Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
BỘ THƯƠNG MẠI | CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 6327-TM/QLTT | Hà Nội, ngày 27 tháng 12 năm 1997 |
CÔNG VĂN
CỦA BỘ THƯƠNG MẠI SỐ 6237-TM/QLTT NGÀY 27 THÁNG 12 NĂM 1997 VỀ VIỆC HƯỚNG DẪN ÁP DỤNG VĂN BẢN XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH ĐỐI VỚI HÀNG HOÁ NHẬP LẬU LƯU THÔNG TRÊN THỊ TRƯỜNG
Kính gửi: | Chi cục Quản lý thị trường tỉnh Tây Ninh |
Chi cục Quản lý thị trường tỉnh Tây Ninh có Công văn số 67/QLTT ngày 6/12/1997 đề nghị hướng dẫn việc áp dụng văn bản xử lý đối với các cơ sở kinh doanh 3 mặt hàng theo quy định phải dán tem hàng nhập khẩu, nhưng từ 1/12/1997 đến nay qua kiểm tra lại không có tem dán theo quy định. Bộ Thương mại sau khi thống nhất với Bộ Tài chính (Tổng cục Thuế), Bộ Nội vụ (Tổng cục cảnh sát nhân dân) và Tổng cục Hải quan trả lời chung Chi cục Quản lý thị trường và Cục thuế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương như sau:
1- Đối với 3 mặt hàng nhập khẩu quy định phải dán tem hàng nhập khẩu, nếu từ ngày 1/12/1997 trở đi kiểm tra trên thị trường phát hiện hàng không có tem dán theo quy định thì coi là hàng nhập lậu. Đối với hàng nhập lậu đều phải xử lý tịch thu như quy định tại Chỉ thị số 853/1997/CT-TTg ngày 11-10-1997 của Thủ tướng Chính phủ và các Thông tư liên tịch của liên Bộ Thương mại, Bộ Nội vụ, Bộ Tài chính và Tổng cục Hải quan số 07/1997/TTLT-BTM-BTC-BNV-TCHQ ngày 21/10/1997 (Điểm 3. 1 Mục II) và số 77/1997/TTLT-BTC-BNV-BTM-TCHQ ngày 1/11/1997 (Điểm 1 Mục C). Nhưng khi các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền tiến hành việc xử lý đối với các trường hợp kinh doanh hàng nhập lậu, phải căn cứ vào các văn bản pháp luật hiện hành quy định việc xử phạt vi phạm hành chính có liên quan hoặc căn cứ vào các văn bản pháp luật về hình sự nếu vi phạm là tội phạm hình sự như đã hướng dẫn tại Điểm 3.3 Mục II Thông tư liên tịch số 07 nói trên. Về xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi kinh doanh, vận chuyển, cất giấu hàng nhập lậu ở thị trường nội địa thì áp dụng các văn bản pháp luật sau đây:
a) Đối với chủ hàng, người kinh doanh có hành vi mua bán, tàng trữ, vận chuyển hàng nhập lậu thì áp dụng Điểm d Khoản 3 Điều 12 Nghị định số 16/CP ngày 20/3/1996 của Chính phủ quy định việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý nhà nước về Hải quan để xử phạt về hành vi "Chứa chấp, mua bán hàng hoá, vật phẩm có nguồn gốc nhập khẩu trái phép". Hình thức xử phạt chính đối với vi phạm này là phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng, ngoài phạt tiền còn bị xử phạt, hình thức xử phạt bổ sung tịch thu hàng hoá nhập lậu theo Điểm a Khoản 8 Điều 12 Nghị định số 16/CP nói trên.
b) Đối với chủ phương tiện vận tải, người điều khiển phương tiện vận tải, chủ kho tàng, bến bãi, nhà ở, cửa hàng, cửa hiệu... có hành vi cố ý vận chuyển, chứa chấp hoặc tiếp tay tiêu thụ hàng hoá nhập khẩu trái phép thì áp dụng khoản a và b Điều 21 Nghị định số 01/CP ngày 3/1/1996 về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thương mại để xử phạt. Hình thức xử phạt chính đối với vi phạm này là phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng, ngoài phạt tiền còn bị xử phạt hình thức xử phạt bổ sung tịch thu tang vật (hàng nhập lậu) và phương tiện sử dụng để vi phạm hành chính. Khi tịch thu phương tiện sử dụng để vi phạm hành chính cũng phải theo đúng hướng dẫn tại Điểm 3.3 Mục II Thông tư liên tịch số 07 nói trên.
2- Cần chú ý là việc áp dụng các văn bản pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính như Điểm 1 nói trên, không chỉ áp dụng đối với 3 mặt hàng nhập lậu không dán tem hàng nhập khẩu theo quy định, mà còn áp dụng chung cho tất cả các trường hợp hàng nhập lậu khác lưu thông ở thị trường nội địa như Khoản 1 Mục II Thông tư liên tịch số 07 nói trên đã quy định.
Đối với trường hợp chủ hàng, người vận chuyển, người kinh doanh hàng nhập lậu ở thị trường nội địa lại là người đã trực tiếp nhập lậu hoặc vận chuyển số hàng hoá đó qua biên giới thì hàng hoá nhập lậu kiểm tra phát hiện được đều phải xử lý tịch thu, nhưng khi tiến hành xử lý hành chính hoặc xử lý hình sự đối với trường hợp này thì áp dụng các điều khoản khác liên quan trong các Nghị định của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính hoặc pháp luật hình sự hiện hành để xử lý về hành vi buôn lậu hoặc vận chuyển trái phép hàng hoá qua biên giới.
| Hồ Huấn Nghiêm (Đã ký) |
- 1Nghị định 1-CP năm 1996 về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực Thương mại
- 2Nghị định 16-CP năm 1996 quy định việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý Nhà nước về hải quan
- 3Chỉ thị 853/1997/CT-TTg về đấu tranh chống buôn lậu trong tình hình mới do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 4Thông tư liên tịch 07/1997/TTLT-BTM-BNV-BTC-TCHQ hướng dẫn Nghị quyết 85/CP-M của Chính phủ về chống buôn lậu và tổ chức phối hợp lực lượng chống buôn lậu do Bộ Thương Mại-Bộ Nội Vụ-Bộ Tài Chính-Tổng Cục Hảo Quan ban hành
- 5Thông tư liên tịch 77/1997/TTLT-BTC-BTM-BNV-TCHQ về dán tem hàng nhập khẩu do Bộ Tài Chính-Thương Mại-Nội Vụ-Tổng Cục Hải Quan ban hành
- 6Công văn 1690/HTQTCT-CT năm 2014 hướng dẫn áp dụng văn bản hợp nhất 8023/VBHN-BTP do Cục Hộ tịch Quốc tịch Chứng thực ban hành
Công văn về việc hướng dẫn áp dụng văn bản xử phạt vi phạm hành chính đối với hàng hoá lưu thông trên thị trường
- Số hiệu: 6327-TM/QLTT
- Loại văn bản: Công văn
- Ngày ban hành: 27/12/1997
- Nơi ban hành: Bộ Thương mại
- Người ký: Hồ Huấn Nghiêm
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra