Điều 38 Hiệp định chung về thuế quan và thương mại - GATT 1994
1. Các bên ký kết khi hành động tập thể sẽ phối hợp trong khuôn khố cũng như bên ngoài Hiệp định này, tuỳ hoàn cảnh thích hợp, nhằm thúc đẩy việc thực hiện các mục tiêu đã nêu tại Điều XXXIV.
2. Đặc biệt, Các Bên Ký Kết sẽ phải:
a) trong những trường hợp thích hợp, hành động thông qua thoả thuận quốc tế nhằm đảm bảo những điều kiện xâm thị tốt nhất có thể chấp nhận được dành cho các sản phẩm sơ cấp mang ý nghĩa đặc biệt với các bên ký kết kém phát triển hơn và nhằm xem xét những biện pháp nhằm ổn định và và cải thiện tình hình thị trường những sản phẩm này trên thế giới, kể cả các biện pháp nhằm vào ổn định giá cả xuất khẩu các sản phẩm đó ở mức công bằng và bù đắp thoả đáng.
b) cố gắng phối hợp thích đáng với Liên hợp Quốc cũng như các cơ quan và tổ chức thuộc Liên hợp Quốc, kể cả các thể chế có thể sẽ được lập ra theo khuyến nghị của Hội nghị Liên hợp Quốc về Thương mại và Phát triển trong hoạch định chính sách thương mại và chính sách phát triển;
c) phối hợp trong phân tích cả kế hoạch và chính sách phát triển của từng nước trong các bên ký kết kém phát triển hơn và xem xét mối quan hệ giữa thương mại và viện trợ, nhằm đưa ra những biện pháp cụ thể tạo thuận lợi cho việc phát triển các tiềm năng xuất khẩu và tạo thuận lợi cho các sản phẩm thuộc các ngành mới được mở rộng có cơ hội xâm thị và phối hợp thích đáng với các chính phủ và các tổ chức quốc tế có thẩm quyền về tài trợ cho phát triển kinh tế về mặt này để tiến hành ngiên cứu có hệ thống mối quan hệ giữa thương mại và viện trợ cho từng bên ký kết kém phát triển hơn riêng biệt nhằm xác định rõ tiềm năng xuất khẩu, triển vọng thị trường và bất kỳ hành động nào có thể được yêu cầu;
d) thường xuyên theo dõi diễn biến của thương mại quốc tế, đồng thời nắm chắc tỷ lệ tăng trưởng thương mại của các bên ký kết kém phát triển hơn và có những khuyến nghị thích hợp với hoàn cảnh với các bên ký kết;
e) phối hợp tìm kiếm những phương pháp thực tế để mở rộng thương mại nhằm phát triển kinh tế qua hài hoà và quy hoạch trên quy mô quốc tế về chính sách và quy tắc quốc gia bằng cách áp dụng các chỉ tiêu kỹ thuật và thương mại trong sản xuất, vận tải, và thương mại hoá cũng như xúc tiến xuất khẩu nhờ việc tạo nên một cơ chế cho phép đẩy mạnh phổ biến thông tin thương mại và nghiên cứu thị trường; và
f) đưa ra những thoả thuận về thể chế có thể cần thiết để đạt được những mục tiêu đã nêu tại điều XXXVI và thực thi các quy định của Hiệp định này.
Danh mục những lãnh thổ đã nêu tại
điểm (A) khoản 2 Điều khoản đầu tiên
Vương quốc Anh và Bắc Ai-len
Các lãnh thổ phụ thuộc vào Vương quốc Anh và Bắc Ai-len
Ca-na-đa
Liên Bang úc và các lãnh thổ phụ thuộc vào Liên Bang úc
Tân Tây lan và các lãnh thổ phụ thuộc vào Tân Tây lan
Liên Hiệp Nam Phi kể cả Tây Nam Phi
Ai- len
ấn độ (kể từ ngày 10 tháng 4 năm 1947)
Đất mới
Nam Rhodesia
Miến điện
Xây- lan
Trong một số lãnh thổ nêu trên, có tồn tại hai hay nhiều thuế xuất ưu đãi áp dụng với một vài sản phẩm. Thông qua thoả thuận với các bên ký kết là bên cung cấp chủ yếu các sản phẩm nói trên trong số các bên được hưởng suất thuế đãi ngộ tối huệ quốc, các lãnh thổ này có thể thay thế các ưu đãi đó bằng một thuế suất ưu đãi duy nhất mà về tổng thể không kém thuận lợi hơn cho các bên cung cấp được hưởng sự đãi ngộ này so với trước khi có sự thay thế đó.
Việc chuyển một biên độ ưu đãi thuế quan tương ứng sang một khoản thuế hay khoản thu khác thay cho biên độ ưu đãi đã có trong chế độ thuế trong nước, có hiệu lực vào ngày 10 tháng 4 năm 1947 chỉ áp dụng riêng giữa các hai hay nhiều lãnh thổ đã nêu trong phụ lục này sẽ không được coi là một sự tăng mức độ ưu đãi thuế quan.
Những thoả thuận ưu đãi nêu tại khoản 5 b) điều XIV là những thoả thuận có hiệu lực tại Vương Quốc Anh vào ngày 10 tháng 4 năm 1947 theo tinh thần các hiệp định đã ký với Ca-Na-đa, úc và Niu-di-lân về thịt bò siêu đông và cấp đông, thịt cừu và dê siêu đông, thịt lợn siêu đông và cấp đông, và mỡ. Đã có dự kiến, không làm tổn hại đến bất kỳ một biện pháp nào thi hành điểm h) điều XX, là những thoả thuận này sẽ được triệt tiêu hay thay thế bằng ưu đãi thuế quan và việc đàm phán sẽ được các nước liên quan trực tiếp hay gián tiếp đến những sản phẩm này tiến hành sớm nhất có thể.
Thuế (nội địa) áp dụng với việc thuê phim có hiệu lực tại Niu di lân vào ngày 10 tháng 4 năm 1947, đề thực hiện Hiệp định này sẽ được coi là một khoản thuế quan theo nội dung điều thứ nhất. Hạn chế số lượng áp dụng với những người cho thuê phim ở Niu-di-lân vào ngày 10 tháng 4 năm 1947, để áp dụng Hiệp định này, sẽ được coi hạn mức trình chiếu tại điều khoản IV.
Vùng Dominion của ấn Độ và Pa-kit-xtan không được nêu riêng biệt trong danh mục nêu trên, vì các vùng đó chưa tồn tại độc lập vào ngày 10 tháng 4 năm 1947.
Danh mục những lãnh thổ thuộc liên hiệp PHáp nêu tại điểm b) khoản 2 điều khoản đầu tiên
Pháp
Phi xích đạo thuộc Pháp (lòng chảo thoả thuận của Congo và lãnh thổ khác)
Đông phi thuộc Pháp
Ca-mê-run dưới sự bảo trợ của Pháp
Bờ biển Sô-ma-li thuộc Pháp và những lãnh thổ phụ thuộc
Những lãnh thổ thuộc Pháp tại Châu Đại Dương
Những lãnh thổ thuộc Pháp tại Công- đô-ni vùng Hebride
Đông Dương
Ma-đa-gat-ca và những lãnh thổ phụ thuộc
Ma-rốc
Ca-le-đô-ni mới và lãnh thổ phụ thuộc
Vùng Thánh Pi-e và Mi-cơ-lông
Tô-gô dưới sự bảo trợ của Pháp
Tuy-ni-di
Liên minh kinh tế Bỉ-Lúc xăm bua
Côn-gô thuộc Bỉ
Ru-an-đa-U-run-đi
Hà lan
Tân Gui-nê
Su-ri-nam
Quần đảo An-ti thuộc Hà lan
Cộng hoà In-đô-nê-xi-a
Chỉ áp dụng với nhập khẩu vào những lãnh thổ hợp thành Liên minh Quan thuế.
Danh mục những lãnh thổ nêu tại khoản 2b) điều khoản đầu tiên liên quan tới Hoa Kỳ
Hoa kỳ (lãnh thổ quan thuế)
Những lãnh thổ phụ thuộc vào Hoa kỳ
Cộng hoà Phi-lip-pin
Việc chuyển một biên độ ưu đãi thuế quan tương ứng sang một khoản thuế hay khoản thu khác thay cho biên độ ưu đãi đã có trong chế độ thuế trong nước, có hiệu lực vào ngày 10 tháng 4 năm 1947 chỉ áp dụng riêng giữa các hai hay nhiều lãnh thổ đã nêu trong phụ lục này sẽ không được coi là một sự tăng mức độ ưu đãi thuế quan.
Ưu đãi chỉ có hiệu lực riêng giữa một bên là Chi-lê và một bên là
1. Ac-hen-ti-na
2. Bô-li-vi-a
3. Pê-ru
Ưu đãi chỉ có hiệu lực riêng giữa một bên là liên minh quan thuế Li-ban-Sy-ri và một bên là
1. Pa-let-xtin
2. Jóc-da-ni
Ngày cụ thể để xác định biên độ ưu đãi tối đa nêu tại khoản 4 điều khoản đầu tiên
Úc ...................................................................................... | 15 tháng 10 năm 1946 |
Ca-na-đa ............................................................................ | 1 tháng 7 năm 1939 |
Pháp ............................................................. ..................... | 1 tháng 1 năm 1939 |
Nam Ro-đê-di .................................................................... | 1 tháng 5 năm 1941 |
Liên minh quan thuế Li-băng-Sy-ri.............. ..................... | 30 tháng 10 năm 1939 |
Liên hiệp Nam phi ............................................................. | 1 tháng 7 năm 1938 |
Nam Rho-de-si-a | 1 tháng 5 năm 1941 |
Tỷ lệ phần trăm tổng lượng thương mại dùng để tính phần trăm như đã quy định tại điều XXVI
(trung bình của thời kỳ năm 1949-1953)
Nếu, trước khi Chính phủ Nhật bản gia nhập Hiệp định Chung, Hiệp định này đã được các bên ký kết có khối lượng thương mại như nêu tại cột 1 thể hiện mức phần trăm thương mại xác định tại khoản 6 điều XXVI, cột 1 sẽ có giá trị để thi hành quy định của khoản đã nêu. Nếu Hiệp định này không được chấp nhận như nêu trên trước khi Chính phủ Nhật bản gia nhập, cột II sẽ có giá trị để thi hành quy định của khoản đã nêu.
Cột I (bên ký kết 1/3/ 1955) | Cột II (1/3/1955 và Nhật bản) | |
Úc | 3,1 | 3,0 |
Áo | 0,9 | 0,8 |
Bỉ-Lúc xăm bua | 4,3 | 4.2 |
Miến-điện | 0,3 | 0,3 |
Bra-sil | 2,5 | 2,4 |
Canada | 6,7 | 6,5 |
Xây-lan | 0,5 | 0,5 |
Chi-lê | 0,6 | 0,6 |
Cuba | 1,1 | 1,1 |
Đan-mạch | 1,4 | 1,4 |
Hoa kỳ | 20,6 | 20,1 |
Phần-lan | 1,0 | 1,0 |
Đức (Liên bang) | 5,3 | 5,2 |
Pháp | 8,7 | 8,5 |
Hy lạp | 0,4 | 0,4 |
Ha-i-ti | 0,1 | 0,1 |
ấn độ | 2,4 | 2,4 |
In-đô-nê-si-a | 1,3 | 1,3 |
I-ta li-a | 2,9 | 2,8 |
Nicaragua | 0,l | 0,l |
Na-uy | 1,1 | 1,1 |
Niu-di-lân | 1,0 | 1,0 |
Pakistan | 0,9 | 0,8 |
Hà lan | 4,7 | 4,6 |
Pê-ru | 0,4 | 0,4 |
Cộng hoà Đô-mi-níc | 0,l | 0,l |
Rô-đê-di và Ny-a-sa-lan | 0,6 | 0,6 |
Anh (Vương Quốc) | 20,3 | 19,8 |
Thuỵ điển | 2,5 | 2,4 |
Tiệp khắc | 1,4 | 1,4 |
Thổ nhĩ kỳ | 0,6 | 0,6 |
Liên hiệp Nam phi | 1,8 | 1,8 |
Uruguay | 0,4 | 0,4 |
Nhật bản | - | 2,3 |
_____ | _____ | |
| 100,0 | 100,0 |
Ghi chú: các tỷ lệ trên được tính toán có tính đến thương mại của mọi lãnh thổ mà Hiệp định chung có hiệu lực thi hành.
Ghi chú và các quy định bổ sung
Bổ sung điều khoản đầu tiên
Khoản đầu tiên
Nghĩa vụ nêu tại khoản đầu tiên điều khoản đầu tiên có tham chiếu khoản 2 và khoản 4 của điều III cũng như các nghĩa vụ nêu tại điểm 2 b) điều II có tham chiếu điều VI sẽ được coi là bộ phận của Phần II nhằm thực hiện Nghị định thư về việc tạm thời áp dụng Hiệp định chung.
Những tham chiếu tới các khoản 2 và 4 điều III, nêu trong khoản trên cũng như khoản đầu tiên của điều khoản đầu tiên, sẽ chỉ được áp dụng khi điều III đã được điều chỉnh bằng việc điều chỉnh đã dự kiến tại Nghị định thư có nội dung sửa đổi phần II và sửa đổi điều XXVI của Hiệp định chung về Thuế quan và Thương mại ký ngày 14 tháng 9 năm 1948 (10) có hiệu lực.
Bổ sung điều khoản đầu tiên Khoản 4
Thuật ngữ "biên độ ưu đãi" được hiểu là sự khác biệt tuyệt đối giữa suất thuế quan áp dụng theo đãi ngộ tối huệ quốc - MFN và thuế suất ưu đãi áp dụng với cùng một sản phẩm, mà không phải tương quan giữa hai thuế suất. Lấy ví dụ:
1) Nếu thuế suất thuộc đãi ngộ tối huệ quốc - MFN là 36% trị giá gia tăng và thuế suất theo đãi ngộ ưu đãi là 24% trị giá gia tăng, biên độ ưu đãi ở trường hợp này sẽ là 12% trị giá gia tăng chứ không phải là một phần ba của đãi ngộ tối huệ quốc.
2) Nếu thuế suất thuế quan theo đãi ngộ tối huệ quốc - MFN là 36% và thuế suất ưu đãi được ghi là hai phần ba của đãi ngộ tối huệ quốc, biên độ ưu đãi ở đây được hiểu là 12% trị giá gia tăng.
3) Nếu thuế quan theo đãi ngộ tối huệ quốc - MFN ở mức 2,00FF trên một kg và thuế ưu đãi là 1,5FF trên một kg, biên độ ưu đãi sẽ là 0.5FF trên một kg.
Các biện pháp hải quan sau đây, áp dụng đúng theo thủ tục thống nhất đã định, sẽ không được coi là trái với cam kết mức biên độ ưu đãi tối đa:
i) tái áp dụng với một sản phẩm nhập khẩu một hạng mục phân loại thuế hay một thuế suất thông thường áp dụng với sản phẩm đó, trong những trường hợp việc áp dụng mức phân loại hay thuế suất đó đã được tạm ngừng vào ngày 10 tháng 4 năm 1947;
ii) Phân loại một sản phẩm theo một dòng thuế khác với dòng thuế áp dụng cho sản phẩm đó vào ngày 10 tháng 4 năm 1947 trong trường hợp hệ thống lập pháp có quy định rõ ràng rằng sản phẩm đó có thể được phân loại theo nhiều dòng thuế.
Bổ sung Điều II
Khoản 2 a)
Việc tham chiếu tới khoản 2 điều III nêu tại khoản 2 a) điều II chỉ được áp dụng khi điều III đã được sửa đổi với sự điều chỉnh đã dự kiến trong Nghị định thư có nội dung sửa đổi Phần II và sửa đổi điều XXVI của Hiệp định chung về Thuế quan và Thương mại GATT ký ngày 14 tháng 9 năm 1948 (11) đã có hiệu lực.
Khoản 2 b)
Xem phần ghi chú về khoản đầu tiên của điều khoản đầu tiên.
Khoản 4
Trừ khi có thoả thuận khác rõ ràng của các bên ký kết đã đàm phán các nhân nhượng thuế quan ban đầu, các quy định của khoản 4 sẽ được áp dụng có tính đến các quy định của điều 31 Hiến chương Havana.
Bổ sung Điều III
Mọi khoản thuế hay khoản thu nội địa hoặc mọi luật lệ, quy tắc hoặc quy định nêu tại khoản đầu tiên, áp dụng với sản phẩm nhập khẩu cũng như với sản phẩm nội tương tự và được đánh -với sản phẩm nhập khẩu- vào lúc và tại nơi nhập khẩu không vì thế mà không được coi là một khoản thuế hay khoản thu nội địa hoặc mọi luật lệ, quy tắc hoặc quy định nêu tại khoản đầu tiên và do vậy sẽ chịu sự điều chỉnh của các quy định của điều III.
Khoản 1
Việc áp dụng khoản đầu tiên vào thuế nội địa được các chính phủ hay chính quyền địa phương của các lãnh thổ một bên ký kết áp dụng được điều chỉnh bởi các quy định của khoản cuối cùng điều XXIV. Thuật ngữ "các biện pháp hợp lý trong quyền hạn của mình" không được hiểu, ví dụ, là buộc các bên ký kết lẩn tránh nền lập pháp quốc gia đang cho phép các chính quyền địa phương quyền được đánh những khoản thuế nội địa xét về hình thức thì trái với lời văn điều khoản đó mà về nội dung trong thực tế lại không trái với tinh thần điều khoản đó, nếu sự lẩn tránh đó sẽ dẫn đến những khó khăn tài chính nặng nề cho chính phủ và chính quyền địa phương liên quan. Với những khoản thuế do các chính phủ và chính quyền địa phương thu trái với điều III cả về câu chữ và tinh thần, thuật ngữ "các biện pháp hợp lý trong quyền hạn của mình" cho phép một bên ký kết triệt tiêu từng bước các khoản thuế này trong thời kỳ chuyển đổi, nếu triệt tiêu ngay có thể gây ra những khó khăn về hành chính và tài chính.
Khoản 2
Một khoản thuế thoả mãn các quy định tại câu đầu tiên khoản 2 chỉ coi là không tương thích với câu thứ hai trong trường hợp có sự cạnh tranh giữa một bên là sản phẩm và bên kia là một sản phẩm cạnh tranh trực tiếp hay một sản phẩm có thể trực tiếp thay thế nhưng lại không phải chịu một khoản thuế tương tự.
Khoản 5
Một quy tắc tương thích với các quy định của câu đầu tiên của khoản 5 sẽ không được coi là trái với các quy định tại câu thứ hai nếu nước áp dụng quy tắc đó có sản xuất với số lượng đáng kể mọi sản phẩm và các sản phẩm đó đều phải chịu khoản thuế đó. Không thể viện dẫn rằng trong khi phân định những phần tỷ lệ hay số lượng xác định cho mỗi sản phẩm chịu sự điều chỉnh của quy tắc, người ta đã duy trì một tương quan thoả đáng giữa sản phẩm nhập khẩu và các sản phẩm nội địa, để bảo vệ rằng một quy tắc đã đáp ứng các quy định tại câu thứ hai.
Bổ sung điều V
Khoản 5
Liên quan tới chi phí vận tải, nguyên tắc nêu tại khoản 5 áp dụng với những sản phẩm tương tự được vận chuyển cùng một lịch trình và trong những điều kiện như nhau.
Bổ sung điều VI
Khoản 1
1. Việc các doanh nghiệp thông đồng bán phá giá (có nghĩa là nhà nhập khẩu bán hàng với giá hàng tương ứng với giá ghi trên hoá đơn xuất khẩu của nhà xuất khẩu có liên kết với nhà nhập khẩu, và giá xuất khẩu đó vẫn thấp hơn giá thực tế tại nước xuất khẩu) là một hình thức bán phá giá; với loại hình này, biên độ phá giá có thể được tính toán dựa trên giá bán lại sản phẩm tại nước nhập khẩu.
2. Thừa nhận rằng trong trường hợp nhập khẩu từ một nước mà thương mại hoàn toàn mang tính chất độc quyền hay hầu như độc quyền hoặc toàn bộ giá trong nước do Nhà nước định đoạt, việc xác định tính so sánh của giá cả nhằm mục đích nêu tại khoản đầu tiên có thể có những khó khăn đặc biệt và trong những trường hợp đó, các bên ký kết là bên nhập khẩu có thể thấy cần tính đến khả năng rằng việc so sánh chúnh xác với giá cả trong nước của nước đó không phải lúc nào cũng thích đáng.
Khoản 2 và 3
1. Lý do là trong thực tế hải quan thường xảy ra việc một bên ký kết có thể đòi hỏi có sự đảm bảo hợp lý (bảo lãnh hay đặt cọc bằng tiền để thanh toán thuế chống bán phá giá hay thuế đối kháng trong khi chờ kết quả điều tra cuối cùng theo thực tế, khi nghi ngờ có bán phá giá hay trợ cấp.
2. Việc thực hành đa tệ trong một số trường hợp có thể dẫn đến trợ cấp cho xuất khẩu và có thể là đối tượng đánh thuế đối kháng theo các điều khoản tại khoản 3, hay tạo nên một hình thức bán phá giá thông qua chỉ phá giá một phần đồng tiền của một nước, và có thể là đối tượng đều chỉnh của các biện pháp nêu tại khoản 2. Thuật ngữ "thực hàmh đa tệ" nhằm vào những thực hành được chính phủ áp dụng hay chấp nhận cho áp dụng.
Khoản 6 b)
Mọi sự khiển trách các quy định tại khoản 6 b) sẽ chỉ được xem xét theo của bên ký kết có đề nghị đánh thuế chống bán phá giá hay thuế đối kháng.
Bổ sung điều VII
Khoản 1
Thuật ngữ "những khoản thuế khác" sẽ không được coi là bao gồm cả những khoản thuế nội địa hay thuế tương ứng thu vào thời điểm nhập khẩu hay liên quan tới nhập khẩu.
Khoản 2
1. Sẽ được coi là đáp ứng yêu cầu của điều VII khi kết luận rằng "giá trị thực" có thể thể hiện bằng giá ghi trên hoá đơn, có bổ sung mọi yếu tố tương ứng chính đáng không tính trên giá ghi hoá đơn và thực sự tạo nên những kết cấu của "giá trị thực", cũng như mọi khoản chiết khấu không bình thường tính theo giá thông thường cạnh tranh.
2. Một bên ký kết tuân thủ đúng điểm 2 b) điều VII khi hiểu thuật ngữ "theo tiến trình thương mại thông thường trong điều kiện cạnh tranh đầy đủ" như là ngoại trừ mọi giao dịch trong đó người mua và người bán không độc lập với nhau và giá cả không phải là điều kiện duy nhất.
3. Quy tắc "những điều kiện cạnh tranh đầy đủ" cho phép một bên ký kết không xem xét giá bán trong đó gồm có những chiết khấu đặc biệt chỉ dành cho các đại diện toàn quyền.
4. Nội dung cáđiểm a) và b) cho phép các bên ký kết xác định trị giá thuế quan một cách thống nhất hoặc 1) trên cơ sở giá của một nhà xuất khẩu riêng biệt của hàng nhập khẩu, hoặc 2) trên cơ sở mức giá chung của các sản phẩm tương tự.
Bổ sung Điều VIII
1. Trong khi điều VIII không bao trùm việc sử dụng đa tỷ giá hối đoái theo đúng nghĩa của nó, khoản 1 và khoản 4 lên án việc sử dụng phí và thu đánh vào tỷ giá như là một công cụ để sử dụng đa tỷ giá. Tuy nhiên nếu một bên ký kết sử dụng phí đa tỷ giá để thăng bằng cán cân thanh toán và đã được Quỹ tiền tệ quốc tế chấp nhận, các quy định tại khoản 9(a) của Điều XV vẫn bảo vệ trọn vẹn cho sự vận dụng của bên ký kết đó.
2. Sẽ được coi là phù hợp các quy định của khoản 1 nếu khi hàng được nhập khẩu từ lãnh thổ của một bên ký kết vào lãnh thổ của một bên ký kết khác, việc yêu cầu xuất trình cấp chứng nhận xuất xứ chỉ được đặt ra ở mức thật sự cần thiết.
Bổ sung điều XI, XII, XIII, XIV và XVIII
Trong các Điều XI, XII, XIII, XIV và XVIII, các thuật ngữ "hạn chế nhập khẩu" hay "hạn chế xuất khẩu" cũng nhằm vào các hạn chế được thi hành thông qua các hoạt động của thương mại nhà nước.
Bổ sung điều XI
Khoản 2 c)
Thuật ngữ " nhập khẩu dưới bất cứ hình thức nào "phải được hiểu là áp dụng với những sản phẩm như nhau, còn đang ở giai đoạn chế biến ít, dễ hư hỏng, trực tiếp cạnh tranh với những sản phẩm tươi sống và nếu các sản phẩm đó được tự do nhập khẩu, có xu hướng làm cho các hạn chế được áp dụng với sản phẩm tươi sống mất hiệu lực trong thực tế.
Khoản 2 điểm cuối cùng
Thuật ngữ "nhân tố đặc biệt" bao gồm sự biến động năng xuất liên quan tới sản phẩm nội và ngoại, nhưng không phải sự biến động nhân tạo liên quan tới những phương tiện khác mà hiệp định không chi phối.
Bổ sung điều XII
Các Bên Ký Kết sẽ áp dụng mọi biện pháp hữu ích để đảm bảo rằng các cuộc tham vấn tiến hành theo quy định của điều khoản này được đảm bảo bí mật.
Khoản 3 c) i)
Các bên ký kết đang áp dụng những hạn chế có nghĩa vụ cố gắng tránh gây ra tổn hại nặng cho xuất khẩu một sản phẩm sơ cấp mà nền kinh tế cuả một bên ký kết phụ thuộc nhiều.
Khoản 4 b)
Thoả thuận rằng ngày đó sẽ nằm trong thời hạn 90 ngày kể từ ngày những điều chỉnh của điều khoản này nêu trong Nghị định thư có nội dung điều chỉnh khoản mở đầu và các Phần II và III của Hiệp định này bắt đầu có hiệu lực. Tuy nhiên, nếu Các Bên Ký Kết cho rằng trong những điều kiện vào thời điểm dự kiến không thích hợp với áp dụng các quy định của điều khoản này, Các Bên có thể định ra một ngày trong tương lai sau đó; tuy nhiên ngày mới xác định này phải nằm trong vòng 30 ngày kể từ cuối thời hạn mà nghiã vụ nêu tại mục 2, 3, 4 điều VIII Điều lệ Quỹ Tiền Tệ Quốc tế (IMF) quy định được áp dụng cho các bên ký kết là Thành viên của Quỹ có tổng khối lượng thương mại của họ chiếm ít nhất là một nửa tổng khối lượng thương mại của các bên ký kết.
Khoản 4 c)
Được thoả thuận là đọan 4 a) không đặt ra thêm chỉ thức nào cho việc định ra hay duy trì các hạn chế số lượng nhằm bảo hộ thăng bằng cán cân thanh toán. ở đây chỉ đảm bảo rằng khi mọi nhân tố bên ngoài như là những thay đổi trong điều kiện, điều khoản trao đổi thương mại hạn chế số lượng, thuế quan quá cao và trợ cấp là những nhân tố có thể góp phần làm mất thăng bằng cán cân thanh toán của bên ký kết đang áp dụng hạn chế được tính toán đến một cách đầy đủ.
Bổ sung điều XIII
Khoản 2 d)
Các bên đã không chấo nhận sự xem xét mang tính chất thương mại như là một chỉ tiêu phân bổ hạn nghạch, bởi vì không phải lúc nào các chính phủ cũng có thể dựa vào những đánh giá này. Mặc khác, trong những trường hợp có thể vận dụng cách làm này, một bên ký kết có thể vận dụng tiêu thức này khi cần đạt đến một thỏa thuận, phù hợp với quy tắc chung nêu tại câu đầu tiên khoản 2.
Khoản 4
Xem bị chú về các "nhân tố đặc biệt", liên quan tới tiểu khoản cuối cùng khoản 2 điều I.
Bổ sung Điều khoản XIV
Khoản đầu tiên
Các quy định của khoản này sẽ không được hiểu như là ngăn cản Các Bên Ký Kết, trong quá trình tham vấn dự kiến tại khoản 4 của điều XII và tại khoản 2 điều XVIII, tính toán đầy đủ đến tính chất, các tác động và lý do của mọi sự phân biệt trong hạn chế nhập khẩu.
Khoản 2
Một trong các trường hợp đã tính đến tại điều 2 là trường hợp một bên ký kết có nguồn tín dụng, sau một hoạt động thương mại thông thường, nhưng sẽ không thể sử dụng được nếu không vận dụng biện pháp phân biệt đối xử.
Bổ sung điều khoản XV
Khoản 4
Các thuật ngữ "(có thể) trái với" trước hết có ý nghĩa rằng các biện pháp kiểm soát ngoại hối sẽ có thể trái với lời văn của một điều khoản trong Hiệp định này nếu không đi chệch quá nhiều với tinh thần của Hiệp định sẽ không bị coi là vi phạm Hiệp định này. Như vậy, một bên ký kết chiểu theo nội dung một trong những biện pháp kiếm soát ngoại hối được áp dụng đúng theo Điều lệ của Quỹ Tiền Tệ Quốc tế (IMF) quy định hàng xuất khẩu được thanh toán bằng nội tệ hoặc bằng đồng tiền của một trong những đồng tiền của một Nhà nước thành viên của Quỹ sẽ không vì thế bị coi gây trở ngại với việc thực hiện các quy định của điều XI và điều XIII. Ta có thể lấy ví dụ trường hợp một bên ký kết ghi trong giấy phép nhập khẩu hàng hoá được phép nhập từ nước nào, không hề nhằm vào phân biệt đối xử trong việc cấp phép nhập khẩu mà nhằm thực hiện các biện pháp được phép tiến hành trong quản lý ngoại hối.
Bổ sung Điều khoản XVI
Việc miễn cho một sản phẩm xuất khẩu những khoản thuế đánh vào sản phẩm tương tự được tiêu dùng nội địa hay việc hoàn trả các khoản thuế nhưng không vượt quá mức thuế phải hay đã nộp sẽ không bị coi là một khoản trơ cấp
điểm B
1. Không một quy định nào của điểm B ngăn cản một bên ký kết áp dụng đa tỷ giá phù hợp với Điều lệ của Quỹ Tiền Tệ Quốc tế.
2. Để áp dụng điểm B, thuật ngữ "sản phẩm sơ cấp" được hiểu là bao gồm nông sản, lâm sản, sản phẩm nghề cá và mọi khoáng sản, dù đó là một sản phẩm dưới dạng tự nhiên hay đã qua chế biến mà thương mại quốc tế đòi hỏi phải giao dịch với số lượng lớn.
Khoản 3
1. Việc một bên ký kết trước đây không xuất khẩu một sản phẩm được đề cập đến ở khoản này không làm mất quyền của bên ký kết đó có được một phần trong thương mại sản phẩm này.
2. Một hệ thống nhằm vào hoặc ổn định giá cả một sản phẩm sơ cấp trong nước, hoặc ổn định thu nhập của các nhà sản xuất trong nước sản phẩm đó, độc lập với giá cả xuất khẩu- việc đó có lúc dẫn đến việc một sản phẩm được xuất khẩu với giá thấp hơn so với giá có thể so sánh thực hành với người mua trên thị trường nội địa, sản phẩm tương tự sẽ không được coi là một hình thức trợ cấp xuất khẩu theo nghĩa của khoản 3, nếu Các Bên Ký Kết xác định được:
Không phụ thuộc vào sự xác định của Các Bên Ký Kết về vấn đề này, các biện pháp phát sinh trong thực hiện một hệ thống như vậy sẽ được xét theo quy định của khoản 3 khi nguồn tài trợ được nhà sản xuất sản phẩm đó đóng góp một phần hay toàn bộ, ngoài sự đóng góp của các nhà sản xuất các sản phẩm đó.
a) rằng hệ thống đó cũng dẫn đến hay được lập ra theo cách để đạt tới sản phẩm này được bán xuất khẩu với giá cao hơn giá thực hành với người mua trên thị trường nội địa, sản phẩm tương tự;
b) và rằng hệ thống đó khi được vận dụng thực tế với sản xuất, hay vì bất kỳ một lý do nào khác, được áp dụng hay lập ra theo cách không phải là để khuyến khích xuất khẩu một cách không chính đáng hay không dẫn đến sự tổn hại nghiêm trọng nào với quyền lợi của các bên ký kết khác.
Khoản 4
Đối tượng của khoản 4 là làm cho các bên ký kết cố gắng đạt được một thoả thuận chậm nhất là cuối năm 1957 để đến ngày 1 tháng 1 năm 1958 loại bỏ mọi khoản trợ cấp vẫn còn tồn tại hoặc nếu không đạt được một thoả thuận như vậy cũng đạt được một thoả thuận về việc tiếp tục duy trì hiện trạng cho tới một ngày gần nhất trong tương lai, với hy vọng đạt được một thoả thuận như vậy.
Bổ sung Điều khoản XVII
Khoản đầu tiên
Hoạt động của các văn phòng giao dịch thương mại, hoạt động mua bán được các bên ký kết thành lập chịu sự điều chỉnh của các quy định nêu tại các tiểu khoản a) và b).
Hoạt động của các văn phòng giao dịch thương mại được các bên ký kết thành lập, không hoạt động mua bán, nhưng có định ra những quy tắc áp dụng với thương mại tư nhân, chịu sự điều chỉnh của các quy định thích hợp của Điều khoản này.
Các quy định của Điều khoản này không ngăn cản một doanh nghiệp Nhà nước bán một sản phẩm với gíá khác nhau trên những thị trường khác nhau, với điều kiện thực hành như vậy chỉ dựa vào những lý do thương mại, để đáp ững tương quan cung-cầu trên thị trường xuất khẩu.
Khoản 1a)
Những biện pháp được chính phủ áp dụng nhằm đảm bảo tôn trọng những chỉ tiêu chất lượng và năng xuất nhất định trong hoạt động thương mại, hoặc còn vì những đặc quyền trong khai thác nguồn tài nguyên thiên nhiên quốc gia, nhưng không cho phép chính phủ kiểm soát các hoạt động thương mại của doanh nghiệp đó sẽ không được coi là "độc quyền hay đặc quyền thương mại".
Khoản 1b)
Một bên ký kết được hưởng một "khoản vay đặc biệt?" có quyền được sử dụng khoản tiền vay này theo "đánh giá thương mại" khi mua sắm sản phẩm từ nước ngoài.
Khoản 2)
Các thuật ngữ "sản phẩm" và "hàng hoá" chỉ áp dụng với sản phẩm theo nghĩa của các thuật ngữ này trong thực hành thương mại và không được hiểu là áp dụng với việc mua hay đặt cung cấp dịch vụ.
Khoản 3)
Các cuộc đàm phán được các bên ký kết chấp nhận tiến hành, phù hợp với nội dung khoản này, có thể là đàm phán về giảm thuế và các khoản thu khác với nhập khẩu và xuất khẩu hay về việc ký kết một thoả thuận nào khác thoả đáng với các bên và phù hợp với các quy định của Hiệp định này. (xem khoản 4 của điều II và phần ghi chú liên quan tới khoản này).
Khoản 4 b)
Thuật ngữ "nâng giá nhập khẩu" tại khoản này chỉ phần kết cấu trong giá tại cảng xếp hàng được cơ quan độc quyền nhập khẩu nâng lên trong xác lập giá căn cứ cho nhu cầu về sản phẩm liên quan (ngoại trừ các khoản thuế trong nước thuộc nội dung điều III, giá thành vận tải và phân phối cũng như các chi phí khác gắn với việc bán, mua hay chế biến thêm và một biên độ lãi hợp lý).
Bổ sung điều khoản XVIII
Các Bên Ký Kết và các bên ký kết liên quan sẽ tuân thủ việc đảm bảo bí mật cao nhất với mọi vấn đề đặt ra theo tại Điều khoản này.
1. Khi Các Bên Ký Kết xem xét việc nền kinh tế của một bên ký kết "chỉ có thể đảm bảo một mức sống thấp", Các Bên sẽ xem xét đến vị trí thông thường của nền kinh tế đó chứ không ra xác định trên cơ sở những hoàn cảnh ngoại lệ chẳng hạn như những hoàn cảnh là kết quả của những điều kiện đặc biệt thuận lợi cho việc xuất khẩu một sản phẩm hay nhiều sản phẩm chính xuất khẩu của nền kinh tế này.
2. Câu "trong thời kỳ đầu phát triển" không chỉ hàm ý áp dụng với các bên ký kết mới chỉ vừa bắt đầu thời kỳ phát triển kinh tế mà cũng áp dụng với các bên ký kết có nền kinh tế đang trên một tiến trình công nghiệp hoá để khắc phục sự phụ thuộc thái quá vào sản xuất sản phẩm sơ chế.
Khoản 2, 3, 7, 13 và 22)
Khái niệm tạo lập một ngành sản xuất xác định nói đến ở đây không chỉ nhằm vào việc lập nên một ngành sản xuất mới mà cả tạo lập một ngành sản xuất trong khuôn khổ một ngành sản xuất đang tồn tại, và phát triển thêm một bước đáng kể một ngành đang tồn tại nhưng hiện chỉ thoả mãn được nhu cầu trong nước ở mức thấp. Khái niệm cũng nhằm vào việc xây dựng lại một ngành sản xuất đã bị huỷ hoại hay tổn thất đáng kể do những hành động thù địch hay thiên tai.
Khoản 7 b)
Mọi sự sửa đổi hay rút bỏ, theo khoản 7b), được một bên ký kết không phải là bên ký kết đòi hỏi áp dụng, như nêu tại khoản 7a) phải bắt đầu trong vòng 6 tháng kể từ ngày bên ký kết đòi hỏi thực thi biện pháp của mình, sự điều chỉnh hay rút bỏ đó sẽ có hiệu lực sau 30 ngày kể từ ngày Các Bên Ký Kết nhận được thông báo về việc đó.
Khoản 11
Câu thứ hai của khoản 11 sẽ không được hiểu là buộc một bên ký kết phải giảm bớt hay loại bỏ các hạn chế nếu việc giảm bớt hay loại bỏ lại minh chứng cho một tình huống cần tăng cường hay lập ra, tuỳ từng trường hợp, các hạn chế theo khoản 9 của điều XVIII.
Khoản 12 b)
Ngày nêu tại khoản 12 b) sẽ là ngày được Các Bên Ký Kết định ra phù hợp với các quy định của khoản 4 b) điều XII của Hiệp định này.
Khoản 13 và 14
Thừa nhận rằng trước khi đưa ra một biện pháp và thông báo biện pháp đó cho Các Bên Ký Kết, theo đúng quy định của khoản 14, một bên ký kết có thể cần có thời gian nhất định để xác định hiện trạng của ngành sản xuất liên quan, dưới cách nhìn cạnh tranh.
Đạon 15 và 16
Thoả thuận rằng Các Bên Ký Kết sẽ mời một bên ký kết có đề nghị áp dụng biện pháp theo mục C cùng tham vấn phù hợp với các quy định tại khoản 16, khi bên ký kết có nền thương mại chịu ảnh hưởng đáng kể của biện pháp nói đến ở đây có yêu cầu.
Khoản 16,18, 19 và 22
1. Thoả thuận rằng Các Bên Ký Kết có thể chấp nhận một biện pháp đã dự kiến với bảo lưu theo các điều kiện hay các giới hạn đã được Các Bên chỉ ra, Nếu biện pháp được áp dụng không tuân thủ những dự kiến được chấp nhận, sẽ được coi là biện pháp không được Các Bên Ký Kết cho phép trong khuôn khổ hoàn cảnh dẫn tới chấp nhận biện pháp đó. Nếu Các Bên Ký Kết đã chấp nhận một biện pháp trong một thời gian xác định, nhưng bên ký kết liên quan thấy rằng cần duy trì biện pháp đó thêm một thời gian để thực hiện mục tiêu đã đề ra ban đầu, bên ký kết đó có thể đề nghị Các Bên Ký Kết kéo dài thời gian, phù hợp với các quy định và thủ tục tại khoản C và D, tuỳ từng trường hợp.
2. Thông thường Các Bên Ký Kết sẽ tự kiềm chế khi góp ý trước yêu cầu cho phép áp dụng một biện pháp có khả năng dẫn tới tổn hại nghiêm trọng đến xuất khẩu một sản phẩm mà nền kinh tế của một bên ký kết đang phụ thuộc nhiều.
Khoản 18 và 22
Sử dụng khoản "và quyền lợi của các bên ký kết khác đã được bảo vệ đúng mức " nhằm tạo ra một quyền hành động đủ để xem xét xem trong mỗi trường hợp phương pháp nào thích hợp nhất để bảo vệ các quyền lợi này. Ví dụ phương pháp thích hợp nhất đó có thể mang hình thức bên ký kết đã vận dụng các quy định của mục C hay mục D dành cho một nhân nhượng bổ sung trong thời kỳ các biện pháp trái với các quy định của Hiệp định này có hiệu lực, hoặc bất kỳ bên ký kết nào khác nêu tại khoản 18 sẽ tạm ngừng một nhân nhượng đáng kể tương ứng với tổn hại do việc áp dụng biện pháp đã nêu trên gây ra. Bên ký kết đó sẽ có quyền bảo hộ những quyền lợi của mình bằng cách tạm thời ngừng áp dụng một nhân nhượng; tuy nhiên, chỉ thực thi quyền này khi, trong trường hợp một biện pháp được một bên ký kết áp dụng trong khuồn khổ điểm a) khoản 4 được Các Bên Ký Kết xác định có mức bù đắp không thoả đáng.
Khoản 19
Các quy định của khoản 19 được áp dụng trong trường hợp một ngành sản xuất vẫn tiếp tục tồn tại quá một "thời hạn hợp lý" đã nêu trong bị chú liên quan tới khoản 13 và 14; các quy định này không được hiểu là tước bỏ quyền của một bên ký kết đang trong diện nêu tại điểm a) khoản 4 điều XVIII quyên được vận dụng các quy định khác của mục C, kể cả các quy định của khoản 17, nói về một ngành sản xuất mới được thành lập, cho dù ngành này đã được hưởng sự bảo hộ phụ trợ nhờ sự hạn chế nhập khẩu nhằm bảo vệ cán cân thanh toán.
Khoản 21
Mọi biện pháp được áp dụng theo tinh thần của khoản 21 sẽ được rút bỏ ngay lập tức nếu các biện pháp đã được áp dụng theo các quy định của khoản 17 cũng đã được rút bỏ hoặc Các Bên Ký Kết đã đồng tình với biện pháp đã dự kiến sau thời hạn 90 ngày đã nêu tại khoản 17.
Điều XX
điểm h)
Ngoại lệ nêu tại điểm này được mở rộng ra mọi sản phẩm cơ sở phù hợp với các nguyên tắc đã được Hội đồng kinh tế và xã hội thông qua trong nghị quyết số 30 (IV) ngày 28 tháng 3 năm 1947.
Bổ sung điều XXIV
Khoản 9
Thoả thuận rằng, căn cứ vào các quy định của điều khoản đẩu tiên, khi một sản phẩm đã được nhập khẩu vào lãnh thổ của một liên minh quan thuế hay khu vực mậu dịch tự do với thuế suất ưu đãi được tái xuất khẩu vào lãnh thổ một thành viên khác của liên minh hay khu vực đó, thành viên này phải thu thêm một khoản thuế bằng mức chênh lệch giữa thuế đã thu và thuế suất cao nhất lẽ ra phải đánh vào sản phẩm khi sản phẩm được nhập khẩu trực tiếp vào lãnh thổ của mình.
Khoản 11
Khi các hiệp định thương mại chính thức được ký kết giữa ấn độ và Pa-ki-xơ-tan, các biện pháp có thể được các nước này áp dụng nhằm thực hiện các hiệp định này có thể trái với một số điều khoản thuộc Hiệp định này nhưng không được trái với mục tiêu của Hiệp định.
Bổ sung Điều khoản XXVIII
Các Bên Ký Kết và bất kỳ bên ký kết nào liên quan phải có những quy định cần thiết để đảm bảo bí mật cao nhất trong quá trình đàm phán và tham vấn, nhằm tránh để những thông tin liên quan tới điều chỉnh thuế quan dự kiến cho thời kỳ sắp tới bị tiết lộ khi chưa chín muồi. Các Bên Ký Kết sẽ phải được thông tin ngay về mọi sửa đổi có thể được một bên ký kết thực hiện với biểu thuế của mình, là kết quả của việc thực hiện theo các quy định của Điều khoản này.
Khoản 1
1. Nếu Các Bên Ký Kết định một thời kỳ khác không phải là thời kỳ 3 năm, bất kỳ bên ký kết nào có thể vận dụng các quy định của khoản đầu của hay khoản 3 điêù khoản XXVIII kể từ ngày tiếp theo ngày cuối cùng cuả thời kỳ khác nói trên, và trừ khi Các Bên Ký Kết lại không định một thời kỳ khác, mọi thời kỳ tiếp theo của một thời kỳ khác được định ra như nêu ở đây sẽ là thời kỳ 3 năm.
2. Quy định nói rằng ngày 1 tháng 1 năm 1958 và kể từ những ngày khác được xác định phù hợp với khoản đầu tiên một bên ký kết "có thể sửa đổi hay rút bỏ một nhân nhượng" phải được hiểu là vào ngày này và kể từ ngày đầu tiên tiếp theo ngày cuối cùng của mỗi thời kỳ nghĩa vụ pháp lý được điều II áp đặt với bên ký kết đó sẽ được sửa đổi; quy định này không có nghĩa là các sửa đổi với biểu thuế suất nhất thiết phải có hiệu lực kể từ ngày này. Nếu việc áp dụng các điều chỉnh thuế suất, kết quả của các cuộc đàm phán tiến hành theo điều XXVIII, được lùi lại, sự đền bù cũng có thể được chậm thực thi.
3. Dài nhất là sáu tháng và ngắn nhất là ba tháng trước ngày 1 tháng 1 năm 1958 hoặc trước ngày kết thúc một thời kỳ tiếp theo kể từ ngày đó, bên ký kết có đề nghị điều chỉnh hoặc rút bỏ một nhân nhượng thuộc Biểu tương ứng sẽ phải thông báo ý định cho Các Bên Ký Kết biết. Khi đó Các Bên Ký Kết sẽ xác định bên ký kết hay các bên ký kết nào sẽ tham gia đàm phán hay tham vấn như nêu tại khoản đầu tiên. bất kỳ bên ký kết nào đã được xác định như trên sẽ tham gia vào các cuộc đàm phán đó hoặc tham vấn với bên ký kết có yêu cầu để đạt tới một thoả thuận trước khi kết thúc thời kỳ đó. Mọi sự gia hạn sau này của thời kỳ củng cố các Biểu nhằm vào các Biểu đã được các cuộc đàm phán điều chỉnh, phù hợp với khoản đầu tiên, khoản 2 và 3 của điều XXVIII. Nếu Các Bên Ký Kết có quy định các cuôc đàm phán được tiến hành trong sáu tháng trước ngày 1 tháng 1 năm 1958 hoặc trước bất cứ ngày nào được định ra theo Điều đầu tiên, tại quy định đó Các Bên sẽ phải dự kiến giải quyết thoả đáng các cuộc đàm phán nêu tại khoản này.
4. Các quy định dự kiến việc không chỉ các bên ký kết đã đàm phán ban đầu về một nhân nhượng mà cả bất kỳ bên ký kết nào liên quan như là nhà cung cấp chính là nhằm đảm bảo cho một bên ký kết sau này có thể nắm giữ được một thị phần trong thương mại một sản phẩm đã là đối tượng đàm phán nhân nhượng lớn hơn thị phần của bên ký kết đã tham gia đàm phán ban đầu, có thể thực sự bảo vệ quyền lợi của mình theo Hiệp định chung. Ngược lại, vấn đề không phải là mở rộng đàm phán theo cách để tạo ra những khó khăn không cần thiết cho đàm phán và đạt tới những thoả thuận như nêu tại điều XXVIII. cũng không phải để làm phức tạp thêm trong tương lai khi áp dụng điêù khoản này với những nhân nhượng đạt được tại các cuộc đàm phán được tổ chức phù hợp với điều khoản đó. Do vậy, Các Bên Ký Kết chỉ thừa nhận quyền lợi của một bên ký kết như là bên ký kết chính nếu bên đó nắm giữ một thị phần, trên thị trường của bên ký kết có yêu cầu- trong một thời kỳ hợp lý trước khi diễn ra đàm phán, lớn hơn thị phần của một bên ký kết đã tham gia đàm phán ban đầu, hoặc lẽ ra đã có thị phần lớn hơn nếu không bị bên ký kết có yêu cầu áp dụng những hạn chế số lượng một cách phân biệt đối sử. Do vậy, sẽ không thích đáng nếu Các Bên Ký Kết thừa nhận quá một bên ký kết, hoặc giả khi có hai bên ký kết có vị trí hầu như ngang bằng nhau, thì không quá hai bên ký kết là nhà cung cấp chính.
5. Không phụ thuộc vào định nghĩa quyền lợi nhà cung cấp chính nêu tại bị chú 4 liên quan tới khoản đầu tiên, Các Bên Ký Kết có thể xác định như là một ngoại lệ rằng một bên ký kết có quyền lợi như là nhà cung cấp chính nếu nhân nhượng đó tác động đến hoạt động thương mại chiếm một phần quan trọng trong xuất khẩu của bên ký kết đó.
6. Các quy định về việc bất kỳ bên ký kết nào có quyền lợi như là nhà cung cấp chính tham gia đàm phán và việc bất kỳ bên ký kết nào có quyền lợi đáng kể với nhân nhượng mà bên ký kết đòi hỏi đề nghị điều chỉnh hay rút bỏ tham gia tham vấn sẽ không được dẫn đến bắt buộc bên ký kết đòi hỏi phải chấp nhận một sự đền bù lớn hơn và phải chịu sự trả đũa nghiêm khắc hơn là việc rút bỏ hay điều chỉnh đã đưa ra, căn cứ vào điều kiện thương mại vào thời điểm sự rút bỏ hay sửa đổi đó được đưa ra và có tính đến các hạn chế số lượng mang tính phân biệt đối sử được bên ký kết có yêu cầu áp dụng.
7. Thuật ngữ "quyền lợi đáng kể" không có định nghĩa chính xác; do vậy, thuật nghữ có thể gây khó khăn cho Các Bên Ký Kết. Tuy nhiên cần hiểu thuật ngữ này như là chỉ nói đến các bên ký kết đang nắm giữ hoặc lẽ ra sẽ có thể nắm giữ, nếu không có các hạn chế số lượng mang tính chất phân biệt đối xử làm tổn hại đến xuất khẩu của các bên ký kết đó, một thị phần đáng kể trên thị trường của bên ký kết đưa ra đề nghị sửa đổi hay rút bỏ nhân nhượng.
Khoản 4
1. Mọi đề nghị được tham dự đàm phán phải kèm theo mọi số liệu và thông số cần thiết. Trong vòng 30 ngày kể từ ngày nộp đề nghị, Các Bên Ký Kết sẽ có quyết định về việc này.
2. Thừa nhận rằng, nếu ta cho phép một số bên ký kết có mức phụ thuộc cao vào một số lượng tương đối ít các sản phẩm cơ sở và trông đợi rất nhiều vào vai trò của thuế quan để đa dạng hoá nền kinh tế và tạo nguồn thu tài chính,chỉ đàm phán bình thường nhằm sửa đổi hay rút bỏ nhân nhượng theo quy định của khoản đầu tiên, điều XXVIII, ta có thể qua đó kích thích họ tiến hành sửa đổi hay rút bỏ, xét về lâu dài lại vô tác dụng. Để tránh tình trạng đó và căn cứ vào khoản 4 điều XXVIII, Các Bên Ký Kết sẽ cho phép các bên ký kết nói trên tham gia đàm phán, trừ khi họ cho rằng đàm phán như vậy sẽ dẫn tới tăng mức thuế quan hoặc góp phần là tăng mức thuế quan một cách đáng kể và sẽ dẫn tới đảo lộn sự ổn định của các danh mục thuộc phụ lục của Hiệp định này và làm đảo lộn thương mại quốc tế một cách không cần thiết.
3. Dự kiến rằng các cuộc đàm phán được phép tiến hành phù hợp với khoản 4 nhằm sửa đổi hay rút bỏ một dòng thuế hay một nhóm rất hạn chế những dòng thuế có thể tiến hành thành công trong vòng 60 ngày. Tuy nhiên, thừa nhận rằng thời hạn 60 ngày sẽ không đủ cho đàm phán về sửa đổi hay rút bỏ một số lượng nhiều dòng thuế hơn; trong trường hợp này, Các Bên Ký Kết sẽ có nghĩa vụ xác định một thời hạn dài hơn.
4. Sự xác định thuộc trách nhiệm của Các Bên Ký Kết đã dự kiến tại khoản 4 d) điều XXVIII sẽ phải được kết luận trong vòng 30 ngày tiếp theo ngày vấn đề được đặt ra, trừ khi bên ký kết đòi hỏi chấp nhận một thời hạn dài hơn.
5. Thoả thuận rằng khi đi đến xác định như đã nêu, phù hợp với khoản 4 d) điều XXVIII, nếu bên ký kết có yêu cầu vẫn chưa làm hết những gì hợp lý và có thể làm được để đưa ra một sự bù đắp thoả đáng, Các Bên Ký Kết sẽ tính đúng mức đến tình huống đặc biệt của một bên ký kết đã cam kết mức thuế trần rất thấp với chiếm một tỷ trọng lớn trong thuế quan của mình và do vậy bên ký kết đó không có điều kiện rộng rãi như các bên ký kết khác để đưa ra một đề nghị về đền bù.
Bổ sung Điều khoản XXVIII (b)
Khoản 3
Thoả thuận rằng việc đề cập đến nhu cầu về tài chính trước hết nhằm nói tới khía cạnh tài chính của thuế quan và riêng về thuế quan có tác dụng đảm bảo nguồn thu thuế, đánh vào nhập khẩu các sản phẩm có thể được những sản phẩm khác có mức thuế quan rất thấp hay không phải chịu thuế quan thay thế.
Bổ sung Điều khoản XXIV
Khoản đầu tiên
Lời văn của khoản đầu tiên không chiểu đến các chương VII và VIII của Hiến chương Havana, do vì các chương này chỉ quy định những nét chung liên quan tới tổ chức, vai trò và thủ tục của Tổ chức Thương mại Quốc tế.
Bổ sung Phần IV
Các thuật ngữ "bên ký kết phát triển" và "bên ký kết kém phát triển hơn" được sử dụng trong Phần IV nhằm chỉ các nước phát triển và các nước kém /chậm phát triển là thành viên của hiệp định Chung về Thuế quan va Thương mại-GATT.
Bổ sung Điều XXXVI
Khoản 1
Điều khoản này dựa trên các mục tiêu đã được nêu lên tại Điêu khoản đầu tiên với những sửa đổi tại điểm A) của khoản đầu tiên Nghị định thư sửa đổi Phần 1 và các Điều XXIX và XXX kể từ khi Nghị định Thư này có hiệu lực.12
Khoản 4
Thuật ngữ "sản phẩm sơ cấp" bao trùm nông sản; xem khoản 2 của bị chú giải thích về điểm B điều khoản XVI.
Khoản 5
Một chương trình đa dạng hoá thông thường bao gồm sự đẩy mạnh các hoạt đông chế biến các sản phẩm sơ cấp và phát triển các ngành thuộc khu vực chế tác, có cân nhắc đến vị trí của bên ký kết đó và viễn cảnh sản xuất và tiêu thụ các sản phẩm khác nhau trên thế giới.
Khoản 8
Thoả thuận rằng thuật ngữ "không chờ đợi sự tương hỗ" có nghĩa rằng, phù hợp với các mục tiêu nêu tại điêù khoản này, không trông đợi ở một bên ký kết kém phát triển hơn có sự đóng góp không tương thích với các nhu cầu của sự phát triển, của nền tài chính và thương mại của mình trong tiến trình đàm phán thương mại, có tính đến sự tiến triển của thương mại của bên ký kết đó trong thời gian qua.
Khoản này được áp dụng trong trường hợp các biện pháp được áp dụng căn cứ vào điểm A điều XVIII, điều XXVIII, điều XVIII B (sau này trở thành điều XXIX khi sự điều chỉnh thuộc điểm A khoản đầu tiên của Nghị định thư sửa đôỉ phần I và các điều khoản XXIX và XXX 13), điều XXXIII, hoặc theo bất kỳ thủ tục nào được lập ra phù hợp với Điều khoản này.
Bổ sung Điều khoản XXXII
Khoản đầu tiên, điểm a)
Khoản này sẽ áp dụng trong đàm phán nhằm giảm hay triệt tiêu thuế quan hoặc các quy tắc hạn chế thương mại khác theo tinh thần, Điều XXVIII, Điều XVIII B (sau này trở thành Điều XXIX khi sự điều chỉnh thuộc điểm A khoản đầu tiên của Nghị định thư sửa đôỉ Phần I và các Điều XXIX và XXX 13), Điều XXXIII, và trong mối liên hệ với mọi hành động khác có thể được một bên ký kết áp dụng nhằm thực thi việc giảm hay triệt tiêu như vậy.
Khoản 3 b)
Các biện pháp khác nói đến tại khoản này có thể bao gồm các quy định cụ thể nhằm thúc đẩy sự sửa đổi cơ cấu nội bộ, khích lệ tiêu thụ những sản phẩm riêng biệt, hoặc kiến lập những biện pháp xúc tiến thương mại.
[1] - Bên ký kết chỉ một bên ký kết Hiệp định GATT có liên quan.
- Các bên ký kết chỉ (1)một số bên ký kết có liên quan; (2) tất cả các bên ký kết.
- Các Bên Ký Kết: (theo quy định của Điều XXV) chỉ tất cả các bên ký kết Hiệp định, mang tính chất hành động tập thể
- Dấu (*) dẫn chiếu tới chú giải, hoặc có bổ sung ở phần cuối Hiệp định
Hiệp định chung về thuế quan và thương mại - GATT 1994
- Số hiệu: Khongso
- Loại văn bản: Điều ước quốc tế
- Ngày ban hành: 30/10/1947
- Nơi ban hành: Quốc hội
- Người ký: ***
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 01/01/1995
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
- Điều 3. *
- Điều 4. Các quy định đặc biệt về phim - điện ảnh
- Điều 5. Quyền tự do quá cảnh
- Điều 6. Thuế chống bán phá giá và thuế đối kháng
- Điều 7. Xác định trị giá tính thuế quan
- Điều 8. Phí và các thủ tục liên quan đến Xuất Nhập Khẩu*
- Điều 9. Nhãn xuất xứ
- Điều 10. Công bố và quản lý các quy tắc thương mại
- Điều 11. Triệt tiêu chung các hạn chế định lượng
- Điều 12. *
- Điều 13. *
- Điều 14. *
- Điều 15. Các thoả thuận về ngoại hối
- Điều 16. Trợ cấp
- Điều 17. Doanh nghiệp thương mại nhà nước
- Điều 18. *
- Điều 19. Biện pháp khẩn cấp đối với việc nhập khẩu các sản phẩm nhất định
- Điều 20. Các ngoại lệ chung
- Điều 21. Ngoại lệ về an ninh
- Điều 22. Tham vấn
- Điều 23. Sự vô hiệu hoá hay vi phạm cam kết
- Điều 24. Áp dụng theo lãnh thổ - Hàng hoá biên mậu
- Điều 25. Hành động tập thể của các bên ký kết
- Điều 26. Chấp nhận, hiệu lực và đăng ký
- Điều 27. Ngừng áp dụng hay rút bỏ các nhân nhượng Mọi bên ký kết có quyền ngừng áp dụng hay rút bỏ toàn bộ hay một phần một nhân nhượng thuộc Biểu tương ứng ở phần phụ lục vào bất cứ khi nào với lý do nhân nhượng đó ban đầu đã được đàm phán với một chính phủ đã không trở thành hoặc không còn là bên ký kết. Bên ký kết áp dụng một biện pháp như vậy sẽ thông báo ngay cho các bên ký kết và khi được yêu cầu sẽ tham vấn cùng các bên ký kết có quyền lợi đáng kể với sản phẩm đó.
- Điều 28. *
- Điều 29. Mối quan hệ của Hiệp định này với Hiến chương Havana
- Điều 30. Điều chỉnh
- Điều 31. Rút bỏ Không làm tổn hại đến các quy định của khoản 12 điều XVIII, của điều XXIII, hoặc của khoản 2 điều XXX, bất kỳ bên ký kết nào cũng có thể rút bỏ việc tham gia Hiệp định này hay rút bỏ nhân danh một hay nhiều lãnh thổ quan thuế được bên ký kết đó đại diện trên trường quốc tế và vào thời điểm rút bỏ đang có quyền tự chủ hoàn toàn trong quan hệ ngoại thương và trong các vấn đề khác được Hiệp định này điều chỉnh. việc rút bỏ sẽ có hiệu lực khi kết thúc thời hạn 6 tháng kể từ ngày Tổng Thư ký Liên hợp Quốc nhận được thông báo rút bỏ bằng văn bản.
- Điều 32. Các bên ký kết
- Điều 33. Gia nhập Bất cứ chính phủ nào không phải là một bên của Hiệp định này hay bất cứ chính phủ nào hành động nhân danh một lãnh thổ quan thuế riêng biệt có quyền tiến hành quan hệ ngoại thương và các vấn đề khác được Hiệp định này điều chỉnh, có thể tự mình hay nhân danh lãnh thổ đó tham gia Hiệp định này, theo những điều kiện được chính phủ đó và Các Bên Ký Kết xác định. Các Bên Ký Kết sẽ có Quyết định kết nạp theo khoản này được tiến hành trên cơ sở đồng thuận đa số hai phần ba.
- Điều 34. Phụ lục
- Điều 35. Không áp dụng Hiệp định giữa các bên ký kết nhất định
- Điều 36. Nguyên tắc và mục tiêu
- Điều 37. Cam kết
- Điều 38. Hành động tập thể