ, thu lãi cán bộ ngân hàng ghi đầy đủ nội dung và ký xác nhận theo quy định tại Phụ lục hợp đồng tín dụng (mẫu số 04a/GQVL).
2.5. Xử lý nợ đến hạn
a. Đến hạn trả nợ: người vay có trách nhiệm trả nợ gốc, lãi đầy đủ cho NHCSXH.
b. Điều chỉnh kỳ hạn nợ: trường hợp người vay không trả nợ gốc đúng kỳ hạn trong hợp đồng tín dụng thì trước 05 ngày phải có Giấy đề nghị điều chỉnh kỳ hạn nợ (mẫu số 08/TD). NHCSXH nơi cho vay xem xét cho điều chỉnh kỳ hạn trả nợ vào kỳ tiếp theo.
c. Gia hạn nợ: trước 05 ngày của kỳ hạn trả nợ cuối cùng, người vay không trả được nợ phải có Giấy đề nghị gia hạn nợ theo mẫu số 09/TD gửi NHCSXH nơi cho vay xem xét cho gia hạn nợ. Thời hạn gia hạn nợ đối với cho vay ngắn hạn tối đa bằng thời hạn đã cho vay, đối với cho vay trung hạn tối đa bằng 1/2 thời hạn đã cho vay.
- Đến kỳ hạn trả nợ đối với cơ sở và doanh nghiệp nếu không được ngân hàng xem xét cho điều chỉnh kỳ hạn nợ thì chuyển số tiền đến hạn của kỳ hạn đó sang nợ quá hạn.
- Đến thời hạn trả nợ cuối cùng, người vay không trả được nợ, NHCSXH không chấp thuận cho gia hạn nợ thì chuyển dư nợ còn lại sang nợ quá hạn.
- Các trường hợp người vay sử dụng vốn sai mục đích, NHCSXH nơi cho vay thực hiện thu hồi nợ trước hạn hoặc chuyển sang nợ quá hạn toàn bộ số dư nợ gốc.
4. Kiểm tra, giám sát và xử lý vốn vay
4.1. Đối với hộ gia đình thực hiện phương thức uỷ thác từng phần cho các tổ chức chính trị - xã hội trực tiếp đảm nhận
a. Tổ TK&VV
- Tổ TK&VV có nhiệm vụ kiểm tra điều kiện vay vốn của người vay khi nhận dự án vay vốn từ người vay để xác định đúng đối tượng được vay.
- Thường xuyên làm nhiệm vụ kiểm tra, giám sát đôn đốc người vay trong Tổ TK&VV sử dụng vốn vay đúng mục đích, trả nợ, trả lãi đúng kỳ hạn cam kết; chứng kiến và kiểm tra các buổi giải ngân cho vay, thu nợ, thu lãi.
- Cùng với các tổ chức chính trị - xã hội và cán bộ NHCSXH bàn bạc thống nhất ý kiến xử lý các khoản nợ quá hạn, nợ bị rủi ro trình UBND cấp có thẩm quyền đề nghị xử lý.
b. Tổ chức chính trị - xã hội cấp xã
- Chỉ đạo và tham gia cùng Tổ TK&VV tổ chức họp Tổ để bình xét công khai người vay có nhu cầu xin vay vốn và đủ điều kiện vay đưa vào Danh sách hộ gia đình đề nghị vay vốn NHCSXH (mẫu số 03/TD).
- Kiểm tra, giám sát quá trình sử dụng vốn vay của người vay theo hình thức đối chiếu công khai (mẫu số 06/TD) và thông báo kịp thời cho Ngân hàng nơi cho vay về các trường hợp sử dụng vốn vay sai mục đích, vay ké, bỏ trốn, chết, mất tích, bị rủi ro do nguyên nhân khách quan (thiên tai, dịch bệnh, hoả hoạn…) để có biện pháp xử lý kịp thời. Phối hợp cùng NHCSXH và chính quyền địa phương xử lý các trường hợp nợ chây ỳ, nợ quá hạn và hướng dẫn người vay lập hồ sơ đề nghị xử lý nợ rủi ro do nguyên nhân khách quan (nếu có).
- Chỉ đạo và giám sát Ban quản lý Tổ TK&VV trong việc thực hiện Hợp đồng uỷ nhiệm đã ký với NHCSXH.
c. Đối với NHCSXH
- Thực hiện kiểm tra đối chiếu Danh sách hộ gia đình đề nghị vay vốn NHCSXH (mẫu số 03/TD) với Danh sách thành viên Tổ TK&VV (mẫu số 10/TD). Kiểm tra tính pháp lý của bộ hồ sơ xin vay theo quy định.
- Định kỳ hoặc đột xuất, lãnh đạo NHCSXH mời các thành viên trong Ban đại diện HĐQT NHCSXH cùng cấp thực hiện chương trình kiểm tra, giám sát hoạt động của Tổ TK&VV, của người vay và của tổ chức Hội cấp dưới trong việc chấp hành chính sách tín dụng và hiệu quả sử dụng vốn vay của người vay.
- Chủ động tổ chức giao ban định kỳ tại các Điểm giao dịch tại xã để trao đổi về kết quả uỷ thác, tồn tại, vướng mắc, bàn giải pháp và kiến nghị xử lý nợ đến hạn, nợ quá hạn, nợ bị rủi ro, nợ bị xâm tiêu (nếu có)…
4.2. Đối với cơ sở và doanh nghiệp
NHCSXH nơi cho vay tổ chức thực hiện kiểm tra trực tiếp:
- Kiểm tra tính hợp pháp, hợp lệ của bộ hồ sơ xin vay;
- Kiểm tra sử dụng vốn vay (mẫu số 06/TD).
4.3. Xử lý sau khi kiểm tra
Giám đốc NHCSXH nơi cho vay căn cứ vào kết quả kiểm tra tùy theo mức độ vi phạm của người vay quyết định xử lý như sau:
a. Tạm ngừng cho vay trong các trường hợp: người vay sử dụng vốn vay sai mục đích, cung cấp thông tin sai sự thật.
b. Chấm dứt cho vay và thu hồi nợ trước hạn trong các trường hợp: người vay vi phạm những điều khoản trong hợp đồng tín dụng nhưng không khắc phục, sửa chữa.
c. Khởi kiện trước pháp luật trong các trường hợp sau:
- Người vay vi phạm các quy định trong hợp đồng tín dụng đã được NHCSXH thông báo bằng văn bản nhưng không khắc phục;
- Người vay có nợ quá hạn do nguyên nhân chủ quan nhưng không có biện pháp khả thi để trả nợ ngân hàng;
- Người vay có năng lực tài chính để trả nợ nhưng cố tình trốn tránh trả nợ ngân hàng;
- Người vay có hành vi lừa đảo, gian lận;
- Các vi phạm khác theo quy định của pháp luật.
5. Xử lý nợ bị rủi ro do nguyên nhân khách quan
Thực hiện theo quy định của NHCSXH tại Quyết định số 55/QĐ-HĐQT ngày 24/02/2006 của Chủ tịch Hội đồng quản trị NHCSXH. Thẩm quyền quyết định xử lý nợ bị rủi ro do UBND cấp tỉnh và nguồn xử lý nợ bị rủi ro do ngân sách tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương bù đắp.
Toàn bộ hồ sơ cho vay được lưu giữ tại bộ phận kế toán NHCSXH nơi cho vay.
1. Hàng năm, căn cứ vào nguồn vốn của UBND cấp tỉnh dành cho chương trình này; NHCSXH cấp tỉnh, cấp huyện triển khai cho vay theo đề án thí điểm của tỉnh. Việc hạch toán kế toán và chế độ báo cáo thống kê thực hiện theo quy định hiện hành của NHCSXH.
2. Những điểm không hướng dẫn tại văn bản này, NHCSXH thực hiện theo quy định tại Quyết định số 212/2006/QĐ-TTg ngày 20/9/2006 của Thủ tướng Chính phủ, Thông tư số 05/2007/TT-BTC ngày 18/01/2007 của Bộ Tài chính v/v “Hướng dẫn một số nội dung Quyết định số 212/2006/QĐ-TTg ngày 20/9/2006 của Thủ tướng Chính phủ về tín dụng đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và doanh nghiệp sử dụng lao động là người sau cai nghiện ma túy” và hướng dẫn của UBND cấp tỉnh.
3. Nhận được văn bản này, Giám đốc NHCSXH cấp tỉnh, cấp huyện báo cáo UBND và Trưởng Ban đại diện Hội đồng quản trị NHCSXH cùng cấp để triển khai thực hiện. Quá trình thực hiện có vướng mắc, báo cáo về Hội sở chính NHCSXH xem xét, giải quyết./.
Nơi nhận: | TỔNG GIÁM ĐỐC |
(Kèm theo văn bản số 682/NHCS-TD ngày 23/4/2007 V/v hướng dẫn thực hiện cho vay vốn theo Quyết định số 212/2006/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về tín dụng đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và doanh nghiệp sử dụng người lao động là người sau cai nghiện ma túy)
STT | MẪU SỐ | TÊN MẪU BIỂU |
1 | 01a/GQVL | Dự án vay vốn (theo văn bản số 321/NHCS-TD về cho vay giải quyết việc làm) |
2 | 03/TD | Danh sách hộ gia đình đề nghị vay vốn NHCSXH |
3 | 04/TD | Thông báo phê duyệt cho vay |
4 | 04a/GQVL | Hợp đồng tín dụng (theo văn bản số 321/NHCS-TD) |
5 | 04b/GQVL | Hợp đồng tín dụng (theo văn bản số 321/NHCS-TD) |
6 | 06/TD | Phiếu kiểm tra sử dụng vốn vay |
7 | 09/TD | Giấy đề nghị gia hạn nợ |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
--------------------
DỰ ÁN VAY VỐN QUỸ CHO VAY GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM
(Áp dụng cho cơ sở sản xuất kinh doanh)
Tên dự án: …………………………………………………………………………………………………
Họ và tên chủ dự án: ……………………………………………………………………………………..
Địa chỉ liên hệ: …………………………………………………………………………………………….
Địa điểm thực hiện dự án: ……………………………………………………………………………….
I - Bối cảnh
- Đặc điểm tình hình cơ sở sản xuất kinh doanh: ……………………………………………………
- Bối cảnh kinh tế - xã hội:..............................................................................................................
- Khả năng phát triển cơ sở sản xuất kinh doanh trong dự án: …………………………………….
II - Mục tiêu dự án
1. Đầu tư phát triển, mở rộng sản xuất kinh doanh, tăng sản phẩm, doanh thu, lợi nhuận.
2. Giải quyết việc làm cho lao động:
- Tạo thêm chỗ làm việc mới, thu hút thêm lao động vào làm việc.
- Đảm bảo việc làm, ổn định chỗ làm việc cho người lao động.
- Đảm bảo thu nhập góp phần ổn định cuộc sống cho người lao động.
III - Nội dung dự án
1. Chủ thể dự án: ……………………………………………………………………………………….
- Tên gọi cơ sở sản xuất, kinh doanh: …………………………………………………………………
- Chức năng: ……………………………………………………………………………………………..
- Tên người đứng đầu: ………………………………………………………………………………….
- Địa chỉ trụ sở sản xuất: ………………………………………………………………………………..
- Vốn hoạt động: ………………………………………………………………………………….. đồng
- Số hiệu tài khoản tiền gửi: …………………………………. tại …………………………………….
2. Mặt bằng sản xuất, kinh doanh (hiện trạng, diện tích):
- Văn phòng (địa chỉ, m2): ………………………………………………………………………………
- Nhà xưởng, kho bãi (địa chỉ, m2): ……………………………………………………………………
3. Nguồn vốn hoạt động (quy ra tiền): …………………………………………………………………
- Tổng số: …………………………………………………………………………………………………
+ Trong đó: - Vốn tự có: ……………………….. đồng - Vốn vay: ……………………………. đồng
+ Chia ra: - Vốn cố định: ……………………….. đồng - Vốn lưu động: ……………………… đồng
4. Năng lực sản xuất:
- Xưởng sản xuất (số lượng, diện tích, tình trạng hoạt động):
- Trang thiết bị, máy móc (số lượng, giá trị, tình trạng hoạt động):
- Tổ chức, Bộ máy (số lượng phòng ban, số lượng lao động):
5. Kết quả sản xuất kinh doanh (2 năm gần nhất):
- Sản phẩm (số lượng, khối lượng từng loại sản phẩm): ……………………………………………
- Doanh thu (đồng): ………………………………………………………………………………………
- Thuế (đồng): ………………………… Lợi nhuận (đồng): ……………………………………………
- Tiền lương công nhân: ………………………………….. (đồng/tháng)
6. Nhu cầu mở rộng sản xuất kinh doanh, phát triển doanh nghiệp:
a, Đầu tư trang thiết bị:
- Máy móc, thiết bị (chủng loại, số lượng, giá trị): ………………………………………………….
- Phương tiện (chủng loại, số lượng, giá trị): ………………………………………………………..
b, Đầu tư vốn lưu động:
- Vật tư, nguyên, nhiên liệu (chủng loại, số lượng, giá trị): ………………………………………..
c, Nhu cầu sử dụng lao động:
- Lao động hiện có: .......................................................................................................... người
- Lao động tăng thêm: ………………………………………………………………………….. người
Trong đó:
+ Lao động nữ: ……................………………………………………….. người
+ Lao động là người tàn tật: …………………………………………….. người
+ Lao động là người dân tộc: …………………………………………… người
+ Lao động bị thu hồi đất do chuyển đổi mục đích sử dụng đất nông nghiệp: …………….. người
7. Số vốn xin vay từ Quỹ Quốc gia về việc làm:
- Tổng số vốn xin vay: ………………… đồng (chiếm... % so với tổng số vốn thực hiện dự án).
- Mục đích sử dụng vốn vay: …………………………………………………………………………..
- Thời hạn vay: ………………………………….. tháng. Lãi suất: …………………………. %/tháng
8. Tài sản thế chấp: (ghi cụ thể tài sản và giá trị) …………………………………………………..
……………………………………………………………………………………………………………..
IV - Hiệu quả kinh tế của dự án
1. Đối với doanh nghiệp:
- Tăng năng lực sản xuất (máy móc, thiết bị): ……………………………………………………….
- Tăng sản phẩm, doanh thu (số lượng, giá trị): …………………………………………………….
- Tăng lợi nhuận: ………………………………….. Tăng số thuế phải nộp ngân sách nhà nước ………………………………. đồng
2. Đối với người lao động:
- Thu hút và đảm bảo ổn định việc làm cho: ………………………………………………. lao động
- Tiền công: ………………………………………………………. đồng/tháng.
V - Phần cam kết của chủ dự án
Tôi xin cam kết:
- Thu hút lao động: ………………………………. (người).
- Sử dụng vốn đúng mục đích đã nêu trong dự án.
- Đảm bảo thời hạn hoàn trả vốn.
- Thực hiện đầy đủ, đúng chế độ: thời gian làm việc và nghỉ ngơi, bảo hộ lao động, bảo hiểm đối với người lao động và nghĩa vụ đối với Nhà nước.
| .... Ngày ….. tháng ….. năm …… |
Tên tổ TK&VV: …………………... | ĐỀ NGHỊ VAY VỐN NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI | Mẫu số: 03/TD |
Tại cuộc họp các thành viên trong tổ ngày …../ ….. / ….. đã bình xét các hộ thành viên xin vay vốn Ngân hàng Chính sách xã hội. Toàn tổ nhất trí đề xuất những người có tên dưới đây được vay vốn đợt này:
STT | Họ và tên | Địa chỉ | Đề nghị của Tổ TK&VV | Phê duyệt của Ngân hàng | |||
Số tiền | Đối tượng | Thời hạn | Số tiền | Thời hạn | |||
1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 |
1 |
|
|
|
|
|
|
|
2 |
|
|
|
|
|
|
|
3 |
|
|
|
|
|
|
|
….. |
|
|
|
|
|
|
|
| Cộng: |
|
|
|
|
|
|
Cam kết của tổ Toàn tổ cam kết giúp đỡ nhau trong sản xuất và đời sống, sử dụng vốn vay đúng mục đích và đôn đốc nhau trả nợ gốc và lãi theo kỳ hạn đã cam kết. | Ngày ... tháng ... năm Các hộ có tên trên đang cư trú hợp pháp tại xã, thuộc diện hộ ……………………………….... | Ngày ... tháng... năm ... Số hộ được vay vốn đợt này: ……………………………….. hộ. | ||
Tổ trưởng | UBND xã | Cán bộ tín dụng | Trưởng phòng | Giám đốc |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập -Tự do-Hạnh phúc
--------------------
Số: ..../HĐ-TD
(Áp dụng cho cơ sở sản xuất kinh doanh)
- Căn cứ Luật các tổ chức tín dụng ngày 12/12/1997 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật các tổ chức tín dụng số 20/2004/QH11 ngày 15/6/2004;
- Căn cứ Pháp lệnh hợp đồng kinh tế ngày 25/9/1989 và Nghị định số 17-HĐBT ngày 16/1/1990 của Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh hợp đồng kinh tế;
- Căn cứ văn bản hướng dẫn nghiệp vụ cho vay vốn để giải quyết việc làm của Tổng Giám đốc Ngân hàng Chính sách xã hội.
- Căn cứ quyết định phê duyệt cho vay từ Quỹ Quốc gia quốc gia về việc làm của: ………………………………………………………………………………………………………………
Hôm nay, ngày ….. tháng .... năm ….. tại …………………………………………………………….. chúng tôi gồm:
Bên cho vay (sau đây gọi tắt là Bên A)
- Tên đơn vị cho vay: ………………………………………………………………………..
- Địa chỉ: …………………………………………………………………………………………………
- Điện thoại: ……………………………………………………………………………………………..
- Người đại diện: ……………………………………………. Chức vụ: ……………………………..
- Giấy ủy quyền (nếu có) ………………………………………………………………………………
- Do ông (bà) ………………………………………. ủy quyền ……………………………………….
Bên vay (sau đây gọi tắt là Bên B)
- Tên cơ sở sản xuất kinh doanh: …………………………………………………………………….
- Địa chỉ: ……………………………………………………; Điện thoại: ……………………………..
- Số tài khoản tiền gửi: ……………………………. tại Ngân hàng: …………………………………
- Đại diện là ông (bà) …………………………………….; Chức vụ: ………………………………..
- CMND số: ………………………… do CA tỉnh (TP) ………………... cấp ngày …………………
- Họ tên người được ủy quyền giao dịch vay vốn: …………………………………………………..
- CMND số: ……………………… do CA …………………. ……… cấp ngày ……………………..
- Địa chỉ thường trú: …………………………………………………………………………………….
Hai Bên cùng thống nhất ký kết Hợp đồng này theo các nội dung thỏa thuận sau đây:
Điều 1- Nội dung cho vay
1.1. Tổng số tiền cho vay (bằng số): ………………………………………. đồng
Bằng chữ: ……………………………………………………………………………………..
1.2. Mục tiêu giải quyết việc làm
- Số nhân viên hiện: ………………………………………… người.
- Số lao động được thu hút mới: ……………………………. người
1.3. Thời hạn cho vay: ……………….. tháng; hạn trả nợ cuối cùng ngày .../…../……..
1.4. Lãi suất tiền vay:
- Lãi suất cho vay: ………………. %/ tháng
- Lãi suất quá hạn: ………………. %/tháng
- Tiền lãi trả theo: …………………………………………………………….
1.5. Nợ gốc tiền vay được trả ……………. kỳ vào các ngày:
- Ngày ……../……/……….., số tiền: ………………… đồng.
- Ngày ……./……./……….., số tiền: ………………… đồng.
- Ngày ……./……./……….., số tiền: ………………… đồng.
- ...
Điều 2- Phát tiền vay
2.1- Bằng tiền mặt: ………………………………………. đồng
2.2- Bằng chuyển khoản (nếu có): …………………………….. đồng
2.3- Phát tiền vay một hay nhiều lần……………………………………
Điều 3- Hình thức bảo đảm tiền vay
............................................................................................................................................
............................................................................................................................................
............................................................................................................................................
............................................................................................................................................
Điều 4- Mục đích sử dụng tiền vay
............................................................................................................................................
............................................................................................................................................
............................................................................................................................................
............................................................................................................................................
Điều 5- Quyền và nghĩa vụ của Bên A.
5.1- Quyền của Bên A
a- Kiểm tra, giám sát quá trình vay vốn, sử dụng vốn vay của Bên B.
b- Ngừng cho vay và báo cáo cấp có thẩm quyền ra quyết định thu hồi nợ trước hạn nếu phát hiện bên B sử dụng vốn không đúng mục đích và không tạo được việc làm cho người lao động như đã thỏa thuận.
c- Chuyển sang nợ quá hạn kể từ ngày Bên B bị xử lý thu hồi nợ trước hạn nếu Bên B không hoàn trả đầy đủ nợ vay hoặc kể từ ngày đến hạn trả nợ nếu bên B có khả năng trả nợ nhưng không trả hoặc đến kỳ hạn trả nợ cuối cùng Bên B không được gia hạn nợ.
d- Đề nghị các cơ quan pháp luật hoặc chủ động xử lý phát mại tài sản thế chấp, cầm cố, hoặc các tài sản hình thành từ tiền vay hoặc trích tài khoản tiền gửi của Bên B để thu nợ khi Bên B đã bị chuyển nợ quá hạn trên 30 ngày.
e- Yêu cầu Bên B thực hiện đúng các thỏa thuận ghi trong Hợp đồng này.
5.2- Nghĩa vụ của Bên A
a- Thực hiện đúng những nội dung đã thỏa thuận trong Hợp đồng này.
b- Phát đủ số tiền vay phù hợp với tiến độ thực hiện dự án của bên vay, thu hồi nợ (gốc và lãi) khi đến hạn. Tiền lãi được tính trên vốn và thời hạn vay thực tế, không nhập lãi vào gốc vay.
c- Chịu mọi chi phí in ấn các ấn chỉ và cung cấp đầy đủ cho Bên vay.
d- Gửi thông báo nợ đến hạn cho Bên vay trước khi đến hạn 30 ngày.
Điều 6- Quyền và nghĩa vụ của Bên B
6.1- Quyền của Bên B
a- Trả nợ trước hạn và có thể trả nợ bằng tiền mặt hoặc chuyển khoản.
b- Từ chối mọi yêu cầu của bên A trái với thỏa thuận trong Hợp đồng này.
6.2- Nghĩa vụ của Bên B
a- Thực hiện đúng những nội dung đã thỏa thuận trong Hợp đồng này.
b- Sử dụng tiền vay đúng mục đích được duyệt. Thu hút đủ số lao động vào làm việc, hoặc tạo việc làm ổn định cho người lao động theo dự án được duyệt. Hoàn trả đầy đủ nợ vay (cả tiền gốc và lãi) theo đúng thời hạn ghi trong hợp đồng này.
c- Không được sử dụng tài sản hình thành từ tiền vay để đảm bảo cho một nghĩa vụ dân sự khác, hoặc chuyển nhượng tài sản này khi chưa trả hết nợ vay.
d- Chịu sự kiểm tra, giám sát của Bên A trong việc vay vốn, sử dụng vốn vay và tạo việc làm cho người lao động.
Điều 7- Một số thỏa thuận khác
............................................................................................................................................
............................................................................................................................................
............................................................................................................................................
............................................................................................................................................
Điều 8- Hợp đồng này có hiệu lực kể từ ngày ký cho tới khi bên B hoàn thành nghĩa vụ trả nợ cả tiền gốc và lãi.
Điều 9- Cam kết chung
1- Hai bên cam kết thực hiện nghiêm chỉnh tất cả các điều khoản của Hợp đồng này. Mọi sửa đổi, bổ sung nội dung của các điều khoản phải được sự thỏa thuận của hai bên bằng văn bản.
2- Trong quá trình thực hiện Hợp đồng, nếu có tranh chấp xảy ra thì hai bên thống nhất giải quyết trên tinh thần hợp tác. Trong trường hợp không hòa giải được thì yêu cầu cơ quan có thẩm quyền giải quyết hoặc khởi kiện trước pháp luật.
Hợp đồng này được lập thành 02 bản có giá trị pháp lý như nhau, mỗi bên giữ 01 bản.
ĐẠI DIỆN BÊN B | ĐẠI DIỆN BÊN A |
PHỤ LỤC HỢP ĐỒNG TÍN DỤNG
(kèm theo HĐTD số: ………….. Ngày …/…/…..)
1. Phần theo dõi cho vay - thu nợ - dư nợ trong hạn
Ngày tháng năm | Diễn giải | Số tiền vay | Lãi suất %/ tháng | Hạn trả nợ cuối cùng | Số tiền trả nợ | Dư nợ | Chữ ký | ||
Gốc | Lãi | Người vay | Kế toán | ||||||
1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 | 9 | 10 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
2. Phần theo dõi gia hạn nợ
Ngày, tháng, năm | Gia hạn nợ | Chữ ký Kế toán | |
Số tiền | Đến ngày, tháng, năm | ||
1 | 2 | 3 | 4 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
3. Phần theo dõi nợ quá hạn
Ngày tháng năm | Diễn giải | Số tiền chuyển nợ quá hạn | Lãi suất %/tháng | Số tiền trả nợ | Dư nợ quá hạn | Chữ ký | ||
Gốc | Lãi | Người vay | Kế toán | |||||
1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 | 9 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
-----------------
Số: ………./HĐ-TD
- Căn cứ Luật các tổ chức tín dụng ngày 12/12/1997 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật các tổ chức tín dụng số 20/2004/QH11 ngày 15/6/2004;
- Căn cứ Pháp lệnh hợp đồng kinh tế ngày 25/9/1989 và Nghị định số 17-HĐBT ngày 16/1/1990 của Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh hợp đồng kinh tế;
- Căn cứ văn bản hướng dẫn nghiệp vụ cho vay vốn của Quỹ quốc gia về việc làm của Tổng giám đốc Ngân hàng Chính sách xã hội;
- Căn cứ quyết định phê duyệt cho vay từ Quỹ Quốc gia về việc làm của: ……………..;
Hôm nay, ngày ……/ …../…….., tại …………………………….. chúng tôi gồm có:
1- Bên cho vay (sau đây gọi tắt là Bên A)
- Tên đơn vị cho vay: ……………………………………………………………..
- Địa chỉ: ……………………………………………………………………………………………………
- Người đại diện là ông (bà): ……………………………………………………………………………..
- Chức vụ: ………………………………………………………………………………………………….
- Giấy ủy quyền (nếu có) số .............………., ngày ……../ …………/ ……………………….
- Do ông (bà) ………………………… chức vụ ……………………………………………… ủy quyền
2- Bên vay (sau đây gọi tắt là Bên B)
- Họ tên chủ hộ: ………………………………………….; tuổi: ………………………………………..
- CMND số: ………………………. do CA …………………….. cấp ngày ………../……../ ………...
- Địa chỉ thường trú: ………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………………
- Họ tên người thừa kế: …………………………………………………………………………………
- CMND số: ………………………… do CA …………………………… cấp ngày ……./…../………
- Địa chỉ thường trú: ………………………………………………………………………………………
- Quan hệ với chủ hộ: …………………………………………………………………………………….
Hai Bên cùng thống nhất ký kết Hợp đồng này theo các nội dung thỏa thuận sau đây:
Điều 1- Nội dung cho vay
1.1. Tổng số tiền cho vay (bằng số): …………………………………………….. đồng
Bằng chữ: ………………………………………………………………………………………………..
1.2. Thời hạn cho vay: …………………….. tháng; hạn trả nợ cuối cùng ngày .../…../…………..
1.3. Lãi suất tiền vay:
- Lãi suất cho vay: ………….. %/tháng
- Lãi suất quá hạn: …………. %/tháng
- Tiền lãi trả theo: ……………………………………………….
1.4. Nợ gốc tiền vay được trả ……… kỳ vào các ngày:
- Ngày ……./ ………./…………., số tiền:……………………….. đồng.
- Ngày ……./ ………./…………., số tiền:……………………….. đồng.
- Ngày ……./ ………./…………., số tiền:……………………….. đồng.
- ……..
Điều 2- Phát tiền vay
2.1- Bằng tiền mặt: ……………………………… đồng
2.2- Bằng chuyển khoản (nếu có): ………………………….. đồng
2.3. Phát tiền vay một hay nhiều lần …………………………………
Điều 3- Mục đích sử dụng tiền vay
............................................................................................................................................
............................................................................................................................................
............................................................................................................................................
............................................................................................................................................
............................................................................................................................................
Điều 4- Quyền và nghĩa vụ của Bên A
4.1 - Quyền của Bên A
a- Kiểm tra, giám sát quá trình vay vốn, sử dụng vốn vay của Bên B.
b- Ngừng cho vay và báo cáo cấp có thẩm quyền ra quyết định thu hồi nợ trước hạn nếu phát hiện Bên B sử dụng vốn không đúng mục đích và không tạo được việc làm cho người lao động như đã thỏa thuận.
c- Chuyển sang nợ quá hạn kể từ ngày Bên B bị xử lý thu hồi nợ trước hạn nếu Bên B không hoàn trả đầy đủ nợ vay hoặc kể từ ngày đến hạn trả nợ nếu bên B có khả năng trả nợ nhưng không trả hoặc đến kỳ hạn nợ cuối cùng Bên B không được gia hạn nợ.
d- Định đoạt tài sản hình thành từ tiền vay khi Bên B không có khả năng thực hiện nghĩa vụ trả nợ của mình, hoặc không có chủ thể kế thừa nghĩa vụ trả nợ của bên B.
e- Yêu cầu Bên B thực hiện đúng các nghĩa vụ đã cam kết.
4.2- Nghĩa vụ của Bên A
a- Thực hiện đúng những nội dung đã thỏa thuận trong Hợp đồng này.
b- Phát đủ số tiền vay như đã thỏa thuận, thu hồi nợ (gốc và lãi) khi đến hạn. Tiền lãi được tính trên vốn và thời gian thực tế, không nhập lãi vào vốn gốc cho vay.
c- Chịu mọi chi phí in ấn các ấn chỉ và cung cấp đầy đủ cho Bên B.
d- Gửi thông báo nợ đến hạn cho Bên B trước khi đến hạn trả nợ 30 ngày.
Điều 5- Quyền và nghĩa vụ của Bên B
5.1- Quyền của Bên B
a- Trả nợ trước hạn một hoặc nhiều lần và có thể trả nợ bằng tiền mặt hoặc chuyển khoản.
b- Từ chối mọi yêu cầu của Bên cho vay trái với thỏa thuận trong Hợp đồng này.
c- Ngoài mức lãi suất cho vay ghi tại Hợp đồng này, Bên vay không phải trả cho Bên cho vay bất cứ khoản phí nào trong khi nhận tiền vay và trả nợ.
5.2- Nghĩa vụ của Bên B
a- Thực hiện đúng những nội dung đã thỏa thuận trong Hợp đồng này.
b- Sử dụng tiền vay đúng mục đích được duyệt, hoàn trả đầy đủ nợ vay (cả tiền gốc và lãi) theo đúng thời hạn ghi trong Hợp đồng này.
c- Không được sử dụng tài sản hình thành từ tiền vay để bảo đảm cho một nghĩa vụ dân sự khác, hoặc chuyển nhượng tài sản này khi chưa trả hết nợ vay.
d- Chịu sự kiểm tra, giám sát của Bên A trong việc vay vốn và sử dụng vốn vay trong thời hạn hiệu lực của Hợp đồng.
Điều 6- Một số thỏa thuận khác
............................................................................................................................................
............................................................................................................................................
............................................................................................................................................
............................................................................................................................................
Điều 7- Hợp đồng này có hiệu lực kể từ ngày ký cho tới khi Bên B hoàn thành nghĩa vụ trả nợ cả tiền gốc và lãi.
Điều 8- Cam kết chung
1- Hai bên cam kết thực hiện nghiêm chỉnh tất cả các điều khoản của Hợp đồng này. Mọi sửa đổi, bổ sung nội dung của các điều khoản phải được sự thỏa thuận của hai bên bằng văn bản.
2- Trong quá trình thực hiện Hợp đồng, nếu có tranh chấp xảy ra thì hai bên thống nhất giải quyết trên tinh thần hợp tác. Trong trường hợp không hòa giải được thì yêu cầu cơ quan có thẩm quyền giải quyết hoặc khởi kiện trước pháp luật.
Hợp đồng này được lập thành 02 bản có giá trị pháp lý như nhau, mỗi bên giữ 01 bản.
ĐẠI DIỆN BÊN B | ĐẠI DIỆN BÊN A |
PHỤ LỤC HỢP ĐỒNG TÍN DỤNG
(kèm theo HĐTD số: ………….. Ngày …/…/…..)
1. Phần theo dõi cho vay - thu nợ - dư nợ trong hạn
Ngày tháng năm | Diễn giải | Số tiền vay | Lãi suất %/ tháng | Hạn trả nợ cuối cùng | Số tiền trả nợ | Dư nợ | Chữ ký | ||
Gốc | Lãi | Người vay | Kế toán | ||||||
1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 | 9 | 10 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
2. Phần theo dõi gia hạn nợ
Ngày, tháng, năm | Gia hạn nợ | Chữ ký Kế toán | |
Số tiền | Đến ngày, tháng, năm | ||
1 | 2 | 3 | 4 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
3. Phần theo dõi nợ quá hạn
Ngày tháng năm | Diễn giải | Số tiền chuyển nợ quá hạn | Lãi suất %/tháng | Số tiền trả nợ | Dư nợ quá hạn | Chữ ký | ||
Gốc | Lãi | Người vay | Kế toán | |||||
1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 | 9 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
CN NHCSXH TỈNH ………………. | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM PHIẾU KIỂM TRA SỬ DỤNG VỐN VAY | Mẫu số 06/TD |
Họ và tên cán bộ kiểm tra: ……………………………………………………………, chức vụ ………………………………………………………………
Thời điểm kiểm tra: ………………………………………………………………......., địa bàn kiểm tra: ……………………………………………………..
PHẦN GHI THEO HỒ SƠ CHO VAY | PHẦN KIỂM TRA THỰC TẾ TẠI HỘ VAY VỐN | ||||||||
Stt | Số sổ vay vốn (Khế ước) | Họ và tên người vay | Số tiền vay | Mục đích sử dụng vốn vay | Số tiền thực nhận | Thực tế sử dụng | Số tiền sử dụng sai mục đích | Ký xác nhận của người vay | |
Vào việc | Số tiền | ||||||||
1 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
2 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
3 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
4 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
... |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Nhận xét:
Kiểm tra, đối chiếu thực tế được ………….. hộ, số tiền …………………….. đồng. Trong đó:
- Số hộ sử dụng đúng mục đích: …………… hộ, số tiền: ……………….đồng, tỷ trọng: …………. %.
- Số hộ sử dụng sai mục đích: ……………… hộ, số tiền: ………………. đồng, tỷ trọng: …………. %.
Biện pháp xử lý:
..........................................................................................................................................................................................
..........................................................................................................................................................................................
| Ngày ………., tháng ………, năm…………. |
Mẫu số: 09/TD
Lập 01 liên lưu NH
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Đốc lập - Tự do - Hạnh phúc
--------------------
Kính gửi: Ngân hàng Chính sách xã hội …………………………………
Họ và tên người vay: …………………………………………………………. Năm sinh: ……………
Địa chỉ cư trú tại: …………………………………………………………………………………………
Là thành viên tổ TK&VV: ……………………….. do ông (bà) ………………………. làm tổ trưởng.
Thuộc tổ chức Hội ……………………………………………………………………………… quản lý.
Sổ TK&VV hoặc Khế ước nhận nợ số: ……………………………………….; lập ngày ... /.... / ……
Hiện nay tôi còn nợ Ngân hàng số tiền gốc: ……………….. đồng; số tiền lãi: ………………. đồng.
Theo thỏa thuận tôi phải trả vào ngày ……… tháng ………. năm ………., nhưng đến nay tôi chưa trả được nợ vì lý do sau đây:
............................................................................................................................................
............................................................................................................................................
Đề nghị Ngân hàng xem xét cho gia hạn khoản nợ gốc nêu trên đến ngày ……… tháng …….. năm..............
Tôi xin cam kết sử dụng vốn vay đúng mục đích; trả nợ, trả lãi đầy đủ và đúng hạn. Nếu sai tôi xin chịu trách nhiệm trước pháp luật.
| Ngày ….. tháng .... năm ……….. |
PHÊ DUYỆT CỦA NHCSXH
1. Cho gia hạn nợ số tiền: ………………………… đồng. (Bằng chữ ……………………………….
………………………………………………………………………………………………………………
2. Thời gian cho gia hạn nợ: …………….. tháng.
Hạn trả nợ cuối cùng: Ngày ……../………/…………………
|
| Ngày ....tháng.... năm……… |
- 1Quyết định 1150/QĐ-LĐTBXH năm 2014 phê duyệt danh sách 15 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương thực hiện thí điểm về tín dụng đối với hộ gia đình và người nhiễm HIV, người sau cai nghiện ma túy, người điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế, người bán dâm hoàn lương theo Quyết định 29/2014/QĐ-TTg do Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành
- 2Quyết định 27/2019/QĐ-TTg về tín dụng đối với người lao động tại huyện nghèo đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng đến năm 2020 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 1Thông tư liên tịch 69/2000/TTLT-BNN-TCTK hướng dẫn tiêu chí để xác định kinh tế trang trại do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn - Tổng cục Thống kê cùng ban hành
- 2Quyết định 212/2006/QĐ-TTg về tín dụng đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và doanh nghiệp sử dụng người lao động là người sau cai nghiện ma túy do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 3Thông tư 05/2007/TT-BTC hướng dẫn Quyết định 212/2006/QĐ-TTg về tín dụng đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và doanh nghiệp sử dụng người lao động là người sau cai nghiện ma tuý do Bộ Tài chính ban hành
- 4Quyết định 55/QĐ-HĐQT năm 2006 về Quy định xử lý nợ bị rủi ro trong hệ thống Ngân hàng Chính sách xã hội do Chủ tịch Hội đồng quản trị Ngân hàng Chính sách xã hội ban hành
- 5Quyết định 1150/QĐ-LĐTBXH năm 2014 phê duyệt danh sách 15 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương thực hiện thí điểm về tín dụng đối với hộ gia đình và người nhiễm HIV, người sau cai nghiện ma túy, người điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế, người bán dâm hoàn lương theo Quyết định 29/2014/QĐ-TTg do Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành
- 6Quyết định 27/2019/QĐ-TTg về tín dụng đối với người lao động tại huyện nghèo đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng đến năm 2020 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
Hướng dẫn 682/NHCS-TD năm 2007 thực hiện cho vay vốn theo Quyết định 212/2006/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về tín dụng đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và doanh nghiệp sử dụng người lao động là người sau cai nghiện ma tuý do Ngân hàng Chính sách Xã hội ban hành
- Số hiệu: 682/NHCS-TD
- Loại văn bản: Văn bản khác
- Ngày ban hành: 23/04/2007
- Nơi ban hành: Ngân hàng Chính sách Xã hội
- Người ký: Hà Thị Hạnh
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 23/04/2007
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra