Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 23/HD-VKSTC | Hà Nội, ngày 22 tháng 4 năm 2021 |
KIỂM SÁT BIÊN BẢN PHIÊN TÒA XÉT XỬ CÁC VỤ ÁN HÌNH SỰ
Để thực hiện thống nhất, hiệu quả công tác kiểm sát biên bản phiên tòa các vụ án hình sự, đảm bảo xét xử đúng người, đúng tội, đúng pháp luật; đồng thời góp phần nâng cao số lượng, chất lượng kháng nghị, kiến nghị, Viện kiểm sát nhân dân tối cao hướng dẫn Viện kiểm sát nhân dân các cấp về công tác kiểm sát biên bản phiên tòa xét xử các vụ án hình sự như sau:
1. Thông qua kiểm sát biên bản phiên tòa xét xử các vụ án hình sự, phát hiện kịp thời những vi phạm, thiếu sót trong hoạt động xét xử của Tòa án để làm tốt nhiệm vụ kiến nghị, kháng nghị theo thẩm quyền; không để xảy ra trường hợp biên bản phiên tòa phản ánh không đúng, không đầy đủ trình tự, thủ tục, diễn biến phiên tòa, hoạt động xét xử có vi phạm về thủ tục tố tụng nhưng không được phát hiện hoặc chậm phát hiện để kháng nghị, kiến nghị, yêu cầu khắc phục vi phạm.
2. Thông báo rút kinh nghiệm trong Ngành về những vi phạm, thiếu sót đã được phát hiện qua kiểm sát biên bản phiên tòa xét xử các vụ án hình sự, nhằm nâng cao chất lượng công tác thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử vụ án hình sự của Viện kiểm sát các cấp, góp phần thực hiện đầy đủ, hiệu quả chức năng kiểm sát hoạt động tư pháp của Ngành.
3. Đề cao trách nhiệm của Lãnh đạo Viện kiểm sát các cấp, Thủ trưởng các đơn vị giải quyết án hình sự trong chỉ đạo Kiểm sát viên được phân công thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử vụ án hình sự thực hiện nhiệm vụ, ghi chép đầy đủ diễn biến phiên tòa làm cơ sở để đối chiếu khi kiểm sát biên bản phiên tòa; kiểm sát 100% biên bản phiên tòa khi thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử các vụ án hình sự thuộc thẩm quyền của Viện kiểm sát cấp mình.
II. TRÌNH TỰ, NỘI DUNG KIỂM SÁT BIÊN BẢN PHIÊN TÒA HÌNH SỰ
1. Yêu cầu kiểm tra biên bản phiên tòa hình sự
Biên bản phiên tòa phải được lập tại phiên tòa theo quy định tại khoản 3 Điều 258 Bộ luật Hình sự. Chủ tọa phiên tòa và Thư ký phải ký ngay sau khi kết thúc phiên tòa xét xử, Kiểm sát viên được phân công thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử vụ án hình sự phải kiểm sát biên bản phiên tòa theo quy định tại Điều 42, Điều 258 Bộ luật tố tụng hình sự và Điều 29 Quy chế Công tác thực hành quyền công tố, kiểm sát xét xử hình sự ban hành kèm theo Quyết định số 505/QĐ-VKSTC ngày 18/12/2017 của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao.
Trong trường hợp vì lý do khách quan, biên bản phiên tòa chưa hoàn thành và chưa được Chủ tọa, Thư ký phiên tòa ký, thì sau 15 ngày kể từ ngày kết thúc phiên tòa, Kiểm sát viên được phân công thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử phải kiểm sát biên bản phiên tòa theo quy định trên.
Khi phát hiện biên bản phiên tòa ghi không đúng, không đầy đủ trình tự, thủ tục, diễn biến quá trình xét xử vụ án theo quy định tại Điều 258 Bộ luật tố tụng hình sự, thì tùy từng mức độ ảnh hưởng đến tính đúng đắn của việc xét xử vụ án, Kiểm sát viên yêu cầu Thư ký Tòa án sửa đổi, bổ sung vào biên bản phiên tòa hoặc báo cáo Lãnh đạo Viện để thực hiện quyền kiến nghị, kháng nghị theo quy định của pháp luật.
Trường hợp Chủ tọa và Thư ký không cho kiểm tra hoặc không bổ sung, sửa chữa biên bản phiên tòa cho đúng với thực tế diễn biến phiên tòa, thì Kiểm sát viên lập biên bản, yêu cầu Chủ tọa, Thư ký ký vào biên bản, đồng thời nêu rõ lý do của việc không cho kiểm tra hoặc không bổ sung, sửa chữa biên bản phiên tòa theo yêu cầu của Kiểm sát viên. Nếu sau khi lập biên bản về việc Chủ tọa, Thư ký không cho kiểm tra hoặc không bổ sung, sửa chữa biên bản phiên tòa nhưng Chủ tọa, Thư ký không ký vào biên bản đó và không nêu rõ lý do, thì Kiểm sát viên phải báo cáo ngay với Lãnh đạo Viện kiểm sát cấp mình để xem xét thực hiện quyền kiến nghị theo quy định của pháp luật.
2. Nội dung kiểm sát biên bản phiên tòa hình sự
2.1. Kiểm sát hình thức của biên bản phiên tòa hình sự
Kiểm sát viên căn cứ vào thực tế thời gian, địa điểm mở phiên tòa và mọi diễn biến của phiên tòa từ khi bắt đầu cho đến khi kết thúc phiên tòa, để xác định hình thức, bố cục biên bản phiên tòa có phản ánh đúng trình tự các thủ tục của phiên tòa và có được ghi theo đúng quy định tại khoản 1 Điều 258 Bộ luật tố tụng hình sự không; xác định biên bản phiên tòa có được lập theo đúng thể thức văn bản tố tụng và quy định của pháp luật về xác lập biên bản phiên tòa không.
2.2. Kiểm sát nội dung của biên bản phiên tòa
a. Về người tiến hành tố tụng
Kiểm sát viên đối chiếu những người tiến hành tố tụng có đúng theo Quyết định đưa vụ án ra xét xử của Tòa án về thành phần Hội đồng xét xử, tư cách tiến hành tố tụng không, có được thể hiện đầy đủ trong biên bản phiên tòa không. Trường hợp phải từ chối hoặc bị thay đổi người tiến hành tố tụng theo quy định tại các Điều 52, 53, 54 Bộ luật tố tụng hình sự có được nêu rõ trong biên bản phiên tòa không. Các trường hợp thay đổi người tiến hành tố tụng có đảm bảo đủ các điều kiện pháp luật quy định không.
b. Về người tham gia tố tụng
Khi kiểm sát xét xử vụ án hình sự, Kiểm sát viên phải xác định người tham gia tố tụng có đúng với danh sách triệu tập của Hội đồng xét xử không; việc Tòa án xác định tư cách những người tham gia tố tụng có đúng quy định của Bộ luật Hình sự và Bộ luật tố tụng hình sự không; có sự tham gia tố tụng của người bào chữa trong trường hợp Bộ luật tố tụng hình sự quy định bắt buộc không. Khi kiểm sát biên bản phiên tòa, Kiểm sát viên phải kiểm sát kỹ nội dung này trên cơ sở đối chiếu những đặc điểm thực tế của chủ thể tham gia tố tụng với quy định của Bộ luật tố tụng hình sự để xác định tư cách pháp lý tham gia tố tụng của họ; đồng thời, căn cứ vào Quyết định đưa vụ án ra xét xử để xác định tư cách, sự có mặt hay vắng mặt của người tham gia tố tụng có được phản ánh đầy đủ trong biên bản phiên tòa không.
Đối với những vụ án có bị cáo thuộc trường hợp chỉ định người bào chữa theo quy định tại Điều 76 Bộ luật tố tụng hình sự, sự có mặt hay vắng mặt của người bào chữa có được thể hiện rõ trong biên bản phiên tòa không.
c. Về thủ tục bắt đầu phiên tòa
Đối với thủ tục bắt đầu phiên tòa, Kiểm sát viên căn cứ vào thực tế thủ tục này đã diễn ra và bút ký phiên tòa để xác định biên bản phiên tòa có được ghi đầy đủ theo trình tự các thủ tục, ý kiến hoặc đề nghị của những người tham gia tố tụng có mặt tại phiên tòa có được phản ánh đầy đủ, khách quan không, cụ thể:
Chủ tọa phiên tòa khai mạc phiên tòa, đọc quyết định đưa vụ án ra xét xử, báo cáo của Thư ký Tòa án đối với Hội đồng xét xử về sự có mặt, vắng mặt của những người được Tòa án triệu tập và lý do vắng mặt, chủ tọa phiên tòa kiểm tra căn cước của những người có mặt tại phiên tòa theo giấy triệu tập của Tòa án, phổ biến quyền và nghĩa vụ của những người tham gia tố tụng.
Việc xem xét, quyết định của Hội đồng xét xử trong trường hợp có đề nghị thay đổi người tiến hành tố tụng và những người tham gia tố tụng như người giám định, người định giá tài sản, người phiên dịch, người dịch thuật.
Việc xem xét, quyết định của Hội đồng xét xử trong trường hợp có yêu cầu triệu tập thêm người làm chứng hoặc yêu cầu đưa thêm vật chứng, tài liệu ra để xem xét; trường hợp có người tham gia tố tụng vắng mặt hoặc tuy có mặt tại phiên tòa nhưng vì lý do sức khỏe cần hoãn phiên tòa; trường hợp cách ly người làm chứng và người tham gia tố tụng khác.
d. Về thủ tục tranh tụng tại phiên tòa
* Công bố bản Cáo trạng, nội dung kháng cáo, kháng nghị
Kiểm sát viên kiểm tra biên bản phiên tòa sơ thẩm có ghi đầy đủ việc Kiểm sát viên công bố bản cáo trạng tại phiên tòa sơ thẩm, ý kiến của bị cáo về nội dung bản cáo trạng không. Biên bản phiên tòa phúc thẩm có ghi đầy đủ việc Chủ tọa phiên tòa trình bày tóm tắt nội dung, quyết định của bản án sơ thẩm; nội dung kháng cáo, kháng nghị; ý kiến của bị cáo và những người tham gia tố tụng khác về nội dung bản án, quyết định sơ thẩm, nội dung kháng cáo, kháng nghị không.
* Đối với phần hỏi và trả lời (Về trình tự xét hỏi)
Khi kiểm sát phần hỏi và trả lời của biên bản phiên tòa, Kiểm sát viên phải xác định biên bản phiên tòa có phản ánh đầy đủ câu hỏi của Hội đồng xét xử, Kiểm sát viên, người bào chữa và câu trả lời của những người tham gia tố tụng không; các câu hỏi, câu trả lời trong quá trình xét hỏi phải được ghi đúng, ghi đủ trong biên bản phiên tòa.
Các vấn đề mà người tiến hành tố tụng xét hỏi bị cáo, người bị hại, người làm chứng, những người tham gia tố tụng khác và nội dung trả lời hoặc ý kiến, yêu cầu của họ phải được thể hiện đúng, đầy đủ, trung thực, khách quan trong biên bản phiên tòa.
Trường hợp Hội đồng xét xử, Kiểm sát viên công bố lời khai của những người tham gia tố tụng trong giai đoạn điều tra, truy tố đối với phiên tòa sơ thẩm; công bố led khai của những người tham gia tố tụng tại phiên tòa sơ thẩm đối với phiên tòa phúc thẩm, biên bản phiên tòa phải ghi rõ lý do của việc công bố lời khai đó.
Trường hợp cần xem xét vật chứng; nghe, xem nội dung được ghi âm hoặc ghi hình có âm thanh; trình bày, công bố báo cáo, tài liệu của cơ quan, tổ chức, biên bản phiên tòa phải ghi rõ lý do, ý nghĩa của các hoạt động này đối với việc giải quyết đúng đắn vụ án hình sự.
Trường hợp cần hỏi người giám định, người định giá tài sản; yêu cầu Điều tra viên, Kiểm sát viên, người khác có thẩm quyền tiến hành tố tụng, người tham gia tố tụng trình bày ý kiến, biên bản phiên tòa phải ghi đúng lý do của các hoạt động này trong việc làm rõ kết luận giám định, định giá tài sản, quyết định, hành vi tố tụng trong giai đoạn điều tra, truy tố, xét xử.
Bên cạnh đó, trên cơ sở kiểm sát biên bản phiên tòa, kiểm sát viên căn cứ vào những tình tiết về từng sự việc, từng tội danh và tư cách của từng người tham gia tố tụng trong vụ án để xác định Chủ tọa phiên tòa điều hành việc xét hỏi và quyết định trình tự xét hỏi có hợp lý không để làm rõ những nội dung, tình tiết quan trọng của vụ án.
* Đối với thủ tục tranh luận
Khi kiểm sát biên bản phiên tòa sơ thẩm, Kiểm sát viên căn cứ vào bản luận tội, đề cương tranh luận và bút ký phiên tòa để xác định kết luận của Kiểm sát viên về vụ án, những nội dung tranh luận giữa Kiểm sát viên với bị cáo, người bào chữa và những người tham gia tố tụng khác có mặt tại phiên tòa có được ghi đúng, đủ trong biên bản phiên tòa không.
Quá trình tranh luận phát hiện còn có tình tiết vụ án chưa được xét hỏi, chưa được làm sáng tỏ mà Hội đồng xét xử quyết định trở lại việc xét hỏi, Kiểm sát viên phải căn cứ vào thực tế diễn biến phiên tòa để xác định biên bản phiên tòa có ghi rõ việc trở lại xét hỏi và ghi đủ vấn đề được đưa ra xét hỏi bổ sung không.
Trường hợp Kiểm sát viên thay đổi, bổ sung, rút một phần quyết định truy tố hoặc kết luận về tội nhẹ hơn phải được thể hiện đúng và đủ trong biên bản phiên tòa.
Khi kiểm sát biên bản phiên tòa phúc thẩm, Kiểm sát viên căn cứ vào quan điểm của Viện kiểm sát về việc giải quyết vụ án (lưu ý các vấn đề liên quan đến nội dung kháng cáo, kháng nghị), bút ký phiên tòa để xác định những vấn đề được đưa ra tranh luận, nhận định của Hội đồng xét xử về nội dung kháng cáo, kháng nghị đối với bản án, quyết định sơ thẩm có được phản ánh đúng, đủ trong biên bản phiên tòa không.
Trường hợp người đã kháng cáo thay đổi, bổ sung, hoặc rút kháng cáo; Viện kiểm sát có thẩm quyền thay đổi, bổ sung hoặc rút kháng nghị, thì biên bản phiên tòa phải ghi đúng lý do của việc thay đổi, bổ sung, rút kháng cáo hoặc kháng nghị, ý kiến của Kiểm sát viên, ý kiến của những người tham gia tố tụng khác liên quan đến vấn đề này.
* Đối với phần nói lời sau cùng của bị cáo
Kiểm sát viên căn cứ vào diễn biến phiên tòa để xác định nội dung nói lời sau cùng của bị cáo có được ghi đúng, đầy đủ trong biên bản phiên tòa không.
Do biên bản phiên tòa không ghi cụ thể các nội dung của phần tuyên án mà chỉ ghi tuyên như bản án gốc đã được Hội đồng xét xử thông qua tại phòng nghị án, nên khi kiểm sát phần tuyên án, Kiểm sát viên phải ghi lại những nhận định của Hội đồng xét xử về các tình tiết quan trọng của vụ án, nội dung quyết định của bản án để làm căn cứ đối chiếu khi kiểm sát biên bản phiên tòa.
3. Lập phiếu kiểm sát biên bản phiên tòa
Sau khi kết thúc việc kiểm sát hình thức và nội dung biên bản phiên tòa, Kiểm sát viên phải lập phiếu kiểm sát theo mẫu ban hành kèm theo Hướng dẫn kiểm sát biên bản phiên tòa hình sự của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao; ghi đủ thông tin theo từng tiêu chí để làm cơ sở cho việc báo cáo, xử lý; ghi rõ ý kiến của Kiểm sát viên, đề xuất xử lý trong trường hợp phát hiện vi phạm, ý kiến của Lãnh đạo phụ trách khi Kiểm sát viên có đề xuất; đồng thời lưu hồ sơ kiểm sát.
4. Đánh giá tính chất, mức độ vi phạm và đề xuất xử lý
Sau khi phát hiện thiếu sót, vi phạm của biên bản phiên tòa xét xử vụ án hình sự, Kiểm sát viên phải đánh giá, phân loại tính chất, mức độ của vi phạm để thực hiện quyền yêu cầu sửa chữa, bổ sung hoặc báo cáo, đề xuất Lãnh đạo Viện có biện pháp xử lý theo đúng quy định của pháp luật, cụ thể như sau:
4.1. Yêu cầu sửa đổi, bổ sung vào biên bản phiên tòa
Quá trình kiểm sát biên bản phiên tòa nếu phát hiện biên bản phiên tòa ghi không đúng hoặc ghi không đầy đủ về thủ tục tố tụng, nội dung xét hỏi, tranh luận hoặc nhận định, quyết định của Hội đồng xét xử về việc giải quyết vụ án nhưng chưa đến mức gây thiệt hại nghiêm trọng đến quyền và lợi ích hợp pháp của bị cáo và những người tham gia tố tụng khác, không ảnh hưởng nghiêm trọng đến việc giải quyết đúng đắn vụ án, thì Kiểm sát viên yêu cầu Thư ký Tòa án sửa đổi, bổ sung vào cuối biên bản phiên tòa và đề nghị chủ tọa phiên tòa ký xác nhận.
4.2. Ban hành kiến nghị yêu cầu Tòa án khắc phục thiếu sót, vi phạm
Khi phát hiện biên bản phiên tòa có thiếu sót, vi phạm do không phản ánh chính xác, đầy đủ các trình tự, thủ tục, diễn biến của phiên tòa xét xử vụ án hình sự, nhưng chưa đến mức hoặc không cần thiết phải kháng nghị, Kiểm sát viên báo cáo đề xuất Lãnh đạo có kiến nghị yêu cầu Tòa án khắc phục. Đối với những vi phạm mang tính phổ biến, Viện kiểm sát các cấp cần tổng hợp kiến nghị ngay hoặc kiến nghị theo chuyên đề. Nội dung, đối tượng kiến nghị cần được cân nhắc, quyết định phù hợp với mục đích, yêu cầu của vấn đề cần kiến nghị.
Đối với trường hợp Chủ tọa, Thư ký không cho kiểm tra hoặc không bổ sung, sửa chữa biên bản phiên tòa cho đúng với thực tế diễn biến phiên tòa và nội dung giải trình không có căn cứ, không đảm bảo tính thuyết phục; hoặc không ký vào biên bản về việc không cho kiểm tra, không bổ sung, sửa chữa, Kiểm sát viên báo cáo Lãnh đạo Viện kịp thời ban hành kiến nghị gửi Chánh án Tòa án đã xét xử vụ án, Chánh án Tòa án cấp trên trực tiếp đề nghị chấn chỉnh, yêu cầu Thẩm phán Chủ tọa phiên tòa và Thư ký thực hiện nghiêm túc quy định của Bộ luật tố tụng hình sự về biên bản phiên tòa.
4.3. Ban hành kháng nghị khi phát hiện biên bản phiên tòa hình sự vi phạm nghiêm trọng
Khi phát hiện biên bản phiên tòa được sửa để làm cơ sở sửa bản án khác với bản án đã tuyên công khai, thì Kiểm sát viên phải báo cáo ngay với Viện trưởng để xem xét kháng nghị.
4.4. Ban hành thông báo rút kinh nghiệm về những vi phạm, thiếu sót trong quá trình thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử vụ án hình sự
Viện kiểm sát nhân dân cấp trên có trách nhiệm phát hiện, tổng hợp và thông báo rút kinh nghiệm về những vi phạm, thiếu sót liên quan đến trách nhiệm của Ngành; việc thông báo rút kinh nghiệm thực hiện đồng thời hoặc sau khi kháng nghị, kiến nghị yêu cầu Tòa án khắc phục vi phạm; có thể thông báo rút kinh nghiệm tổng hợp hoặc thông báo rút kinh nghiệm cá biệt.
Đối với những vi phạm phát hiện được trong quá trình kiểm sát biên bản phiên tòa, nhưng xét thấy chưa cần thiết phải kháng nghị, kiến nghị thì phải tập hợp, phân loại thành các dạng vi phạm để rút kinh nghiệm chung đối với Viện kiểm sát cấp dưới.
1. Viện kiểm sát quân sự Trung ương, Thủ trưởng các đơn vị thực hành quyền công tố, kiểm sát điều tra Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện chịu trách nhiệm triển khai thực hiện Hướng dẫn này.
2. Trong quá trình thực hiện, nếu phát sinh khó khăn, vướng mắc, đề nghị Viện kiểm sát các cấp tổng hợp, báo cáo bằng văn bản về Viện kiểm sát nhân dân tối cao (Vụ 7) để được hướng dẫn, giải đáp./.
Nơi nhận: | TL. VIỆN TRƯỞNG |
VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN... | …………., ngày tháng năm 202… |
(Ban hành kèm theo Hướng dẫn kiểm sát biên bản phiên tòa xét xử các vụ án hình sự số 23 ngày 22/4/2021 của Viện kiểm sát nhân dân tối cao)
- Ngày ………tháng ……..năm ………, Kiểm sát viên ……….tiến hành Thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử hình sự sơ thẩm/phúc thẩm đối với vụ án …………..(ghi tên bị cáo đầu vụ) bị xét xử về tội theo quy định tại Điều Bộ luật Hình sự.
Quá trình thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử vụ án hình sự, Kiểm sát viên đã kiểm sát biên bản phiên tòa hình sự sơ thẩm/phúc thẩm như sau:
I. Kiểm sát các phần nội dung của biên bản phiên tòa
1. Những người tiến hành tố tụng
-..................................................................................................................................
-..................................................................................................................................
-..................................................................................................................................
2. Những người tham gia tố tụng
-..................................................................................................................................
-..................................................................................................................................
-..................................................................................................................................
3. Phần thủ tục bắt đầu phiên tòa
-..................................................................................................................................
-..................................................................................................................................
-..................................................................................................................................
4. Phần tranh tụng tại phiên tòa
-..................................................................................................................................
-..................................................................................................................................
-..................................................................................................................................
II. Quan điểm, đề xuất của Kiểm sát viên
-..................................................................................................................................
-..................................................................................................................................
-..................................................................................................................................
-..................................................................................................................................
Ý kiến của Lãnh đạo đơn vị
-..................................................................................................................................
-..................................................................................................................................
-..................................................................................................................................
-..................................................................................................................................
-..................................................................................................................................
-..................................................................................................................................
-..................................................................................................................................
-..................................................................................................................................
-..................................................................................................................................
-..................................................................................................................................
-..................................................................................................................................
Ý kiến của Lãnh đạo Viện
-..................................................................................................................................
-..................................................................................................................................
-..................................................................................................................................
-..................................................................................................................................
-..................................................................................................................................
-..................................................................................................................................
-..................................................................................................................................
-..................................................................................................................................
-..................................................................................................................................
-..................................................................................................................................
-..................................................................................................................................
- 1Nghị quyết số 293A/2007/UBTVQH12 về việc giao thẩm quyền xét xử các vụ án hình sự quy định tại khoản 1 điều 170 của Bộ luật tố tụng hình sự và thẩm quyền giải quyết các vụ việc dân sự quy định tại điều 33 của Bộ luật tố tụng dân sự cho các tòa án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh do Ủy ban thường vụ Quốc hội ban hành
- 2Nghị quyết số 720/2008/UBTVQH12 về việc giao thẩm quyền xét xử các vụ án hình sự quy định tại khoản 1 Điều 170 của Bộ Luật tố tụng hình sự và thẩm quyền giải quyết các vụ việc dân sự quy định tại Điều 33 của Bộ Luật tố tụng dân sự cho các Tòa án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh do Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành
- 3Nghị quyết số 781/2009/UBTVQH12 về việc giao thẩm quyền xét xử các vụ án hình sự quy định tại khoản 1 Điều 170 của Bộ Luật tố tụng hình sự và thẩm quyền giải quyết các vụ việc dân sự quy định tại Điều 33 của Bộ Luật tố tụng dân sự cho các Tòa án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh do Ủy ban thường vụ Quốc hội ban hành
- 4Hướng dẫn 31/HD-VKSTC năm 2021 về kiểm sát biên bản phiên tòa, phiên họp xét xử vụ việc dân sự, hôn nhân, gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động và vụ án hành chính do Viện kiểm sát nhân dân tối cao ban hành
- 5Công văn 2871/VKSTC-V1 năm 2020 tổng hợp khó khăn, vướng mắc về thẩm quyền điều tra vụ án hình sự do Viện kiểm sát nhân dân tối cao ban hành
- 6Thông báo 892/TB-VKSTC năm 2020 về vụ án hình sự Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao xét xử giám đốc thẩm hủy án phúc thẩm và giữ nguyên án sơ thẩm do Viện kiểm sát nhân dân tối cao ban hành
- 7Quyết định 50/QĐ-TANDTC năm 2022 hướng dẫn về trang bị, lắp đặt thiết bị phục vụ tổ chức phiên tòa xét xử trực tuyến cho phòng xử án của Tòa án các cấp do Tòa án nhân dân tối cao ban hành
- 8Thông báo 203/TB-VKSTC năm 2021 về vụ án hình sự Viện kiểm sát nhân dân tối cao kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm do Viện kiểm sát nhân dân tối cao ban hành
- 1Nghị quyết số 293A/2007/UBTVQH12 về việc giao thẩm quyền xét xử các vụ án hình sự quy định tại khoản 1 điều 170 của Bộ luật tố tụng hình sự và thẩm quyền giải quyết các vụ việc dân sự quy định tại điều 33 của Bộ luật tố tụng dân sự cho các tòa án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh do Ủy ban thường vụ Quốc hội ban hành
- 2Nghị quyết số 720/2008/UBTVQH12 về việc giao thẩm quyền xét xử các vụ án hình sự quy định tại khoản 1 Điều 170 của Bộ Luật tố tụng hình sự và thẩm quyền giải quyết các vụ việc dân sự quy định tại Điều 33 của Bộ Luật tố tụng dân sự cho các Tòa án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh do Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành
- 3Nghị quyết số 781/2009/UBTVQH12 về việc giao thẩm quyền xét xử các vụ án hình sự quy định tại khoản 1 Điều 170 của Bộ Luật tố tụng hình sự và thẩm quyền giải quyết các vụ việc dân sự quy định tại Điều 33 của Bộ Luật tố tụng dân sự cho các Tòa án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh do Ủy ban thường vụ Quốc hội ban hành
- 4Bộ luật hình sự 2015
- 5Bộ luật tố tụng hình sự 2015
- 6Quyết định 505/QĐ-VKSTC năm 2017 về Quy chế công tác thực hành quyền công tố, kiểm sát xét xử vụ án hình sự do Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao ban hành
- 7Hướng dẫn 31/HD-VKSTC năm 2021 về kiểm sát biên bản phiên tòa, phiên họp xét xử vụ việc dân sự, hôn nhân, gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động và vụ án hành chính do Viện kiểm sát nhân dân tối cao ban hành
- 8Công văn 2871/VKSTC-V1 năm 2020 tổng hợp khó khăn, vướng mắc về thẩm quyền điều tra vụ án hình sự do Viện kiểm sát nhân dân tối cao ban hành
- 9Thông báo 892/TB-VKSTC năm 2020 về vụ án hình sự Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao xét xử giám đốc thẩm hủy án phúc thẩm và giữ nguyên án sơ thẩm do Viện kiểm sát nhân dân tối cao ban hành
- 10Quyết định 50/QĐ-TANDTC năm 2022 hướng dẫn về trang bị, lắp đặt thiết bị phục vụ tổ chức phiên tòa xét xử trực tuyến cho phòng xử án của Tòa án các cấp do Tòa án nhân dân tối cao ban hành
- 11Thông báo 203/TB-VKSTC năm 2021 về vụ án hình sự Viện kiểm sát nhân dân tối cao kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm do Viện kiểm sát nhân dân tối cao ban hành
Hướng dẫn 23/HD-VKSTC năm 2021 về kiểm sát biên bản phiên tòa xét xử vụ án hình sự do Viện kiểm sát nhân dân tối cao ban hành
- Số hiệu: 23/HD-VKSTC
- Loại văn bản: Hướng dẫn
- Ngày ban hành: 22/04/2021
- Nơi ban hành: Viện kiểm sát nhân dân tối cao
- Người ký: Nguyễn Đức Thái
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 22/04/2021
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra