BỘ THÔNG TIN VÀ | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 4182/BTTTT-VP | Hà Nội, ngày 11 tháng 8 năm 2022 |
Kính gửi: Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Phú Thọ
Bộ Thông tin và Truyền thông (TT&TT) nhận được kiến nghị của cử tri tỉnh Phú Thọ do Ban Dân nguyện chuyển đến theo công văn số 487/BDN ngày 14/6/2022, nội dung kiến nghị như sau:
Cử tri phản ánh: Hiện nay, việc quảng cáo thực phẩm chức năng không đúng với công dụng của sản phẩm; có hiện tượng “thổi phồng” về tác dụng điều trị đang tràn ngập trên các trang mạng xã hội. Đặc biệt, việc các cá nhân là giới nghệ sĩ có sức ảnh hưởng đến công chúng tham gia quảng cáo thực phẩm chức năng đã làm người tiêu dùng tin tưởng sử dụng và phần nào ảnh hưởng đến sức khỏe, thiệt hại về kinh tế. Đề nghị Bộ TT&TT xem xét, có giải pháp tăng cường quản lý việc quảng cáo về các sản phẩm chữa bệnh nói chung trong đó có sản phẩm thực phẩm chức năng.
Sau khi nghiên cứu, Bộ TT&TT có ý kiến trả lời như sau:
Hoạt động quảng cáo trên trang thông tin điện tử, mạng xã hội cần tuân thủ quy định tại Luật Quảng cáo, Nghị định số 181/2013/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Quảng cáo, Nghị định số 70/2021/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 181/2013/NĐ-CP và các quy định pháp luật chuyên ngành. Quảng cáo của các sản phẩm, hàng hóa đặc biệt, có ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe và tính mạng con người như thuốc, thực phẩm bảo vệ sức khỏe chỉ thực hiện sau khi được cơ quan nhà nước có thẩm quyền (Bộ Y tế) xác nhận nội dung quảng cáo.
Gần đây, trên môi trường mạng xuất hiện nhiều quảng cáo sản phẩm thực phẩm “thần y”, “thần dược”, thổi phồng công dụng, tính năng sản phẩm, hoặc quảng cáo sản phẩm tiêu dùng thiếu, kém chất lượng... Bộ TT&TT đã nắm bắt được thực trạng này và triển khai nhiều biện pháp chấn chỉnh trong phạm vi nhiệm vụ và quyền hạn của mình:
- Tổ chức họp và chấn chỉnh hoạt động của các doanh nghiệp nước ngoài kinh doanh dịch vụ mạng lưới quảng cáo xuyên biên giới vào Việt Nam, của mạng xã hội nước ngoài như Facebook, Google, yêu cầu họ kiểm duyệt chặt chẽ việc quảng cáo thuốc, thực phẩm bảo vệ sức khỏe cần có giấy xác nhận nội dung quảng cáo, nội dung quảng cáo phải phù hợp với giấy xác nhận đã được cấp và có giải pháp không để tái diễn tình trạng đăng, phát quảng cáo vi phạm pháp luật trên mạng lưới quảng cáo, nền tảng của mình. Đối với Facebook và Google, yêu cầu phối hợp xử lý các trường hợp quảng cáo vi phạm như khóa quảng cáo trên kênh vi phạm, ngăn chặn nội dung quảng cáo vi phạm.
- Phối hợp chặt chẽ với các đơn vị chức năng của Bộ Y tế - cơ quan cấp giấy xác nhận nội dung quảng cáo cho thuốc, thực phẩm bảo vệ sức khỏe - trong việc xác minh sự phù hợp của nội dung quảng cáo thực tế so với nội dung được cơ quan nhà nước cho phép, qua đó có thể nhận diện chính xác hành vi vi phạm trong lĩnh vực này; cung cấp cho với Thanh tra Bộ Y tế thông tin về chủ thể thực hiện hành vi vi phạm về quảng cáo thuốc, thực phẩm bảo vệ sức khỏe để kịp thời xử lý; chuyển đơn vị chuyên môn ngăn chặn, xử lý website quảng cáo thực phẩm, bảo vệ sức khỏe vi phạm.
- Yêu cầu cơ quan báo chí, tổ chức, doanh nghiệp thiết lập mạng xã hội, trang thông tin điện tử tổng hợp, doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ quảng cáo của Việt Nam rà soát toàn bộ hoạt động hợp tác với các mạng lưới quảng cáo xuyên biên giới; không để tái diễn tình trạng quảng cáo vi phạm; triển khai các biện pháp cần thiết để kiểm duyệt chặt chẽ nội dung, vị trí quảng cáo, nhất là đường link quảng cáo đăng phát trên nền tảng của mình; có thỏa thuận với các mạng lưới quảng cáo xuyên biên giới tuân thủ các quy định của pháp luật Việt Nam về quảng cáo; cân nhắc dừng hợp tác với các mạng lưới quảng cáo xuyên biên giới không thực hiện.
- Trong 6 tháng đầu năm 2022, Bộ đã cung cấp thông tin về chủ thể đăng ký của 10 tên miền (website) đăng thông tin quảng cáo thực phẩm bảo vệ sức khỏe vi phạm pháp luật cho Cục An toàn thực phẩm - Bộ Y tế để làm việc và xử lý; kiểm tra đột xuất 02 doanh nghiệp quảng cáo có dấu hiệu vi phạm quy định quảng cáo thực phẩm bảo vệ sức khỏe; Cổng thông tin của Bộ TTTT đã công bố 25 website vi phạm pháp luật không được gắn quảng cáo.
Vi phạm trên mạng internet nói chung và vi phạm trong hoạt động quảng cáo sản phẩm thuốc, thực phẩm bảo vệ sức khỏe có khả năng trị “bách bệnh” nói riêng có diễn biến ngày càng phức tạp do các yếu tố khách quan như sự thay đổi nhanh chóng của phương tiện quảng cáo, thuật toán quảng cáo và tình trạng phụ thuộc vào các mạng lưới quảng cáo, nền tảng mạng xã hội nước ngoài... Nhưng quan trọng hơn là do yếu tố chủ quan khi người quảng cáo cố tình đăng tải nội dung quảng cáo vi phạm trên môi trường mạng mà cơ quan chức năng rất khó có thể xác định chính xác đối tượng quảng cáo. Do đó, cần sự phối hợp chặt chẽ của Bộ TT&TT, Bộ Y tế, cơ quan an ninh điều tra, cơ quan quản lý thị trường tại địa phương để xử lý đồng bộ trong thời gian sớm nhất.
Trên đây là nội dung trả lời của Bộ TT&TT đối với kiến nghị của cử tri tỉnh Phú Thọ, trân trọng gửi tới Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Phú Thọ để trả lời cử tri./.
| BỘ TRƯỞNG |
- 1Công văn 864/BTTTT-VP năm 2022 về kiểm tra, có giải pháp quản lý, kiểm soát chặt chẽ, chế tài xử lý nghiêm trọng phát sóng truyền hình quảng cáo sản phẩm hàng hóa qua các kênh truyền hình và trên thông tin mạng xã hội các sản phẩm thuốc chữa bệnh, các sản phẩm hàng hóa khác do Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành
- 2Công văn 865/BTTTT-VP năm 2022 về kiểm tra, có giải pháp quản lý, kiểm soát chặt chẽ, chế tài xử lý nghiêm tình trạng phát sóng truyền hình quảng cáo sản phẩm hàng hóa qua các kênh truyền hình và trên thông tin mạng xã hội các sản phẩm thuốc chữa bệnh, các sản phẩm hàng hóa khác do Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành
- 3Công văn 4825/BTTTT-VP năm 2022 về giảm phát sóng chương trình quảng cáo trong các chương trình thời sự của VTV1 và chương trình chuyển động 24h do Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành
- 4Công văn 4855/BTTTT-VP năm 2022 về biện pháp chấn chỉnh kịp thời tình trạng quảng cáo hiện nay do Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành
- 5Công văn 3303/BTTTT-VP năm 2023 trả lời kiến nghị của cử tri tỉnh Bình Phước gửi tới trước kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XV do Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành
- 6Công văn 3832/BYT-ATTP năm 2024 tiếp tục tăng cường quản lý quảng cáo thực phẩm chức năng do Bộ Y tế ban hành
- 1Luật Quảng cáo 2012
- 2Nghị định 181/2013/NĐ-CP hướng dẫn Luật quảng cáo
- 3Nghị định 70/2021/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 181/2013/NĐ-CP hướng dẫn Luật Quảng cáo
- 4Công văn 864/BTTTT-VP năm 2022 về kiểm tra, có giải pháp quản lý, kiểm soát chặt chẽ, chế tài xử lý nghiêm trọng phát sóng truyền hình quảng cáo sản phẩm hàng hóa qua các kênh truyền hình và trên thông tin mạng xã hội các sản phẩm thuốc chữa bệnh, các sản phẩm hàng hóa khác do Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành
- 5Công văn 865/BTTTT-VP năm 2022 về kiểm tra, có giải pháp quản lý, kiểm soát chặt chẽ, chế tài xử lý nghiêm tình trạng phát sóng truyền hình quảng cáo sản phẩm hàng hóa qua các kênh truyền hình và trên thông tin mạng xã hội các sản phẩm thuốc chữa bệnh, các sản phẩm hàng hóa khác do Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành
- 6Công văn 4825/BTTTT-VP năm 2022 về giảm phát sóng chương trình quảng cáo trong các chương trình thời sự của VTV1 và chương trình chuyển động 24h do Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành
- 7Công văn 4855/BTTTT-VP năm 2022 về biện pháp chấn chỉnh kịp thời tình trạng quảng cáo hiện nay do Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành
- 8Công văn 3303/BTTTT-VP năm 2023 trả lời kiến nghị của cử tri tỉnh Bình Phước gửi tới trước kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XV do Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành
- 9Công văn 3832/BYT-ATTP năm 2024 tiếp tục tăng cường quản lý quảng cáo thực phẩm chức năng do Bộ Y tế ban hành
Công văn 4182/BTTTT-VP năm 2022 về giải pháp tăng cường quản lý quảng cáo về các sản phẩm chữa bệnh, thực phẩm chức năng do Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành
- Số hiệu: 4182/BTTTT-VP
- Loại văn bản: Công văn
- Ngày ban hành: 11/08/2022
- Nơi ban hành: Bộ Thông tin và Truyền thông
- Người ký: Nguyễn Mạnh Hùng
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 11/08/2022
- Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực