Hệ thống pháp luật

UBND TỈNH CAO BẰNG
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 871/SGDĐT-GDTrH
V/v Hướng dẫn nội dung ôn tập các môn thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT năm học 2016-2017

Cao Bằng, ngày 29 tháng 04 năm 2016

 

Kính gửi:

- Phòng Giáo dục và Đào tạo các huyện, Thành phố;
- Các trường THPT;
- Các trường Phổ thông dân tộc nội trú huyện.
(sau đây gọi chung là các đơn vị)

 

Căn cứ Quy chế tuyển sinh trung học cơ sở (THCS) và tuyển sinh trung học phổ thông (THPT) ban hành kèm theo Thông tư số 11/2014/TT-BGDĐT ngày 18 tháng 4 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT;

Căn cứ Công văn số 829/SGD&ĐT- KTKĐCL, ngày 25 tháng 4 năm 2016 của Sở GD&ĐT về việc hướng dẫn tuyển sinh vào lớp 10 THPT năm học 2016- 2017;

Nhằm định hướng cho các nhà trường THCS/THPT, giáo viên, học sinh trong việc tổ chức ôn tập cho kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT năm học 2016-2017 đạt kết quả tốt, Sở GD&ĐT hướng dẫn nội dung ôn tập như sau:

1. Nội dung ôn tập:

- Nội dung ôn tập trong kỳ thi tuyển sinh lớp 10 THPT năm học 2016-2017 trong phạm vi chương trình THCS do Bộ GD&ĐT ban hành, chủ yếu ở lớp 9.

- Nội dung ôn tập bám sát chuẩn kiến thức kỹ năng của chương trình THCS và những yêu cầu về điều chỉnh nội dung dạy học theo công văn số 5842/BGDĐT-VP ngày 01/9/2011 của Bộ GDĐT.

- Nội dung định hướng ôn tập các môn của kỳ thi (Toán, Ngữ văn, Vật lý) Sở gửi đến các đơn vị qua đường email. Các đơn vị thông báo và gửi đến giáo viên, học sinh để sử dụng trong quá trình ôn tập.

- Đề thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT năm học 2016-2017 môn Toán, môn Ngữ văn có mức độ tương đương với đề thi các năm trước, môn Vật lý đề thi có mức độ tương đương với đề thi minh họa gửi kèm hướng dẫn nội dung ôn tập.

2. Tài liệu ôn tập: Trong quá trình ôn tập, giáo viên, học sinh có thể tham khảo nhiều nguồn tài liệu khác nhau. Tuy nhiên, nên sử dụng các tài liệu cơ bản sau:

- Sách giáo khoa, sách bài tập từng môn do Nhà xuất bản Giáo dục phát hành;

- Tài liệu chuẩn kiến thức kỹ năng của chương trình;

- Với môn Ngữ văn, môn Toán tham khảo tài liệu ôn tập do Tổ cốt cán các bộ môn Toán, Ngữ văn cấp THCS xây dựng đã được góp ý, điều chỉnh trong Hội thảo nâng cao chất lượng tuyển sinh lớp 10 THPT năm học 2015-2016 do Sở GDĐT tổ chức.

3. Tổ chức ôn tập: Sở GDĐT yêu cầu các đơn vị thực hiện tốt các yêu cầu sau đây:

- Phòng GDĐT các huyện/thành phố chỉ đạo các nhà trường THCS rà soát, hoàn thiện chương trình các môn học, không dạy dồn nén, không cắt xén chương trình quy định;

- Các trường THCS, các trường THPT có khối THCS có kế hoạch bố trí giáo viên hướng dẫn học sinh ôn tập các môn của kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT ngay trong quá trình ôn tập cuối kỳ và sau khi kết thúc chương trình.

- Trường PT DTNT huyện nắm bắt thông tin về việc dự thi vào các trường THPT DTNT tỉnh, trường THPT Chuyên của học sinh nhà trường để giúp đỡ, hướng dẫn học sinh ôn tập cho hiệu quả.

- Việc tổ chức học thêm (nếu có) để phục vụ ôn thi phải thiện hiện theo đúng các quy định hiện hành; đặc biệt là đảm bảo tính tự nguyện của học sinh và tính hiệu quả của nội dung dạy học.

4. Ôn thi vào lớp 10 THPT Chuyên: nội dung ôn tập các môn chuyên (thi vào trường THPT Chuyên) là toàn cấp THCS, có những câu hỏi nâng cao đòi hỏi học sinh phải hiểu sâu kiến thức, vận dụng kiến thức tổng hợp để giải quyết.

Sở yêu cầu lãnh đạo các đơn vị thực hiện nghiêm túc các nội dung đã nêu ở trên. Trong quá trình thực hiện, nếu gặp vướng mắc các đơn vị liên hệ với Sở (phòng Giáo dục trung học) theo số điện thoại 3.853.452 để được giải đáp./.

 

 

Nơi nhận:
- Như trên;
- Lãnh đạo Sở;
- Phòng KTKĐCLGD;
- Lưu: VT, GDTrH.

KT. GIÁM ĐỐC
PHÓ GIÁM ĐỐC




Nguyễn Mai Phương

 

NỘI DUNG

ĐỊNH HƯỚNG ÔN TẬP THI TUYỂN SINH LỚP 10 TRUNG HỌC PHỔ THÔNG NĂM HỌC 2016-2017
(Kèm theo Công văn số: 871/SGDĐT-GDTrH ngày 29 tháng 4 năm 2016 của Giám đốc Sở GD&ĐT)

MÔN TOÁN

I. Phần Đại số:

1. Căn thức bậc hai:

* Sử dụng các phép toán, các phép biến đổi đơn giản căn thức bậc hai để:

- Thực hiện các phép tính, rút gọn biểu thức dạng đơn giản;

- Chứng minh đẳng thức đơn giản;

* Các bài tập tổng hợp liên quan đến căn thức bậc hai.

2. Hàm số và đồ thị:

- Hàm số bậc nhất y=ax+b (a ≠ 0), hàm số y = ax2(a ≠ 0): khái niệm, tính chất, đồ thị;

- Tìm hàm số y=ax+b, y = ax2 khi biết các yếu tố xác định;

- Vị trí tương đối giữa đường thẳng với đường thẳng, đường thẳng với parabol trên mặt phẳng tọa độ.

3. Phương trình, hệ phương trình, bất đẳng thức, cực trị:

- Phương trình bậc nhất một ẩn;

- Phương trình bậc hai một ẩn. Hệ thức Viet và ứng dụng;

- Phương trình quy về phương trình bậc hai (phương trình trùng phương, phương trình chứa ẩn ở mẫu số);

- Giải hệ hai phương trình bậc nhất hai ẩn không chứa tham số;

- Bài toán về bất đẳng thức, cực trị.

4. Giải bài toán bằng cách lập phương trình, hệ phương trình:

Các loại bài toán: chuyển động thẳng, năng suất, toán phần trăm, toán tìm số.

II. Phần Hình học:

1. Hệ thức lượng trong tam giác vuông:

- Một số hệ thức về cạnh và đường cao trong tam giác vuông;

- Tỉ số lượng giác của góc nhọn trong tam giác vuông;

- Một số hệ thức giữa cạnh và góc trong tam giác vuông (các bài toán liên quan đến thực tế).

2. Đường tròn:

- Sự xác định đường tròn, các quan hệ giữa: đường kính và dây, dây và khoảng cách từ dây đến tâm,…;

- Tiếp tuyến của đường tròn: dấu hiệu, tính chất;

- Các loại góc liên quan đến đường tròn;

- Tứ giác nội tiếp đường tròn; đường tròn ngoại tiếp tam giác;

- Áp dụng công thức tính độ dài đường tròn, diện tích hình tròn.

3. Hình trụ, hình nón, hình cầu:

Tính diện tích xung quanh và thể tích hình trụ, hình nón, hình cầu khi cho rõ yếu tố xác định.

 

MÔN NGỮ VĂN

A. Nội dung ôn thi vào các trường THPT:

I. NỘI DUNG CƠ BẢN:

1. Văn bản (lớp 9):

- Chuyện người con gái Nam Xương (Nguyễn Dữ);

- Các trích đoạn truyện Kiều (Nguyễn Du)

+ Chị em Thúy Kiều;

+ Kiều ở lầu Ngưng Bích.

- Làng (Kim Lân);

- Chiếc lược ngà (Nguyễn Quang Sáng);

- Những ngôi sao xa xôi (Lê Minh Khuê);

- Đồng chí (Chính Hữu);

- Bài thơ về Tiểu đội xe không kính (Phạm Tiến Duật);

- Đoàn thuyền đánh cá (Huy Cận);

- Ánh trăng (Nguyễn Duy);

- Mùa xuân nho nhỏ (Thanh Hải);

- Viếng lăng Bác (Viễn Phương),

- Sang thu (Hữu Thỉnh);

- Nói với con (Y Phương).

2. Tiếng Việt

- Các PC hội thoại;

- Cách dẫn trực tiếp và gián tiếp;

- Khởi ngữ;

- Các thành phần biệt lập;

- Các phép tu từ;

- Nghĩa tường minh và hàm ý.

3. Làm văn

Các tri thức và kỹ năng làm văn

- Tự sự (Miêu tả, miêu tả nội tâm, đối thoại, độc thoại và độc thoại nội tâm, nghị luận trong văn bản tự sự).

- Nghị luận (Nghị luận xã hội, nghị luận văn học ).

II. HÌNH THỨC VÀ CẤU TRÚC ĐỀ THI

1. Hình thức đề thi: Tự luận.

2. Cấu trúc đề thi: 2 phần

- Phần I: Kiểm tra kiến thức Văn bản; Tiếng Việt.

+ Tỉ lệ điểm: 5/10.

+ Câu hỏi có thể từ: 1-3 câu.

- Phần II: Làm văn.

+ Tỉ lệ điểm: 5/10.

3. Thời gian làm bài: 120 phút.

B. Phần nội dung ôn thi vào lớp Chuyên văn của trường THPT Chuyên

I. NỘI DUNG CƠ BẢN

Gồm các nội dung sau:

- Phần nội dung ôn tập thi THPT;

- Bổ sung các nội dung sau trong chương trình Ngữ văn lớp 8.

1. Văn bản:

- Trong lòng mẹ (Nguyên Hồng);

- Tức nước vỡ bờ (Ngô Tất Tố);

- Lão Hạc (Nam Cao);

- Ông đồ (Vũ Đình Liên);

- Quê hương (Tế Hanh);

- Ngắm trăng; Đi đường; Tức cảnh Pác Bó (Hồ Chí Minh).

2. Tiếng Việt

- Hội thoại;

- Liên kết câu và liên kết đoạn văn.

- Câu phân loại theo mục đích nói (Câu trần thuật, câu nghi vấn, câu cầu khiến, câu cảm thán).

3. Làm văn

- Các nội dung ôn vào lớp 10 THPT (Nêu ở phần A).

- Bổ sung kiểu bài: Nghị luận một ý kiến bàn về văn học.

II. HÌNH THỨC CẤU TRÚC ĐỀ THI:

- Phần I: Kiểm tra kiến thức Văn bản; Tiếng Việt.

+ Tỉ lệ điểm: 5/10.

+ Câu hỏi có thể từ: 1- 3 câu.

- Phần II: Làm văn.

+ Tỉ lệ điểm: 5/10.

- Chú ý: Đề thi ra theo cấu trúc dạng đề mở nhằm phát huy năng lực tư duy và sáng tạo của học sinh trong quá trình viết bài.

 

MÔN VẬT LÝ

I. PHẦN ĐIỆN HỌC

1. Sự phụ thuộc của cường độ dòng điện vào hiệu điện thế giữa hai đầu dây dẫn.

2. Điện trở của dây dẫn - Định luật Ôm.

3. Đoạn mạch nối tiếp.

4. Đoạn mạch song song.

5. Bài tập vận dụng định luật Ôm.

6. Sự phụ thuộc của điện trở vào chiều dài, tiết diện và vật liệu làm dây dẫn.

7. Bài tập vận dụng định luật Ôm và công thức tính điện trở của dây dẫn.

8. Công suất điện.

9. Điện năng - Công của dòng điện (Bài tập về công suất điện và điện năng sử dụng)

10. Định luật Jun - Len xơ.

II. ĐIỆN TỪ HỌC

1. Đường sức từ.

2. Từ trường của ống dây có dòng điện chạy qua.

3. Lực điện từ.

4. Quy tắc nắm tay phải, quy tắc bàn tay trái và bài tập vận dụng.

5. Truyền tải điện năng đi xa.

6. Máy biến thế.

III. QUANG HỌC

1. Thấu kính hội tụ.

2. Ảnh của một vật tạo bởi thấu kính hội tụ.

3. Thấu kính phân kì.

4. Ảnh của một vật tạo bởi thấu kính phân kì.

5. Sự tạo ảnh trong máy ảnh.

6. Mắt cận và mắt lão.

7. Kính lúp.

8. Các tác dụng của ánh sáng.

 

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
CAO BẰNG
-------

ĐỀ MINH HỌA - KỲ THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT
NĂM HỌC 2016-2017
Môn: VẬT LÍ
---------------

 

Thời gian: 60 phút (không kể thời gian giao đề)

 

Câu 1 (2,0 điểm).

Phát biểu và viết hệ thức của định luật Ôm, cho biết tên và đơn vị của các đại lượng trong hệ thức đó?

Câu 2 (2,0 điểm),

Nêu đặc điểm của mắt cận và cách khắc phục?

Câu 3 (3,0 điểm).

Một máy biến thế có U1 = 120V; U2 = 12V. Số vòng dây của cuộn sơ cấp là 1200 vòng.

a) Tính số vòng dây của cuộn thứ cấp.

b) Máy biến thế trên là máy tăng thế hay máy hạ thế? Tại sao?

Câu 4 (2,0 điểm).

Một vật cao 1,2m được đặt cách máy ảnh 2m. Dùng máy ảnh để chụp vật này thì thấy ảnh trên phim cao 3cm.

a) Dựng ảnh của vật này trên phim (không cần đúng tỉ lệ).

b) Tính khoảng cách từ vật kính đến ảnh.

Câu 5 (1,0 điểm).

Tại sao với cùng một dòng điện chạy qua thì dây tóc bóng đèn nóng lên tới nhiệt độ cao, còn dây nối với bóng đèn hầu như không nóng lên?

__________Hết__________

Họ và tên thí sinh: ………………………………………. Số báo danh:…………………………..

Họ tên, chữ ký của giám thị 1:………………………………………………………………………

 

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
CAO BẰNG
-------

ĐỀ MINH HỌA - KỲ THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT
NĂM HỌC 2016-2017
ĐÁP ÁN - THANG ĐIỂM
Môn: VẬT LÍ
---------------

 

(Đáp án - Thang điểm gồm 02 trang)

 

Câu

Đáp án

Điểm

 

*Định luật Ôm: Cường độ dòng điện chạy qua dây dẫn tỉ lệ thuận với hiệu điện thế đặt vào hai đầu dây dẫn và tỉ lệ nghịch với điện trở của dây.

1,0

1

*Hệ thức:

0,5

Trong đó:

I là cường độ dòng điện chạy qua dây dẫn, đơn vị là (A)

U là hiệu điện thế đặt vào hai đầu dây dẫn, đơn vị là (V)

R là điện trở của dây, đơn vị là (Ω)

0,5

2

- Mắt cận có thể nhìn rõ những vật ở gần, nhưng không nhìn rõ những vật ở xa. Điểm cực viễn của mắt cận thị ở gần mắt hơn bình thường.

1,0

- Cách khắc phục tật cận thị là đeo kính cận, một thấu kính phân kì, có tiêu điểm trùng với điểm cực viễn của mắt.

1,0

3

a)

* Tóm tắt

n1 = 1200 vòng

U1 = 120V

U2 = 12V

Tính n2 = ?

0,5

Từ công thức của máy biến thế: =

0,5

n2 = = 120 (vòng)

0,5

Vậy số vòng dây của cuộn thứ cấp là n2 = 120 vòng

0,5

b) Máy biến thế này là máy hạ thế vì U2 < U1

1,0

4

a) Dựng ảnh của vật qua máy ảnh

0,5

Tóm tắt AB = 1,2 m;

OA = 2m;

A’B’ = 3cm = 0,03m

OA’ = ?

0,5

Khoảng cách từ ảnh đến quang tâm O của thấu kính trong máy ảnh:

Xét ∆OA’B’ đồng dạng với ∆OAB ta có hệ thức:

=

0,5

=> OA’ = = = 0,05 (m)

0,5

5

Theo hệ thức của định luật Jun - Lenxơ: Q = I2.R.t

0,5

Vì dây tóc bóng đèn có điện trở lớn nên nhiệt lượng tỏa ra là lớn. Còn dây dẫn có điện trở nhỏ nên nhiệt lượng tỏa ra cũng nhỏ.

0,5

 

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Công văn 871/SGDĐT-GDTrH năm 2016 hướng dẫn nội dung ôn tập các môn thi tuyển sinh vào lớp 10 trung học phổ thông năm học 2016-2017 do Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Cao Bằng ban hành

  • Số hiệu: 871/SGDĐT-GDTrH
  • Loại văn bản: Công văn
  • Ngày ban hành: 29/04/2016
  • Nơi ban hành: Tỉnh Cao Bằng
  • Người ký: Nguyễn Mai Phương
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 29/04/2016
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
Tải văn bản