Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
BỘ LAO ĐỘNG THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI | CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 205/LĐTBXH-TL | Hà Nội, ngày 19 tháng 01 năm 2007 |
Kính gửi: Công ty TNHH Mabuchi motor Đà Nẵng
Trả lời công văn số 06-008/VDM-NS ngày 04 tháng 12 năm 2006 của Công ty về việc ghi tại trích yếu, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội có ý kiến như sau:
Theo quy định tại Nghị định số 114/2002/NĐ-CP ngày 31/12/2002 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ luật Lao động về tiền lương và Thông tư hướng dẫn số 14/2003/TT-BLĐTBXH-TL ngày 30/5/2003 của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, Nghị định số 195/CP ngày 31/12/1994 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ luật Lao động về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi và Nghị định số 109/2002/NĐ-CP ngày 27/12/2002 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 195/CP nêu trên thì các trường hợp nêu trong công văn được thực hiện như sau:
1/ Công ty đã xác định chủ nhật là ngày nghỉ hàng tuần thì phải bố trí cho người lao động nghỉ. Trường hợp huy động người lao động đi làm vào ngày này và cho nghỉ bù vào ngày khác trong tuần thì vẫn coi là Công ty tổ chức làm thêm giờ vào ngày nghỉ hàng tuần và phải trả ít nhất bằng 200% tiền lương thực trả của công việc đang làm. Nếu trả lương thời gian theo tháng và được nghỉ bù vào ngày khác thì chỉ phải trả phần chênh lệch là 100% tiền lương thực trả của ngày làm việc bình thường.
Trong tuần tiếp theo liền kề, nếu Công ty bố trí ngày nghỉ hàng tuần của người lao động là ngày chủ nhật theo thông lệ thì không trái với quy định của pháp luật lao động.
2/ Đối với những ngày nghỉ lễ, nếu Công ty tổ chức cho người lao động đi làm thì phải trả ít nhất bằng 300% tiền lương thực trả của ngày làm việc bình thường. Nếu trả lương thời gian theo tháng và nghỉ bù vào ngày khác thì phải trả phần chênh lệch bằng 200% tiền lương thực trả của ngày làm việc bình thường.
3/ Trường hợp Công ty thay đổi kế hoạch sản xuất và thay đổi ngày nghỉ hàng tuần nhưng vẫn huy động người lao động làm việc vào ngày hàng tuần mới và nghỉ bù vào ngày khác thì vẫn coi là tổ chức làm thêm giờ và phải trả tiền lương như đã nêu trên.
Nơi nhận: | TL. BỘ TRƯỞNG |
- 1Công văn số 2721/LĐTBXH-TL ngày 16/08/2002 của Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội về tiền lương làm thêm giờ trong các doanh nghiệp nhà nước
- 2Công văn số 339/LĐTBXH-TL ngày 10/02/2004 của Bộ Lao động, thương binh và Xã hội về việc tiền lương làm thêm giờ
- 3Công văn số 1708/LĐTBXH-TL ngày 31/05/2004 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội về việc tiền lương làm thêm giờ
- 1Công văn số 2721/LĐTBXH-TL ngày 16/08/2002 của Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội về tiền lương làm thêm giờ trong các doanh nghiệp nhà nước
- 2Công văn số 339/LĐTBXH-TL ngày 10/02/2004 của Bộ Lao động, thương binh và Xã hội về việc tiền lương làm thêm giờ
- 3Công văn số 1708/LĐTBXH-TL ngày 31/05/2004 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội về việc tiền lương làm thêm giờ
- 4Nghị định 195/CP năm 1994 hướng dẫn Luật lao động về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi
- 5Nghị định 109/2002/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 195/CP năm 1994 Hướng dẫn Bộ luật Lao động về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi
- 6Nghị định 114/2002/NĐ-CP Hướng dẫn Bộ luật lao động về tiền lương
- 7Thông tư 14/2003/TT-BLĐTBXH hướng dẫn Nghị định 114/2002/NĐ-CP về tiền lương đối với người lao động làm việc trong doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và cơ quan, tổ chức nước ngoài hoặc quốc tế tại Việt Nam do Bộ Lao động Thương binh và Xã hội ban hành
Công văn số 205/LĐTBXH-TL của Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội về việc tiền lương làm thêm giờ
- Số hiệu: 205/LĐTBXH-TL
- Loại văn bản: Công văn
- Ngày ban hành: 19/01/2007
- Nơi ban hành: Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội
- Người ký: Phạm Minh Huân
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra