TỔNG CỤC HẢI QUAN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 959/GSQL-GQ1 | Hà Nội, ngày 03 tháng 04 năm 2018 |
Kính gửi: Công ty Cổ phần Smatec.
(Đ/c: tầng 4, tòa nhà hỗn hợp Sông Đà, km10 đường Trần Phú, phường Văn Quán, quận Hà Đông, TP. Hà Nội)
Trả lời công văn số 1403/2018/CV-SMT ngày 14/3/2018 của Công ty Cổ phần Smatec (Công ty) về việc xuất nhập khẩu phần mềm, Cục Giám sát quản lý về Hải quan có ý kiến như sau:
Điều 1 Luật Hải quan quy định: “Luật này quy định quản lý nhà nước về hải quan đối với hàng hóa được xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh, phương tiện vận tải xuất cảnh, nhập cảnh quá cảnh của tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài trong lãnh thổ hải quan; về tổ chức và hoạt động của Hải quan.”
Khoản 6 Điều 4 Luật Hải quan quy định: “hàng hóa bao gồm động sản có tên gọi và mã số theo Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu Việt Nam được xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh hoặc được lưu giữ trong địa bàn hoạt động hải quan”.
Theo Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu Việt Nam ban hành kèm theo Thông tư số 65/2017/TT-BTC ngày 27/6/2017 của Bộ trưởng Bộ Tài chính thì chưa có quy định cụ thể về mã số đối với phần mềm khi xuất khẩu, nhập khẩu.
Điểm b khoản 1 Điều 2 Thông tư số 28/2014/TT-BVHTTDL ngày 31/12/2014 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quy định: “sản phẩm nghe nhìn khác ghi trên mọi chất liệu là các bản ghi âm, ghi hình, phần mềm được chứa trong băng cát - xét, băng video, đĩa CD, VCD, DVD, CD-ROM, đĩa vi tính, IC chips, ổ cứng và các loại phương tiện, máy móc, thiết bị vật liệu và kỹ thuật số khác”.
Khoản 3 Điều 8 Thông tư số 28/2014/TT-BVHTTDL nêu trên quy định: “Đối với các sản phẩm nghe nhìn được chứa trong máy móc, thiết bị, linh kiện, phương tiện hoặc sản phẩm nghe nhìn khác ghi trên mọi chất liệu có nội dung vui chơi giải trí, trò chơi điện tử (trừ trò chơi điện tử trực tuyến và trò chơi điện tử quy định tại Điều 10) và nội dung văn hóa khác không phải là sản phẩm quy định tại các khoản 1 và 2 Điều này phải được cơ quan có thẩm quyền xem xét, giải quyết trên cơ sở hồ sơ đề nghị nhập khẩu của Thương nhân.”
Căn cứ các quy định nêu trên, trường hợp phần mềm xuất khẩu, nhập khẩu qua mạng internet, không qua địa bàn giám sát của cơ quan hải quan nên không thuộc phạm vi điều chỉnh của Luật Hải quan. Cơ quan Hải quan không yêu cầu Công ty phải làm thủ tục hải quan đối với phần mềm xuất khẩu, nhập khẩu qua mạng internet. Trường hợp Công ty bán (xuất khẩu) phần mềm được chứa đựng trong một phương tiện khác (như ổ cứng, đĩa CD, USB....) vào khu chế xuất thì phương tiện đó được coi là hàng hóa xuất khẩu và chịu sự giám sát, quản lý của cơ quan hải quan. Theo đó chính sách mặt hàng và thủ tục hải quan, được thực hiện như sau:
- Về chính sách mặt hàng: đề nghị Công ty căn cứ nội dung phần mềm, liên hệ Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch để được hướng dẫn;
- Về thủ tục hải quan: thực hiện theo quy định tại khoản 3 Điều 75 Thông tư số 38/2015/TT-BTC ngày 25/3/2015 của Bộ trưởng Bộ Tài chính.
Đề nghị Công ty căn cứ các quy định nêu trên và liên hệ Chi cục Hải quan nơi làm thủ tục nhập khẩu để được hướng dẫn cụ thể.
Cục Giám sát quản lý về Hải quan trả lời để Công ty cổ phần Smatec được biết./.
| KT. CỤC TRƯỞNG |
- 1Công văn 1927/TXNK-PL năm 2014 về thuế xuất nhập khẩu và mã HS của đĩa CD chứa phần mềm do Cục Thuế xuất nhập khẩu ban hành
- 2Công văn 10283/VPCP-KTTH năm 2016 về thời hạn trình dự thảo Quyết định quy định thí điểm quản lý hoạt động xuất, nhập khẩu sản phẩm phần mềm, dịch vụ phần mềm và nội dung thông tin số do Văn phòng Chính phủ ban hành
- 3Thông báo 399/TB-VPCP năm 2017 kết luận của Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam tại cuộc họp về dự thảo Quyết định quy định thí điểm quản lý hoạt động xuất, nhập khẩu sản phẩm, dịch vụ phần mềm do Văn phòng Chính phủ ban hành
- 4Công văn 1841/TCHQ-GSQL năm 2018 về thủ tục hải quan đối với việc đổi tên công ty do Tổng cục Hải quan ban hành
- 5Công văn 1943/TCHQ-GSQL năm 2018 về thủ tục nhập khẩu vỏ lon sữa Ensure giới thiệu sản phẩm do Tổng cục Hải quan ban hành
- 6Công văn 4572/TCHQ-TXNK năm 2022 về vướng mắc khi làm thủ tục hải quan đối với lô hàng xuất khẩu phần mềm chứa trong đĩa CD do Tổng cục Hải quan ban hành
- 1Luật Hải quan 2014
- 2Công văn 1927/TXNK-PL năm 2014 về thuế xuất nhập khẩu và mã HS của đĩa CD chứa phần mềm do Cục Thuế xuất nhập khẩu ban hành
- 3Thông tư 28/2014/TT-BVHTTDL quy định về quản lý hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế thuộc diện quản lý chuyên ngành văn hóa của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
- 4Thông tư 38/2015/TT-BTC Quy định về thủ tục hải quan; kiểm tra, giám sát hải quan; thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và quản lý thuế đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
- 5Công văn 10283/VPCP-KTTH năm 2016 về thời hạn trình dự thảo Quyết định quy định thí điểm quản lý hoạt động xuất, nhập khẩu sản phẩm phần mềm, dịch vụ phần mềm và nội dung thông tin số do Văn phòng Chính phủ ban hành
- 6Thông tư 65/2017/TT-BTC Danh mục hàng hóa xuất, nhập khẩu Việt Nam do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
- 7Thông báo 399/TB-VPCP năm 2017 kết luận của Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam tại cuộc họp về dự thảo Quyết định quy định thí điểm quản lý hoạt động xuất, nhập khẩu sản phẩm, dịch vụ phần mềm do Văn phòng Chính phủ ban hành
- 8Công văn 1841/TCHQ-GSQL năm 2018 về thủ tục hải quan đối với việc đổi tên công ty do Tổng cục Hải quan ban hành
- 9Công văn 1943/TCHQ-GSQL năm 2018 về thủ tục nhập khẩu vỏ lon sữa Ensure giới thiệu sản phẩm do Tổng cục Hải quan ban hành
- 10Công văn 4572/TCHQ-TXNK năm 2022 về vướng mắc khi làm thủ tục hải quan đối với lô hàng xuất khẩu phần mềm chứa trong đĩa CD do Tổng cục Hải quan ban hành
Công văn 959/GSQL-GQ1 năm 2018 về thủ tục xuất nhập khẩu phần mềm do Cục Giám sát quản lý về Hải quan ban hành
- Số hiệu: 959/GSQL-GQ1
- Loại văn bản: Công văn
- Ngày ban hành: 03/04/2018
- Nơi ban hành: Cục Giám sát quản lý về hải quan
- Người ký: Vũ Lê Quân
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Dữ liệu đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 03/04/2018
- Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực