Điều 26 Hiệp định chung về thuế quan và thương mại - GATT 1994
Chấp nhận, hiệu lực và đăng ký
1. Hiệp định này ký ngày 30 tháng 10 năm 1947.
2. Hiệp định này này được để ngỏ để mọi bên ký kết chấp nhận cho tới ngày 1 tháng 5 năm 1955, là một bên ký kết hay đàm phán gia nhập Hiệp định.
3. Hiệp định này được lập thành một một bản tiếng Pháp, một bản tiếng Anh, cả hai văn bản đều có hiệu lực và sẽ được đăng ký với Tổng Thư ký Liên hợp Quốc, Tổng Thư ký sẽ luân chuyển tới các chính phủ liên quan một bản sao có xác nhận.
4. Mỗi chính phủ chấp nhận Hiệp định này phải trình văn bản chấp nhận tới Thư ký điều hành của Các Bên Ký Kết, Thư ký điều hành sẽ thông tin tới các chính phủ liên quan ngày nhận được văn bản chấp nhận và ngày Hiệp định này có hiệu lực đúng theo quy định của khoản 6 điều khoản này.
5 a) Mỗi chính phủ khi chấp nhận Hiệp định này, là chấp nhận cho cả lãnh thổ chính quốc và các lãnh thổ mà chính phủ đó đại diện trên trường quốc tế, ngoại trừ các lãnh thổ quan thuế được chính phủ đó có văn bản thông báo rõ cho Thư ký điều hành của Các Bên Ký Kết vào thời điểm nộp văn bản chấp nhận.
b) Mọi chính phủ sau khi đã chuyển tới Thư ký điều hành một thông báo, phù hợp với các ngoại lệ nêu tại điểm a) khoản này, có thể thông báo bất kỳ lúc nào rằng kể từ khi đó sự chấp nhận bao hàm cả một lãnh thổ quan thuế riêng biệt đã được chấp nhận trước đây; thông báo đó sẽ có hiệu lực vào ngày thứ ba mươi tiếp theo ngày Thư ký điều hành nhận được. (5)
c) Nếu một lãnh thổ quan thuế trước đó đã được một bên ký kết chấp nhận hiệu lực áp dụng Hiệp định này được quyền tự chủ đầy đủ để tự duy trì các quan hệ thương mại đối ngoại cũng như giải quyết các vấn đề khác thuộc nội dung của Hiệp định này, hoặc lãnh thổ đó dành được quyền tự chủ, lãnh thổ đó sẽ được coi như một bên ký kết nếu bên ký kết chịu trách nhiệm ban đầu tuyên bố quyền tự chủ đó kèm theo các bằng chứng nêu trên.
6. Hiệp định này có hiệu lực giữa các chính phủ nào đã tuyên bố chấp nhận kể từ ngày rhức 30 tiếp theo ngày Thư ký điều hành của Các Bên Ký Kết nhạn được công cụ chấp nhận của các chính phủ nêu tại phụ lục H có tổng khối lượng thương mại chiếm 85% tổng thương mại của các chính phủ ghi trong danh mục nói trên. Công cụ chấp nhận của các chính phủ sẽ có hiệu lực kể từ ngày thứ 30 tiếp theo ngày nộp.
7. Liên hợp Quốc được phép đăng ký Hiệp định này kể từ ngày Hiệp định có hiệu lực.
Hiệp định chung về thuế quan và thương mại - GATT 1994
- Số hiệu: Khongso
- Loại văn bản: Điều ước quốc tế
- Ngày ban hành: 30/10/1947
- Nơi ban hành: Quốc hội
- Người ký: ***
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 01/01/1995
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
- Điều 3. *
- Điều 4. Các quy định đặc biệt về phim - điện ảnh
- Điều 5. Quyền tự do quá cảnh
- Điều 6. Thuế chống bán phá giá và thuế đối kháng
- Điều 7. Xác định trị giá tính thuế quan
- Điều 8. Phí và các thủ tục liên quan đến Xuất Nhập Khẩu*
- Điều 9. Nhãn xuất xứ
- Điều 10. Công bố và quản lý các quy tắc thương mại
- Điều 11. Triệt tiêu chung các hạn chế định lượng
- Điều 12. *
- Điều 13. *
- Điều 14. *
- Điều 15. Các thoả thuận về ngoại hối
- Điều 16. Trợ cấp
- Điều 17. Doanh nghiệp thương mại nhà nước
- Điều 18. *
- Điều 19. Biện pháp khẩn cấp đối với việc nhập khẩu các sản phẩm nhất định
- Điều 20. Các ngoại lệ chung
- Điều 21. Ngoại lệ về an ninh
- Điều 22. Tham vấn
- Điều 23. Sự vô hiệu hoá hay vi phạm cam kết
- Điều 24. Áp dụng theo lãnh thổ - Hàng hoá biên mậu
- Điều 25. Hành động tập thể của các bên ký kết
- Điều 26. Chấp nhận, hiệu lực và đăng ký
- Điều 27. Ngừng áp dụng hay rút bỏ các nhân nhượng Mọi bên ký kết có quyền ngừng áp dụng hay rút bỏ toàn bộ hay một phần một nhân nhượng thuộc Biểu tương ứng ở phần phụ lục vào bất cứ khi nào với lý do nhân nhượng đó ban đầu đã được đàm phán với một chính phủ đã không trở thành hoặc không còn là bên ký kết. Bên ký kết áp dụng một biện pháp như vậy sẽ thông báo ngay cho các bên ký kết và khi được yêu cầu sẽ tham vấn cùng các bên ký kết có quyền lợi đáng kể với sản phẩm đó.
- Điều 28. *
- Điều 29. Mối quan hệ của Hiệp định này với Hiến chương Havana
- Điều 30. Điều chỉnh
- Điều 31. Rút bỏ Không làm tổn hại đến các quy định của khoản 12 điều XVIII, của điều XXIII, hoặc của khoản 2 điều XXX, bất kỳ bên ký kết nào cũng có thể rút bỏ việc tham gia Hiệp định này hay rút bỏ nhân danh một hay nhiều lãnh thổ quan thuế được bên ký kết đó đại diện trên trường quốc tế và vào thời điểm rút bỏ đang có quyền tự chủ hoàn toàn trong quan hệ ngoại thương và trong các vấn đề khác được Hiệp định này điều chỉnh. việc rút bỏ sẽ có hiệu lực khi kết thúc thời hạn 6 tháng kể từ ngày Tổng Thư ký Liên hợp Quốc nhận được thông báo rút bỏ bằng văn bản.
- Điều 32. Các bên ký kết
- Điều 33. Gia nhập Bất cứ chính phủ nào không phải là một bên của Hiệp định này hay bất cứ chính phủ nào hành động nhân danh một lãnh thổ quan thuế riêng biệt có quyền tiến hành quan hệ ngoại thương và các vấn đề khác được Hiệp định này điều chỉnh, có thể tự mình hay nhân danh lãnh thổ đó tham gia Hiệp định này, theo những điều kiện được chính phủ đó và Các Bên Ký Kết xác định. Các Bên Ký Kết sẽ có Quyết định kết nạp theo khoản này được tiến hành trên cơ sở đồng thuận đa số hai phần ba.
- Điều 34. Phụ lục
- Điều 35. Không áp dụng Hiệp định giữa các bên ký kết nhất định
- Điều 36. Nguyên tắc và mục tiêu
- Điều 37. Cam kết
- Điều 38. Hành động tập thể