Điều 18 Hiệp định chung về thuế quan và thương mại - GATT 1994
Trợ giúp của Nhà nước cho phát triển kinh tế
1. Các bên ký kết thừa nhận rằng các mục tiêu của Hiệp định này sẽ được thực hiện thuận lợi hơn nhờ vào sự phát triển dần nền kinh tế của mỗi nước, nhất là trong trường hợp các bên ký kết đang có một nền kinh tế chỉ đủ khả năng đảm bảo một mức sống thấp và đang trong giai đoạn đầu của quá trình phát triển.*
2. Ngoài ra, các bên ký kết cũng thừa nhận rằng với các bên ký kết đã đề cập đến ở khoản 1 có thể cần thực hiện các chương trình và chính sách phát triển kinh tế hướng tới việc nâng cao mức sống chung của nhân dân, cần có các biện pháp bảo hộ hay các biện pháp tác động đến nhập khẩu và chừng nào việc thực hiện các mục tiêu được nêu trong Hiệp định này nhờ đó có thêm thuận lợi thì việc áp dụng các biện pháp như vậy còn là đúng đắn. Các Bên cho rằng cần dự kiến trước những điều kiện thuận lợi cho các bên ký kết nói trên để họ (1) có thể duy trì cơ cấu thuế quan có sự mềm dẻo đủ để có một sự bảo hộ thông qua thuế quan cần thiết cho việc tạo dựng một ngành sản xuất nhất định* và kiến lập các hạn chế số lượng nhằm bảo hộ cho cán cân thanh toán theo cách để có tính toán đầy đủ đến mức nhu cầu nhập khẩu cao và ngày càng tăng có thể phát sinh do việc thực hiện các chương trình phát triển kinh tế.
3. Các bên ký kết thừa nhận sau cùng rằng, với các thuận lợi bổ sung có được như nêu taị mục A và B của điều khoản này, thông thường các quy định của Hiệp định này sẽ đủ điều kiện để các bên ký kết đáp ứng các nhu cầu phát triển kinh tế của mình. Tuy nhiên Các Bên cũng thừa nhận rằng trong thực tế cũng có những trường hợp không thể đặt ra các biện pháp tương thích với các quy định này, là biện pháp cho một bên ký kết đang phát triển kinh tế dành sự giúp đỡ của Nhà nước cần có để tạo thuận lợi để tạo lập những ngành sản xuất xác định có tác dụng nâng cao mức sống chung của nhân dân. Tại điểm C và D có quy định thủ tục dành cho các trường hợp như vậy.
4. a) Do vậy tất cả các bên ký kết có nền kinh tế chỉ đảm bảo được một mức sống thấp cho nhân dân* và đang ở chặng đầu của sự phát triển * có thể tạm thời làm trái với các quy định của các điêù khoản khác thuộc Hiệp định này, nội dung đã dự kiến tại các mục A, B, C của điều khoản này nhằm mục đích đó.
b) Mỗi bên ký kết có nền kinh tế đang phát triển nhưng không thuộc tiểu khoản a) nêu trên có thể đề nghị Các Bên Ký Kết cho phép áp dụng theo quy định của điểm D tại điều khoản này.
5. Các bên ký kết thừa nhận rằng thu nhập từ xuất khẩu của các bên ký kết có nền kinh tế thuộc diện đã được mô tả ở điểm a) và b) của khoản 4 và thu nhập đó phụ thuộc vào một số ít các sản phẩm sơ cấp có thể bị giảm nguồn thu nghiêm trọng do suy giảm xuất khẩu các sản phẩm đó. Do vậy, khi xuất khẩu các sản phẩm sơ cấp của bên ký kết đó bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi các biện pháp được một bên ký kết khác áp dụng, bên ký kết đó có thể vận dụng các quy định của điều XXII thuộc Hiệp định này để tham vấn.
6. Các Bên Ký Kết hàng năm sẽ xem xét lại tất cả các biện pháp được áp dụng theo tinh thần các quy định của mục C và D của điều khoản này.
Mục A
7 a) Nếu một bên ký kết thuộc diện nêu tại điểm a của khoản 4 điều khoản này thấy cần điều chỉnh hay rút bỏ các nhân nhượng thuế quan trong Biểu các nhân nhượng thuế quan thuộc phụ lục của Hiệp định này để tạo thuận lợi cho việc tạo dựng một ngành sản xuất xác định và nâng cao mức sống chung của nhân dân, bên ký kết đó sẽ thông báo cho Các Bên Ký Kết biết và tiến hành đàm phán với bất kỳ bên ký kết nào ban đầu đã đàm phán với mình về nhân nhượng thuế quan đó và với tất cả các bên ký kết được Các Bên Ký Kết thừa nhận là có quyền lợi đáng kể liên quan. Nếu đạt được một thoả thuận giữa các bên ký kết liên quan, việc điều chỉnh và rút bỏ nhân nhượng thuế quan trong Biểu các nhân nhượng thuế quan (tương ứng trong phụ lục của Hiệp định này) không có trở ngại gì, nhằm thực hiện thoả thuận nói trên, kể cả những điều chỉnh để bù đắp có phát sinh.
b) Nếu các bên không đạt được thoả thuận trong vòng sáu mươi ngày tính từ ngày gửi thông báo như nêu tại điểm a) trên đây, bên ký kết đưa ra đề nghị có thể đưa vấn đề ra trước Các Bên Ký Kết và Các Bên sẽ xem xét nhanh chóng. Nếu Các Bên Ký Kết thấy rằng bên ký kết có đề nghị điều chỉnh hay rút bỏ nhân nhượng đã làm hết khả năng để đạt tới một thoả thuận và sự đền bù đã đưa ra là thoả đáng, bên ký kết đó được quyền điều chỉnh hay rút bỏ nhân nhượng, với điều kiện phải đồng thời thực thi sự đền bù. Nếu Các Bên Ký Kết thấy rằng sự đền bù được bên ký kết có đề nghị điều chỉnh hay rút bỏ nhân nhượng đưa là không thoả đáng, nhưng bên ký kết đó đã làm hết những gì hợp lý thuộc khả năng của mình để có được một sự đền bù thoả đáng, bên ký kết đó có thể thực thi sự điều chỉnh hay rút bỏ đó. Khi một biện pháp như vậy đã được áp dụng, mọi bên ký kết khác nói ở điểm a) trên đây có thể điều chỉnh hay rút bỏ những nhân nhượng đáng kể tương ứng đã đàm phán ban đầu với bên ký kết đã áp dụng các biện pháp nói trên*.
Mục B
8. Các bên ký kết thừa nhận rằng những bên ký kết thuộc diện nêu tại tiểu khoản a) khoản 4 điều khoản này khi đang trong giai khoản phát triển nhanh để thăng bằng cán cân thanh toán có thể gặp khó khăn chủ yếu bắt nguồn từ các cố gắng mở rộng thị trường trong nước cũng như có sự không ổn định về ngoại hối.
9. Đề bảo vệ vị thế tài chính đối ngoại và bảo đảm đủ mức dự trữ ngoại hối nhằm thực hiện các chương trình phát triển kinh tế, một bên ký kết thuộc diện nêu tại điểm a) của khoản 4. điều khoản này có thể, với điều kiện đáp ứng các quy định của khoản 10 và 12, điều chỉnh tổng mức nhập khẩu bằng cách giới hạn khối lượng và trị giá của hàng hoá được phép nhập khẩu, với điều kiện là các hạn chế nhập khẩu đặt ra hay duy trì không quá mức cần thiết.
a) để đối phó với sự suy giảm đáng kể dự trữ tiền tệ hay chấm dứt tình trạng này; hoặc
b) để nâng mức dự trữ tiền tệ với tốc độ hợp lý, trong trường hợp dự trữ đó đang ở mức thiếu hụt.
Trong cả hai trường hợp, cần phải tính đến mọi nhân tố đặc biệt có thể tác động đến dự trữ tiền tệ của bên ký kết đó hay nhu câù của bên ký kết đó về dự trữ tiền tệ và nhất là khi đang được sử dụng các khoản tín dụng đặc biệt hay nguồn khác, cần tính đến khả năng sử dụng thích hợp các khoản tín dụng và các nguồn như vậy.
10. Khi áp dụng các hạn chế đó, bên ký kết nói trên có thể xác định tác động của các biện pháp đó lên các sản phẩm khác nhau hay các chủng loại sản phẩm khác nhau sao cho có sự ưu tiên với nhập khẩu các sản phẩm cần thiết để thực thi chính sách phát triển kinh tế của mình; tuy nhiên các hạn chế phải được áp dụng sao cho tránh không làm tổn hại quyền lợi kinh tế thương mại của bất kỳ bên ký kết nào khác một cách không cần thiết và không gây trở ngại cho việc nhập khẩu những khối lượng hàng hoá có tính chất thương mại tối thiểu thuộc bất cứ loại nào mà nếu ngừng nhập khẩu hoàn toàn sẽ dẫn đến trở ngại cho tiến trình thương mại thông thường; ngoài ra, các hạn chế nói trên sẽ không được áp dụng dẫn đến gây trở ngại cho việc nhập khẩu mẫu hàng trong thương mại hay hay với việc tuân thủ các thủ tục liên quan tới bản quyền sáng chế, nhãn hàng, quyền tác giả hay các thủ tục tương tự.
11. Khi thực hiện chính sách trong nước của mình, bên ký kết liên quan cũng phải tính toán đúng mức đến sự cần thiết phải lập lại thăng bằng cán cân thanh toán dựa trên một cơ sở lành mạnh bền vững và chú trọng sử dụng một cách kinh tế các nguồn lực sản xuất. Khi tình trạng trên dần dần được cải thiện, bên ký kết đó sẽ giảm nhẹ dần các hạn chế được áp dụng theo tinh thần của mục này và chỉ duy trì chúng ở mức cần thiết, có tính toán đến các quy định của khoản 9 điều khoản này; bên ký kết đó sẽ loại bỏ các hạn chế khi tình huống đó không chứng tỏ sự cần thiết phải duy trì các biện pháp đó nữa; Tuy nhiên không một bên ký kết nào phải huỷ bỏ hay điều chỉnh các hạn chế với lý do là sự thay đổi trong chính sách phát triển của mình đã làm mất tính cần thiết của các hạn chế đang áp dụng theo tinh thần của điểm này*.
12. a) Bất kỳ bên ký kết nào đang áp dụng các hạn chế mới hay nâng mức chung hạn chế so với trươc đó thông qua tăng cường đáng kể các biện pháp đã áp dụng theo tinh thần của điểm này, ngay sau khi đã đưa ra các hạn chế mới hay tăng cường biện pháp hạn chế, hoặc trong trường hợp có thể tham vấn trước khi tiến hành sẽ phải bắt đầu tham vấn với Các Bên Ký Kết về tính chất các khó khăn đang tác động lên cán cân thanh toán và các biện pháp điều chỉnh khác nhau dẫn đến lựa chọn các biện pháp đang áp dụng cũng như các tác động có thể của các biện pháp đó với nền kinh tế của các bên ký kết khác.
b) Vào một ngày do Các Bên xác định sau, Các Bên Ký Kết sẽ xem xét lại mọi hạn chế còn đang được áp dụng vào ngày đó. Khi hết thời hạn hai năm kể từ ngày nói trên, các bên ký kết vẫn đang áp dụng các hạn chế theo tinh thần của điểm này sẽ tiến hành tham vấn với Các Bên Ký Kết định kỳ khoảng nhưng không ngắn hơn hai năm theo phương thức đã nêu tại điểm c) trên đây, theo chương trình sẽ do Các Bên Ký Kết xác định hàng năm; Tuy nhiên trong thời hạn hai năm kể từ khi kết thúc tham vấn mang tính tổng thể theo bất kỳ một quy định nào khác thuộc khoản này, không tiến hành một cuộc tham vấn nào sớm hơn.
c) (i) Nếu trong khi tiến hành tham vấn với một bên ký kết đúng theo quy định của điểm a) và điểm b) thuộc khoản này, Các Bên Ký Kết thấy rằng các hạn chế không tương thích với các quy định tại điểm này hay không phù hợp với các quy định của điều XIII (với các điều kiện quy định tại điều XIV), Các Bên sẽ chỉ ra những điểm còn khác biệt và có thể đề xuất những điều chỉnh thích hợp với những hạn chế đang được áp dụng.
(ii) Tuy nhiên, nếu sau khi đã tham vấn, Các Bên Ký Kết xác định rằng các hạn chế đang được áp dụng theo cách không phù hợp với các quy định của điểm này và các quy định tại Điều khoản XIII (với các điều kiện quy định tại điều XIV) ở mức nghiêm trọng và do vậy dẫn tới tổn hại hay đe doạ tổn hại tới thương mại của một bên ký kết, Các Bên sẽ thông báo cho bên ký kết đang áp dụng hạn chế và có khuyến nghị thích hợp nhằm đảm bảo việc tuân thủ các quy định liên quan trong một thời hạn hợp lý. Nếu bên ký kết đó không tuân thủ các khuyến nghị nói trên trong thời hạn đã định, Các Bên Ký Kết có thể cho phép bên ký kết có nền thương mại bị tác động bởi các hạn chế đó khỏi bị ràng buộc với mọi nghĩa vụ được tự xác định là thích hợp, đối với bên ký kết đang áp dụng hạn chế có tính đến tình huống cụ thể.
d) Các Bên Ký Kết sẽ mời mọi bên ký kết hiện đang áp dụng hạn chế theo tinh thần của mục này tiến hành tham vấn với Các Bên khi bất kỳ một bên ký kết nào đã xác định rằng các hạn chế không tương thích với các quy định của mục này và các quy định tại Điều XIII (với các điều kiện quy định tại Điều XIV) và nền thương mại của mình có bị tổn hại. Tuy nhiên việc mời tham vấn chỉ tiến hành sau khi Các Bên Ký Kết nhận thấy rằng các cuộc đàm phán trực tiếp giữa các bên ký kết liên quan đã không đạt kết quả. Nếu sau khi đã tham vấn với Các Bên Ký Kết nhưng vẫn không đạt được thoả thuận, và một khi Các Bên Ký Kết xác định được rằng việc áp dụng hạn chế không phù hợp các quy định nêu trên và dẫn đến tổn hại hay đe doạ tổn hại cho thương mại của bên ký kết đã tiến hành thủ tục tham vấn, Các Bên sẽ khuyến nghị huỷ bỏ hay điều chỉnh các hạn chế. Nếu các hạn chế không được huỷ bỏ hay điều chỉnh trong thời hạn được Các Bên Ký Kết có thể xác định xác định, Các Bên có thể cho phép bên ký kết đã tiền hành thủ tục tham vấn khỏi bị ràng buộc với mọi nghĩa vụ được tự xác định là thích hợp, đối với bên ký kết đang áp dụng các hạn chế có tính đến tình huống cụ thể.
e) Nếu một bên ký kết thấy một biện pháp đã được áp dụng với mình phù hợp với câu cuối cùng của điểm c) ii và điểm d) của khoản này, thắy rằng việc Các Bên Ký Kết miễn trách nghĩa vụ cho một bên ký kết như vậy làm hại đến việc thực hiện chương trình và chính sách phát triển kinh tế của mình, trong vong 60 ngày từ ngày biện pháp nói trên được áp dụng, bên ký kết đó có quyền thông báo bằng văn bản cho Thư ký điều hành* của Các Bên Ký Kết biết ý định từ bỏ tham gia Hiệp định này. Sự từ bỏ đó có hiệu lực trong vòng 60 ngày kể từ ngày Thư ký điều hành nhận được thông báo nói trên.
f) Trong mọi tiến trình thực hiện đúng theo điều khoản này, Các Bên Ký Kết sẽ tính một cách hợp thức đến các nhân tố đã nêu tại khoản 2 của điều khoản này. Những xác định đã đề cập tại khoản này cần được tiến hành nhanh chóng và nếu có thể, trong thời hạn 60 ngày kể từ ngày bắt đầu tham vấn.
Mục C
13. Nếu một bên ký kết thuộc diện nêu tại điểm 4 a) của điều khoản này thấy rằng Nhà nước cần có sự giúp đỡ tạo thuận lợi cho việc tạo dựng một ngành sản xuất nhất định* có tác dụng nâng cao mức sống chung của nhân dân, nhưng lại không thể vận dụng được các biện pháp thich hợp với các quy định của Hiệp định này, bên ký kết đó có quyền vận dụng các quy định và thủ tục của điểm này*.
14. Bên ký kết đó thông báo cho Các Bên Ký Kết biết những khó khăn đặc biệt gặp phải khi thực hiện mục tiêu nêu tại khoản 13 của điều khoản này và nêu rõ biện pháp tác động tới nhập khẩu mà mình định áp dụng để khắc phục được các khó khăn nêu trên. Bên ký kết đó sẽ không đưa vào áp dụng biện pháp đó trước khi hết thời hạn như nêu tại khoản 15 hoặc khoản 17, tuỳ theo từng trường hợp, hoặc nếu biện pháp đó ánh hưởng đến nhập khẩu một sản phẩm đã đưa vào Biểu nhân nhượng thuế quan tương ứng thuộc phụ lục của Hiệp định này, trừ khi được Các Bên Ký Kết chấp thuận phù hợp với các quy định của khoản 18; tuy nhiên, nếu ngành sản xuất nhận sự giúp dỡ của Nhà nước đã đi vào hoạt động, sau khi đã thông báo cho Các Bên Ký Kết biết, bên ký kết đó có thể có các biện pháp cần thiết để tránh nhập khẩu (các) sản phẩm liên quan không vượt quá mức bình thường*, trong thời gian đó.
15. Nếu trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày thông báo về biện pháp nói trên, Các Bên Ký Kết không mời bên ký kết đó tham vấn với Các Bên*, bên ký kết đó có thể làm trái với các quy định của Hiệp định này, áp dụng với vấn đề cụ thể này, và áp dụng biện pháp đã dự kiến trong chừng mực cần thiết.
16. Nếu Các Bên Ký Kết*có yêu cầu tham vấn, bên ký kết đó sẽ tham vấn với Các Bên về đối tượng của biện pháp đã dự kiến, về các biện pháp khác nhau có thể lựa chọn trong khuôn khổ của Hiệp định này, cũng như các tác động có thể có của biện pháp đã dự kiến với quyền lợi thương mại hay quyền lợi kinh tế của các bên ký kết khác. Nếu sau khi đã tham vấn, Các Bên Ký Kết nhận thấy rằng trong thực tế không thể đưa ra biện pháp tương thich với các quy định khác của Hiệp định này để thực hiện mục tiêu đã xác định tại khoản 13 điều khoản này và nếu được Các Bên chấp nhận* biện pháp đã dự kiến, bên ký kết đó được miễn các nghĩa vụ thuộc các Điều khoản khác của Hiệp định này áp dụng với vấn đề cụ thể này trong chừng mực cần thiết để thực thi biện pháp đó.
17. Nếu trong thời hạn 90 ngày kể từ ngày gửi thông báo về biện pháp đã đự kiến, phù hợp với các quy định của khoản 14 điều khoản này, Các Bên Ký Kết không bày tỏ ý kiến với biện pháp đã dự kiến, bên ký kết liên quan có thể áp dụng biện pháp đó sau khi đã thông báo cho Các Bên Ký Kết biết.
18. Nếu biện pháp dự kiến đó ảnh hưởng đến một sản phẩm thuộc Biểu cam kết tương ứng trong phụ lục của Hiệp định này, bên ký kết liên quan sẽ tiến hành tham vấn với bất kỳ bên ký kết nào khác đã tham gia đàm phán về nhân nhượng đó và bất kỳ bên ký kết nào khác có quyền lợi đáng kể liên quan tới nhân nhượng thuế quan đó được Các Bên Ký Kết thừa nhận. Các Bên sẽ thể hiện sự đồng ý* với biện pháp dự kiến nếu họ thừa nhận rằng trong thực tế không thể áp dụng những biện pháp tương thích với các quy định của Hiệp định này để thực hiện các mục tiêu đã xác định tại khoản 13 của điều khoản này và nếu Các Bên có sự đảm bảo rằng:
(a) đã đạt được một thoả thuận với các bên ký kết liên quan sau khi tham vấn như đã nêu trên,
(b) hoặc nếu không đạt được thoả thuận nào trong thời hạn 60 ngày kể từ ngày Các Bên Ký Kết nhận được thông báo như quy định tại khoản 14, bên ký kết vận dụng các quy định của điều khoản này đã làm tất cả những gì hợp lý, có thể làm được để đạt tới một thoả thuận như vậy và quyền lợi của các bên ký kết khác đã được bảo vệ đúng mức*.
Bên ký kết vận dụng các quy định của mục này đến lúc đó được miễn các nghĩa vụ theo các quy định của các điều khoản khác của Hiệp định này áp dụng với nội dung của vấn đề cụ thể nói đến ở đây, trong chừng mực cần thiết để tiến hành biện pháp đã nêu.
19 Nếu một biện pháp đã dự kiến thuộc loại đã định nghĩa ở khoản 13 của điều khoản này liên quan tới một ngành sản xuất trong thời kỳ đầu đã được tạo điều kiện thuận lợi nhờ vào sự bảo hộ phụ trợ có được do các hạn chế được bên ký kết đó áp dụng nhằm bảo hộ sự thăng bằng cán cân thanh toán theo quy định của Hiệp định này áp dụng vào vấn đề cụ thể liên quan, bên ký kết đó có thể vận dụng các quy định và thủ tục của mục này, với điều kiện bên đó không áp dụng các biện pháp dự kiến khi chưa được các bên ký kết* tán thành*.
20. Không một quy định nào của các khoản trước thuộc mục này cho phép làm trái các quy định của các Điều thứ nhất, II, XIII của Hiệp định này. Các bảo lưu của khoản 10 của điều khoản này có hiệu lực với mọi hạn chế là đối tượng điều chỉnh của điểm này.
21. Trong thời kỳ một biện pháp được áp dụng theo quy định của khoản 17 điều khoản này, vào bất kỳ lúc nào, bất kỳ bên ký kết nào chịu tác động đáng kể của biện pháp đó cũng có thể tạm ngừng việc cho bên ký kết đã vận dụng các quy định của mục này hưởng những nhân nhượng hay được miễn những nghĩa vụ đáng kể tương đương trong phạm vi Hiệp định này và không bị Các Bên Ký Kết có ý kiến ngược lại, với điều kiện có sự báo trước dành cho Các Bên Ký Kết một thời hạn 60 ngày, không chậm hơn sáu tháng kể từ ngày biện pháp được áp dụng hay điều chỉnh nhằm vào bên ký kết chịu tổn hại đó. Bên ký kết này sẽ tạo điều kiện để tham vấn phù hợp với các quy định của điều XXII của Hiệp định này.
Mục D
22. Bất kỳ bên ký kết nào thuộc diện nêu tại điểm 4 b) điều khản này và để tạo thuận lợi cho sự phát triển kinh tế của mình mong muốn kiến lập một biện pháp thuộc loại nêu tại khoản 13 điều khoản này về việc tạo lập một ngành sản xuất nhất định, có quyền đề nghị Các Bên Ký Kết thông qua một biện pháp như vậy. Các Bên Ký Kết sẽ nhanh chóng tham vấn với bên ký kết đó và trong quá trình ra quyết định họ sẽ căn cứ vào nội dung đã quy định tại khoản 16. Nếu được Các Bên Ký Kết* đồng tình với biện pháp nêu trên, bên ký kết đó sẽ được miễn các nghĩa vụ nêu tại các Điều khoản khác của Hiệp định này, trong chừng mực cần thiết để tiến hành biện pháp đã nêu. Nếu biện pháp dự kiến tác động đến một sản phẩm là đói tượng của nhân nhượng thuế quan trong Biểu tương ứng kèm theo phụ lục của Hiệp định này, các quy định của khoản 18 sẽ có hiệu lực.*
23. Mọi biện pháp áp dụng theo tinh thần của mục này phải phù hợp với các quy định của khoản 20 điều khoản này.
Hiệp định chung về thuế quan và thương mại - GATT 1994
- Số hiệu: Khongso
- Loại văn bản: Điều ước quốc tế
- Ngày ban hành: 30/10/1947
- Nơi ban hành: Quốc hội
- Người ký: ***
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 01/01/1995
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
- Điều 3. *
- Điều 4. Các quy định đặc biệt về phim - điện ảnh
- Điều 5. Quyền tự do quá cảnh
- Điều 6. Thuế chống bán phá giá và thuế đối kháng
- Điều 7. Xác định trị giá tính thuế quan
- Điều 8. Phí và các thủ tục liên quan đến Xuất Nhập Khẩu*
- Điều 9. Nhãn xuất xứ
- Điều 10. Công bố và quản lý các quy tắc thương mại
- Điều 11. Triệt tiêu chung các hạn chế định lượng
- Điều 12. *
- Điều 13. *
- Điều 14. *
- Điều 15. Các thoả thuận về ngoại hối
- Điều 16. Trợ cấp
- Điều 17. Doanh nghiệp thương mại nhà nước
- Điều 18. *
- Điều 19. Biện pháp khẩn cấp đối với việc nhập khẩu các sản phẩm nhất định
- Điều 20. Các ngoại lệ chung
- Điều 21. Ngoại lệ về an ninh
- Điều 22. Tham vấn
- Điều 23. Sự vô hiệu hoá hay vi phạm cam kết
- Điều 24. Áp dụng theo lãnh thổ - Hàng hoá biên mậu
- Điều 25. Hành động tập thể của các bên ký kết
- Điều 26. Chấp nhận, hiệu lực và đăng ký
- Điều 27. Ngừng áp dụng hay rút bỏ các nhân nhượng Mọi bên ký kết có quyền ngừng áp dụng hay rút bỏ toàn bộ hay một phần một nhân nhượng thuộc Biểu tương ứng ở phần phụ lục vào bất cứ khi nào với lý do nhân nhượng đó ban đầu đã được đàm phán với một chính phủ đã không trở thành hoặc không còn là bên ký kết. Bên ký kết áp dụng một biện pháp như vậy sẽ thông báo ngay cho các bên ký kết và khi được yêu cầu sẽ tham vấn cùng các bên ký kết có quyền lợi đáng kể với sản phẩm đó.
- Điều 28. *
- Điều 29. Mối quan hệ của Hiệp định này với Hiến chương Havana
- Điều 30. Điều chỉnh
- Điều 31. Rút bỏ Không làm tổn hại đến các quy định của khoản 12 điều XVIII, của điều XXIII, hoặc của khoản 2 điều XXX, bất kỳ bên ký kết nào cũng có thể rút bỏ việc tham gia Hiệp định này hay rút bỏ nhân danh một hay nhiều lãnh thổ quan thuế được bên ký kết đó đại diện trên trường quốc tế và vào thời điểm rút bỏ đang có quyền tự chủ hoàn toàn trong quan hệ ngoại thương và trong các vấn đề khác được Hiệp định này điều chỉnh. việc rút bỏ sẽ có hiệu lực khi kết thúc thời hạn 6 tháng kể từ ngày Tổng Thư ký Liên hợp Quốc nhận được thông báo rút bỏ bằng văn bản.
- Điều 32. Các bên ký kết
- Điều 33. Gia nhập Bất cứ chính phủ nào không phải là một bên của Hiệp định này hay bất cứ chính phủ nào hành động nhân danh một lãnh thổ quan thuế riêng biệt có quyền tiến hành quan hệ ngoại thương và các vấn đề khác được Hiệp định này điều chỉnh, có thể tự mình hay nhân danh lãnh thổ đó tham gia Hiệp định này, theo những điều kiện được chính phủ đó và Các Bên Ký Kết xác định. Các Bên Ký Kết sẽ có Quyết định kết nạp theo khoản này được tiến hành trên cơ sở đồng thuận đa số hai phần ba.
- Điều 34. Phụ lục
- Điều 35. Không áp dụng Hiệp định giữa các bên ký kết nhất định
- Điều 36. Nguyên tắc và mục tiêu
- Điều 37. Cam kết
- Điều 38. Hành động tập thể