Hệ thống pháp luật

VĂN PHÒNG CHÍNH PHỦ
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 96/VPCP-QHĐP
V/v xử lý kiến nghị của các địa phương

Hà Nội, ngày 06 tháng 01 năm 2021

 

Kính gửi: Ủy ban Dân tộc

Về các kiến nghị của Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tại Hội nghị trực tuyến Chính phủ với các địa phương ngày 28 tháng 12 năm 2020, Thủ tướng Chính phủ giao các Bộ, cơ quan ngang Bộ theo chức năng, nhiệm vụ được giao và quy định hiện hành chủ trì, phối hợp với cơ quan liên quan nghiên cứu, xử lý các kiến nghị của các địa phương (bảng tổng hợp kèm theo), có văn bản trả lời địa phương và đồng gửi Văn phòng Chính phủ trước ngày 20 tháng 02 năm 2021 để báo cáo lãnh đạo Chính phủ. Đối với những nội dung vượt thẩm quyền, đề nghị báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét.

Văn phòng Chính phủ thông báo để Quý cơ quan biết, thực hiện./.

 


Nơi nhận:
- Như trên;
- TTgCP, các Phó TTgCP (để b/c);
- VPCP: BTCN, các PCN, Trợ lý TTgCP, các Vụ: CN, NN, KTTH, KGVX, QHQT, NC, TCCV, PL, ĐMDN, V.I, TH; Cục KSTTHC; Cổng TTĐTCP;
- Lưu: VT, QHĐP (3b) Đ.Minh.

BỘ TRƯỞNG, CHỦ NHIỆM




Mai Tiến Dũng

 

ỦY BAN DÂN TỘC

(Kèm theo Công văn số 96/VPCP-QHĐP ngày 06 tháng 01 năm 2021 của Văn phòng Chính phủ)

STT

ĐỊA PHƯƠNG

KIẾN NGHỊ

1

Gia Lai

Đối với Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2020-2030, Quốc hội đã phê duyệt chủ trương đầu tư tại Nghị quyết 120/2020/QH14 ngày 19/6/2020; Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định 1409/QĐ-TTg ngày 15/9/2020 về Kế hoạch triển khai Nghị quyết 120/2020/QH14, đề nghị các bộ, ngành trung ương sớm ban hành văn bản hướng dẫn để địa phương có căn cứ tổ chức thực hiện Chương trình. Đồng thời đề nghị Trung ương sớm phê duyệt chủ trương đầu tư các Chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2021-2025 (Chương trình mục tiêu quốc gia Giảm nghèo và An sinh xã hội bền vững; Chương trình mục tiêu quốc gia Xây dựng nông thôn mới).

2

Hòa Bình

Tại Nghị định số 107/2020/NĐ-CP, 108/2020/NĐ-CP ngày 14/9/2020 của Chính phủ có quy định tiêu chí thành lập Ban Dân tộc ở cấp tỉnh, phòng Dân tộc ở cấp huyện, trong đó có tiêu chí: “Có đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống ở địa bàn xung yếu về an ninh, quốc phòng; địa bàn xen canh, xen cư; biên giới có đông đồng bào dân tộc thiểu số nước ta và nước láng giềng thường xuyên qua lại”; tuy nhiên, là tỉnh không có đường biên giới trên bộ, trên biển nên không đáp ứng được tiêu chí để thành lập Ban Dân tộc ở cấp tỉnh và phòng Dân tộc ở cấp huyện, trong khi đó tỉnh Hòa Bình có trên 74% đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống, tỷ lệ đồng bào dân tộc thiểu số cao, yêu cầu và khối lượng nhiệm vụ quản lý nhà nước về công tác dân tộc trên địa bàn tỉnh lớn, đòi hỏi phải có bộ máy chuyên trách. Do đó, kính đề nghị Chính phủ xem xét, hướng dẫn hoặc sửa đổi tiêu chí trên trong số các tiêu chí thành lập cơ quan công tác dân tộc ở địa phương cho phù hợp với thực tế.

3

Quảng Nam

Hiện nay, các xã miền núi cao khi đạt chuẩn NTM sẽ thoát khỏi xã đặc biệt khó khăn và không tiếp tục được hưởng chính sách hỗ trợ, như: Đóng bảo hiểm y tế, hỗ trợ tiền ăn, chi phí học tập đối với học sinh là người dân tộc thiểu số,... nên việc tuyên truyền, vận động nhân dân tiếp tục tham gia xây dựng NTM sau khi đạt chuẩn NTM gặp khó khăn, nhất là người đồng bào dân tộc thiểu số (xã đạt chuẩn NTM ở vùng này còn đến 12% hộ nghèo, hộ đồng bào dân tộc thiểu số còn nhiều khó khăn). Do đó, kính đề nghị Trung ương tiếp tục duy trì hỗ trợ các chế độ an sinh xã hội cho đồng bào dân tộc thiểu số ở các xã đã đạt chuẩn NTM ở khu vực miền núi (kể cả xã đã đạt chuẩn NTM thuộc khu vực 1 miền núi tại Quyết định số 582/QĐ-TTg ngày 28/4/2017 của Thủ tướng Chính phủ), để các xã này có điều kiện duy trì và nâng cao chất lượng các tiêu chí NTM được bền vững.

4

Bắc Kạn

Trong giai đoạn 2016-2020, Chính phủ triển khai 02 chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới và giảm nghèo bền vững. 02 Chương trình đã được Quốc hội sớm thông qua từ cuối năm 2015, tuy nhiên các chính sách, hướng dẫn thực hiện chậm, đến giữa giai đoạn mới ban hành nên ảnh hưởng nhiều đến tiến độ, chất lượng thực hiện các chương trình. Do đó, đề nghị Trung ương sớm ban hành đồng bộ các văn bản hướng dẫn thực hiện các Chương trình MTQG trong năm 2021 để các địa phương có căn cứ, cơ sở triển khai thực hiện, đặc biệt hiện nay Trung ương đang xây dựng Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030, cũng đề nghị Chính phủ, Bộ ngành Trung ương quan tâm, tạo điều kiện cho đồng bào các dân tộc thiểu số và miền núi, đặc biệt là đồng bào dân tộc thiểu số ở vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn như tỉnh Bắc Kạn nâng cao hơn nữa đời sống vật chất và tinh thần, có điều kiện phát triển kinh tế - xã hội.

5

Lào Cai

3. Về bố trí, sắp xếp, ổn định dân cư nông thôn: UBND tỉnh Lào Cai kính đề nghị Thủ tướng Chính phủ chọn tỉnh Lào Cai thực hiện thí điểm “Chương trình Bố trí, sắp xếp, ổn định dân cư ở nơi cần thiết”, ngân sách trung ương hỗ trợ tỉnh (ngoài định mức đã được phân bổ) thực hiện ở mỗi đơn vị cấp huyện thuộc tỉnh 01 dự án; tổng kinh phí 205 tỷ đồng trong 03 năm, từ 2021-2023, thực hiện hình thức khoán gọn, nhu cầu còn lại tỉnh bố trí từ các nguồn vốn hợp pháp khác.

 

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Công văn 96/VPCP-QHĐP năm 2021 về xử lý kiến nghị của các địa phương về phát triển vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi do Văn phòng Chính phủ ban hành

  • Số hiệu: 96/VPCP-QHĐP
  • Loại văn bản: Công văn
  • Ngày ban hành: 06/01/2021
  • Nơi ban hành: Văn phòng Chính phủ
  • Người ký: Mai Tiến Dũng
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 06/01/2021
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
Tải văn bản