Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
BỘ THÔNG TIN VÀ | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 864/BTTTT-VP | Hà Nội, ngày 11 tháng 3 năm 2022 |
Kính gửi: Đoàn đại biểu Quốc hội thành phố Đà Nẵng
Bộ Thông tin và Truyền thông (TT&TT) nhận được kiến nghị của cử tri thành phố Đà Nẵng do Ban Dân nguyện chuyển đến theo công văn số 19/BDN ngày 10/01/2022, nội dung kiến nghị như sau:
Hiện nay, trên sóng truyền hình và mạng xã hội xuất hiện nhiều chương trình quảng cáo các sản phẩm hàng hóa, thuốc chữa bệnh không hiệu quả, chất lượng không đúng với quảng cáo khiến người dân lầm tưởng, tin dùng, gây thiệt hại đến kinh tế và sức khỏe. Đề nghị Bộ Thông tin và Truyền thông kiểm tra, có giải pháp quản lý, kiểm soát chặt chẽ, chế tài xử lý nghiêm trọng phát sóng truyền hình quảng cáo sản phẩm hàng hóa qua các kênh truyền hình và trên thông tin mạng xã hội các sản phẩm thuốc chữa bệnh, các sản phẩm hàng hóa khác.
Sau khi nghiên cứu, Bộ TT&TT có ý kiến trả lời như sau:
Hoạt động quảng cáo tại Việt Nam hiện nay được điều chỉnh bởi các quy định tại Luật Quảng cáo, Nghị định số 181/2013/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Quảng cáo và Nghị định số 70/2021/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 181/2013/NĐ-CP và các quy định pháp luật chuyên ngành. Một số quảng cáo sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ đặc biệt như thuốc, thực phẩm bảo vệ sức khỏe là các sản phẩm liên quan đến sức khỏe và tính mạng con người, chỉ thực hiện sau khi được cơ quan nhà nước có thẩm quyền (Bộ Y tế) xác nhận nội dung quảng cáo.
1. Đối với quảng cáo trên môi trường mạng, trong đó bao gồm quảng cáo trên báo điện tử, trang thông tin điện tử, mạng xã hội, nền tảng xuyên biên giới diễn biến rất phức tạp. Nguyên nhân chủ yếu là do tính dễ dàng ẩn danh, khó truy tìm danh tính để xử lý trách nhiệm trên mạng internet và việc sử dụng mạng xã hội nước ngoài, dịch vụ mạng lưới quảng cáo (Ad Network) do doanh nghiệp nước ngoài cung cấp xuyên biên giới vào Việt Nam để quảng cáo thổi phồng công dụng, tính năng của sản phẩm, hàng hóa nhằm thu lợi bất chính.
Trước thực trạng đó, Bộ TT&TT đã quyết liệt triển khai nhiều biện pháp nhằm chấn chỉnh tình trạng này, cụ thể như sau:
- Hoàn thiện cơ chế chính sách, pháp luật về quảng cáo với việc trình Chính phủ ban hành Nghị định số 70/2021/NĐ-CP ngày 20/7/2021 trong đó bổ sung các quy định về quảng cáo xuyên biên giới như: Bộ TT&TT là đầu mối quản lý các hoạt động quảng cáo trực tuyến trong đó có quảng cáo xuyên biên giới; Doanh nghiệp nước ngoài cung cấp dịch vụ quảng cáo xuyên biên giới phải tuân thủ quy định về quảng cáo như doanh nghiệp trong nước; phải gỡ bỏ quảng cáo vi phạm trong vòng 24 giờ theo yêu cầu; Yêu cầu người kinh doanh dịch vụ quảng cáo trong và ngoài nước phải cung cấp giải pháp kỹ thuật kiểm tra, loại bỏ quảng cáo vi phạm; Bổ sung chế tài xử lý trong trường hợp doanh nghiệp nước ngoài không tuân thủ luật pháp Việt Nam về quảng cáo.
- Tăng cường công tác phối hợp xử lý vi phạm: Các đơn vị chức năng của Bộ TT&TT đã phối hợp chặt chẽ với các cơ quan nhà nước có thẩm quyền như Cục An toàn thực phẩm, Thanh tra Bộ của Bộ Y tế nhằm xác định chủ thể, hành vi vi phạm về quảng cáo thuốc, thực phẩm bảo vệ sức khỏe để kịp thời xử lý ngăn chặn, xử lý website quảng cáo thực phẩm, bảo vệ sức khỏe vi phạm; đề xuất bổ sung chế tài xử lý vi phạm quảng cáo tại Nghị định số 129/2021/NĐ-CP ngày 30/12/2021 về sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực du lịch; thể thao; quyền tác giả, quyền liên quan; văn hóa và quảng cáo.
- Yêu cầu cơ quan báo chí, tổ chức, doanh nghiệp thiết lập mạng xã hội, trang thông tin điện tử tổng hợp, doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ quảng cáo của Việt Nam rà soát toàn bộ hoạt động hợp tác với các mạng lưới quảng cáo xuyên biên giới; không để tái diễn tình trạng quảng cáo vi phạm; triển khai các biện pháp cần thiết để kiểm duyệt chặt chẽ nội dung, vị trí, ngôn ngữ quảng cáo, nhất là đường link quảng cáo đăng phát trên nền tảng của mình; có thỏa thuận với các mạng lưới quảng cáo xuyên biên giới tuân thủ các quy định của pháp luật Việt Nam về quảng cáo; cân nhắc dừng hợp tác với các mạng lưới quảng cáo xuyên biên giới không thực hiện.
- Tổ chức họp và chấn chỉnh hoạt động của các doanh nghiệp nước ngoài kinh doanh dịch vụ mạng lưới quảng cáo (Ad Network) tại Việt Nam, yêu cầu các Ad Network cam kết bằng văn bản và có giải pháp không để tái diễn tình trạng đăng, phát quảng cáo vi phạm pháp luật trên mạng lưới quảng cáo của mình.
- Yêu cầu Facebook và Google ngăn chặn các quảng cáo vi phạm trên mạng xã hội Facebook và Google. Trong các cuộc họp giữa 2 bên, thường xuyên cảnh báo Facebook, Google về tình trạng vi phạm và yêu cầu 2 đơn vị này thực hiện các quy định của pháp luật Việt Nam về quảng cáo; có văn bản yêu cầu chi tiết về điều kiện quảng cáo; không cho phép quảng cáo các loại thuốc, thực phẩm bảo vệ sức khỏe, mỹ phẩm, cơ sở khám chữa bệnh... chưa được Bộ Y tế cấp phép; phối hợp với Cục Phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử xử lý các trường hợp quảng cáo vi phạm như khóa kênh, chặn link quảng cáo....
- Bộ TT&TT đã chỉ đạo đơn vị chuyên môn phối hợp với các cơ quan quản lý chuyên ngành như Cục An toàn vệ sinh thực phẩm, Bộ Y tế để chấn chỉnh tình trạng vi phạm này: yêu cầu Facebook, Google tuân thủ các quy định của pháp luật Việt Nam về quảng cáo, nhất là các quy định về quảng cáo liên quan đến thuốc, thực phẩm chức năng, cơ sở khám chữa bệnh... đã được nêu chi tiết tại văn bản số 419/ATTP-NĐTT ngày 15/3/2021 của Cục An toàn thực phẩm, Bộ Y tế; không cho phép quảng cáo trên Youtube và các dịch vụ của Google các loại thuốc, thực phẩm bảo vệ sức khỏe, mỹ phẩm, cơ sở khám chữa bệnh... chưa được Bộ Y tế cấp phép; phối hợp với đơn vị chuyên môn xử lý các trường hợp quảng cáo vi phạm như khóa kênh, chặn link quảng cáo.
2. Đối với các quảng cáo trên truyền hình, Bộ TT&TT cũng thực hiện nhiều biện pháp chấn chỉnh đối với các Đài PTTH trong đó:
- Tổ chức nhiều đoàn kiểm tra liên ngành với các cơ quan liên quan như Bộ Y tế, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch để kiểm tra hoạt động quảng cáo của cơ quan báo chí, Đài PTTH để chấn chỉnh công tác quảng cáo trên các phương tiện thông tin đại chúng nói chung. Từ năm 2021 đến nay, Cục Phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử của Bộ TT&TT đã ban hành 01 quyết định xử lý vi phạm hành chính đối với Đài Truyền hình Việt Nam vì đã thực hiện hành vi vi phạm hành chính: Quảng cáo thực phẩm bảo vệ sức khỏe viên khớp Tâm Bình trên chương trình truyền hình VTV1 không phù hợp với Giấy xác nhận nội dung quảng cáo do Bộ Y tế cấp phép, với số tiền phạt là 25 triệu đồng.
- Tăng cường và duy trì thường xuyên liên tục công tác thanh kiểm tra đối với hoạt động quảng cáo của các Đài PTTH do Sở TT&TT địa phương thực hiện.
- Bộ TT&TT sẽ tiếp tục tăng cường định hướng trong các cuộc giao ban báo chí về vấn đề quảng cáo; đề nghị các đài PTTH chủ động rà soát chặt chẽ những chương trình quảng cáo trên truyền hình theo quy định của pháp luật về quảng cáo và báo chí, loại bỏ những nội dung quảng cáo có thông tin gây hiểu nhầm cho người xem về tính năng, tác dụng của sản phẩm hàng hóa theo quy định của pháp luật về quảng cáo và báo chí; yêu cầu người đứng đầu cơ quan cơ quan báo chí nêu cao vai trò, trách nhiệm của mình; tăng cường công tác kiểm soát nội dung, cơ chế quảng cáo đảm bảo thời gian, thời lượng quảng cáo theo quy định.
Trên đây là nội dung trả lời của Bộ TT&TT đối với kiến nghị của cử tri thành phố Đà Nẵng, trân trọng gửi tới Đoàn đại biểu Quốc hội thành phố Đà Nẵng để trả lời cử tri./.
| BỘ TRƯỞNG |
- 1Công văn 16223/QLD-TT năm 2018 về xác nhận nội dung thông tin, quảng cáo thuốc trực tuyến do Cục Quản lý Dược ban hành
- 2Công văn 270/YDCT-QLHN năm 2021 tiếp tục triển khai, siết chặt công tác quản lý nhà nước về quảng cáo khám chữa bệnh, thuốc y học cổ truyền do Cục Quản lý Y, Dược cổ truyền ban hành
- 3Công văn 865/BTTTT-VP năm 2022 về kiểm tra, có giải pháp quản lý, kiểm soát chặt chẽ, chế tài xử lý nghiêm tình trạng phát sóng truyền hình quảng cáo sản phẩm hàng hóa qua các kênh truyền hình và trên thông tin mạng xã hội các sản phẩm thuốc chữa bệnh, các sản phẩm hàng hóa khác do Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành
- 4Công văn 861/BTTTT-VP năm 2022 về quản lý chặt chẽ và xử lý nghiêm việc quảng cáo tràn lan trên các trang mạng về các loại thuốc (thực phẩm chức năng) không rõ nguồn gốc do Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành
- 5Công văn 862/BTTTT-VP năm 2022 về tuyên truyền, ngăn chặn, đấu tranh và xử lý nghiêm để mạng xã hội trở thành công cụ, tính năng đa dạng, lành mạnh do Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành
- 6Công văn 863/BTTTT-VP năm 2022 về quản lý truyền thông xã hội, quản lý mạng xã hội do Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành
- 7Công văn 122/BTTTT-VP năm 2022 về quản lý chặt chẽ hiện tượng các cá nhân thực hiện phát trực tiếp (livestream) trên các mạng xã hội do Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành
- 8Công văn 125/BTTTT-VP năm 2022 về định hướng tuyên truyền sử dụng mạng xã hội có hiệu quả, phù hợp với đạo đức xã hội và đúng quy định của pháp luật do Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành
- 9Công văn 2501/BTTTT-VP năm 2022 về kiểm tra, quản lý các trang mạng, trang thông tin điện tử và các nền tảng trực tuyến khác do Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành
- 10Công văn 2502/BTTTT-VP năm 2022 về quản lý quảng cáo thiếu tính trung thực, ảnh hưởng đến sức khỏe do Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành
- 11Công văn 4171/BTTTT-VP năm 2022 về xây dựng Luật sửa đổi Luật Tần số vô tuyến điện và tăng cường công tác quản lý các nhà mạng do Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành
- 12Công văn 4178/BTTTT-VP năm 2022 về tăng cường công tác quản lý quảng cáo trên truyền hình, mạng xã hội không đúng sự thật về chất lượng sản phẩm, dịch vụ do Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành
- 13Công văn 4182/BTTTT-VP năm 2022 về giải pháp tăng cường quản lý quảng cáo về các sản phẩm chữa bệnh, thực phẩm chức năng do Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành
- 14Công văn 4344/BTTTT-VP năm 2022 về Quản lý SIM rác và giải pháp quản lý nội dung, thông tin mạng do Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành
- 15Công văn 4837/BTTTT-VP năm 2022 về quản lý quảng cáo thuốc, thực phẩm chức năng trên mạng xã hội do Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành
- 1Luật Quảng cáo 2012
- 2Nghị định 181/2013/NĐ-CP hướng dẫn Luật quảng cáo
- 3Nghị định 70/2021/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 181/2013/NĐ-CP hướng dẫn Luật Quảng cáo
- 4Công văn 16223/QLD-TT năm 2018 về xác nhận nội dung thông tin, quảng cáo thuốc trực tuyến do Cục Quản lý Dược ban hành
- 5Công văn 270/YDCT-QLHN năm 2021 tiếp tục triển khai, siết chặt công tác quản lý nhà nước về quảng cáo khám chữa bệnh, thuốc y học cổ truyền do Cục Quản lý Y, Dược cổ truyền ban hành
- 6Nghị định 129/2021/NĐ-CP sửa đổi các Nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực du lịch; thể thao; quyền tác giả, quyền liên quan; văn hóa và quảng cáo
- 7Công văn 865/BTTTT-VP năm 2022 về kiểm tra, có giải pháp quản lý, kiểm soát chặt chẽ, chế tài xử lý nghiêm tình trạng phát sóng truyền hình quảng cáo sản phẩm hàng hóa qua các kênh truyền hình và trên thông tin mạng xã hội các sản phẩm thuốc chữa bệnh, các sản phẩm hàng hóa khác do Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành
- 8Công văn 861/BTTTT-VP năm 2022 về quản lý chặt chẽ và xử lý nghiêm việc quảng cáo tràn lan trên các trang mạng về các loại thuốc (thực phẩm chức năng) không rõ nguồn gốc do Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành
- 9Công văn 862/BTTTT-VP năm 2022 về tuyên truyền, ngăn chặn, đấu tranh và xử lý nghiêm để mạng xã hội trở thành công cụ, tính năng đa dạng, lành mạnh do Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành
- 10Công văn 863/BTTTT-VP năm 2022 về quản lý truyền thông xã hội, quản lý mạng xã hội do Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành
- 11Công văn 122/BTTTT-VP năm 2022 về quản lý chặt chẽ hiện tượng các cá nhân thực hiện phát trực tiếp (livestream) trên các mạng xã hội do Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành
- 12Công văn 125/BTTTT-VP năm 2022 về định hướng tuyên truyền sử dụng mạng xã hội có hiệu quả, phù hợp với đạo đức xã hội và đúng quy định của pháp luật do Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành
- 13Công văn 2501/BTTTT-VP năm 2022 về kiểm tra, quản lý các trang mạng, trang thông tin điện tử và các nền tảng trực tuyến khác do Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành
- 14Công văn 2502/BTTTT-VP năm 2022 về quản lý quảng cáo thiếu tính trung thực, ảnh hưởng đến sức khỏe do Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành
- 15Công văn 4171/BTTTT-VP năm 2022 về xây dựng Luật sửa đổi Luật Tần số vô tuyến điện và tăng cường công tác quản lý các nhà mạng do Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành
- 16Công văn 4178/BTTTT-VP năm 2022 về tăng cường công tác quản lý quảng cáo trên truyền hình, mạng xã hội không đúng sự thật về chất lượng sản phẩm, dịch vụ do Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành
- 17Công văn 4182/BTTTT-VP năm 2022 về giải pháp tăng cường quản lý quảng cáo về các sản phẩm chữa bệnh, thực phẩm chức năng do Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành
- 18Công văn 4344/BTTTT-VP năm 2022 về Quản lý SIM rác và giải pháp quản lý nội dung, thông tin mạng do Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành
- 19Công văn 4837/BTTTT-VP năm 2022 về quản lý quảng cáo thuốc, thực phẩm chức năng trên mạng xã hội do Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành
Công văn 864/BTTTT-VP năm 2022 về kiểm tra, có giải pháp quản lý, kiểm soát chặt chẽ, chế tài xử lý nghiêm trọng phát sóng truyền hình quảng cáo sản phẩm hàng hóa qua các kênh truyền hình và trên thông tin mạng xã hội các sản phẩm thuốc chữa bệnh, các sản phẩm hàng hóa khác do Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành
- Số hiệu: 864/BTTTT-VP
- Loại văn bản: Công văn
- Ngày ban hành: 11/03/2022
- Nơi ban hành: Bộ Thông tin và Truyền thông
- Người ký: Nguyễn Mạnh Hùng
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra