Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
BỘ LAO ĐỘNG, THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI | CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 1652/LĐTBXH-TBXH | Hà Nội, ngày 17 tháng 05 năm 2006 |
Kính gửi: | Công ty cổ phần may Sơn Hà |
Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội nhận được văn bản số 137/CV-CT ngày 4/5/2006 của Quý Công ty đề nghị giải thích cách tính mức bình quân của tiền lương tháng làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội để làm cơ sở tính lương hưu hàng tháng đối với người lao động; Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội có ý kiến như sau:
Căn cứ quy định tại khoản 5 mục I Thông tư số 21/2005/TT-BLĐTBXH ngày 9/8/2005 của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội thì:
- Người lao động làm việc theo các loại hợp đồng lao động quy định tại Bộ luật Lao động ở các Công ty Nhà nước chuyển thành Công ty cổ phần khi nghỉ hưu được lấy mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 5 năm cuối cùng để làm cơ sở tính hưởng lương hưu nếu Công ty thực hiện đầy đủ các quy định dưới đây:
- Áp dụng thang lương, bảng lương do Nhà nước quy định và đăng ký với cơ quan quản lý Nhà nước về lao động tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương theo quy định tại Nghị định số 114/2002/NĐ-CP ngày 31/12/2002 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ luật Lao động về tiền lương;
- Thực hiện chuyển xếp lương, nâng bậc, nâng ngạch lương theo quy định của Nhà nước đối với Công ty Nhà nước trên cơ sở thang lương, bảng lương được áp dụng như trên;
- Đóng bảo hiểm xã hội trên cơ sở mức lương quy định nêu trên.
Trường hợp Công ty không thực hiện đầy đủ các quy định trên thì người lao động khi nghỉ hưu được tính mức bình quân của tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội để tính lương hưu theo quy định tại khoản 2 điều 29 Điều lệ Bảo hiểm xã hội ban hành kèm theo Nghị định số 12/CP ngày 26/01/1995 của Chính phủ như sau:
- Người vừa có thời gian đóng bảo hiểm xã hội theo tiền lương trong các hệ thống thang lương, bảng lương do Nhà nước quy định, vừa có thời gian đóng bảo hiểm xã hội không theo các mức lương trong các hệ thống thang lương, bảng lương do Nhà nước quy định thì tính bình quân gia quyền các mức tiền lương tháng làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội chung của các thời gian.
Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội trả lời để Quý Công ty biết và thực hiện đúng quy định của Nhà nước./.
Nơi nhận: | T/L. BỘ TRƯỞNG |
- 1Thông tư 21/2005/TT-BLĐTBXH bổ sung Thông tư 11/2005/TT-BLĐTBXH về việc điều chỉnh lương hưu và trợ cấp bảo hiểm xã hội do Bộ Lao động thương binh và xã hội ban hành
- 2Nghị định 12/CP năm 1995 ban hành Điều lệ Bảo Hiểm Xã Hội
- 3Nghị định 114/2002/NĐ-CP Hướng dẫn Bộ luật lao động về tiền lương
- 4Công văn 2821/LĐTBXH-BHXH về mức lương tối thiểu làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành
- 5Công văn 119/LĐTBXH-BHXH năm 2015 về cách tính lương hưu do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành
Công văn số 1652/LĐTBXH-TBXH của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội về việc giải thích cách tính mức bình quân của tiền lương tháng làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội để làm cơ sở tính lương hưu hàng tháng đối với người lao động
- Số hiệu: 1652/LĐTBXH-TBXH
- Loại văn bản: Công văn
- Ngày ban hành: 17/05/2006
- Nơi ban hành: Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội
- Người ký: Phạm Đỗ Nhật Tân
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra