- 1Công văn 3642/GSQL của Tổng cục Hải quan về việc áp tải hàng chuyển tiếp về địa điểm kiểm tra ngoài CK
- 2Quyết định 839a-TC/QĐ/TCT năm 1997 ban hành in ấn, quản lý sử dụng tem hàng nhập khẩu do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
- 3Công văn 4043-TC/TCT của Bộ Tài chính về việc dán tem hàng nhập khẩu
- 4Thông tư 80/1997/TT-BTC hướng dẫn chế độ quản lý, sử dụng tiền thu từ chống buôn lậu do Bộ Tài chính ban hành
- 5Công văn về việc kết thúc KH-79 và tổ chức thực hiện Chỉ thị 853/1997/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ
- 6Quyết định 297/1998/QĐ-BTC ban hành tem và việc in ấn, quản lý tem hàng nhập khẩu của Bộ trưởng Bộ Tài chính
- 7Thông tư liên tịch 21/1999/TTLT-BTM-BCA-BGTVT-TCHQ hướng dẫn tổ chức, phối hợp trong công tác đấu tranh chống vận chuyển hàng lậu trên các tuyến đường sắt do Bộ Thương mại - Bộ Công an - Bộ Giao thông vận tải - Tổng cục Hải quan ban hành
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ | CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 853/1997/CT-TTg | Hà Nội, ngày 11 tháng 10 năm 1997 |
VỀ ĐẤU TRANH CHỐNG BUÔN LẬU TRONG TÌNH HÌNH MỚI
Nghị quyết số 85/CP-m ngày 11-7-1997 của Chính phủ đã đề ra một số giải pháp cấp bách về chống buôn lậu; ngày 16-7-1997 Thủ tướng Chính phủ đã có Công điện số 51-VI đôn đốc các cấp, các ngành tổ chức thực hiện. Tuy nhiên, thời gian gần đây hoạt động buôn lậu và đặt biệt là tình trạng gian lận thương mại để trốn thuế vẫn đang diễn ra hết sức nghiêm trọng. Một số Bộ, ngành, địa phương buông lỏng quản lý đối với hoạt động xuất, nhập khẩu, cá biệt có nơi cơ quan quản lý nhà nước, cơ quan chức năng đã làm ngơ hoặc tạo điều kiện cho bọn buôn lậu hoạt động. Nhiều công ty kinh doanh xuất, nhập khẩu, trong đó có cả của Công an, Quân đội, đơn vị kinh tế Đảng, đoàn thể, do xuất phát từ lợi ích cục bộ, địa phương đã trực tiếp tham gia buôn lậu hoặc tạo điều kiện cho bọn buôn lậu sử dụng làm "bình phong", núp bóng. Các ngành chức năng chống buôn lậu chưa có sự phối hợp chặt chẽ, có nơi, có lúc còn chồng chéo, thậm chí vô hiệu hoá hoạt động của nhau. Đã có tình trạng bọn buôn lậu trong nước và nước ngoài móc nối với các phần tử thoái hoá biến chất trong các lực lượng chống buôn lậu để lũng đoạn và vô hiệu hoá hoạt động của các cơ quan này, trong khi đó lãnh đạo cấp trên lại thiếu sự kiểm tra, giám sát cấp dưới, một số trường hợp vi phạm chưa được xử lý nghiêm, vẫn còn hiện tượng cán bộ làm công tác chống buôn lậu "bảo kê" cho hoạt động buôn lậu. Tình hình trên đã gây ra những hậu quả nguy hại về kinh tế - xã hội, cản trở quá trình phát triển lành mạnh của nền kinh tế đất nước. Để giữ vững kỷ cương, phép nước, lập lại trật tự trong hoạt động thương mại. Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố thuộc Trung ương triển khai thực hiện ngay một số việc sau:
Bộ Thương mại chủ trì có sự tham gia của Bộ Nội vụ, Bộ Tài chính tổng kiểm tra hoạt động kinh doanh của các tổ chức, cá nhân có cửa hàng buôn bán hàng hoá, vật tư nhập khẩu nhằm làm lành mạnh thị trường nội địa; đồng thời có biện pháp buộc các doanh nghiệp chỉ kinh doanh những mặt hàng đã đăng ký kinh doanh.
Các Bộ, ngành, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tiến hành tổng kiểm tra các doanh nghiệp xuất, nhập khẩu trực thuộc (kể cả các đơn vị kinh tế của Đảng, Đoàn thể, Công an, Quân đội) về hoạt động kinh doanh, chế độ thu chi tài chính, hạch toán kế toán...
Các Bộ, ngành có chức năng chống buôn lậu xây dựng ngay các phương án đấu tranh cụ thể thuộc phạm vi, trách nhiệm được giao.
3. Các Bộ, ngành ở Trung ương có trách nhiệm cùng với các địa phương, nhất là các địa phương có biên giới, bờ biển thực hiện tốt các chính sách kinh tế, văn hoá, xã hội nhằm nâng cao đời sống mọi mặt của nhân dân bằng các chương trình xoá đói giảm nghèo, chương trình 327, các dự án khác về kinh tế, văn hoá, xã hội... đảm bảo cho nhân dân có đời sống ổn định, không để bọn buôn lậu lợi dụng lôi kéo họ vào con đường làm thuê "cửu vạn" cho chúng.
Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương dưới sự chỉ đạo trực tiếp của cấp uỷ Đảng và sự giám sát của Hội đồng nhân dân, quản lý chặt chẽ các đơn vị kinh tế hoạt động xuất nhập khẩu của địa phương và Trung ương đóng trên địa bàn; chỉ đạo UBND các huyện, thị và các ngành chức năng ở địa phương: Quản lý thị trường, Công an, Hải quan, Thuế vụ v.v... có kế hoạch đấu tranh cụ thể, điều tra nắm chắc đường dây, tổ chức, cá nhân buôn lậu và các hộ kinh doanh có buôn bán hàng nhập lậu để tập trung phối hợp kiểm tra và xử lý. Các tổ chức, đoàn thể quần chúng, cơ quan thông tin đại chúng phối hợp với chính quyền địa phương làm tốt công tác tuyên truyền, vận động để nhân dân nhận thức đầy đủ tác hại của buôn lậu, thấy rõ buôn lậu thực sự là "quốc nạn", đấu tranh chống buôn lậu là nhiệm vụ chung của toàn Đảng, toàn dân, của tất cả các ngành, các cấp, coi việc tạo điều kiện và giúp đỡ các lực lượng chống buôn lậu cũng như việc không tiếp tay cho buôn lậu dưới bất kỳ hình thức nào là thể hiện lòng yêu nước và trách nhiệm của công dân.
Các Bộ, ngành, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm củng cố, xây dựng lực lượng chống buôn lậu trong sạch, vững mạnh, trang bị phương tiện, kỹ thuật cần thiết đủ sức phát hiện, ngăn chặn có hiệu quả mọi hoạt động buôn lậu. Thủ trưởng các Bộ, ngành, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trực tiếp chỉ đạo và chịu trách nhiệm trước Thủ tướng Chính phủ về công tác chống buôn lậu của Bộ, ngành, địa phương mình. Hàng tháng các Bộ, ngành, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương phải báo cáo kết quả việc thực hiện với Thủ tướng Chính phủ.
Các Bộ, ngành chức năng khác, trong công tác chống buôn lậu có trách nhiệm trực tiếp trên từng tuyến như sau:
- Bộ Quốc phòng có trách nhiệm chỉ đạo lực lượng Hải quân, Bộ đội Biên phòng tham gia đấu tranh chống buôn lậu trên biển, trên biên giới đường bộ. Các lực lượng của Bộ Quốc phòng có trách nhiệm chống buôn lậu ở vùng lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và biên giới đường bộ nơi có đồn biên phòng nhưng chưa có tổ chức Hải quan.
- Bộ Nội vụ cần tập trung triển khai các biện pháp nghiệp vụ nhằm phát hiện các tổ chức, đường dây buôn lậu trong nội địa và xuyên quốc gia, làm rõ và kết luận những vụ án buôn lậu trọng điểm để sớm đưa ra xét xử, tích cực hỗ trợ các lực lượng chống buôn lậu khác hoàn thành nhiệm vụ.
- Bộ Thương mại quản lý chặt chẽ việc cấp hạn ngạch xuất, nhập khẩu, nhất là việc nhập khẩu những mặt hàng mà trong nước đã sản xuất được. Kịp thời đề xuất điều chỉnh ngay chính sách mặt hàng cho phù hợp với tình hình thực tế. Lực lượng quản lý thị trường chủ trì trong việc chống các hành vi kinh doanh trái phép và đấu tranh chống các hành vi buôn bán các mặt hàng nhập lậu đang lưu thông trên thị trường nội địa.
5. Bộ Văn hoá - Thông tin phối hợp với Báo Nhân dân, Đài Tiếng nói Việt Nam, Đài Truyền hình Việt Nam và các cơ quan thông tin, báo chí ở Trung ương, địa phương có kế hoạch và tổ chức triển khai tuyên truyền thực hiện công tác này.
Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm tổ chức thực hiện.
| Phan Văn Khải (Đã ký) |
- 1Chỉ thị 09/2003/CT-BBCVT về tăng cường công tác đấu tranh chống buôn lậu và gian lận thương mại trong lĩnh vực Bưu chính, Viễn thông và Công nghệ thông tin do Bộ trưởng Bộ Bưu chính, Viễn thông ban hành
- 2Chỉ thị 701-TTg năm 1995 về đấu tranh chống buôn lậu trên biển do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 3Nghị quyết số 68-HĐBT về việc đẩy mạnh cuộc đấu tranh chống buôn lậu, chuyển trái phép tiền và hàng qua biên giới do Hội đồng bộ trưởng ban hành
- 4Chỉ thị 418-CT về việc tăng cường chỉ đạo cuộc đấu tranh chống buôn lậu do Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng ban hành
- 5Thông báo số 117/1997/TB-TTg về Ý kiến Phó Thủ tướng Nguyễn Tuấn Dũng về tình hình thực hiện Chỉ thị 853/1997/CT-TTg và xử lý hàng hoá bị tịch thu tại thành phố Hồ Chí Minh do văn phòng Chính phủ ban hành
- 6Thông báo số 137/1997/TB về ý kiến của Phó Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng về triển khai dán tem 3 mặt hàng ngoại nhập: Rượu, quạt điện và xe đạp do Văn phòng chính phủ ban hành
- 7Công văn 5234/1997/QLTT của Bộ Thương mại về việc hướng dẫn bổ sung thực hiện Thông tư liên tịch số 07/1997/TTLT và số 77/1997/TTLT
- 8Thông báo số 158/1997/TB về kết luận của Phó Thủ tướng Nguyễn Tấn dũng về các giải pháp chống buôn lậu ở biên giới Tây Nam do Văn phòng chính phủ ban hành
- 9Công điện 296/CP-V1 về dán tem hàng nhập khẩu, chống buôn lậu và gian lận thương mại do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 10Công văn số 2899/1999/BTM-CV về công tác đấu tranh chống vận chuyển hàng lậu trên các tuyến đường sắt do Bộ Thương mại ban hành, để hướng dẫn thực hiện thông tư liên tịch số 21/1999/TTLT BTM-BCA-BGTVT-TCHQ về việc tổ chức, phối hợp trong công tác đấu tranh chống vận chuyển hàng lậu trên các tuyến đường sắt
- 11Quyết định 994/QĐ-TTg năm 1999 về việc thay đổi và bổ sung thành viên Ban chỉ đạo chống buôn lậu và gian lận thương mại do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 12Công văn 8263/VPCP-V.I năm 2013 tiếp tục đấu tranh chống buôn lậu, hàng giả, gian lận thương mại do Văn phòng Chính phủ ban hành
- 1Chỉ thị 09/2003/CT-BBCVT về tăng cường công tác đấu tranh chống buôn lậu và gian lận thương mại trong lĩnh vực Bưu chính, Viễn thông và Công nghệ thông tin do Bộ trưởng Bộ Bưu chính, Viễn thông ban hành
- 2Chỉ thị 701-TTg năm 1995 về đấu tranh chống buôn lậu trên biển do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 3Nghị quyết số 68-HĐBT về việc đẩy mạnh cuộc đấu tranh chống buôn lậu, chuyển trái phép tiền và hàng qua biên giới do Hội đồng bộ trưởng ban hành
- 4Chỉ thị 418-CT về việc tăng cường chỉ đạo cuộc đấu tranh chống buôn lậu do Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng ban hành
- 5Công văn 3642/GSQL của Tổng cục Hải quan về việc áp tải hàng chuyển tiếp về địa điểm kiểm tra ngoài CK
- 6Quyết định 839a-TC/QĐ/TCT năm 1997 ban hành in ấn, quản lý sử dụng tem hàng nhập khẩu do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
- 7Thông báo số 117/1997/TB-TTg về Ý kiến Phó Thủ tướng Nguyễn Tuấn Dũng về tình hình thực hiện Chỉ thị 853/1997/CT-TTg và xử lý hàng hoá bị tịch thu tại thành phố Hồ Chí Minh do văn phòng Chính phủ ban hành
- 8Công văn 4043-TC/TCT của Bộ Tài chính về việc dán tem hàng nhập khẩu
- 9Thông báo số 137/1997/TB về ý kiến của Phó Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng về triển khai dán tem 3 mặt hàng ngoại nhập: Rượu, quạt điện và xe đạp do Văn phòng chính phủ ban hành
- 10Thông tư 80/1997/TT-BTC hướng dẫn chế độ quản lý, sử dụng tiền thu từ chống buôn lậu do Bộ Tài chính ban hành
- 11Công văn 5234/1997/QLTT của Bộ Thương mại về việc hướng dẫn bổ sung thực hiện Thông tư liên tịch số 07/1997/TTLT và số 77/1997/TTLT
- 12Công văn về việc kết thúc KH-79 và tổ chức thực hiện Chỉ thị 853/1997/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ
- 13Thông báo số 158/1997/TB về kết luận của Phó Thủ tướng Nguyễn Tấn dũng về các giải pháp chống buôn lậu ở biên giới Tây Nam do Văn phòng chính phủ ban hành
- 14Quyết định 297/1998/QĐ-BTC ban hành tem và việc in ấn, quản lý tem hàng nhập khẩu của Bộ trưởng Bộ Tài chính
- 15Công điện 296/CP-V1 về dán tem hàng nhập khẩu, chống buôn lậu và gian lận thương mại do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 16Thông tư liên tịch 21/1999/TTLT-BTM-BCA-BGTVT-TCHQ hướng dẫn tổ chức, phối hợp trong công tác đấu tranh chống vận chuyển hàng lậu trên các tuyến đường sắt do Bộ Thương mại - Bộ Công an - Bộ Giao thông vận tải - Tổng cục Hải quan ban hành
- 17Công văn số 2899/1999/BTM-CV về công tác đấu tranh chống vận chuyển hàng lậu trên các tuyến đường sắt do Bộ Thương mại ban hành, để hướng dẫn thực hiện thông tư liên tịch số 21/1999/TTLT BTM-BCA-BGTVT-TCHQ về việc tổ chức, phối hợp trong công tác đấu tranh chống vận chuyển hàng lậu trên các tuyến đường sắt
- 18Quyết định 994/QĐ-TTg năm 1999 về việc thay đổi và bổ sung thành viên Ban chỉ đạo chống buôn lậu và gian lận thương mại do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 19Công văn 8263/VPCP-V.I năm 2013 tiếp tục đấu tranh chống buôn lậu, hàng giả, gian lận thương mại do Văn phòng Chính phủ ban hành
Chỉ thị 853/1997/CT-TTg về đấu tranh chống buôn lậu trong tình hình mới do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- Số hiệu: 853/1997/CT-TTg
- Loại văn bản: Chỉ thị
- Ngày ban hành: 11/10/1997
- Nơi ban hành: Thủ tướng Chính phủ
- Người ký: Phan Văn Khải
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Số 23
- Ngày hiệu lực: 26/10/1997
- Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực