Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 26/ĐA-UBND | Ninh Bình, ngày 18 tháng 11 năm 2016 |
A. SỰ CẦN THIẾT XÂY DỰNG ĐỀ ÁN
Thực hiện Luật ngân sách nhà nước năm 2002; Nghị định số 60/2003/NĐ-CP ngày 06/6/2003 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Ngân sách nhà nước; Thông tư số 59/2003/TT-BTC ngày 23/6/2003 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện Nghị định số 60/2003/NĐ-CP của Chính phủ. Ngày 27/7/2010, Hội đồng nhân dân tỉnh đã ban hành Nghị quyết số 03/2010/NQ-HĐND về việc Ban hành Quy định phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi và tỷ lệ phần trăm (%) phân chia các khoản thu giữa ngân sách các cấp chính quyền địa phương và Nghị quyết số 28/2012/NQ-HĐND ngày 20/12/2012 về việc sửa đổi, bổ sung một số Khoản tại Quy định về phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi và tỷ lệ phần trăm (%) phân chia các khoản thu giữa ngân sách các cấp chính quyền địa phương ban hành kèm theo Nghị quyết số 03/2010/NQ-HĐND ngày 27/7/2010 của Hội đồng nhân dân tỉnh Ninh Bình.
Sau 5 năm thực hiện, với quy định phân cấp quản lý nguồn thu, nhiệm vụ chi đã tạo điều kiện cho các huyện, thành phố chủ động, khai thác tiềm năng trong việc huy động nguồn thu ngân sách phục vụ phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh; tạo ra cơ chế khuyến khích các cấp chính quyền địa phương quan tâm, chăm lo đầu tư phát triển tạo môi trường cho sản xuất kinh doanh để tạo thêm nguồn thu cho ngân sách; coi thu ngân sách là công tác trọng tâm để tập trung chỉ đạo và đôn đốc, đảm bảo thu đúng, thu đủ theo quy định của pháp luật; việc quản lý điều hành ngân sách đã có nhiều tiến bộ, sử dụng NSNN đã đi vào nề nếp, chủ động và hiệu quả hơn. Tốc độ tăng thu từ thuế, phí và thu khác ngân sách cao hơn tốc độ tăng thu NSNN trên địa bàn, đây là nhân tố quan trọng đảm bảo cho sự phát triển kinh tế - xã hội, giữ vững quốc phòng, an ninh và ổn định chính trị của tỉnh. Tuy nhiên, trước yêu cầu của tình hình mới và để cụ thể Hiến pháp năm 2013, tại kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XIII đã thông qua Luật Ngân sách nhà nước số 83/2015/QH13 ngày 25/6/2015, thay thế Luật Ngân sách nhà nước năm 2002 và có hiệu lực thi hành từ năm ngân sách 2017, trong đó có nhiều quy định mới làm thay đổi quy trình quản lý NSNN. Để đáp ứng phù hợp với quy định mới của Luật Ngân sách nhà nước năm 2015, việc ban hành Nghị quyết của HĐND tỉnh về phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi và tỷ lệ phần trăm (%) phân chia các khoản thu giữa ngân sách các cấp chính quyền trên địa bàn tỉnh Ninh Bình đúng quy định và cần thiết.
B. CĂN CỨ PHÁP LÝ XÂY DỰNG ĐỀ ÁN
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015;
Căn cứ Luật Ngân sách nhà nước (NSNN) ngày 25/6/2015;
Căn cứ Luật Phí và Lệ phí ngày 25/11/2015;
Căn cứ Nghị định số .../2016/NĐ-CP ngày .../.../2016 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Ngân sách nhà nước,
Việc phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi giữa ngân sách các cấp chính quyền địa phương đảm bảo theo các nguyên tắc sau:
1. Ngân sách mỗi cấp chính quyền địa phương được phân cấp nguồn thu và nhiệm vụ chi cụ thể.
2. Ngân sách tỉnh giữ vai trò chủ đạo, bảo đảm thực hiện các nhiệm vụ chi của tỉnh, hỗ trợ các huyện, thành phố chưa cân đối được ngân sách và hỗ trợ các huyện, thành phố theo quy định tại Khoản 3 Điều 40 của Luật Ngân sách nhà nước năm 2015.
3. Phù hợp với phân cấp nhiệm vụ kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh đối với từng lĩnh vực và đặc điểm kinh tế, địa lý, dân cư, trình độ quản lý của từng địa phương;
4. Nhiệm vụ chi thuộc ngân sách cấp nào do ngân sách cấp đó bảo đảm; việc ban hành và thực hiện chính sách, chế độ mới làm tăng chi ngân sách phải có giải pháp bảo đảm nguồn tài chính, phù hợp với khả năng cân đối của ngân sách từng cấp; việc quyết định đầu tư các chương trình, dự án sử dụng vốn ngân sách phải bảo đảm trong phạm vi ngân sách theo phân cấp.
5. Trường hợp cơ quan quản lý nhà nước thuộc ngân sách cấp trên ủy quyền cho cơ quan quản lý nhà nước thuộc ngân sách cấp dưới thực hiện nhiệm vụ chi của mình thì phải phân bố và giao dự toán cho cơ quan cấp dưới được ủy quyền để thực hiện nhiệm vụ chi đó. Cơ quan nhận kinh phí ủy quyền phải quyết toán với cơ quan ủy quyền khoản kinh phí này.
6. Thực hiện phân chia theo tỷ lệ phần trăm (%) đối với các khoản thu phân chia giữa các cấp ngân sách và số bổ sung từ ngân sách cấp trên cho ngân sách cấp dưới trên cơ sở bảo đảm công bằng, phát triển cân đối giữa các huyện, thành phố.
7. Trong thời kỳ ổn định ngân sách:
- Không thay đổi tỷ lệ phần trăm (%) phân chia các khoản thu giữa các cấp ngân sách;
- Hằng năm, căn cứ khả năng cân đối của ngân sách cấp trên, cơ quan có thẩm quyền quyết định tăng thêm số bổ sung cân đối ngân sách từ ngân sách cấp trên cho ngân sách cấp dưới so với năm đầu thời kỳ ổn định;
- Số bổ sung có mục tiêu từ ngân sách cấp trên cho ngân sách cấp dưới được xác định theo nguyên tắc, tiêu chí và định mức phân bổ ngân sách và các chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi ngân sách; khả năng của ngân sách cấp trên và khả năng cân đối ngân sách của từng địa phương cấp dưới;
8. Không được dùng ngân sách của cấp này để chi cho nhiệm vụ của cấp khác và không được dùng ngân sách của địa phương này để chi cho nhiệm vụ của địa phương khác, trừ các trường hợp sau:
- Ngân sách cấp dưới hỗ trợ cho các đơn vị thuộc cấp trên quản lý đóng trên địa bàn trong trường hợp cần khẩn trương huy động lực lượng cấp trên khi xảy ra thiên tai, thảm họa, dịch bệnh và các trường hợp cấp thiết khác để bảo đảm ổn định tình hình kinh tế - xã hội, an ninh và trật tự, an toàn xã hội của địa phương;
- Các đơn vị cấp trên quản lý đóng trên địa bàn khi thực hiện chức năng của mình, kết hợp thực hiện một số nhiệm vụ theo yêu cầu của cấp dưới;
- Sử dụng dự phòng ngân sách địa phương để hỗ trợ các địa phương khác khắc phục hậu quả thiên tai, thảm họa nghiêm trọng.
9. Ngân sách xã, phường, thị trấn được phân chia nguồn thu từ các khoản: thuế sử dụng đất phi nông nghiệp; thuế môn bài thu từ cá nhân, hộ kinh doanh; thuế sử dụng đất nông nghiệp thu từ hộ gia đình; lệ phí trước bạ nhà, đất;
10. Ngân sách cấp huyện, ngân sách cấp xã không có nhiệm vụ chi nghiên cứu khoa học và công nghệ;
11. Trong phân cấp nhiệm vụ chi đối với thành phố phải có nhiệm vụ chi đầu tư xây dựng các trường phổ thông công lập các cấp, điện chiếu sáng, cấp thoát nước, giao thông đô thị, vệ sinh đô thị và công trình phúc lợi công cộng khác;
12. Việc phân cấp ngân sách được thực hiện trong thời kỳ ổn định ngân sách từ năm 2017 theo Luật Ngân sách nhà nước.
13. Kế thừa Nghị quyết số 03/2010/NQ-HĐND ngày 27/7/2010 về việc Ban hành Quy định phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi và tỷ lệ phần trăm (%) phân chia các khoản thu giữa ngân sách các cấp chính quyền địa phương và Nghị quyết số 28/2012/NQ-HĐND ngày 20/12/2012 về việc sửa đổi, bổ sung một số Khoản tại Quy định về phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi và tỷ lệ phần trăm (%) phân chia các khoản thu giữa ngân sách các cấp chính quyền địa phương ban hành kèm theo Nghị quyết số 03/2010/NQ-HĐND ngày 27/7/2010 của Hội đồng nhân dân tỉnh Ninh Bình.
Căn cứ vào nguyên tắc tại mục C nêu trên và tiếp tục kế thừa quy định tại Nghị quyết số 03/2010/NQ-HĐND ngày 27/7/2010 (Nghị quyết số 03) và Nghị quyết số 28/2012/NQ-HĐND ngày 20/12/2012 (Nghị quyết số 28) của HĐND tỉnh còn phù hợp với quy định mới của Luật Ngân sách nhà nước năm 2015 và Nghị định số .../2016/NĐ-CP ngày .../.../2016 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều Luật Ngân sách nhà nước, UBND tỉnh trình HĐND tỉnh nội dung phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi giữa ngân sách các cấp chính quyền địa phương như sau:
I. Nguồn thu các cấp ngân sách hưởng 100%:
1. Đối với các khoản thu ngân sách cấp tỉnh hưởng 100%
1.1. Các khoản thu ngân sách cấp tỉnh hưởng 100% tiếp tục kế thừa quy định tại Nghị quyết số 03 còn phù hợp với quy định của Luật Ngân sách nhà nước năm 2015 gồm:
- Thu từ cho thuê và bán nhà ở thuộc sở hữu nhà nước.
- Thu từ hoạt động xổ số kiến thiết, kể cả hoạt động xổ số điện toán nộp ngân sách cấp tỉnh.
- Thu từ quỹ dự trữ tài chính của tỉnh.
- Thu từ viện trợ không hoàn lại của các tổ chức quốc tế, các tổ chức khác, các cá nhân ở nước ngoài trực tiếp cho ngân sách cấp tỉnh theo quy định của pháp luật.
- Thu lệ phí do các cơ quan nhà nước cấp tỉnh thực hiện thu.
- Thu từ huy động đóng góp từ các cơ quan, tổ chức, cá nhân nộp vào ngân sách cấp tỉnh theo quy định của pháp luật.
- Thu thuế môn bài theo Luật ngân sách 2015 (Lệ phí môn bài theo Luật Phí và Lệ phí ngày 25/11/2015) từ các doanh nghiệp nhà nước trung ương, doanh nghiệp nhà nước địa phương, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, các doanh nghiệp ngoài quốc doanh và các tổ chức, cá nhân có sản xuất kinh doanh khác, đăng ký kê khai nộp thuế vào ngân sách cấp tỉnh theo quy định của pháp luật.
- Thu kết dư ngân sách cấp tỉnh.
- Thu từ xử phạt vi phạm hành chính, phạt, tịch thu khác theo quy định của pháp luật do các cơ quan nhà nước trực thuộc cấp tỉnh thực hiện và nộp theo quy định của pháp luật.
- Thu từ bán tài sản nhà nước do các cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc cấp tỉnh quản lý;
- Các khoản thu khác nộp vào ngân sách cấp tỉnh theo quy định của pháp luật;
- Thu bổ sung cân đối ngân sách, bổ sung có mục tiêu từ ngân sách trung ương;
- Thu chuyển nguồn của ngân sách cấp tỉnh từ năm trước chuyển sang.
1.2. Các khoản thu phát sinh mới theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước năm 2015 và Nghị định số .../2016/NĐ-CP ngày .../.../2016 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều Luật Ngân sách nhà nước và Nghị định số 35/2015/NĐ-CP ngày 13/4/2015 của Chính phủ, đề nghị ngân sách tỉnh hưởng 100%, gồm:
- Các khoản thu hồi vốn của ngân sách địa phương đầu tư tại các tổ chức kinh tế; thu cổ tức, lợi nhuận được chia tại công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên có vốn góp của nhà nước do Ủy ban nhân dân tỉnh làm chủ sở hữu; thu phần lợi nhuận sau thuế còn lại sau khi trích lập các quỹ của doanh nghiệp nhà nước do Ủy ban nhân dân tỉnh đại diện chủ sở hữu.
- Thu từ cấp quyền khai thác khoáng sản phần ngân sách địa phương được hưởng theo quy định của pháp luật.
- Thu từ tài sản được xác lập quyền sở hữu của Nhà nước do các cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc cấp tỉnh xử lý.
- Thu tiền để bảo vệ, phát triển đất trồng lúa.
1.3. Thu từ các khoản phí:
Tại điều 7 Luật Phí và lệ phí năm 2015 quy định về Tổ chức thu phí gồm: cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập và tổ chức được cơ quan nhà nước có thẩm quyền giao cung cấp dịch vụ công, phục vụ công việc quản lý nhà nước được thu phí phí theo quy định.
Tại điểm o điều 37 Luật Ngân sách nhà nước năm 2015 quy định khoản thu phí ngân sách địa phương được hưởng 100% là: “Phí thu từ các hoạt động dịch vụ do các cơ quan nhà nước địa phương thực hiện, trường hợp được khoán chi phí hoạt động thì được khấu trừ; các khoản phí thu từ các hoạt động dịch vụ do đơn vị sự nghiệp công lập và doanh nghiệp nhà nước do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh đại diện chủ sở hữu thì được phép trích lại một phần hoặc toàn bộ, phần còn lại thực hiện nộp ngân sách theo quy định của pháp luật về phí, lệ phí và quy định khác của pháp luật có liên quan”.
Để phù hợp với Luật Phí và Lệ phí năm 2015, Luật Ngân sách nhà nước năm 2015 và tăng cường tính chủ động, thuận tiện trong việc quản lý thu các khoản phí của các cấp chính quyền địa phương, UBND tỉnh đề xuất phân chia các khoản thu phí ngân sách cấp tỉnh, ngân sách cấp huyện và ngân sách cấp xã được hưởng 100% theo “Tổ chức thu phí” như sau:
- Ngân sách cấp tỉnh được hưởng 100% đối với phí thu từ các hoạt động dịch vụ do các cơ quan nhà nước cấp tỉnh quản lý thực hiện, trường hợp được khoán chi phí hoạt động thì được khấu trừ; các khoản phí thu từ các hoạt động dịch vụ do đơn vị sự nghiệp công lập cấp tỉnh, doanh nghiệp nhà nước địa phương và các tổ chức được cơ quan nhà nước cấp tỉnh giao thực hiện thì được phép trích lại một phần hoặc toàn bộ, phần còn lại thực hiện nộp ngân sách theo quy định của pháp luật về phí, lệ phí và quy định khác của pháp luật có liên quan.
- Ngân sách cấp huyện được hưởng 100% đối với phí thu từ các hoạt động dịch vụ do các cơ quan nhà nước cấp huyện quản lý thực hiện, trường hợp được khoán chi phí hoạt động thì được khấu trừ; các khoản phí thu từ các hoạt động dịch vụ do đơn vị sự nghiệp công lập cấp huyện quản lý và các tổ chức được cơ quan nhà nước cấp huyện giao thực hiện thì được phép trích lại một phần hoặc toàn bộ, phần còn lại thực hiện nộp ngân sách theo quy định của pháp luật về phí, lệ phí và quy định khác của pháp luật có liên quan.
- Ngân sách cấp xã được hưởng 100% đối với phí thu từ các hoạt động dịch vụ do cấp xã quản lý thực hiện, trường hợp được khoán chi phí hoạt động thì được khấu trừ; các khoản phí thu từ các hoạt động sự nghiệp cấp xã quản lý và các tổ chức được cấp xã giao thực hiện thì được phép trích lại một phần hoặc toàn bộ, phần còn lại thực hiện nộp ngân sách theo quy định của pháp luật về phí, lệ phí và quy định khác của pháp luật có liên quan.
2. Đối với các khoản thu ngân sách cấp huyện, thành phố (gọi tắt cấp huyện) hưởng 100%
2.1. Các khoản thu ngân sách cấp huyện hưởng 100% tiếp tục kế thừa quy định tại Nghị quyết số 03 còn phù hợp với quy định của Luật Ngân sách nhà nước năm 2015, gồm:
- Thu thuế môn bài theo Luật ngân sách 2015 (Lệ phí môn bài theo Luật Phí và Lệ phí ngày 25/11/2015), trừ thuế môn bài thu từ cá nhân, hộ kinh doanh trên địa bàn xã, phường, thị trấn và thuế môn bài thu từ các doanh nghiệp nhà nước trung ương, doanh nghiệp nhà nước địa phương, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, các doanh nghiệp ngoài quốc doanh và các tổ chức, cá nhân có sản xuất kinh doanh khác, đăng ký kê khai nộp thuế vào ngân sách cấp tỉnh.
- Thu lệ phí trước bạ, không kể lệ phí trước bạ nhà đất.
- Thu từ hoạt động xổ số kiến thiết, kể cả hoạt động xổ số điện toán nộp ngân sách cấp huyện.
- Thu từ bán tài sản nhà nước do các cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc cấp huyện quản lý.
- Thu từ viện trợ không hoàn lại của các tổ chức quốc tế, các tổ chức khác, các cá nhân ở nước ngoài trực tiếp cho ngân sách cấp huyện theo quy định của pháp luật.
- Thu lệ phí do các cơ quan nhà nước cấp huyện thực hiện thu (trừ lệ phí môn bài quy định tại gạch đầu dòng thứ nhất ý 3.1 điểm 3 dưới đây)
- Thu từ xử phạt vi phạm hành chính, phạt, tịch thu khác theo quy định của pháp luật do các cơ quan nhà nước trực thuộc cấp huyện thực hiện và nộp theo quy định của pháp luật.
- Thu từ huy động đóng góp từ các cơ quan, tổ chức, cá nhân nộp vào ngân sách cấp huyện theo quy định của pháp luật.
- Các khoản thu khác nộp vào ngân sách cấp huyện theo quy định của pháp luật.
- Thu kết dư ngân sách cấp huyện.
- Thu bổ sung cân đối ngân sách, bổ sung có mục tiêu từ ngân sách cấp tỉnh.
- Thu chuyển nguồn của ngân sách cấp huyện từ năm trước chuyển sang.
2.2. Khoản thu phát sinh mới theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước năm 2015 và Nghị định số .../2016/NĐ-CP ngày .../.../2016 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều Luật Ngân sách nhà nước, đề nghị ngân sách cấp huyện hưởng 100%:
Thu từ tài sản được xác lập quyền sở hữu của Nhà nước do các cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc cấp huyện xử lý.
2.3. Thu từ các khoản phí: (Nội dung này đã giải trình ở ý 1.3 nêu trên)
Ngân sách cấp huyện được hưởng 100% đối với phí thu từ các hoạt động dịch vụ do các cơ quan nhà nước cấp huyện quản lý thực hiện, trường hợp được khoán chi phí hoạt động thì được khấu trừ; các khoản phí thu từ các hoạt động dịch vụ do đơn vị sự nghiệp công lập cấp huyện quản lý và các tổ chức được cơ quan nhà nước cấp huyện giao thực hiện thì được phép trích lại một phần hoặc toàn bộ, phần còn lại thực hiện nộp ngân sách theo quy định của pháp luật về phí, lệ phí và quy định khác của pháp luật có liên quan.
3. Đối với các khoản thu ngân sách cấp xã, phường, thị trấn (gọi tắt cấp xã) hưởng 100%
3.1. Các khoản thu ngân sách cấp xã hưởng 100% tiếp tục kế thừa quy định tại Nghị quyết số 03 còn phù hợp với quy định của Luật Ngân sách nhà nước năm 2015, gồm:
- Thu thuế môn bài theo Luật ngân sách 2015 (Lệ phí môn bài theo Luật Phí và Lệ phí ngày 25/11/2015) từ cá nhân, hộ kinh doanh trên địa bàn xã, phường, thị trấn.
- Thu từ quỹ đất công ích và thu hoa lợi công sản khác nộp vào ngân sách cấp xã.
- Thu từ viện trợ không hoàn lại của các tổ chức quốc tế, các tổ chức khác, các cá nhân ở nước ngoài trực tiếp cho ngân sách cấp xã theo quy định của pháp luật.
- Thu từ huy động đóng góp từ các cơ quan, tổ chức, cá nhân nộp vào ngân sách cấp xã theo quy định của pháp luật.
- Thu từ bán tài sản nhà nước do cấp xã trực tiếp quản lý.
- Thu lệ phí do cấp xã thực hiện thu.
- Thu từ xử phạt vi phạm hành chính, phạt, tịch thu khác theo quy định của pháp luật do cấp xã thực hiện.
- Các khoản thu khác nộp vào ngân sách cấp xã theo quy định của pháp luật.
- Thu kết dư ngân sách cấp xã.
- Thu bổ sung cân đối ngân sách, bổ sung có mục tiêu từ ngân sách cấp huyện.
- Thu chuyển nguồn của ngân sách cấp xã từ năm trước chuyển sang.
3.2. Khoản thu phát sinh mới theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước năm 2015 và Nghị định số .../2016/NĐ-CP ngày …/…/2016 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều Luật Ngân sách nhà nước, đề nghị ngân sách cấp huyện hưởng 100%:
Thu từ tài sản được xác lập quyền sở hữu của Nhà nước do cấp xã xử lý.
3.3. Thu từ các khoản phí (Nội dung này đã giải trình ở ý 1.3 nêu trên):
Ngân sách cấp xã được hưởng 100% đối với phí thu từ các hoạt động dịch vụ do cấp xã quản lý thực hiện, trường hợp được khoán chi phí hoạt động thì được khấu trừ; các khoản phí thu từ các hoạt động sự nghiệp cấp xã quản lý và các tổ chức được cấp xã giao thực hiện thì được phép trích lại một phần hoặc toàn bộ, phần còn lại thực hiện nộp ngân sách theo quy định của pháp luật về phí, lệ phí và quy định khác của pháp luật có liên quan.
- Thu từ thuế giá trị gia tăng, bao gồm cả thuế giá trị gia tăng của các nhà thầu phụ phát sinh từ các hoạt động dịch vụ phục vụ hoạt động thăm dò và khai thác dầu, khí; không kể thuế giá trị gia tăng quy định tại điểm a và điểm đ khoản 1 Điều 14 Nghị định số .../2016/NĐ-CP ngày .../.../2016 của Chính phủ (về hướng dẫn luật NSNN 2015) và thuế giá trị gia tăng thu từ hoạt động xổ số kiến thiết.
- Thu từ thuế thu nhập doanh nghiệp, bao gồm cả thuế thu nhập doanh nghiệp của các nhà thầu phụ phát sinh từ các hoạt động dịch vụ phục vụ hoạt động thăm dò và khai thác dầu, khí; không kể thuế thu nhập doanh nghiệp quy định tại điểm đ khoản 1 Điều 14 Nghị định số .../2016/NĐ-CP ngày .../.../2016 của Chính phủ (về hướng dẫn luật NSNN 2015) và thuế giá trị gia tăng thu từ hoạt động xổ số kiến thiết.
- Thu từ thuế thu nhập cá nhân.
- Thu từ thuế tiêu thụ đặc biệt, không kể thuế tiêu thụ đặc biệt thu từ hàng hóa nhập khẩu và thuế tiêu thụ đặc biệt thu từ hoạt động xổ số.
- Thu từ thuế bảo vệ môi trường, không kể thuế bảo vệ môi trường quy định tại điểm d khoản 1 Điều 14 Nghị định số .../2016/NĐ-CP ngày .../.../2016 của Chính phủ (về hướng dẫn luật NSNN 2015).
Trên cơ sở nguyên tắc ngân sách tỉnh giữ vai trò chủ đạo, bảo đảm thực hiện các nhiệm vụ chi của tỉnh, hỗ trợ các huyện, thành phố chưa cân đối được ngân sách và hỗ trợ các huyện, thành phố theo quy định tại Khoản 3 Điều 40 của Luật Ngân sách nhà nước năm 2015, kế thừa những kết quả đạt được trong phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi tại Nghị quyết 03, Nghị quyết 28 và khắc phục hạn chế, đề nghị phân chia như sau:
Phân chia theo Nghị quyết số 03/2010/NQ-HĐND và Nghị quyết số 28/2012/NQ-HĐND của HĐND tỉnh | Đề xuất |
Khoản thu phân chia theo tỷ lệ phần trăm (%) giữa ngân sách Trung ương và ngân sách địa phương: Phần ngân sách địa phương được hưởng được coi như 100% và thực hiện phân chia giữa các cấp ngân sách chính quyền địa phương như sau: | |
1. Thuế giá trị gia tăng, không kể thuế giá trị gia tăng hàng hóa nhập khẩu và thuế giá trị gia tăng thu từ hoạt động xổ số kiến thiết: | 1. Thuế giá trị gia tăng, bao gồm cả thuế giá trị gia tăng của các nhà thầu phụ phát sinh từ các hoạt động dịch vụ phục vụ hoạt động thăm dò và khai thác dầu, khí; không kể thuế giá trị gia tăng quy định tại điểm a và điểm đ khoản 1 Điều 14 Nghị định số .../2016/NĐ-CP ngày / /2016 của Chính phủ và thuế giá trị gia tăng thu từ hoạt động xổ số kiến thiết |
Lý do đề xuất điểm 1 ở trên: Đảm bảo đúng với quy định mới của Luật Ngân sách nhà nước năm 2015 và Nghị định số .../2016/NĐ-CP ngày / /2016 của Chính phủ | |
1.1. Thu từ các doanh nghiệp nhà nước trung ương, doanh nghiệp nhà nước địa phương, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, các doanh nghiệp ngoài quốc doanh và các tổ chức, cá nhân khác có hoạt động sản xuất kinh doanh, đăng ký kê khai nộp thuế vào ngân sách cấp tỉnh theo quy định của pháp luật phân chia cho ngân sách cấp tỉnh 100%. | 1.1. Thu từ các doanh nghiệp nhà nước trung ương, doanh nghiệp nhà nước địa phương, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, các doanh nghiệp ngoài quốc doanh và các tổ chức, cá nhân khác có hoạt động sản xuất kinh doanh, đăng ký kê khai nộp thuế vào ngân sách cấp tỉnh theo quy định của pháp luật phân chia cho ngân sách cấp tỉnh 100%. |
1.2. Thu từ các doanh nghiệp ngoài quốc doanh và các tổ chức, cá nhân khác có hoạt động sản xuất kinh doanh, đăng ký kê khai nộp thuế vào ngân sách cấp huyện theo quy định của pháp luật phân chia cho ngân sách cấp huyện 100%. | 1.2. Thu từ các doanh nghiệp ngoài quốc doanh và các tổ chức, cá nhân khác có hoạt động sản xuất kinh doanh, đăng ký kê khai nộp thuế vào ngân sách cấp huyện theo quy định của pháp luật, thực hiện phân chia như sau : - Đối với các huyện và thành phố Tam Điệp phân chia cho ngân sách cấp huyện 100%; - Đối với thành phố Ninh Bình phân chia cho ngân sách cấp tỉnh 15%, ngân sách thành phố 85%. |
Lý do đề xuất ý 1.2 ở trên: Thành phố Ninh Bình là địa bàn tập trung số lượng lớn các doanh nghiệp ngoài quốc doanh, các tổ chức, cá nhân có hoạt động sản xuất kinh doanh của tỉnh nên số thu thuế GTGT hàng năm là lớn so với các huyện, thành phố còn lại, năm 2015 chiếm 39% (110 tỷ đồng/283 tỷ đồng) trong tổng 8 huyện, thành phố. Để đảm bảo nguyên tắc ngân sách tỉnh giữ vai trò chủ đạo, bảo đảm thực hiện các nhiệm vụ chi của tỉnh, điều hòa hỗ trợ các huyện còn nhiều khó khăn, nguồn thu thấp nhằm đảm bảo công bằng, phát triển cân đối giữa các huyện, thành phố và cũng khuyến khích thành phố Ninh Bình tăng cường công tác thu để đảm bảo nhiệm vụ chi phát triển kinh tế - xã hội, UBND tỉnh đề xuất đối với thành phố Ninh Bình phân chia cho ngân sách cấp tỉnh 15%, ngân sách thành phố 85%. | |
1.3. Thu từ các hộ sản xuất kinh doanh trên địa bàn các xã, phường, thị trấn: - Trên địa bàn các xã, thị trấn phân chia cho ngân sách cấp huyện 30%, ngân sách cấp xã 70%. - Trên địa bàn các phường phân chia cho ngân sách cấp huyện 80%, ngân sách phường 20%. | 1.3. Thu từ các hộ sản xuất kinh doanh trên địa bàn các xã, phường, thị trấn: - Trên địa bàn các xã, thị trấn phân chia cho ngân sách cấp huyện 30%, ngân sách cấp xã 70%. - Trên địa bàn các phường phân chia cho ngân sách cấp huyện 80%, ngân sách phường 20%. |
2. Thuế thu nhập doanh nghiệp, không kể thuế thu nhập doanh nghiệp của các đơn vị hạch toán toàn ngành và thuế thu nhập doanh nghiệp thu từ hoạt động xổ số kiến thiết: | 2. Thuế thu nhập doanh nghiệp, bao gồm cả thuế thu nhập doanh nghiệp của các nhà thầu phụ phát sinh từ các hoạt động dịch vụ phục vụ hoạt động thăm dò và khai thác dầu, khí; không kể thuế thu nhập doanh nghiệp quy định tại điểm đ khoản 1 Điều 14 Nghị định số .../2016/NĐ-CP ngày .../.../2016 của Chính phủ và thuế thu nhập doanh nghiệp thu từ hoạt động xổ số kiến thiết. |
Lý do đề xuất điểm 2 ở trên: Đảm bảo đúng với quy định mới của Luật Ngân sách nhà nước năm 2015 và Nghị định số .../2016/NĐ-CP ngày / /2016 của Chính phủ | |
2.1. Thu từ các doanh nghiệp nhà nước trung ương, doanh nghiệp nhà nước địa phương, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, các doanh nghiệp ngoài quốc doanh và các tổ chức, cá nhân khác có hoạt động sản xuất kinh doanh, đăng ký kê khai nộp thuế vào ngân sách cấp tỉnh theo quy định của pháp luật phân chia cho ngân sách cấp tỉnh 100%. | 2.1. Thu từ các doanh nghiệp nhà nước trung ương, doanh nghiệp nhà nước địa phương, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, các doanh nghiệp ngoài quốc doanh và các tổ chức, cá nhân khác có hoạt động sản xuất kinh doanh, đăng ký kê khai nộp thuế vào ngân sách cấp tỉnh theo quy định của pháp luật phân chia cho ngân sách cấp tỉnh 100%. |
2.2. Thu từ các doanh nghiệp ngoài quốc doanh và các tổ chức, cá nhân khác có hoạt động sản xuất kinh doanh, đăng ký kê khai nộp thuế vào ngân sách cấp huyện theo quy định của pháp luật phân chia cho ngân sách cấp huyện 100%. | 2.2. Thu từ các doanh nghiệp ngoài quốc doanh và các tổ chức, cá nhân khác có hoạt động sản xuất kinh doanh, đăng ký kê khai nộp thuế vào ngân sách cấp huyện theo quy định của pháp luật, thực hiện phân chia như sau: - Đối với các huyện và thành phố Tam Điệp phân chia cho ngân sách cấp huyện 100%; - Đối với thành phố Ninh Bình phân chia cho ngân sách cấp tỉnh 15%, ngân sách thành phố 85%. |
Lý do đề xuất ý 2.2 ở trên: Thành phố Ninh Bình là địa bàn tập trung số lượng lớn các doanh nghiệp ngoài quốc doanh, cá tổ chức, cá nhân có hoạt động sản xuất kinh doanh của tỉnh nên số thu thuế GTGT hàng năm là lớn so với các huyện, thành phố còn lại, năm 2015 chiếm 65% (17 tỷ đồng/26 tỷ đồng) trong tổng 8 huyện, thành phố. Để đảm bảo nguyên tắc ngân sách tỉnh giữ vai trò chủ đạo, bảo đảm thực hiện các nhiệm vụ chi của tỉnh, hỗ trợ các huyện còn nhiều khó khăn nhằm đảm bảo công bằng, phát triển cân đối giữa các huyện, thành phố và cũng khuyến khích thành phố Ninh Bình tăng cường công tác thu để đảm bảo nhiệm vụ chi phát triển kinh tế - xã hội, UBND tỉnh đề xuất đối với thành phố Ninh Bình phân chia cho ngân sách cấp tỉnh 20%, ngân sách thành phố 80%. | |
3. Thuế thu nhập cá nhân | 3. Thuế thu nhập cá nhân |
3.1. Thuế thu nhập cá nhân (ngoài Thuế thu nhập từ chuyển nhượng bất động sản và Thuế thu nhập từ hoạt động sản xuất kinh doanh của cá nhân) phân chia 100% cho ngân sách cấp tỉnh. | 3.1. Thuế thu nhập cá nhân (ngoài Thuế thu nhập từ chuyển nhượng bất động sản và Thuế thu nhập từ hoạt động sản xuất kinh doanh của cá nhân) phân chia 100% cho ngân sách cấp tỉnh. |
3.2. Thuế thu nhập cá nhân từ chuyển nhượng bất động sản phân chia cho ngân sách cấp huyện 70%, ngân sách cấp xã 30%. | 3.2. Thuế thu nhập cá nhân từ chuyển nhượng bất động sản phân chia cho ngân sách cấp huyện 70%, ngân sách cấp xã 30%. |
3.3. Thuế thu nhập cá nhân từ hoạt động sản xuất kinh doanh của cá nhân: - Thu trên địa bàn các xã, thị trấn phân chia cho ngân sách cấp huyện 30%, ngân sách cấp xã 70%. - Thu trên địa bàn các phường phân chia cho ngân sách cấp huyện 80%, ngân sách phường 20%. | 3.3. Thuế thu nhập cá nhân từ hoạt động sản xuất kinh doanh của cá nhân: - Thu trên địa bàn các xã, thị trấn phân chia cho ngân sách cấp huyện 30%, ngân sách cấp xã 70%. - Thu trên địa bàn các phường phân chia cho ngân sách cấp huyện 80%, ngân sách phường 20%. |
4. Thuế tiêu thụ đặc biệt thu từ dịch vụ, hàng hóa sản xuất trong nước, không kể thuế tiêu thụ đặc biệt thu từ hoạt động xổ số, phân chia cho ngân sách cấp tỉnh 100%. | 4. Thuế tiêu thụ đặc biệt, trừ thuế tiêu thụ đặc biệt thu từ hàng hóa nhập khẩu và thuế tiêu thụ đặc biệt thu từ hoạt động xổ số, phân chia cho ngân sách cấp tỉnh 100%. |
Lý do đề xuất điểm 4 ở trên: Đảm bảo đúng với quy định mới của Luật Ngân sách nhà nước năm 2015 và Nghị định số .../2016/NĐ-CP ngày / /2016 của Chính phủ | |
5. Thuế bảo vệ môi trường, trừ thuế bảo vệ môi trường thu từ hàng hóa nhập khẩu phân chia cho ngân sách cấp tỉnh 100%. | 5. Thuế bảo vệ môi trường, trừ thuế bảo vệ môi trường thu từ hàng hóa nhập khẩu phân chia cho ngân sách cấp tỉnh 100%. |
2. Các khoản thu phân chia giữa các cấp ngân sách địa phương.
2.1. Các khoản thu phân chia giữa các cấp ngân sách tiếp tục kế thừa quy định tại Nghị quyết số 03, Nghị quyết số 28 của HĐND tỉnh và còn phù hợp với quy định của Luật Ngân sách nhà nước năm 2015 gồm:
a) Thu từ thuế tài nguyên, trừ thuế tài nguyên thu từ hoạt động thăm dò, khai thác dầu, khí.
- Thuế tài nguyên nước: Phân chia ngân sách cấp tỉnh 100%.
- Thuế tài nguyên khác (không bao gồm tài nguyên nước): Phân chia cho ngân sách cấp tỉnh 40%, ngân sách cấp huyện 50%, ngân sách cấp xã 10%.
b) Thu từ thuế sử dụng đất nông nghiệp: Phân chia cho ngân sách cấp huyện 30%; ngân sách cấp xã 70%.
c) Thu từ thuế sử dụng đất phi nông nghiệp: Phân chia cho ngân sách cấp huyện 30%; ngân sách cấp xã 70%.
d) Thu lệ phí trước bạ nhà đất:
- Trên địa bàn các xã, thị trấn phân chia cho ngân sách cấp huyện 30%, ngân sách cấp xã 70%.
- Trên địa bàn các phường phân chia cho ngân sách cấp huyện 80%, ngân sách phường 20%.
e) Tiền cho thuê đất, thuê mặt nước sau khi trích 30% để lập Quỹ phát triển đất, số còn lại thực hiện phân chia cho ngân sách cấp tỉnh 50%, ngân sách cấp huyện 50%.
f) Tiền sử dụng khu vực biển đối với trường hợp giao khu vực biển thuộc thẩm quyền giao của địa phương thực hiện phân chia cho ngân sách cấp tỉnh 50%, ngân sách cấp huyện 50%.
2.2. Đối với khoản thu tiền sử dụng đất và đấu giá quyền thuê đất trả tiền thuê đất 01 lần:
2.2.1. Số thu từ đấu giá quyền sử dụng đất để giao đất có thu tiền sử dụng đất hoặc cho thuê đất trả tiền 01 lần gắn với tài sản trên đất của các cơ quan Nhà nước, đơn vị sự nghiệp, cơ quan Đảng, Đoàn thể, các tổ chức chính trị - xã hội, các doanh nghiệp Nhà nước thuộc địa phương quản lý và thu hồi từ các tổ chức, cá nhân thuê đất trên địa bàn tỉnh (kế thừa Nghị quyết số 03/2010/NQ-HĐND của HĐND tỉnh), cụ thể như sau:
Đối với khoản thu từ đấu giá quyền sử dụng đất để giao đất có thu tiền sử dụng đất hoặc cho thuê đất trả tiền 01 lần gắn với tài sản trên đất của các cơ quan Nhà nước, đơn vị sự nghiệp, cơ quan Đảng, Đoàn thể, các tổ chức chính trị - xã hội, các doanh nghiệp Nhà nước thuộc địa phương quản lý và thu hồi từ các tổ chức, cá nhân thuê đất, sau khi trừ đi chi phí hợp lý phục vụ cho việc thu hồi, giao đất, đấu giá quyền sử dụng đất theo quy định và trích 30% để lập Quỹ phát triển đất, số còn lại nộp NSNN coi như 100% và được phân chia như sau:
- Đối với khoản thu từ đấu giá quyền sử dụng đất để giao đất có thu tiền sử dụng đất hoặc cho tiền thuê đất trả tiền 01 lần gắn với tài sản trên đất của các cơ quan, đơn vị thuộc tỉnh quản lý và thu hồi từ các tổ chức thuê đất thuộc thẩm quyền cấp tỉnh, phân chia cho ngân sách tỉnh 100%.
- Đối với khoản thu từ đấu giá quyền sử dụng đất để giao đất có thu tiền sử dụng đất hoặc cho tiền thuê đất trả tiền 01 lần gắn với tài sản trên đất của các cơ quan, đơn vị thuộc huyện quản lý, phân chia cho ngân sách cấp huyện 100%,
- Đối với khoản thu từ đấu giá quyền sử dụng đất để giao đất có thu tiền sử dụng đất hoặc cho tiền thuê đất trả tiền 01 lần gắn với tài sản trên đất của các cơ quan thuộc xã, phường, thị trấn quản lý phân chia cho ngân sách cấp xã 100%.
2.2.2. Đối số thu tiền sử dụng đất khác (ngoài đất tại điểm 2.2.1 trên đây)
Số thu tiền sử dụng đất thực hiện trích 15% để lập Quỹ phát triển đất. Số còn lại được nộp vào NSNN được tính bằng 100% và thực hiện phân chia giữa ngân sách các cấp theo nguyên tắc sau:
- Đối với các huyện Nho Quan, Gia Viễn, Yên Khánh, Yên Mô và Kim Sơn, phân chia: ngân sách cấp tỉnh 0% và ưu tiên điều tiết cho ngân sách cấp xã đặc biệt là các xã chưa về đích nông thôn mới, phần ngân sách cấp huyện được hưởng đã bao gồm chi phí về đền bù giải phóng mặt bằng và chi phí đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng theo quy định hoặc được cấp có thẩm quyền quyết định (nếu có);
- Đối với huyện Hoa Lư, phân chia: ngân sách cấp tỉnh 20%, ngân sách cấp huyện và ngân sách cấp xã 80%, trong đó phần ngân sách cấp huyện được hưởng đã bao gồm chi phí về đền bù giải phóng mặt bằng và chi phí đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng theo quy định hoặc được cấp có thẩm quyền quyết định (nếu có);
- Đối với thành phố Tam Điệp, phân chia: ngân sách cấp tỉnh 14%, ngân sách cấp huyện và ngân sách cấp xã 86%, trong đó phần ngân sách cấp huyện được hưởng đã bao gồm chi phí về đền bù giải phóng mặt bằng và chi phí đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng theo quy định hoặc được cấp có thẩm quyền quyết định (nếu có);
- Đối với thành phố Ninh Bình, phân chia: ngân sách cấp tỉnh 29%, ngân sách cấp huyện và ngân sách cấp xã 71%, trong đó phần ngân sách cấp huyện được hưởng đã bao gồm chi phí về đền bù giải phóng mặt bằng và chi phí đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng theo quy định hoặc được cấp có thẩm quyền quyết định (nếu có).
Tỷ lệ phân chia cụ thể như sau:
TT | Huyện, thành phố | Tỷ lệ (%) phân chia | ||
NS cấp tỉnh | NS cấp huyện | NS cấp xã | ||
1 | Thành phố Ninh Bình | 29% | 67% | 4% |
2 | Thành phố Tam Điệp |
|
|
|
| Xã Quang Sơn | 14% | 76% | 10% |
| Xã Yên Sơn, xã Đông Sơn | 14% | 42% | 44% |
| Các phường còn lại | 14% | 66% | 20% |
3 | Huyện Hoa Lư |
|
|
|
| Thị trấn Thiên Tôn | 20% | 65% | 15% |
| Các xã Ninh Hòa, Ninh Xuân | 20% | 42% | 38% |
| Các xã còn lại | 20% | 60% | 20% |
4 | Huyện Kim Sơn |
|
|
|
| Các xã Quang Thiện, Thượng Kiệm, Kim Đông và thị trấn Phát Diệm. | - | 70% | 30% |
| Các xã Ân Hòa, Đồng Hướng, Kim Chính, Lưu Phương, Hùng Tiến, Như Hòa, Kim Mỹ, Lai Thành, Kim Tân, Định Hóa, Văn Hải, Cồn Thoi, Tân Thành, Yên Lộc và thị trấn Bình Minh. | - | 50% | 50% |
| Các xã còn lại | - | 42% | 58% |
5 | Huyện Nho Quan |
|
|
|
| Thị trấn Nho Quan và các xã: Lạc Vân, Đồng Phong, Lạng Phong, Phú Lộc | - | 50% | 50% |
| Các xã Thạch Bình, Quảng Lạc, Phú Long, Kỳ Phú, Cúc Phương, Yên Quang, Gia Lâm, Sơn Hà, Văn Phong. | - | 40% | 60% |
| Các xã còn lại | - | 52% | 48% |
6 | Huyện Gia Viễn |
|
|
|
| Thị trấn Me và các xã Gia Thanh, Gia Lập, Gia Vân, Gia Sinh, Gia Tân. | - | 75% | 25% |
| Các xã Gia Trấn, Gia Hưng, Gia Phú, Gia Tiến | - | 70% | 30% |
| Các xã còn lại | - | 52% | 48% |
7 | Huyện Yên Khánh |
|
|
|
| Thị trấn Yên Ninh, xã Khánh Nhạc, xã Khánh Cư | - | 74% | 26% |
| Các xã Khánh An, Khánh Phú, Khánh Hải. | - | 68% | 32% |
| Các xã Khánh Hòa, Khánh Hội, Khánh Mậu, Khánh Thành, Khánh Thiện. | - | 62% | 38% |
| Các xã Khánh Hồng, Khánh Thủy, Khánh Cường, Khánh Trung. | - | 59% | 41% |
| Các xã còn lại | - | 52% | 48% |
8 | Huyện Yên Mô |
|
|
|
| Các xã Yên Đồng, Yên Thái, Yên Thành | - | 40% | 60% |
| Các xã Yên Thắng, Yên Từ, Yên Phong, Khánh Thịnh, Khánh Dương, Yên Hòa, Mai Sơn, Yên Nhân và thị trấn Yên Thịnh. | - | 65% | 35% |
| Các xã còn lại | - | 52% | 48% |
* Phân chia tỷ lệ để đảm bảo theo Quyết định 1600/QĐ-TTg ngày 16/8/2016 của Thủ tướng Chính phủ: “Từ năm 2017, Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quy định để lại ít nhất 80% cho ngân sách xã số thu đấu giá quyền sử dụng đất để thực hiện các nội dung xây dựng nông thôn mới”.
Xác định tỷ lệ ít nhất 80% cho ngân sách xã để thực hiện các nội dung xây dựng nông thôn mới từ năm 2017 (những xã chưa về đạt chuẩn nông thôn mới) cụ thể: Số thu từ đấu giá quyền sử dụng đất sau khi trích 15% để lập Quỹ phát triển đất và 35% để giải phóng mặt bằng và xây dựng cơ sở hạ tầng (lấy bằng mức theo Nghị quyết số 03/2010/NQ-HĐND ngày 27/7/2010 của HĐND tỉnh), phần còn lại coi như 100%, xác định tỷ lệ ít nhất 80% cho ngân sách xã để thực hiện các nội dung xây dựng nông thôn mới, cụ thể: (100% - 15% - 35%) x 80%= 40% (tổng số thu tiền sử dụng đất).
Như vậy, tỷ lệ điều tiết số thu tiền sử dụng đất cho các xã thực hiện các nội dung xây dựng nông thôn mới trong giai đoạn năm 2017-2020 tại biểu trên (ít nhất 48%) là đảm bảo theo Quyết định 1600/QĐ-TTg ngày 16/8/2016 của Thủ tướng Chính phủ, vì 48% x (100% - 15%) tương đương với 40,8% tổng số thu tiền sử dụng đất >40% tổng số thu tiền sử dụng đất
Riêng đối với xã Yên Sơn và xã Đông Sơn của thành phố Tam Điệp tỷ lệ điều tiết ngân sách cấp xã 44% x (100% - 15%) tương đương 37,4 % tổng số thu tiền sử dụng đất <40% là chưa đảm bảo theo Quyết định 1600/QĐ-TTg ngày 16/8/2016 của Thủ tướng Chính phủ. Tuy nhiên tại mục IV phần D của Đề án này quy định “Ủy ban nhân dân tỉnh cấp lại 100% số thu tiền sử dụng đất cho các xã để thực hiện các nội dung xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2017-2020, tương ứng với số tiền thu được từ giao đất, đấu giá quyền sử dụng đất của xã đã phân chia cho ngân sách tỉnh (bao gồm cả 15% trích lập Quỹ phát triển đất)” vậy là ngân sách xã Yên Sơn và xã Đông Sơn tổng được hưởng là 64,3% tổng số thu tiền sử dụng đất (37,4% + 14% x (100% - 15%) + 15%).
2.2.3. Riêng đối với một số khu đất đấu giá có vị trí quan trọng thực hiện theo cơ chế đặc thu trên địa bàn thành phố Ninh Bình, thành phố Tam Điệp, huyện Hoa Lư, đấu giá để tạo nguồn vốn đầu tư phục vụ phát triển kinh tế - xã hội và từng bước thanh toán nợ xây dựng cơ bản của tỉnh theo chỉ đạo của Ban Thường vụ Tỉnh ủy và Nghị quyết HĐND tỉnh: Thực hiện điều tiết về ngân sách tỉnh 100%.
III. Về cấp lại nguồn vượt thu ngân sách tỉnh do các huyện, thành phố thực hiện
1. Vượt thu tiền sử dụng đất
Hiện nay, số vượt thu tiền sử dụng đất ngân sách cấp tỉnh đang thực hiện cấp lại cho các huyện, thành phố 80%. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện số thu tiền sử dụng đất của các huyện, thành phố không đồng đều so với dự toán tỉnh giao (có những đơn vị thì vượt thu rất cao, có đơn vị chưa hoàn thành so với dự toán tỉnh giao). Điều này dẫn đến số thu tiền sử dụng đất điều tiết ngân sách cấp tỉnh được hưởng để chi cho các công trình, dự án bị hụt so với dự toán, nhưng vẫn phải cấp lại cho những huyện, thành phố vượt thu (ngoài ra còn phải thực hiện cấp lại số thu tiền sử dụng đất cho các xã đạt chuẩn nông thôn mới). Cụ thể số liệu thu tiền sử dụng đất 2 năm gần đây như sau:
- Năm 2014: Số thu tiền sử dụng đất ngân sách cấp tỉnh được hưởng để chi cho các công trình dự án là 66.751 triệu đồng/98.000 triệu đồng (hụt so với dự toán 31.249 triệu đồng), trong khi đó vẫn phải cấp lại cho các huyện vượt thu là 1.488 triệu đồng và cấp lại cho các xã đạt chuẩn nông thôn mới là 8.257 triệu đồng.
- Năm 2015: Số thu tiền sử dụng đất ngân sách cấp tỉnh được hưởng để chi cho các công trình dự án là 137.596 triệu đồng/291.500 triệu đồng (hụt so với dự toán 153.904 triệu đồng), trong khi đó vẫn phải cấp lại cho các huyện vượt thu là 1.759 triệu đồng và cấp lại cho các xã đạt chuẩn nông thôn mới là 56.577 triệu đồng.
Từ những lý do trên, nhằm đảm bảo cân đối ngân sách cấp tỉnh, hoàn thành dự toán HĐND tỉnh, UBND tỉnh giao, chủ động nguồn thu ngân sách cấp tỉnh được hưởng để đáp ứng nhiệm vụ chi đã bố trí dự toán đầu năm để chi cho các công trình, dự án và hỗ trợ các huyện nguồn thu thấp, hụt thu ngân sách. Mặt khác, không khuyến khích các huyện, thành phố đấu giá quyền sử dụng đất, nên quy hoạch để thu hút các dự án đầu tư, phát triển kinh tế - xã hội, tăng nguồn thu cho ngân sách nhà nước từ việc thu thuế, phí. Số vượt thu tiền sử dụng đất phần điều tiết ngân sách tỉnh, phân bổ như sau:
- Cấp lại cho các huyện, thành phố: 50%.
- Ngân sách tỉnh: 50%.
2. Vượt thu các khoản thu cân đối chi thường xuyên
- Để lại 50% nguồn thực hiện cải cách tiền lương theo quy định.
- Cấp lại cho các huyện, thành phố: 30%.
- Ngân sách tỉnh: 20%.
Thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới, đến hết năm 2015 tỉnh Ninh Bình có 40 xã được công nhận, dự kiến năm 2016 thêm 20 xã được công nhận và dự kiến đến năm 2020 có tổng cộng 90 xã được công nhận. Qua số liệu thống kê, số tiền sử dụng đất ngân sách tỉnh được hưởng theo phân cấp đã cấp lại cho xã đạt chuẩn nông thôn mới năm 2014 cho 19 xã là 8.257 triệu đồng; năm 2015 cho 40 xã là 56.577 triệu đồng, trong khi đó ngân sách cấp tỉnh bị hụt thu tiền sử dụng đất để chi cho các công trình, dự án (như tại mục III nêu trên). Nếu hằng năm từ năm 2017 - 2020 thực hiện cấp lại tiền sử dụng đất ngân sách cấp tỉnh được hưởng cho tất cả các xã đã được công nhận “Xã đạt chuẩn nông thôn mới” giai đoạn 2011 - 2016, thì khả năng cân đối của ngân sách cấp tỉnh, ngân sách cấp huyện từ nguồn tiền sử dụng đất để đầu tư cho các công trình, dự án là rất khó khăn và hạn chế
Từ lý do nêu trên, để đảm bảo cân đối nguồn thu ngân sách cấp tỉnh được hưởng để chi cho các công trình, dự án, chủ động trong việc điều hòa ngân sách đối với các huyện khó khăn. Đồng thời vẫn khuyến khích các xã xây dựng nông thôn mới khai thác tốt nguồn thu từ đất, UBND tỉnh cấp lại số thu tiền sử dụng đất cho các xã xây dựng nông thôn mới như sau:
- Ủy ban nhân dân tỉnh cấp lại 100% số thu tiền sử dụng đất cho các xã để thực hiện các nội dung xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2017-2020, tương ứng với số tiền thu được từ giao đất, đấu giá quyền sử dụng đất của xã đã phân chia cho ngân sách tỉnh (bao gồm cả 15% trích lập Quỹ phát triển đất).
- Giao Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố căn cứ vào tình hình cụ thể báo cáo HĐND cùng cấp xem xét quyết định cấp lại số thu tiền sử dụng đất cho các xã đã hoàn thành xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2011-2016 và các xã xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2017-2020 cho phù hợp nguồn lực, điều kiện và số nợ XDCB của các xã, đảm bảo ngân sách huyện, thành phố giữ vai trò chủ động, điều hòa nguồn lực giữa các xã khó khăn với xã có điều kiện
- Việc phân cấp nhiệm vụ chi của các cấp ngân sách kế thừa theo Nghị quyết số 03/2010/NQ-HĐND ngày 27/7/2010 của HĐND tỉnh còn phù hợp và điều chỉnh theo đúng quy định Luật Ngân sách nhà nước năm 2015 và Nghị định số .../2016/NĐ-CP ngày .../.../2016 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều Luật Ngân sách nhà nước.
- Ngân sách cấp huyện, ngân sách cấp xã không có nhiệm vụ chi nghiên cứu khoa học và công nghệ.
- Nhiệm vụ chi đối với thành phố phải có nhiệm vụ chi đầu tư xây dựng các trường phổ thông công lập các cấp, điện chiếu sáng, cấp thoát nước, giao thông đô thị, vệ sinh đô thị và công trình phúc lợi công cộng khác.
- Sở Tài chính, Kho bạc Nhà nước tỉnh, Cục Thuế tỉnh, UBND các huyện, thành phố và các ngành, cơ quan có liên quan căn cứ chức năng nhiệm vụ được giao để tổ chức triển khai thực hiện.
- Để đảm bảo ổn định trong việc điều hành ngân sách, nâng cao trách nhiệm, tính chủ động, công khai, minh bạch trong việc quản lý nguồn thu và thực hiện tỷ lệ phần trăm phân chia giữa ngân sách các cấp chính quyền địa phương trên địa bàn tỉnh, hàng năm cơ quan Thuế, cơ quan Kho bạc nhà nước các cấp chịu trách nhiệm:
+ Cục Thuế tỉnh gửi danh bạ các doanh nghiệp nhà nước trung ương; doanh nghiệp nhà nước địa phương; doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài; doanh nghiệp ngoài quốc doanh và các tổ chức, cá nhân có sản xuất kinh doanh khác, đăng ký kê khai nộp thuế vào ngân sách cấp tỉnh theo quy định của pháp luật (được giao nhiệm vụ thu theo Quyết định giao dự toán hàng năm của UBND tỉnh) đến UBND tỉnh, Kho bạc Nhà nước tỉnh và Sở Tài chính ngay sau khi UBND tỉnh có quyết định giao dự toán ngân sách, làm cơ sở để thực hiện phân chia các khoản thu giữa ngân sách các cấp theo quy định.
+ Chi cục thuế các huyện, thành phố gửi danh bạ các doanh nghiệp ngoài quốc doanh và các tổ chức và cá nhân có sản xuất kinh doanh, đăng ký kê khai nộp thuế vào ngân sách cấp tỉnh theo quy định của pháp luật (được giao nhiệm vụ thu theo Quyết định giao dự toán hàng năm của UBND các huyện, thị xã, thành phố) đến UBND cấp huyện, Kho bạc nhà nước nơi giao dịch và Phòng Tài chính kế hoạch các huyện, thị xã, thành phố tương ứng ngay sau khi UBND các huyện, thành phố có quyết định giao dự toán ngân sách hàng năm, làm cơ sở để thực hiện phân chia các khoản thu giữa ngân sách các cấp theo quy định.
+ Kho bạc nhà nước căn cứ danh bạ các doanh nghiệp do cơ quan thuế gửi đến để thực hiện phân chia các khoản thu giữa ngân sách các cấp theo quy định.
+ Trong năm ngân sách, nếu có sự thay đổi về việc đăng ký kê khai nộp thuế vào ngân sách cấp tỉnh hay ngân sách cấp huyện của các doanh nghiệp ngoài quốc doanh và các tổ chức, cá nhân có sản xuất kinh doanh khác, thì vẫn thống nhất thực hiện tỷ lệ (%) phân chia các khoản thu giữa các cấp ngân sách theo danh bạ các doanh nghiệp được giao nhiệm vụ thu tại Quyết định giao dự toán NSNN của UBND tỉnh năm đó.
+ Đối với các doanh nghiệp mới thành lập trên địa bàn tỉnh, cơ quan thuế có trách nhiệm cung cấp kịp thời cho Kho bạc nhà nước làm căn cứ thực hiện phân chia các khoản thu giữa ngân sách các cấp theo quy định.
Các nội dung về Phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi và tỷ lệ phần trăm (%) phân chia các khoản thu giữa ngân sách các cấp chính quyền trên địa bàn tỉnh Ninh Bình trên đây được áp dụng từ năm ngân sách 2017, năm đầu của thời kỳ ổn định ngân sách theo Luật NSNN năm 2015 và thay thế Nghị quyết số 03/2010/NQ-HĐND ngày 27/7/2010 về việc Ban hành Quy định phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi và tỷ lệ phần trăm (%) phân chia các khoản thu giữa ngân sách các cấp chính quyền địa phương và Nghị quyết số 28/2012/NQ-HĐND ngày 20/12/2012 về việc sửa đổi, bổ sung một số Khoản tại Quy định về phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi và tỷ lệ phần trăm (%) phân chia các khoản thu giữa ngân sách các cấp chính quyền địa phương ban hành kèm theo Nghị quyết số 03/2010/NQ-HĐND ngày 27/7/2010 của Hội đồng nhân dân tỉnh./.
| TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
- 1Quyết định 21/2016/QĐ-UBND về Quy chế tạo lập, quản lý và sử dụng nguồn vốn từ ngân sách tỉnh Ninh Bình ủy thác qua Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Ninh Bình để cho vay đối với hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác trên địa bàn tỉnh Ninh Bình
- 2Nghị quyết 13/2016/NQ-HĐND về phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi giữa các cấp ngân sách; tỷ lệ phần trăm phân chia nguồn thu giữa các cấp ngân sách và định mức phân bổ chi ngân sách thành phố Hà Nội giai đoạn 2017-2020
- 3Nghị quyết 10/2016/NQ-HĐND về phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi và tỷ lệ phần trăm (%) phân chia khoản thu giữa ngân sách các cấp chính quyền địa phương trên địa bàn tỉnh Bình Thuận giai đoạn 2017-2020
- 4Nghị quyết 66/2016/NQ-HĐND phê duyệt điều chỉnh tỷ lệ điều tiết khoản thu phân chia giữa ngân sách cấp tỉnh và huyện Tân Thành, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu thời kỳ ổn định ngân sách 2017-2020
- 1Luật Ngân sách Nhà nước 2002
- 2Nghị định 60/2003/NĐ-CP Hướng dẫn Luật Ngân sách nhà nước
- 3Thông tư 59/2003/TT-BTC hướng dẫn Nghị định 60/2003/NĐ-CP hướng dẫn thi hành Luật Ngân sách Nhà nước do Bộ Tài chính ban hành
- 4Nghị quyết 28/2012/NQ-HĐND sửa đổi Quy định về phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi và tỷ lệ phần trăm (%) phân chia khoản thu giữa ngân sách các cấp chính quyền địa phương kèm theo Nghị quyết 03/2010/NQ-HĐND do tỉnh Ninh Bình ban hành
- 5Hiến pháp 2013
- 6Nghị định 35/2015/NĐ-CP về quản lý, sử dụng đất trồng lúa
- 7Luật ngân sách nhà nước 2015
- 8Luật tổ chức chính quyền địa phương 2015
- 9Luật phí và lệ phí 2015
- 10Quyết định 21/2016/QĐ-UBND về Quy chế tạo lập, quản lý và sử dụng nguồn vốn từ ngân sách tỉnh Ninh Bình ủy thác qua Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Ninh Bình để cho vay đối với hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác trên địa bàn tỉnh Ninh Bình
- 11Quyết định 1600/QĐ-TTg năm 2016 phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2016-2020 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 12Nghị quyết 13/2016/NQ-HĐND về phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi giữa các cấp ngân sách; tỷ lệ phần trăm phân chia nguồn thu giữa các cấp ngân sách và định mức phân bổ chi ngân sách thành phố Hà Nội giai đoạn 2017-2020
- 13Nghị quyết 10/2016/NQ-HĐND về phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi và tỷ lệ phần trăm (%) phân chia khoản thu giữa ngân sách các cấp chính quyền địa phương trên địa bàn tỉnh Bình Thuận giai đoạn 2017-2020
- 14Nghị quyết 66/2016/NQ-HĐND phê duyệt điều chỉnh tỷ lệ điều tiết khoản thu phân chia giữa ngân sách cấp tỉnh và huyện Tân Thành, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu thời kỳ ổn định ngân sách 2017-2020
Đề án 26/ĐA-UBND năm 2016 về phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi và tỷ lệ phần trăm (%) phân chia khoản thu giữa ngân sách các cấp chính quyền trên địa bàn tỉnh Ninh Bình
- Số hiệu: 26/ĐA-UBND
- Loại văn bản: Văn bản khác
- Ngày ban hành: 18/11/2016
- Nơi ban hành: Tỉnh Ninh Bình
- Người ký: Đinh Chung Phụng
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 18/11/2016
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra