- 1Chỉ thị 53/2003/CT-BGDĐT về tăng cường công tác đảm bảo chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm trong các cơ sở giáo dục và đào tạo do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và đào tạo ban hành
- 2Luật Bảo vệ sức khỏe nhân dân 1989
- 3Thông tư liên tịch 1-TT/LB năm 1990 về một số chế độ đối với giáo viên, vận động viên, huấn luyện viên thể dục thể thao do Bộ Giáo dục - Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội - Bộ Tài chính; Tổng cục Thể dục thể thao ban hành
- 4Luật Giáo dục 1998
- 5Thông tư liên tịch 03/2000/TTLT-BYT-BGDĐT hướng dẫn công tác y tế trường học do Bộ Y tế- Bộ Giáo dục đào tạo ban hành
- 6Nghị quyết số 40/2000/NQ-QH10 về đổi mới chương trình giáo dục phổ thông do Quốc hội ban hành
- 7Nghị quyết số 41/2000/NQ-QH10 về thực hiện phổ cập giáo dục trung học cơ sở do Quốc hội ban hành
- 8Quyết định 14/2001/QĐ-BGDĐT về Quy chế giáo dục thể chất và y tế trường học do Bộ Trưởng Bộ Giáo dục và đào tạo ban hành
- 9Chỉ thị 15/2002/CT-TTg về chống tiêu cực trong các hoạt động thể dục thể thao do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 10Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em 2004
- 11Quyết định 36/2004/QĐ-TTg phê duyệt Chiến lược quốc gia phòng, chống HIV/AIDS ở Việt Nam đến năm 2010 và tầm nhìn 2020 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 12Chỉ thị 54/2003/CT-BGDĐT về tăng cường công tác phòng, chống tai nạn, thương tích trong các cơ sở giáo dục do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO | CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 6694/HSSV | Hà Nội, ngày 02 tháng 8 năm 2004 |
HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN CÔNG TÁC GIÁO DỤC THỂ CHẤT VÀ Y TẾ TRƯỜNG HỌC NĂM HỌC 2004 – 2005
Căn cứ vào Chỉ thị của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo số 25/2004/CT- BGD&ĐT ngày 2 tháng 8 năm 2004 về nhiệm vụ của toàn ngành trong năm học 2004 - 2005, Bộ Giáo dục và Đào tạo hướng dẫn và yêu cầu các Sở Giáo dục và Đào tạo các đại học, học viện, trường đại học, cao đẳng và trung học chuyên nghiệp tổ chức thực hiện nhiệm vụ công tác giáo dục thể chất và y tế trường học, như sau:
I. NHIỆM VỤ CHUNG
1. Tiếp tục thực hiện chương trình hành động 10 Điểm đã được Bộ xác định tại Văn bản số 6178/VP ngày 21 tháng 06 năm 2001 về việc triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ IX và các Nghị quyết của Quốc hội số 40/2000/QH10, số 41/2001/QH10, triển khai thực hiện chương trình hành động của Bộ Giáo dục và Đào tạo thực hiện kết luận Hội nghị lần thứ 6 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá IX. Tất cả các cấp quản lí giáo dục, các cơ sở giáo dục đều cần phải tập trung để tạo chuyển biến cơ bản về chất lượng giáo dục, thực hiện giáo dục toàn diện; nghiêm chỉnh thi hành Luật Giáo dục, Luật Chăm sóc bảo vệ sức khoẻ và giáo dục trẻ em, Luật Bảo vệ sức khoẻ nhân dân, các văn bản quy phạm pháp luật hiện hành, Quy chế giáo dục thể chất và y tế trường học, Quy chế trường năng khiếu thể dục thể thao và các văn bản khác về công tác giáo dục thể chất và y tế trường học do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành.
2. Phát huy những kết quả đạt được trong việc thực hiện Chỉ thị của Ban Bí thư Trung ương Đảng số 36/CT-TƯ, Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ số 133/CT-TTg và số 274/CT-TTg về công tác thể dục thể thao trong giai đoạn mới; đặc biệt trong các hoạt động thể thao trong nhà trường các cấp. Tiếp tục triển khai thực hiện Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ số 15/2002/ CT-TTg ngày 26 tháng 07 năm 2002 về việc chống tiêu cực trong các hoạt động thể dục thể thao; Chỉ thị của Ban Bí thư Trung ương Đảng số 17/CT-TƯ ngày 23 tháng 10 năm 2002 về việc phát triển thể dục thể thao đến năm 2010; Pháp lệnh phòng, chống nhiễm vi rút gây ra hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người (HIV/AIDS) và các Chỉ thị của Ban Chấp hành Trung ương số 52/CT-TW ngày 11 tháng 3 năm 1995 về lãnh đạo công tác phòng, chống HIV/AIDS, Chỉ thị số 33 ngày 1 tháng 3 năm 1994 về lãnh đạo phòng, chống tệ nạn xã hội; Chỉ thị của Chính phủ số 02/CP ngày 14 tháng 02 năm 2004 về tăng cường công tác phòng, chống HIV/AIDS; Quyết định của Chính phủ số 36/2004/QĐ-TTg ngày 17 tháng 3 năm 2004 về việc phê duyệt Chiến lược Quốc gia phòng, chống HIV/AIDS ở Việt Nam đến năm 2010 và tầm nhìn 2020; các Thông tư liên tịch giữa Bộ Giáo dục và Đào tạo với các Bộ, ngành và đoàn thể về các lĩnh vực Chữ thập đỏ, y tế trường học; các Chỉ thị của Bộ Giáo dục và Đào tạo hiện hành về thể dục thể thao và y tế trường học.
II. NHIỆM VỤ CỤ THỂ
A. Công tác giáo dục thể chất
1. Đối với các Sở Giáo dục và Đào tạo
1.1. Chỉ đạo công tác giáo dục thể chất
a. Các Sở Giáo dục và Đào tạo cần tiếp tục chỉ đạo và tổ chức thực hiện Quy chế Giáo dục thể chất và Y tế trường học, công tác thi đua về giáo dục thể chất.
b. Hoạt động ngoại khoá thể dục thể thao:
- Đảm bảo tối thiểu một tuần học có 2 Tiết học ngoại khoá có hướng dẫn của giáo viên thể dục thể thao để học sinh được tập luyện, thực hành những kiến thức đã học trong giờ nội khoá.
- Trên cơ sở các môn thi đấu phổ biến của các kỳ Hội khoẻ Phù Đổng toàn quốc, lựa chọn các môn phù hợp với đặc thù của địa phương để phát triển.
- Chỉ đạo và tổ chức tốt Hội khoẻ Phù Đổng ở cấp trường; kết hợp với các ngày kỷ niệm (19/12; 22/12; 26/3; 27/3; 19/5...). Đảm bảo hình thức nghi lễ Hội khoẻ Phù Đổng trang nghiêm và có tính giáo dục cao. Chú trọng nội dung thi đấu và các trò chơi vận động để Hội khoẻ Phù Đổng thực sự là ngày hội thể thao của học sinh.
1.2. Tổ chức thực hiện
a. Các hoạt động thể thao của học sinh phổ thông:
- Giải điền kinh cho học sinh toàn quốc (dự kiến vào tháng 7/2005 tại Nam Định).
- Giải bóng rổ sinh viên các trường THPT Chuyên toàn quốc (dự kiến tháng 8/2005 tại Đà Nẵng),
- Giải bóng đá mini cho học sinh bậc Tiểu học và giải bóng đá (7-7) cho học sinh bậc THCS.
- Có kế hoạch triển khai quy chế trường, lớp năng khiếu giáo dục thể chất trong giáo dục phổ thông: thành lập các lớp năng khiếu giáo dục thể chất trong các trường phổ thông, thành lập các trường năng khiếu giáo dục thể chất ở địa phương nếu có Điều kiện.
b. Các hoạt động thi đấu thể thao học sinh Đông Nam Á
- Giải Cờ Vua học sinh ASEAN lần thứ 1 - dự kiến tháng 8/2005 tại Hà Nội, Việt Nam.
- Giải điền kinh học sinh ASEAN và Hội nghị Uỷ ban kỹ thuật ASSC tại Singapore tháng 8/2005
- Giảu cầu mây học sinh ASEAN tại Malaysia tháng 7/2005.
- Giải Netball học sinh ASEAN lần thứ 2 tại Malaysia.
- Giải bơi lội học sinh ASEAN tại Thái Lan.
- Giải Tennis học sinh ASEAN tại Indonesia.
Các địa phương có khả năng tham gia các hoạt động trên cần lập kế hoạch kinh phí 2005 và đăng ký sớm để Bộ xem xét, uỷ nhiệm,
2. Các Đại học, Học viện, các trường đại học, cao đẳng và trung học chuyên nghiệp cần tổ chức các hoạt động sau:
2.1. Các hoạt động thể thao sinh viên, học sinh đại học và chuyên nghiệp
a. Đẩy mạnh các hoạt động nghiên cứu khoa học thể dục thể thao, cải tiến nội dung, phương pháp giảng dạy, các Điều kiện đảm bảo cho giáo dục thể chất và các hoạt động thể thao sinh viên, học sinh, Đăng ký các đề tài nghiên cứu, chuẩn bị cho Hội nghị Khoa học giáo dục thể chất và y tế trường học toàn ngành lần thứ IV (dự kiến tổ chức vào quý 2 năm 2005),
b. Tổ chức các giải thể thao sinh viên, học sinh chuyên nghiệp năm học 2004 - 2005:
- Các hoạt động TDTT sinh viên ở cấp cơ sở (Trường).
- Các hoạt động TDTT sinh viên ở cấp khu vực trường.
- Giải vô địch bóng chuyền sinh viên toàn quốc .
- Giải vô địch bóng rổ sinh viên toàn quốc.
- Giải điền kinh và thể thao quốc phòng sinh viên toàn quốc.
- Giải vô địch bóng bàn sinh viên toàn quốc.
- Giải vô địch cờ vua sinh viên toàn quốc.
- Giải vô địch cầu lông sinh viên toàn quốc.
- Giải vô địch Taekwondo toàn quốc.
c. Hội thi Nghiệp vụ sư phạm - Văn nghệ - Thể dục thể thao các trường Sư phạm toàn quốc.
- Tham gia các giải vô địch quốc gia về một số môn Thể thao.
d. Chuẩn bị đội tuyển sinh viên tham dự Đại hội và các giải vô địch quốc tế
- Tham dự Đại hội thể dục, thể thao sinh viên Đông Nam Á lần thứ XII - 2004 tại Indonesia.
- Tham gia các giải vô địch thể dục thể thao từng môn theo Điều lệ và kế hoạch của các tổ chức thể thao sinh viên khu vực và thế giới.
- Đại hội thể thao sinh viên thế giới mùa hè tại Thổ Nhĩ Kỳ năm 2005.
2.2. Tổ chức các hội nghị, hội thảo, lớp tập huấn nghiệp vụ chuyên môn:
Các hội nghị học tập kinh nghiệm tổ chức Đại hội Thể thao sinh viên Đông Nam Á trong và ngoài nước.
- Lớp bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên môn cho cán bộ, giáo viên thể dục, thể thao các Sở Giáo dục và Đào tạo, trường Đại học và chuyên nghiệp tại Trung Quốc.
- Khoá học bồi dưỡng kiến thức Olympic quốc tế tại các tỉnh phía Bắc và đồng bằng sông Cửu Long.
B. Công tác y tế trường học
1. Tiếp tục chỉ đạo triển khai các chủ trương của Đảng, Nhà nước và Chỉ thị của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo và các Thông tư liên Bộ về y tế trường học, trong đó đặc biệt chú trọng các văn bản cụ thể sau :
- Chỉ thị của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo số 10/GD-ĐT ngày 30 tháng 6 năm 1995 về tăng cường phòng, chống AIDS và các tệ nạn xã hội trong trường học.
- Chỉ thị của Bộ trưởng Bộ giáo dục và Đào tạo số 08/GD-ĐT ngày 12 tháng 05 năm 1997 về vệ sinh trường học và Điều lệ vệ sinh trường tiểu học.
- Chỉ thị của Bộ trưởng Bộ giáo dục và Đào tạo số 36/GD-ĐT ngày 10 tháng 8 năm 2001 về việc phòng, chống tác hại của thuốc lá.
- Thông tư liên Bộ Y tế - Giáo dục và Đào tạo số 03/TTLB-BYT-BG&ĐT ngày 01 tháng 03 năm 2000 về hướng dẫn công tác y tế trường học.
- Thông tư liên Bộ Y tế - Giáo dục và Đào tạo số 23/TTLB-BYT-BG&ĐT ngày 21 tháng 10 năm 1987 về công tác nha học đường.
- Thông tư liên tịch số 01/BG&ĐT-HCTD-TƯĐTNCSHCM ngày 21 tháng 10 năm 1988 về công tác Chữ thập đỏ trong trường học.
- Quy chế Giáo dục thể chất và Y tế trường học (được ban hành theo Quyết định số 14/2001 ngày 03 tháng 5 năm 2001 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo).
- Chỉ thị của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo số 53/2003/CT-BGDĐT ngày 24 tháng 11 năm 2003 về an toàn thực phẩm trong các cơ sở giáo dục và đào tạo.
- Chỉ thị của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo số 54/2003/CT-BGD&ĐT ngày 24 tháng 11 năm 2003 về việc phòng chống tai nạn thương tích trong các cơ sở giáo dục.
2. Tổ chức thực hiện:
- Tiến hành tổng kết 10 năm ngành giáo dục và đào tạo triển khai thực hiện Chỉ thị của Ban Chấp hành Trung ương Đảng số 52/CT-TW về lãnh đạo công tác phòng, chống AIDS, Pháp lệnh phòng, chống nhiễm vi rút gây ra hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người (HIV/AIDS), Chỉ thị của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo số 10/GD&ĐT ngày 30 tháng 6 năm 1995 về việc tăng cường giáo dục phòng, chống AIDS và các tệ nạn xã hội trong ngành giáo dục và đào tạo. Việc tổng kết, đánh giá cần được thực hiện nghiêm túc từ trường đến các cấp quản lý giáo dục và đào tạo với kế hoạch thời gian như sau:
+ Các trường học thực hiện tổng kết vào dịp tổng kết năm học 2004 - 2005.
+ Các Sở Giáo dục và Đào tạo tổng kết trong dịp hè. Báo cáo tổng kết của 30 tháng 8 năm 2005.
- Tiếp tục tổ chức thực hiện tốt 7 giải pháp phòng chống HIV/AIDS đã được quy định tại chỉ thị của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo số 10 ngày 30 tháng 6 năm 1995. Trong đó, đặc biệt chú trọng công tác tuyên truyền giáo dục phòng, chống AIDS kết hợp với phòng, chống tệ nạn xã hội một cách đa dạng, phong phú, thiết thực và có hiệu quả.
- Tiếp tục triển khai nghiêm túc và có hiệu quả 5 biện pháp để phòng, chống tai nạn thương tích trong các cơ sở giáo dục đã được Bộ quy định tại Chỉ thị của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo số 54/2003/CT-BGD&ĐT ngày 25 tháng 11 năm 2003. Chú trọng tổ chức tốt "tháng an toàn giao thông".
- Tiếp tục triển khai nghiêm túc và có hiệu quả 6 biện pháp để đảm bảo chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm trong các cơ sở giáo dục và đào tạo đã được quy định tại Chỉ thị của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo số 53/2003/CT- BGD&ĐT ngày 13/11/2003. Tổ chức tốt tháng hành động vì chất lượng vệ sinh, an toàn thực phẩm và tuần lễ nước sạch vệ sinh môi trường năm 2005.
- Tiếp tục thực hiện nghiêm túc và có hiệu quả 7 cộng việc cụ thể trong phòng, chống tác hại của thuốc lá đã được Bộ quy định tại Chỉ thị của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo số 36/2001/CT-BGD&ĐT ngày10 tháng 8 năm 2001. Chú trọng xây dựng mô hình "trường học không thuốc lá" để rút kinh nghiệm và nhân rộng mô hình này tại địa phương và tổ chức tốt tuần lễ quốc gia không thuốc lá”. Các cơ sở giáo dục và đào tạo không nhận tài trợ của các công ty thuốc lá và không tham gia quảng cáo thuốc lá dưới bất cứ hình thức nào.
- Việc xây cất sửa chữa trường lớp phải đảm bảo 100% trường lớp đạt tiêu chuẩn vệ sinh; đảm bảo an toàn tuyệt đối cho sức khoẻ và tính mạng học sinh, sinh viên; có đủ nước uống, nước sinh hoạt và công trình vệ sinh hợp vệ sinh; đảm bảo môi trường, trường học xanh - sạch - đẹp và an toàn.
- Tổ chức giáo dục, truyền thông phòng, chống một số bệnh dịch như: sốt rét, sốt xuất huyết, SARS, dịch cúm gia cầm, bệnh mắt hột, các bệnh về răng miệng, bệnh giun sán,... và một số bệnh dịch khác lưu hành tại địa phương. Khi có các bệnh dịch phải thực hiện theo hướng dẫn, chỉ đạo của địa phương.
- Tổ chức khám sức khoẻ định kỳ, sơ cứu kịp thời các trường hợp ốm đau, tai nạn; chăm sóc sức khoẻ ban đầu cho học sinh, sinh viên. Mỗi học sinh, sinh viên đều phải có sổ sức khoẻ và được theo dõi sức khoẻ thường xuyên tại trường học.
- Củng cố tổ chức và nâng cao hiệu quả hoạt động của các phòng, trạm y tế trong các trường đại học và chuyên nghiệp theo Thông tư hướng dẫn số 14/BYT-TT ngày 09 tháng 05 năm 1997 của Bộ Y tế về việc hướng dẫn tổ chức trạm y tế tại các xí nghiệp, cơ quan, trường học và các văn bản hiện hành khác.
- Tiếp tục củng cố và phát triển tổ chức Chi hội Chữ thập đỏ trong trường học; khuyến khích học sinh, sinh viên tham gia các hoạt động nhân đạo; giúp đỡ nhau khi hoạn nạn; tham gia hiến máu nhân đạo trên nguyên tắc tự nguyện.
- Phát triển các nguồn lực về cán bộ y tế, trang thiết bị và kinh phí cho hoạt động chăm sóc sức khoẻ ban đầu tại y tế trường học. Đưa nội dung xây dựng cơ sở vật chất và trang thiết bị chăm sóc, bảo vệ sức khoẻ học sinh, sinh viên vào chương trình kiên cố hoá trường học và trang thiết bị trong trường học.
- Tổ chức hoạt động giáo dục ngoại khoá về giới tính, về sức khoẻ sinh sản vị thành niên, giáo dục sống khoẻ mạnh và kỹ năng sống. Phối hợp với các cơ quan và tổ chức triển khai thực hiện công tác bảo hiểm học sinh, sinh viên: Chú trọng công tác tuyên truyền, vận động để học sinh, sinh viên tự nguyện tham gia; đảm bảo đầy đủ và kịp thời quyền lợi của người tham gia, đặc biệt là đối với các dịch vụ khám chữa bệnh nội trú và ngoại trú. Sử dụng có hiệu quả nguồn kinh phí bảo hiểm để lại trường học để phục vụ công tác chăm sóc, bảo vệ sức khoẻ học sinh, sinh viên. Khoản kinh phí bảo hiểm để lại nhà trường được ưu tiên chi trả cho việc mua sắm trang bị phòng sức khoẻ, tủ thuốc, các phương tiện sơ cấp cứu, khám sức khoẻ định kỳ, hợp đồng và đảm bảo chế độ cho các cán bộ y tế trường học, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, nước uống.
- Các hoạt động khác:
- Tổ chức triển khai các hoạt động thuộc Quỹ học bổng KOTEX vì nữ sinh tài năng Việt Nam, Quỹ học bổng DIANA, Quỹ học bổng VINAMILK...
- Thực hiện tốt công tác phòng, chống bướu cổ và sử dụng muối iốt.
C. Củng cố và xây dựng cơ sở vật chất, đầu tư kinh phí cho công tác giáo dục thể chất và y tế trường học
1. Tiếp tục thực hiện quy hoạch hệ thống các công trình thể dục thể thao trong trường học theo tinh thần Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ số 274/CT-TTg, đối với các trường xây mới hoặc bổ sung đất đai xây dựng trường cần nghiên cứu xây dựng các công trình thể dục thể thao và công trình vệ sinh - nước sạch, phòng sức khoẻ, câu lạc bộ văn hoá... trong quy hoạch tổng thể của trường.
2. Xây dựng và cải tạo sân tập, nhà tập luyện thể dục thể thao, phòng học, nâng cao trang thiết bị thể dục thể thao, nhà văn hoá, câu lạc bộ, thư viện trong các trường học.
3. Có kế hoạch sử dụng có hiệu quả các công trình thể thao như: bể bơi, nhà tập luyện, thi đấu, thư viện, câu lạc bộ, nhà văn hoá ở các trường đại học và chuyên nghiệp, các nhà tập đa năng trong hệ thống các trường phổ thông, các trường cao đẳng sư phạm đã xây dựng xong. Các địa phương cần chủ động lập kế hoạch tiếp tục xây dựng các nhà tập luyện thể dục thể thao đa năng trong các trường phổ thông từ nguồn kinh phí chương trình Mục tiêu giáo dục.
4. Tiếp tục đẩy mạnh công tác xã hội hoá về công tác học sinh, sinh viên, vận động các tổ chức kinh tế - xã hội, đoàn thể góp phần xây dựng cơ sở vật chất và trang thiết bị cho công tác chăm sóc, bảo vệ và tăng cường sức khoẻ cho học sinh, sinh viên.
5. Các địa phương, trường tiếp tục thực hiện nghiêm túc Thông tư liên bộ số 01/TT-LB ngày 10 tháng 1 năm 1990, Thông tư hướng dẫn của Bộ Giáo dục và Đào tạo số 202/TDTT ngày 08 tháng 01 năm 1991 về đảm bảo chế độ cho giáo viên thể dục thể thao.
6. Các trường học cần sửa chữa, nâng cấp các công trình nước sạch, vệ sinh, chú trọng nước uống cho học sinh, sinh viên, đảm bảo các yêu cầu vệ sinh cá nhân và vệ sinh môi trường và các quy định của bếp ăn, nhà ăn trong trường học.
7. Củng cố và hoàn thiện phòng sức khoẻ tại các trường mầm non, phổ thông đảm bảo diện tích từ 12m2- 20m2, đảm bảo đủ thuốc và trang bị y tế cần thiết để thực hiện công tác y tế trường học.
8 . Tăng cường vật chất cho các trạm y tế của các trường đại học, cao đẳng và trung học chuyên nghiệp để đủ Điều kiện thực hiện có hiệu quả việc sơ, cấp cứu và chăm sóc sức khoẻ ban đầu tại trường học cho học sinh, sinh viên.
D. Một số nội dung cụ thể của tiêu chí thi đua về giáo dục thể chất và y tế trường học (đối với các sở giáo dục và đào tạo)
1. Đảm bảo đủ số lượng giáo viên thể dục thể thao và cán bộ y tế trường học để thực hiện tốt công tác giáo dục thể chất và y tế trường học.
2. Tăng tỉ lệ học sinh đạt tiêu chuẩn rèn luyện thân thể theo lứa tuổi hàng năm.
3. Tổ chức các hoạt động ngoại khoá về chăm sóc, bảo vệ và tăng cường sức khoẻ.
4. Tổ chức tốt Hội khoẻ Phù Đổng ở cấp trường. Trong đó, chú trọng về chống tiêu cực trong các hoạt động thể dục thể thao.
5 . Tiếp tục hoàn thiện cơ sở vật chất và trang thiết bị cho công tác y tế trường học: bao gồm phòng sức khoẻ, tủ thuốc và các phương tiện sơ cấp cứu tại các cơ quan giáo dục, đào tạo và các trường học...
6. Phát triển về số lượng, chất lượng và hiệu quả hoạt động của các công trình thể dục thể thao trường học: nhà tập, sân vận động, bể bơi, dụng cụ tập luyện thể dục thể thao và các công trình thể dục thể thao khác.
7. Xây dựng nề nếp và nâng cao hiệu quả công tác chữ thập đỏ; củng cố và phát triển Chi hội Chữ thập đỏ ở trường học. Chi hội Chữ thập đỏ trong trường học hoạt động có nề nếp và đem lại hiệu quả thiết thực.
8. Theo dõi và khám sức khoẻ định kỳ, phát triển nha học đường, phòng chống thảm hoạ thiên tai: phòng chống bệnh dịch (sốt rét, sốt xuất huyết, SARS dịch cúm gia cầm...), phòng, chống các bệnh tật học đường (cận thị và cong vẹo cột sống) và một số dịch bệnh khác lưu hành tại địa phương...
9. Tăng tỉ lệ trường đạt tiêu chuẩn vê sinh trường học đặc biệt là trường xanh, sạch đẹp và an toàn. Chú trọng đảm bảo đủ nước uống, nước sinh hoạt và các công trình vệ sinh trong trường học.
10. Chỉ đạo và tổ chức tổng kết 10 năm thực, hiện Pháp lệnh và Chỉ thị phòng chống AIDS và các tệ nạn xã hội.
11. Tổ chức tốt công tác phòng, chống HIV/AIDS và phòng, chống tệ nạn ma tuý, mại dâm; các tháng chiến dịch phòng, chống AIDS và ngày quốc tế phòng, chống AIDS; tháng hành động phòng, chống ma tuý và ngày quốc tế phòng, chống ma túy.
12. Chỉ đạo và tổ chức thực hiện có hiệu quả công tác phòng, chống tai nạn thương tích và vệ sinh an toàn thực phẩm. Đảm bảo an toàn cho sức khoẻ và tính mạng của học sinh, sinh viên. Tổ chức "tháng hành động vệ sinh an toàn thực phẩm", "tuần lễ nước sạch vệ sinh môi trường" hàng năm và thực hiện tốt các quy định về bếp ăn nhà ăn tập thể trong trường học.
13. Chỉ đạo và tổ chức có hiệu quả việc phòng, chống tác hại của thuốc lá. Xây dựng mô hình và nhân rộng mô hình "trường học không thuốc lá". Tổ chức tốt tuần lễ quốc gia không thuốc lá".
14. Tham gia các giải toàn ngành và đạt thành tích tốt.
15. Phấn đấu tăng số trường đạt danh hiệu tiên tiến xuất sắc về thể dục thể thao (do Sở Thể dục Thể thao công nhận).
16. Đảm bảo thoả đáng về kinh phí dành cho công tác giáo dục thể chất và y tế trường học theo quy định tại Quy chế giáo dục thể chất và y tế trường học.
III. TỔ CHỨC TRIỂN KHAI THỰC HIỆN
Nhận được văn bản này, các Sở Giáo dục và Đào tạo, các đại học, học viện, các trường đại học, cao đẳng và trung học chuyên nghiệp cần chủ động xây dựng kế hoạch chỉ đạo và tổ chức thực hiện tốt nhiệm vụ giáo dục thể chất và y tế trường học góp phần vào thực hiện thắng lợi nhiệm vụ năm học 2004 - 2005 của ngành. Các đơn vị báo cáo kế hoạch thực hiện nhiệm vụ công tác giáo dục thể chất và y tế trường học năm học 2004 - 2005 về Bộ Giáo dục và Đào tạo vào đầu học kì I và báo cáo kết quả thực hiện kế hoạch vào cuối học kì II năm học 2004 -2005.
Hướng dẫn này được phổ biến đến tất cả các cấp quản lý giáo dục và đào tạo các trường, cán bộ công chức, giảng viên, giáo viên toàn ngành để quán triệt và thực hiện.
| KT. BỘ TRƯỞNG BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO |
- 1Chỉ thị 12/2005/CT-BGD&ĐT về tăng cường công tác giáo dục thể chất và hoạt động thể thao nhằm hưởng ứng "Năm quốc tế về Thể thao và Giáo dục thể chất - 2005" của Liên hiệp quốc do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành
- 2Thông tư liên tịch 34/2005/TTLT-BGDĐT-UBTDTT hướng dẫn phối hợp quản lý và chỉ đạo công tác Thể dục thể thao trường học giai đoạn 2006 – 2010 do Uỷ Ban thể dục Thể thao- Bộ Giáo Dục và Đào tạo ban hành.
- 3Thông báo 1001/TB-BGDĐT kết luận của Thứ trưởng Trần Quang Quý tại Hội nghị Tổng kết công tác giáo dục thể chất và phong trào Hội khỏe Phù Đổng giai đoạn 2008 - 2012 do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành
- 4Công văn 6699/BGD&ĐT-HSSV năm 2005 hướng dẫn thực hiện công tác học sinh, sinh viên, giáo dục thể chất và y tế trường học năm học 2005 – 2006 do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành
- 1Chỉ thị 12/2005/CT-BGD&ĐT về tăng cường công tác giáo dục thể chất và hoạt động thể thao nhằm hưởng ứng "Năm quốc tế về Thể thao và Giáo dục thể chất - 2005" của Liên hiệp quốc do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành
- 2Chỉ thị 53/2003/CT-BGDĐT về tăng cường công tác đảm bảo chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm trong các cơ sở giáo dục và đào tạo do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và đào tạo ban hành
- 3Thông tư liên tịch 34/2005/TTLT-BGDĐT-UBTDTT hướng dẫn phối hợp quản lý và chỉ đạo công tác Thể dục thể thao trường học giai đoạn 2006 – 2010 do Uỷ Ban thể dục Thể thao- Bộ Giáo Dục và Đào tạo ban hành.
- 4Luật Bảo vệ sức khỏe nhân dân 1989
- 5Thông tư liên tịch 1-TT/LB năm 1990 về một số chế độ đối với giáo viên, vận động viên, huấn luyện viên thể dục thể thao do Bộ Giáo dục - Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội - Bộ Tài chính; Tổng cục Thể dục thể thao ban hành
- 6Luật Giáo dục 1998
- 7Thông tư liên tịch 03/2000/TTLT-BYT-BGDĐT hướng dẫn công tác y tế trường học do Bộ Y tế- Bộ Giáo dục đào tạo ban hành
- 8Nghị quyết số 40/2000/NQ-QH10 về đổi mới chương trình giáo dục phổ thông do Quốc hội ban hành
- 9Nghị quyết số 41/2000/NQ-QH10 về thực hiện phổ cập giáo dục trung học cơ sở do Quốc hội ban hành
- 10Quyết định 14/2001/QĐ-BGDĐT về Quy chế giáo dục thể chất và y tế trường học do Bộ Trưởng Bộ Giáo dục và đào tạo ban hành
- 11Chỉ thị 15/2002/CT-TTg về chống tiêu cực trong các hoạt động thể dục thể thao do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 12Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em 2004
- 13Quyết định 36/2004/QĐ-TTg phê duyệt Chiến lược quốc gia phòng, chống HIV/AIDS ở Việt Nam đến năm 2010 và tầm nhìn 2020 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 14Chỉ thị 54/2003/CT-BGDĐT về tăng cường công tác phòng, chống tai nạn, thương tích trong các cơ sở giáo dục do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành
- 15Chỉ thị 25/2004/CT-BGDĐT về nhiệm vụ của toàn ngành giáo dục trong năm 2004 - 2005 do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành
- 16Thông báo 1001/TB-BGDĐT kết luận của Thứ trưởng Trần Quang Quý tại Hội nghị Tổng kết công tác giáo dục thể chất và phong trào Hội khỏe Phù Đổng giai đoạn 2008 - 2012 do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành
- 17Công văn 6699/BGD&ĐT-HSSV năm 2005 hướng dẫn thực hiện công tác học sinh, sinh viên, giáo dục thể chất và y tế trường học năm học 2005 – 2006 do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành
Công văn số 6694/HSSV ngày 02/08/2004 về việc hướng dẫn thực hiện công tác giáo dục thể chất và y tế trường học năm học 2004 - 2005 do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành
- Số hiệu: 6694/HV
- Loại văn bản: Công văn
- Ngày ban hành: 02/08/2004
- Nơi ban hành: Bộ Giáo dục và Đào tạo
- Người ký: Trần Văn Nhung
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Dữ liệu đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 02/08/2004
- Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực