- 1Chỉ thị 06/CT-VKSTC năm 2013 tăng cường trách nhiệm công tố trong hoạt động điều tra, gắn công tố với hoạt động điều tra đáp ứng yêu cầu đấu tranh phòng, chống tội phạm do Viện kiểm sát nhân dân tối cao ban hành
- 2Quyết định 590/QĐ-VKSTC-V3 năm 2014 Quy định về lập hồ sơ kiểm sát án hình sự do Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao ban hành
- 3Bộ luật hình sự 2015
- 4Bộ luật tố tụng hình sự 2015
- 5Quyết định 190/QĐ-VKSTC-VP năm 2016 Quy định chế độ công tác hồ sơ nghiệp vụ của ngành Kiểm sát nhân dân do Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao ban hành
- 6Chỉ thị 09/CT-VKSTC năm 2016 tăng cường biện pháp nâng cao chất lượng tranh tụng của Kiểm sát viên tại phiên tòa do Viện kiểm sát nhân dân tối cao ban hành
- 7Chỉ thị 04/CT-VKSTC năm 2015 về tăng cường biện pháp phòng chống oan, sai và nâng cao trách nhiệm trong giải quyết bồi thường thiệt hại cho người bị oan trong hoạt động tố tụng hình sự do Viện kiểm sát nhân dân tối cao ban hành
- 8Thông tư liên tịch 03/2018/TTLT-BCA-VKSNDTC-TANDTC-BQP hướng dẫn về trình tự, thủ tục thực hiện ghi âm hoặc ghi hình có âm thanh; sử dụng, bảo quản, lưu trữ kết quả ghi âm hoặc ghi hình có âm thanh trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử do Bộ trưởng Bộ Công an - Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao - Chánh án Tòa án nhân dân tối cao - Bộ trưởng Bộ Quốc phòng ban hành
- 9Quyết định 279/QĐ-VKSTC năm 2017 về Quy chế chế độ thông tin, báo cáo và quản lý công tác trong ngành Kiểm sát nhân dân do Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao ban hành
- 10Chỉ thị 03/CT-VKSTC năm 2017 về tăng cường việc thỉnh thị, trả lời thỉnh thị, hướng dẫn, giải đáp vướng mắc, thông báo rút kinh nghiệm trong công tác thực hành quyền công tố, kiểm sát hoạt động tư pháp do Viện kiểm sát nhân dân tối cao ban hành
- 11Quyết định 314/QĐ-VKSTC năm 2018 về Quy chế phối hợp giữa Viện kiểm sát cấp trên và Viện kiểm sát cấp dưới trong việc giải quyết vụ án hình sự do Viện kiểm sát cấp trên thực hành quyền công tố, kiểm sát điều tra và truy tố, phân công cho Viện kiểm sát cấp dưới thực hành quyền công tố, kiểm sát xét xử sơ thẩm do Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao ban hành
- 12Quyết định 599/QĐ-VKSTC năm 2019 quy định về công tác hướng dẫn, giải đáp vướng mắc về pháp luật, nghiệp vụ; báo cáo thỉnh thị, trả lời thỉnh thị trong ngành Kiểm sát nhân dân do Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao ban hành
- 13Chỉ thị 02/CT-VKSTC năm 2020 về công tác bảo vệ bí mật nhà nước trong ngành Kiểm sát nhân dân do Viện kiểm sát nhân dân tối cao ban hành
- 14Chỉ thị 03/CT-VKSTC năm 2020 về tăng cường công tác thực hành quyền công tố, kiểm sát hoạt động tư pháp trong xử lý tội phạm liên quan đến phòng, chống dịch bệnh Covid-19 do Viện kiểm sát nhân dân tối cao ban hành
- 15Quyết định 111/QĐ-VKSTC năm 2020 về Quy chế công tác thực hành quyền công tố, kiểm sát việc khởi tố, điều tra và truy tố do Viện kiểm sát nhân dân tối cao ban hành
- 16Chỉ thị 05/CT-VKSTC năm 2020 về tăng cường trách nhiệm công tố trong giải quyết vụ án hình sự, đáp ứng yêu cầu đấu tranh phòng chống tội phạm do Viện Kiểm sát nhân dân tối cao ban hành
- 17Thông tư liên tịch 01/2020/TTLT-VKSNDTC-TANDTC-BCA-BQP-BNN&PTNT-BTC-BTP quy định phối hợp thực hiện một số điều của Bộ luật Tố tụng hình sự về quản lý, giải quyết các vụ án, vụ việc tạm đình chỉ do Viện kiểm sát nhân dân tối cao - Tòa án nhân dân tối cao - Bộ Công an - Bộ Quốc phòng - Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn - Bộ Tài chính - Bộ Tư pháp
- 18Quyết định 264/QĐ-VKSTC năm 2020 về Quy trình tạm thời Kiểm sát việc ghi âm hoặc ghi hình có âm thanh của cơ quan có thẩm quyền điều tra; trực tiếp ghi âm hoặc ghi hình có âm thanh khi hỏi cung bị can, lấy lời khai trong các giai đoạn khởi tố, điều tra, truy tố do Viện kiểm sát nhân dân tối cao ban hành
- 19Thông tư liên tịch 01/2021/TTLT-BCA-BQP-BTC-BNN&PTNT-VKSNDTC sửa đổi Thông tư liên tịch 01/2017/TTLT-BCA-BQP-BTC-BNNPTNT-VKSNDTC quy định về việc phối hợp giữa các cơ quan có thẩm quyền trong việc thực hiện một số quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 về tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố do Bộ trưởng Bộ Công an - Bộ trưởng Bộ Quốc phòng - Bộ trưởng Bộ Tài chính - Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn - Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao ban hành
- 1Thông tư liên tịch 01/2017/TTLT-BCA-BQP-BTC-BNN&PTNT-VKSNDTC quy định việc phối hợp giữa cơ quan có thẩm quyền trong việc thực hiện quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 về tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố do Bộ trưởng Bộ Công an - Bộ Quốc phòng - Bộ Tài chính - Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn - Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao ban hành
- 2Chỉ thị 01/CT-VKSTC năm 2021 về công tác của ngành Kiểm sát nhân dân năm 2022 do Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao ban hành
VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 16/HD-VKSTC | Hà Nội, ngày 04 tháng 01 năm 2022 |
Quán triệt thực hiện các Chỉ thị, Nghị quyết của Đảng, Quốc hội về công tác tư pháp; căn cứ Chỉ thị số 01/CT-VKSTC ngày 27/12/2021 của Viện trưởng Viện KSND tối cao về công tác của ngành Kiểm sát nhân dân năm 2022; tiếp tục thực hiện nghiêm túc phương châm “Đoàn kết, đổi mới - Trách nhiệm, kỷ cương - Thực chất, hiệu quả”; Viện KSND tối cao (Vụ 2) hướng dẫn Viện kiểm sát các cấp xác định nhiệm vụ trọng tâm, khâu đột phá trong công tác thực hành quyền công tố, kiểm sát điều tra, kiểm sát xét xử sơ thẩm án trật tự xã hội năm 2022 là: Đổi mới công tác quản lý, chỉ đạo, điều hành trong tình hình mới; Tăng cường công tác phòng, chống oan sai, bỏ lọt tội phạm; nâng cao chất lượng công tác theo dõi, hướng dẫn, chỉ đạo Viện kiểm sát địa phương.
Để thực hiện có hiệu quả các nhiệm vụ trọng tâm nêu trên, Viện kiểm sát các cấp quan tâm thực hiện các nội dung cụ thể như sau:
Tiếp tục thực hiện nghiêm chỉnh Chỉ thị số 05/CT-VKSTC ngày 27/4/2020 về Tăng cường trách nhiệm công tố trong giải quyết các vụ án hình sự, đáp ứng yêu cầu đấu tranh phòng chống tội phạm, các quy định của Bộ luật tố tụng hình sự 2015, Thông tư liên tịch số 01/2017/TTLT-BCA-BQP-BTC-BNN&PTNT-VKSNDTC ngày 29/12/2017 (sửa đổi bổ sung ngày 29/11/2021) của liên ngành tư pháp Trung ương quy định việc phối hợp giữa các cơ quan có thẩm quyền trong việc thực hiện một số quy định của Bộ luật tố tụng hình sự 2015 về tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi. Đồng thời áp dụng đồng bộ các giải pháp để thực hiện tốt hơn công tác này. Quá trình thực hành quyền công tố, kiểm sát việc giải quyết tố giác, tin báo tội phạm và kiến nghị khởi tố, Viện kiểm sát các cấp cần quan tâm thực hiện tốt các nội dung sau:
- Tăng cường kiểm sát chặt chẽ các hoạt động của Cơ quan Điều tra ngay từ khi tiếp nhận, phân loại, thụ lý, xác minh nguồn tin về tội phạm; nắm chắc các tố giác, tin báo tội phạm về trật tự xã hội; thực hiện nghiêm chỉnh chế độ trực nghiệp vụ, tiếp công dân 24/24 giờ; thường xuyên theo dõi thông tin trên các phương tiện thông tin đại chúng, các trang mạng xã hội để nắm thông tin về tội phạm trật tự xã hội, phân loại, xử lý theo quy định pháp luật. Đặc biệt lưu ý các tố giác, tin báo về giết người, xâm hại trẻ em, mua bán người; tội phạm sử dụng công nghệ cao để chiếm đoạt tài sản, tổ chức đánh bạc, đánh bạc; tội phạm có tính chất “xã hội đen”; tội phạm liên quan đến phòng chống dịch bệnh Covid-19; các vụ việc về trật tự xã hội mà dư luận xã hội quan tâm. Đảm bảo mọi tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố phải được tiếp nhận đầy đủ và thụ lý giải quyết kịp thời, đúng quy định của pháp luật.
- Kiểm sát viên được phân công thụ lý giải quyết phải chủ động, kịp thời đề ra các yêu cầu kiểm tra, xác minh đảm bảo chất lượng, sát thực; 100% vụ việc phải có yêu cầu xác minh; phải tích cực, chủ động phối hợp, đôn đốc Điều tra viên thực hiện nghiêm túc các nội dung nêu trong yêu cầu xác minh, bám sát tiến độ xác minh, xử lý kịp thời những khó khăn, vướng mắc hoặc tình tiết mới phát sinh trong quá trình xác minh. Trước khi kết thúc việc xác minh ra quyết định khởi tố hoặc không khởi tố vụ án hình sự thì cần phối hợp Cơ quan điều tra trao đổi thống nhất đảm bảo việc ban hành quyết định có căn cứ, đúng pháp luật, chống oan, sai hoặc bỏ lọt tội phạm.
- Thực hiện nghiêm chỉnh các quy định của Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 và Thông tư liên tịch số 01/2020 của liên ngành tư pháp trung ương về tạm đình chỉ, phục hồi giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố. Kiểm sát chặt chẽ các căn cứ tạm đình chỉ việc giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố. Thường xuyên phối hợp với Cơ quan điều tra rà soát các tố giác, tin báo hoặc kiến nghị khởi tố đã tạm đình chỉ, nếu thấy lý do tạm đình chỉ không còn, thì yêu cầu Cơ quan điều tra ra quyết định phục hồi giải quyết ngay theo quy định của pháp luật.
- Tăng cường và nâng cao chất lượng trực tiếp kiểm sát việc tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố của các Cơ quan điều tra, cơ quan tiến hành một số hoạt động điều tra cùng cấp và cấp dưới. Trong đó, lưu ý trực tiếp kiểm sát đối với lực lượng Công an xã, phường, thị trấn, Đồn Công an, Trạm Công an khi thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn theo khoản 5 Điều 8 Thông tư liên tịch số 01/2021/TTLT-BCA-BQP-BTC-BNNPTNT-VKSNDTC ngày 29/12/2017 (sửa đổi, bổ sung ngày 29/11/2021).
- Thường xuyên tổng hợp những khó khăn, vướng mắc, bất cập trong thực tiễn công tác kiểm sát việc tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố để báo cáo Viện kiểm sát cấp trên hướng dẫn, chỉ đạo; tăng cường công tác tổng hợp nguyên nhân, điều kiện phạm tội, phát sinh tội phạm để ban hành văn bản kiến nghị phòng ngừa vi phạm và tội phạm đối với các cơ quan, tổ chức liên quan.
2. Thực hành quyền công tố và kiểm sát điều tra, truy tố, kiểm sát xét xử sơ thẩm các vụ án hình sự.
Tiếp tục quán triệt và thực hiện nghiêm túc các Chỉ thị chuyên đề của Viện trưởng Viện KSND tối cao về chống oan, sai, chống bỏ lọt tội phạm (Chỉ thị 06/2013, số 04/2015, số 09/2016, số 02/2020, số 03/2020, số 05/2020) và các quy chế, hướng dẫn nghiệp vụ của ngành. Thực hiện đúng, đầy đủ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự 2015, nhằm thể hiện rõ vai trò, trách nhiệm của Viện kiểm sát. Trong quá trình thực hành quyền công tố và kiểm sát điều tra, truy tố, kiểm sát xét xử sơ thẩm các vụ án trật tự xã hội, Viện kiểm sát các cấp quan tâm thực hiện tốt một số nội dung sau:
- Trong giai đoạn điều tra vụ án: Kiểm sát viên phải xây dựng kế hoạch kiểm sát, nhật ký kiểm sát điều tra, kiểm sát chặt chẽ mọi hoạt động điều tra, đảm bảo mọi hoạt động điều tra, thu thập chứng cứ phải đúng trình tự, thủ tục quy định trong Bộ luật tố tụng hình sự, không để những vi phạm, thiếu sót xảy ra. Quá trình kiểm sát, Kiểm sát viên phải chủ động, phối hợp chặt chẽ với Điều tra viên ngay từ giai đoạn khỏi tố vụ án và trong suốt quá trình điều tra, nắm chắc tiến độ điều tra, chủ động, kịp thời đề ra yêu cầu điều tra chính xác, chất lượng, sát thực để hỗ trợ Điều tra viên thu thập chứng cứ làm rõ vụ án. Trong việc xét phê chuẩn các quyết định của Cơ quan điều tra, phải thận trọng, kiên quyết không phê chuẩn hoặc huỷ bỏ quyết định trái pháp luật. Đối với vụ án đặc biệt nghiêm trọng, các vụ án có tính chất phức tạp, việc thu thập chứng cứ có nhiều khó khăn, bị can không nhận tội, có khiếu nại Điều tra viên vi phạm pháp luật, Kiểm sát viên cần trực tiếp hỏi cung bị can, lấy lời khai những người tham gia tố tụng và trực tiếp xem xét đánh giá các chứng cứ, vật chứng thu thập được trước khi đề xuất phê chuẩn các quyết định tố tụng. Khi báo cáo đề xuất phê chuẩn các quyết định tố tụng của Cơ quan điều tra, Kiểm sát viên phải lập báo cáo đề xuất theo mẫu quy định, tổng hợp đầy đủ các tài liệu, chứng cứ có trong hồ sơ vụ án, có bản thống kê chứng cứ. Trước khi kết thúc điều tra vụ án, phối hợp với Cơ quan điều tra đánh giá toàn bộ hệ thống chứng cứ buộc tội, gỡ tội, thống nhất đường lối xử lý vụ án bảo đảm việc truy tố đúng người, đúng tội, đúng pháp luật, không bỏ lọt người phạm tội, không làm oan người vô tội.
Triển khai thực hiện nghiêm quy định về hỏi cung bị can có ghi âm hoặc ghi hình có âm thành theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015, Thông tư liên tịch số 03/2018 và Quy trình số 264/QĐ-VKSTC. Triển khai hiệu quả số hoá hồ sơ vụ án, xây dựng hồ sơ vụ án, hồ sơ kiểm sát có chứa phương tiện điện tử, dữ liệu điện tử; triển khai thực hiện việc báo cáo giải quyết án bằng sơ đồ (sơ đồ tư duy), số hoá, điện tử hoá.
Kịp thời phát hiện những vi phạm, thiếu sót trong hoạt động điều tra để ban hành kiến nghị yêu cầu khắc phục, đảm bảo chất lượng của các kiến nghị phải được Cơ quan điều tra chấp nhận, khắc phục sửa chữa. Thông qua hoạt động kiểm sát kịp thời phát hiện những sơ hở thiếu sót trong quản lý nhà nước là nguyên nhân phát sinh tội phạm để kiến nghị phòng ngừa tội phạm với các cơ quan, tổ chức liên quan.
- Trong giai đoạn truy tố: Trước khi quyết định việc truy tố, phải phúc tra, kiểm tra thận trọng các chứng cứ, tài liệu trong hồ sơ vụ án, nghiên cứu, đánh giá chính xác, khách quan, toàn diện các chứng cứ buộc tội và chứng cứ gỡ tội, nếu thấy cần thiết thì Kiểm sát viên trực tiếp hỏi cung bị can, ghi lời khai người làm chứng, người bị hại, trực tiếp xem xét các dấu vết, vật chứng. Nâng cao chất lượng xây dựng và ban hành bản Cáo trạng, bảo đảm Cáo trạng được xây dựng đúng mẫu quy định, việc truy tố bị can đúng người, đúng tội danh, điều, khoản, đúng tính chất mức độ hành vi phạm tội và đúng thời hạn luật định.
- Trong giai đoạn xét xử sơ thẩm: Kiểm sát viên phải nghiên cứu, kiểm tra lại các chứng cứ tài liệu đã thu thập có trong hồ sơ vụ án, thống kê và nắm chắc các chứng cứ buộc tội, chứng cứ gỡ tội, nội dung vụ án; xây dựng kỹ đề cương xét hỏi, dự kiến các tình huống có thể xảy ra, các vấn đề cần xét hỏi tại phiên toà; xây dựng kế hoạch tranh luận, đối đáp tại phiên tòa và dự thảo bản luận tội ngay từ giai đoạn chuẩn bị xét xử, chuẩn bị thực hiện có hiệu quả việc tranh tụng tại phiên toà bảo vệ quan điểm truy tố của Viện kiểm sát. Tại phiên tòa phải chủ động xét hỏi, tranh luận làm rõ các tình tiết của vụ án, khi tranh luận cần lưu ý đưa ra những chứng cứ tài liệu và lập luận để đối đáp đầy đủ các ý kiến của bị cáo, người bào chữa và những người tham gia tố tụng khác tại phiên tòa. Kiểm sát chặt chẽ Bản án, biên bản phiên toà. Kịp thời phát hiện những vi phạm pháp luật trong hoạt động xét xử để ban hành kiến nghị, kháng nghị khắc phục bảo đảm cho việc giải quyết vụ án đúng pháp luật; tăng cường thực hiện quyền kháng nghị, đặc biệt là kháng nghị ngang cấp. Tăng cường áp dụng khoa học kỹ thuật, thực hiện “Số hóa hồ sơ vụ án” và công bố tài liệu, chứng cứ bằng hình ảnh tại phiên tòa để phục vụ tích cực, hiệu quả cho việc giải quyết vụ án. Đối với các vụ án do VKSND tối cao ban hành Cáo trạng phân công cho Viện kiểm sát cấp dưới thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử sơ thẩm thì thực hiện nghiêm chỉnh Quy chế phối hợp giữa Viện kiểm sát cấp trên và Viện kiểm sát cấp dưới ban hành kèm theo Quyết định số 314/QĐ-VKSTC ngày 05/7/2018 của Viện trưởng VKSND tối cao.
- Quá trình thực hành quyền công tố, kiểm sát hoạt động tư pháp, phải kịp thời phát hiện các trường hợp bức cung, nhục hình để xử lý nghiêm theo pháp luật; bảo đảm và tạo điều kiện cho người bào chữa và người tham gia tố tụng khác nghiên cứu hồ sơ và thực hiện quyền bào chữa theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự; tôn trọng và xem xét đầy đủ, kịp thời ý kiến của người bào chữa và của người tham gia tố tụng khác trong suốt quá trình khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử vụ án.
- Tăng cường phối hợp với Cơ quan điều tra, Toà án cùng cấp đảm bảo việc giải quyết án kịp thời, đúng pháp luật. Trường hợp liên ngành không thống nhất hoặc có những khó khăn vướng mắc không thể giải quyết được thì báo cáo thỉnh thị xin ý kiến chỉ đạo của các cơ quan tố tụng cấp trên, nhằm tránh oan, sai hoặc bỏ lọt tội phạm. Phối hợp chặt chẽ với Cơ quan điều tra, Tòa án cùng cấp thực hiện nghiêm chỉnh Thông tư liên tịch số 01/2020/TTLT-VKSNDTC-TANDTC-BCA- BQP-BNN&PTNT-BTC-BTP về quản lý, giải quyết các vụ án, vụ việc tạm đình chỉ; rà soát và giải quyết kịp thời, đúng pháp luật các vụ án tạm đình chỉ, không để xảy ra tình trạng hết thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự chưa được đình chỉ hoặc có căn cứ phục hồi mà không kịp thời phục hồi điều tra theo pháp luật.
- Chú trọng nâng cao chất lượng giải quyết đơn khiếu nại, tố cáo trong hoạt động tư pháp thuộc thẩm quyền, không để tồn đọng kéo dài, quá thời hạn, đặc biệt là các khiếu nại, tố cáo do các cơ quan TW, Đại biểu Quốc hội chuyển đến, các vụ việc báo chí nêu, dư luận xã hội quan tâm, các vụ việc có dấu hiệu oan, sai. Viện trưởng Viện kiểm sát các cấp phải chủ động kiểm tra, trực tiếp chỉ đạo giải quyết những vụ án có dấu hiệu oan, sai; trường hợp vướng mắc phải kịp thời báo cáo thỉnh thị Viện kiểm sát cấp trên. Định kỳ, hàng tháng báo cáo VKSND tối cao tiến độ, kết quả giải quyết những vụ án đã xác định là oan, sai.
- Thực hiện nghiêm quy định về đóng dấu bút lục tài liệu điều tra theo khoản 5 Điều 88 Bộ luật tố tụng hình sự; quy định về lập hồ sơ nghiệp vụ kiểm sát theo Quyết định số 590/2014/QĐ-VKSTC và 190/2016/QĐ-VKSTC.
- Quán triệt và thực hiện nghiêm chỉnh Hướng dẫn 33/HD-VKSTC về công tác quản lý, kiểm tra, đánh giá, báo cáo án đình chỉ do không phạm tội và đình chỉ miễn trách nhiệm hình sự theo Điều 29 Bộ luật Hình sự.
II. CÔNG TÁC HƯỚNG DẪN, CHỈ ĐẠO VÀ TRẢ LỜI THỈNH THỊ
Để tăng cường, nâng cao hiệu quả công tác hướng dẫn, chỉ đạo và trả lời thỉnh thị các vụ việc, vụ án hình sự về trật tự xã hội đối với Viện kiểm sát cấp dưới. Năm 2022, Viện kiểm sát các cấp quan tâm thực hiện các nội dung sau:
- Tiếp tục quán triệt và thực hiện nghiêm chỉnh Chỉ thị 03/CT-VKSTC ngày 28/12/2017 của Viện trưởng Viện KSND tối cao về tăng cường việc thỉnh thị, trả lời thỉnh thị, hướng dẫn, giải đáp vướng mắc, thông báo rút kinh nghiệm trong công tác thực hành quyền công tố, kiểm sát hoạt động tư pháp; Quy định về công tác hướng dẫn, giải đáp về pháp luật, nghiệp vụ và báo cáo thỉnh thị, trả lời thỉnh thị trong ngành Kiểm sát nhân dân ban hành kèm theo Quyết định 599/QĐ-VKSTC ngày 06/12/2019 của Viện trưởng Viện KSND tối cao.
- Tập trung hướng dẫn, chỉ đạo thực hiện tốt nhiệm vụ chống oan, sai, bỏ lọt tội phạm; thực hiện nghiêm các biện pháp phòng, chống oan, sai, bỏ lọt tội phạm trong Chỉ thị 04/2015 và các chỉ thị chuyên đề của Viện trưởng VKSND tối cao.
- Nắm chắc tình hình, kết quả giải quyết án trật tự xã hội do Viện kiểm sát cấp dưới thụ lý giải quyết thông qua nghiên cứu các báo cáo nghiệp vụ, báo cáo tháng, Cáo trạng, các quyết định xử lý vụ án...; phải nắm chắc các vụ án đặc biệt nghiêm trọng, phức tạp, có khó khăn, vướng mắc, tồn đọng kéo dài, dư luận xã hội quan tâm; những vụ án có dấu hiệu oan, sai hoặc có đơn kêu oan, khiếu nại, tố cáo vượt cấp, kéo dài; những vụ, việc tiềm ẩn nguy cơ trở thành “điểm nóng” để chỉ đạo giải quyết kịp thời. Đặc biệt lưu ý đối với các vụ án giết người, xâm hại trẻ em, mua bán người; tội phạm sử dụng công nghệ cao để lừa đảo chiếm đoạt tài sản, tổ chức đánh bạc, đánh bạc; tội phạm có tính chất “xã hội đen”; tội phạm liên quan đến phòng chống dịch bệnh Covid-19. Trường hợp cần thiết thì yêu cầu Viện kiểm sát cấp dưới trực tiếp báo cáo để hướng dẫn, chỉ đạo chính xác, đúng pháp luật.
- Thông qua theo dõi, hướng dẫn, chỉ đạo nghiệp vụ phải tổng hợp đánh giá các ưu điểm, hạn chế của Viện kiểm sát cấp dưới, kịp thời ban hành thông báo rút kinh nghiệm khắc phục những vi phạm, thiếu sót.
- Tăng cường và nâng cao chất lượng trả lời thỉnh thị; nội dung trả lời thỉnh thị phải rõ ràng, cụ thể; không hướng dẫn, trả lời chung chung, khó thực hiện; phải phân công Kiểm sát viên có năng lực để nghiên cứu hồ sơ trả lời thỉnh thị. Viện kiểm sát cấp trên phải nâng cao trách nhiệm trong việc hướng dẫn trả lời thỉnh thị Viện kiểm sát cấp dưới, không để xảy ra trường hợp vụ án, vụ việc những khó khăn, vướng mắc Viện kiểm sát cấp trên có thể trả lời, hướng dẫn chỉ đạo giải quyết được, nhưng lại đề nghị Viện KSND tối cao hướng dẫn, giải đáp, trả lời, dẫn đến vụ, việc kéo dài. Trong đó lưu ý, cần trao đổi thống nhất với các cơ quan tố tụng địa phương, vụ án ở giai đoạn nào, thì Cơ quan tố tụng đang thụ lý giải quyết ở giai đoạn đó chủ trì thỉnh thị ngành dọc cấp trên.
Chấp hành nghiêm túc, đúng quy định về chế độ thông tin, báo cáo đối với Viện kiểm sát cấp trên theo các Quy chế, Quy định, Hướng dẫn của Viện KSNDTC (Quy chế 111/2020; Quy chế 279/2017, Quy định 599/2019, Hướng dẫn số 33/2018...). Trong đó, phải đảm bảo kịp thời, chất lượng, đúng yêu cầu.
1. Viện kiểm sát nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Viện kiểm sát Quân sự Trung ương và các Viện kiểm sát cấp quân khu tổ chức quán triệt, triển khai thực hiện nghiêm túc các nội dung hướng dẫn nêu trên.
2. Trên cơ sở Hướng dẫn này và Chương trình, Kế hoạch công tác năm 2022 của Viện kiểm sát các cấp, các Phòng nghiệp vụ xây dựng Chương trình, Kế hoạch công tác của đơn vị và hướng dẫn công tác cho Viện kiểm sát cấp huyện./.
| TL. VIỆN TRƯỞNG |
- 1Chỉ thị 06/CT-VKSTC năm 2021 về tăng cường trách nhiệm hiệu quả thực hành quyền công tố, kiểm sát việc áp dụng và thi hành biện pháp tư pháp bắt buộc chữa bệnh trong điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án hình sự do Viện kiểm sát nhân dân tối cao ban hành
- 2Hướng dẫn 04/HD-VKSTC về công tác thực hành quyền công tố, kiểm sát điều tra và kiểm sát xét xử sơ thẩm án ma túy năm 2022 do Viện Kiểm sát nhân dân tối cao ban hành
- 3Hướng dẫn 33/HD-VKSTC năm 2018 về công tác quản lý, kiểm tra và báo cáo đánh giá việc đình chỉ điều tra, đình chỉ vụ án, bị can do không phạm tội và đình chỉ miễn trách nhiệm hình sự theo Điều 29 Bộ luật Hình sự do Viện kiểm sát nhân dân tối cao ban hành
- 4Hướng dẫn 03/HD-VKSTC công tác thực hành quyền công tố, kiểm sát điều tra, kiểm sát xét xử sơ thẩm án kinh tế năm 2022 do Viện kiểm sát nhân dân tối cao ban hành
- 1Chỉ thị 06/CT-VKSTC năm 2013 tăng cường trách nhiệm công tố trong hoạt động điều tra, gắn công tố với hoạt động điều tra đáp ứng yêu cầu đấu tranh phòng, chống tội phạm do Viện kiểm sát nhân dân tối cao ban hành
- 2Quyết định 590/QĐ-VKSTC-V3 năm 2014 Quy định về lập hồ sơ kiểm sát án hình sự do Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao ban hành
- 3Bộ luật hình sự 2015
- 4Bộ luật tố tụng hình sự 2015
- 5Quyết định 190/QĐ-VKSTC-VP năm 2016 Quy định chế độ công tác hồ sơ nghiệp vụ của ngành Kiểm sát nhân dân do Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao ban hành
- 6Chỉ thị 09/CT-VKSTC năm 2016 tăng cường biện pháp nâng cao chất lượng tranh tụng của Kiểm sát viên tại phiên tòa do Viện kiểm sát nhân dân tối cao ban hành
- 7Chỉ thị 04/CT-VKSTC năm 2015 về tăng cường biện pháp phòng chống oan, sai và nâng cao trách nhiệm trong giải quyết bồi thường thiệt hại cho người bị oan trong hoạt động tố tụng hình sự do Viện kiểm sát nhân dân tối cao ban hành
- 8Thông tư liên tịch 03/2018/TTLT-BCA-VKSNDTC-TANDTC-BQP hướng dẫn về trình tự, thủ tục thực hiện ghi âm hoặc ghi hình có âm thanh; sử dụng, bảo quản, lưu trữ kết quả ghi âm hoặc ghi hình có âm thanh trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử do Bộ trưởng Bộ Công an - Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao - Chánh án Tòa án nhân dân tối cao - Bộ trưởng Bộ Quốc phòng ban hành
- 9Thông tư liên tịch 01/2017/TTLT-BCA-BQP-BTC-BNN&PTNT-VKSNDTC quy định việc phối hợp giữa cơ quan có thẩm quyền trong việc thực hiện quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 về tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố do Bộ trưởng Bộ Công an - Bộ Quốc phòng - Bộ Tài chính - Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn - Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao ban hành
- 10Quyết định 279/QĐ-VKSTC năm 2017 về Quy chế chế độ thông tin, báo cáo và quản lý công tác trong ngành Kiểm sát nhân dân do Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao ban hành
- 11Chỉ thị 03/CT-VKSTC năm 2017 về tăng cường việc thỉnh thị, trả lời thỉnh thị, hướng dẫn, giải đáp vướng mắc, thông báo rút kinh nghiệm trong công tác thực hành quyền công tố, kiểm sát hoạt động tư pháp do Viện kiểm sát nhân dân tối cao ban hành
- 12Quyết định 314/QĐ-VKSTC năm 2018 về Quy chế phối hợp giữa Viện kiểm sát cấp trên và Viện kiểm sát cấp dưới trong việc giải quyết vụ án hình sự do Viện kiểm sát cấp trên thực hành quyền công tố, kiểm sát điều tra và truy tố, phân công cho Viện kiểm sát cấp dưới thực hành quyền công tố, kiểm sát xét xử sơ thẩm do Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao ban hành
- 13Quyết định 599/QĐ-VKSTC năm 2019 quy định về công tác hướng dẫn, giải đáp vướng mắc về pháp luật, nghiệp vụ; báo cáo thỉnh thị, trả lời thỉnh thị trong ngành Kiểm sát nhân dân do Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao ban hành
- 14Chỉ thị 02/CT-VKSTC năm 2020 về công tác bảo vệ bí mật nhà nước trong ngành Kiểm sát nhân dân do Viện kiểm sát nhân dân tối cao ban hành
- 15Chỉ thị 03/CT-VKSTC năm 2020 về tăng cường công tác thực hành quyền công tố, kiểm sát hoạt động tư pháp trong xử lý tội phạm liên quan đến phòng, chống dịch bệnh Covid-19 do Viện kiểm sát nhân dân tối cao ban hành
- 16Quyết định 111/QĐ-VKSTC năm 2020 về Quy chế công tác thực hành quyền công tố, kiểm sát việc khởi tố, điều tra và truy tố do Viện kiểm sát nhân dân tối cao ban hành
- 17Chỉ thị 05/CT-VKSTC năm 2020 về tăng cường trách nhiệm công tố trong giải quyết vụ án hình sự, đáp ứng yêu cầu đấu tranh phòng chống tội phạm do Viện Kiểm sát nhân dân tối cao ban hành
- 18Thông tư liên tịch 01/2020/TTLT-VKSNDTC-TANDTC-BCA-BQP-BNN&PTNT-BTC-BTP quy định phối hợp thực hiện một số điều của Bộ luật Tố tụng hình sự về quản lý, giải quyết các vụ án, vụ việc tạm đình chỉ do Viện kiểm sát nhân dân tối cao - Tòa án nhân dân tối cao - Bộ Công an - Bộ Quốc phòng - Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn - Bộ Tài chính - Bộ Tư pháp
- 19Quyết định 264/QĐ-VKSTC năm 2020 về Quy trình tạm thời Kiểm sát việc ghi âm hoặc ghi hình có âm thanh của cơ quan có thẩm quyền điều tra; trực tiếp ghi âm hoặc ghi hình có âm thanh khi hỏi cung bị can, lấy lời khai trong các giai đoạn khởi tố, điều tra, truy tố do Viện kiểm sát nhân dân tối cao ban hành
- 20Chỉ thị 06/CT-VKSTC năm 2021 về tăng cường trách nhiệm hiệu quả thực hành quyền công tố, kiểm sát việc áp dụng và thi hành biện pháp tư pháp bắt buộc chữa bệnh trong điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án hình sự do Viện kiểm sát nhân dân tối cao ban hành
- 21Thông tư liên tịch 01/2021/TTLT-BCA-BQP-BTC-BNN&PTNT-VKSNDTC sửa đổi Thông tư liên tịch 01/2017/TTLT-BCA-BQP-BTC-BNNPTNT-VKSNDTC quy định về việc phối hợp giữa các cơ quan có thẩm quyền trong việc thực hiện một số quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 về tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố do Bộ trưởng Bộ Công an - Bộ trưởng Bộ Quốc phòng - Bộ trưởng Bộ Tài chính - Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn - Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao ban hành
- 22Hướng dẫn 04/HD-VKSTC về công tác thực hành quyền công tố, kiểm sát điều tra và kiểm sát xét xử sơ thẩm án ma túy năm 2022 do Viện Kiểm sát nhân dân tối cao ban hành
- 23Chỉ thị 01/CT-VKSTC năm 2021 về công tác của ngành Kiểm sát nhân dân năm 2022 do Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao ban hành
- 24Hướng dẫn 33/HD-VKSTC năm 2018 về công tác quản lý, kiểm tra và báo cáo đánh giá việc đình chỉ điều tra, đình chỉ vụ án, bị can do không phạm tội và đình chỉ miễn trách nhiệm hình sự theo Điều 29 Bộ luật Hình sự do Viện kiểm sát nhân dân tối cao ban hành
- 25Hướng dẫn 03/HD-VKSTC công tác thực hành quyền công tố, kiểm sát điều tra, kiểm sát xét xử sơ thẩm án kinh tế năm 2022 do Viện kiểm sát nhân dân tối cao ban hành
Hướng dẫn 16/HD-VKSTC về công tác thực hành quyền công tố, kiểm sát điều tra, kiểm sát xét xử sơ thẩm án trật tự xã hội năm 2022 do Viện kiểm sát nhân dân tối cao ban hành
- Số hiệu: 16/HD-VKSTC
- Loại văn bản: Hướng dẫn
- Ngày ban hành: 04/01/2022
- Nơi ban hành: Viện kiểm sát nhân dân tối cao
- Người ký: Lê Minh Long
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 04/01/2022
- Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực