Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
TỔNG CỤC THUẾ | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 8973/CTHN-TTHT | Hà Nội, ngày 23 tháng 02 năm 2024 |
Kính gửi: Công ty Vận tải biển VIMC - Chi nhánh Tổng Công ty Hàng hải Việt Nam CTCP
(Địa chỉ: số 01 phố Đào Duy Anh, phường Phương Mai, quận Đống Đa, thành phố Hà Nội, MST: 0100104595-011)
Cục Thuế TP Hà Nội nhận được Công văn số 210/VLC-TCKT và công văn số 315/VLC-TCKT của Công ty Vận tải biển VIMC - Chi nhánh Tổng Công ty Hàng hải Việt Nam CTCP (sau đây gọi tắt là Công ty) hỏi về việc hoàn lại số thuế TNDN đã nộp thay nhà thầu nước ngoài theo Hiệp định tránh đánh thuế 2 lần giữa Việt Nam và Hàn Quốc, Cục Thuế TP Hà Nội có ý kiến như sau:
- Căn cứ Hiệp định giữa Chính phủ nước Cộng hòa xã hội Chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ nước Đại hàn Dân quốc về tránh đánh thuế hai lần và ngăn ngừa việc trốn lậu thuế đối với thuế đánh đánh vào thu nhập (sau đây gọi là Hiệp định tránh đánh thuế hai lần giữa Việt Nam và Hàn Quốc):
+ Tại Khoản 3 Điều 2 quy định những loại thuế hiện hành được áp dụng trong Hiệp định:
“3. Những loại thuế hiện hành được áp dụng trong Hiệp định này là:
a. Trong trường hợp đối với Hàn Quốc
(i) Thuế thu nhập;
(ii) Thuế công ty; và
(iii) Thuế cư trú
(dưới đây được gọi là “thuế Hàn Quốc”)
b. Trong trường hợp đối với Việt Nam
(i). Thuế thu nhập cá nhân;
(ii). Thuế lợi tức; và
(iii). Thuế chuyển lợi nhuận ra nước ngoài;
(dưới đây được gọi là “thuế Việt Nam”);”
+ Tại Điều 5 quy định cơ sở thường trú:
+ Tại Điều 7 quy định về lợi tức doanh nghiệp:
+ Tại Điều 8 quy định vận tải biển và vận tải hàng không:
“1. Lợi tức do một xí nghiệp của một Nước ký kết thu được từ hoạt động của tàu thủy hoặc máy bay trong vận tải quốc tế sẽ bị đánh thuế tại Nước đó.
2. Những quy định tại khoản 1 cũng sẽ áp dụng cho các khoản lợi tức thu được từ việc tham gia vào một tổ hợp, một liên doanh hay một hãng hoạt động quốc tế.”
- Căn cứ Thông tư số 205/2013/TT-BTC ngày 24/12/2013 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện các Hiệp định tránh đánh thuế hai lần và ngăn ngừa việc trốn lậu thuế đối với các loại thuế đánh vào thu nhập và tài sản giữa Việt Nam với các nước và vùng lãnh thổ có hiệu lực thi hành tại Việt Nam:
+ Tại Khoản 1 Điều 6 quy định một số trường hợp từ chối áp dụng Hiệp định trên cơ sở nguyên tắc hưởng lợi Hiệp định:
“Trừ khi được quy định khác tại Hiệp định về giới hạn hưởng lợi Hiệp định, Cơ quan thuế Việt Nam sẽ từ chối đề nghị áp dụng Hiệp định trong các trường hợp sau:
1. Người đề nghị đề nghị áp dụng Hiệp định đối với số thuế đã phát sinh quá ba năm trước thời điểm đề nghị áp dụng Hiệp định.”
+ Tại Điều 11 quy định việc xác định nghĩa vụ thuế đối với thu nhập từ hoạt động kinh doanh:
1. Trường hợp doanh nghiệp nước ngoài tiến hành hoạt động sản xuất, kinh doanh tại Việt Nam nhưng không thành lập pháp nhân tại Việt Nam.
1.1. Nghĩa vụ thuế
Theo quy định tại Hiệp định, thu nhập từ hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp nước ngoài chỉ bị đánh thuế tại Việt Nam nếu doanh nghiệp đó có một cơ sở thường trú tại Việt Nam và thu nhập đó liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp đến cơ sở thường trú đó. Trong trường hợp này doanh nghiệp đó chỉ bị đánh thuế tại Việt Nam trên phần thu nhập phân bổ cho cơ sở thường trú đó.
1.2. Định nghĩa cơ sở thường trú
...
1.2.2. Một doanh nghiệp của một Nước ký kết sẽ được coi là tiến hành hoạt động kinh doanh thông qua một cơ sở thường trú tại Việt Nam trong các trường hợp chủ yếu sau đây:
...”
- Căn cứ Thông tư số 103/2014/TT-BTC ngày 06/08/2014 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện nghĩa vụ thuế áp dụng đối với tổ chức, cá nhân nước ngoài kinh doanh tại Việt Nam hoặc có thu nhập tại Việt Nam:
+ Tại Điều 1 quy định đối tượng áp dụng như sau:
“Hướng dẫn tại Thông tư này áp dụng đối với các đối tượng sau (trừ trường hợp nêu tại Điều 2 Chương I):
1. Tổ chức nước ngoài kinh doanh có cơ sở thường trú tại Việt Nam hoặc không có cơ sở thường trú tại Việt Nam; cá nhân nước ngoài kinh doanh là đối tượng cư trú tại Việt Nam hoặc không là đối tượng cư trú tại Việt Nam (sau đây gọi chung là Nhà thầu nước ngoài, Nhà thầu phụ nước ngoài) kinh doanh tại Việt Nam hoặc có thu nhập phát sinh tại Việt Nam trên cơ sở hợp đồng, thỏa thuận, hoặc cam kết giữa Nhà thầu nước ngoài với tổ chức, cá nhân Việt Nam hoặc giữa Nhà thầu nước ngoài với Nhà thầu phụ nước ngoài để thực hiện một phần công việc của Hợp đồng nhà thầu...”
+ Tại Khoản 2 Điều 4 quy định về người nộp thuế:
“2. Tổ chức được thành lập và hoạt động theo pháp luật Việt Nam, tổ chức đăng ký hoạt động theo pháp luật Việt Nam, tổ chức khác và cá nhân sản xuất kinh doanh: mua dịch vụ, dịch vụ gắn với hàng hóa hoặc trả thu nhập phát sinh tại Việt Nam trên cơ sở hợp đồng nhà thầu hoặc hợp đồng nhà thầu phụ; mua hàng hóa theo hình thức xuất nhập khẩu tại chỗ hoặc theo các điều khoản thương mại quốc tế (Incoterms); thực hiện phân phối hàng hóa, cung cấp dịch vụ thay cho tổ chức, cá nhân nước ngoài tại Việt Nam (sau đây gọi chung là Bên Việt Nam) bao gồm:
- Các tổ chức kinh doanh được thành lập theo Luật Doanh nghiệp, Luật Đầu tư và Luật Hợp tác xã;
...
Người nộp thuế theo hướng dẫn tại khoản 2 Điều 4 Chương I có trách nhiệm khấu trừ số thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp hướng dẫn tại Mục 3 Chương II trước khi thanh toán cho Nhà thầu nước ngoài, Nhà thầu phụ nước ngoài.”
+ Tại Điều 8 quy định về đối tượng, điều kiện áp dụng nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ, nộp thuế TNDN trên cơ sở kê khai doanh thu, chi phí để xác định thu nhập chịu thuế (phương pháp kê khai):
“Nhà thầu nước ngoài, Nhà thầu phụ nước ngoài nộp thuế theo hướng dẫn tại Mục 2 Chương II nếu đáp ứng đủ các điều kiện sau:
1. Có cơ sở thường trú tại Việt Nam, hoặc là đối tượng cư trú tại Việt Nam;
2. Thời hạn kinh doanh tại Việt Nam theo hợp đồng nhà thầu, hợp đồng nhà thầu phụ từ 183 ngày trở lên kể từ ngày hợp đồng nhà thầu, hợp đồng nhà thầu phụ có hiệu lực;
3. Áp dụng chế độ kế toán Việt Nam và thực hiện đăng ký thuế, được cơ quan thuế cấp mã số thuế.”
- Căn cứ Thông tư số 80/2021/TT-BTC ngày 29/9/2021 của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Quản lý Thuế và Nghị định số 126/2020/NĐ-CP ngày 19 tháng 10 năm 2020 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Quản lý Thuế
+ Tại Điều 62 quy định thủ tục hồ sơ miễn thuế, giảm thuế theo Hiệp định tránh đánh thuế hai lần (Hiệp định thuế)
Căn cứ các quy định trên, trường hợp Hyundai Marchant Marine co., Ltd - nhà thầu nước ngoài có thu nhập phát sinh tại Việt Nam trên cơ sở hợp đồng hợp tác vận chuyển đường biển ký với Công ty Vận tải biển VIMC - Chi nhánh Tổng Công ty Hàng hải Việt Nam CTCP thì bên Việt Nam có trách nhiệm khấu trừ số thuế GTGT, thuế TNDN trước khi thanh toán cho nhà thầu nước ngoài theo quy định tại Điều 4 Thông tư số 103/2014/TT-BTC của Bộ Tài chính.
Trường hợp Hyundai Marchant Marine co., Ltd tại Hàn Quốc đáp ứng điều kiện không có cơ sở thường trú tại Việt Nam theo quy định tại Điều 11 Thông tư số 205/2013/TT-BTC ngày 24/12/2013 của Bộ Tài chính thì được miễn thuế TNDN theo Hiệp định tránh đánh thuế hai lần giữa Việt Nam và Hàn Quốc. Thủ tục hồ sơ miễn thuế, giảm thuế theo Hiệp định tránh đánh thuế hai lần thực hiện theo hướng dẫn tại Điều 62 Thông tư số 80/2021/TT-BTC ngày 29/9/2021 của Bộ Tài chính.
Trường hợp năm 2019 Công ty ký hợp đồng hợp tác vận chuyển đường biển với đối tác Hyundai Marchant Marine co., Ltd tại Hàn Quốc. Ngày 20/02/2020, theo hợp đồng và ủy quyền của đối tác, Công ty đã hoàn thành việc kê khai và nộp NSNN số thuế nhà thầu nước ngoài đối với hợp đồng này. Từ thời điểm 21/02/2023 đến nay số thuế đã phát sinh quá 3 năm, Cơ quan thuế Việt Nam sẽ từ chối đề nghị áp dụng Hiệp định theo quy định tại Khoản 1 Điều 6 Thông tư số 205/2013/TT-BTC ngày 24/12/2013 của Bộ Tài chính.
Đề nghị Công ty Vận tải biển VIMC - Chi nhánh Tổng Công ty Hàng hải Việt Nam CTCP căn cứ các quy định của pháp luật được trích dẫn nêu trên và đối chiếu với tình hình thực tế của Công ty để thực hiện đúng theo quy định.
Trong quá trình thực hiện chính sách thuế, nếu có vướng mắc đề nghị Công ty tham khảo các văn bản hướng dẫn của Cục Thuế TP Hà Nội được đăng tải trên website http://hanoi.gdt.gov.vn hoặc liên hệ với Phòng Thanh tra kiểm tra thuế số 4 để được hỗ trợ giải quyết.
Cục Thuế TP Hà Nội trả lời để Công ty Vận tải biển VIMC - Chi nhánh Tổng Công ty Hàng hải Việt Nam CTCP được biết và thực hiện./.
| KT. CỤC TRƯỞNG |
- 1Công văn 49216/CTHN-TTHT năm 2023 về nghĩa vụ thuế đối với nhà thầu nước ngoài do Cục Thuế Thành phố Hà Nội ban hành
- 2Công văn 65205/CTHN-TTHT năm 2023 về thuế nhà thầu nước ngoài Macawber do Cục Thuế thành phố Hà Nội ban hành
- 3Công văn 66927/CTHN-TTHT về chính sách thuế đối với nhà thầu nước ngoài do Cục Thuế thành phố Hà Nội ban hành
- 1Luật Đầu tư 2005
- 2Luật Doanh nghiệp 2005
- 3Luật hợp tác xã 2012
- 4Thông tư 205/2013/TT-BTC hướng dẫn thực hiện Hiệp định tránh đánh thuế hai lần và ngăn ngừa việc trốn lậu thuế đối với loại thuế đánh vào thu nhập và tài sản giữa Việt Nam với các nước và vùng lãnh thổ có hiệu lực thi hành tại Việt Nam do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
- 5Thông tư 103/2014/TT-BTC hướng dẫn thực hiện nghĩa vụ thuế áp dụng đối với tổ chức, cá nhân nước ngoài kinh doanh tại Việt Nam hoặc có thu nhập phát sinh tại Việt Nam do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
- 6Thông tư 80/2021/TT-BTC hướng dẫn Luật Quản lý thuế và Nghị định 126/2020/NĐ-CP hướng dẫn Luật Quản lý thuế do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
- 7Công văn 49216/CTHN-TTHT năm 2023 về nghĩa vụ thuế đối với nhà thầu nước ngoài do Cục Thuế Thành phố Hà Nội ban hành
- 8Công văn 65205/CTHN-TTHT năm 2023 về thuế nhà thầu nước ngoài Macawber do Cục Thuế thành phố Hà Nội ban hành
- 9Công văn 66927/CTHN-TTHT về chính sách thuế đối với nhà thầu nước ngoài do Cục Thuế thành phố Hà Nội ban hành
Công văn 8973/CTHN-TTHT năm 2024 thuế nhà thầu nước ngoài do Cục thuế thành phố Hà Nội ban hành
- Số hiệu: 8973/CTHN-TTHT
- Loại văn bản: Công văn
- Ngày ban hành: 23/02/2024
- Nơi ban hành: Cục thuế thành phố Hà Nội
- Người ký: Nguyễn Hồng Thái
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 23/02/2024
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra