Hệ thống pháp luật

UỶ BAN DÂN TỘC
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 801/UBDT-CSDT
V/v: Hướng dẫn phân định 3 khu vực ùng dân tộc thiểu số và miền núi

Hà Nội, ngày 5 tháng 10 năm 2005

 

Kính gửi: UBND tỉnh............................................................

Căn cứ Quyết định số 393/2005/QĐ-UBDT ngày 29/8/2005 của Bộ trưởng, Chủ nhiệm Uỷ ban Dân tộc về việc ban hành tiêu chí phân định vùng dân tộc thiểu số và miền núi theo trình độ phát triển, Uỷ ban Dân tộc hướng dẫn việc rà soát, phân định các thôn, bản, làng, phum, soóc (sau đây gọi chung là thôn) đặc biệt khó khăn và xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là xã) thuộc khu vực (I, II, III) như sau:

I. Cơ sở để rà soát, phân định 3 khu vực theo trình độ phát triển

- Theo các tiêu chí quy định tại Quyết định số 393/2005/QĐ-UBDT ngày 29/8/2005, đối chiếu với thực trạng đời sống kinh tế - xã hội, trình độ phát triển của từng thôn và của từng xã để phân định các thôn đặc biệt khó khăn và các xã khu vực (I, II, III).

- Thôn đặc biệt khó khăn: Phải đạt cả 3 tiêu chí quy định tại Điều 4 của Quyết định 393/2005/QĐ-UBDT ngày 29/8/2005 về việc ban hành tiêu chí phân định vùng dân tộc thiểu số và miền núi theo trình độ phát triển.

- Xã thuộc khu vực I, II, III phải đạt 5/6 tiêu chí quy định tại Điểm 1, 2, 3 Điều 5 của Quyết định 393/2005/QĐ-UBDT ngày 29/8/2005. Trong đó:

+ Khu vực I: Khu vực bước đầu phát triển.

+ Khu vực II: Khu vực tạm ổn định.

+ Khu vực III: Khu vực khó khăn.

Như vậy, ở mỗi huyện có thể có các khu vực khác nhau.

- Lấy tình hình thực tế tại thời điểm tháng 12 năm 2004 để xác định các yếu tố của từng tiêu chí. Nếu địa phương đã có số liệu 6 tháng đầu năm 2005 thì lấy số liệu trong thời gian này để làm cơ sở xác định các yếu tố của từng tiêu chí.

1. Về đời sống

Phân loại hộ nghèo theo chuẩn nghèo áp dụng cho giai đoạn 2006 - 2010 quy định tại Quyết định 170/2005/QĐ-TTg ngày 08/7/2005 của Thủ tướng Chính phủ.

2. Cơ sở hạ tầng

Xem xét tới quy mô, số lượng, cấp hạng kỹ thuật, năng lực của các công trình phục vụ yêu cầu sản xuất và đời sống của đồng bào trong khu vực.

Chú trọng đến các công trình chủ yếu:

- Đường giao thông gồm có: đường bộ (quốc lộ, tỉnh lộ, đường liên huyện, liên xã, liên thôn). Đường giao thông từ thôn đến trung tâm xã loại B miền núi lấy tiêu chuẩn chủ yếu về bề rộng nền đường (tối thiểu 3,5 - 4 m), bề rộng mặt đường (tối thiểu 2,5 - 3 m). Đối với các tiêu chuẩn khác như: bán kính tối thiểu, độ dốc dọc tối đa và chiều dài dốc tối đa tuỳ điều kiện địa hình cụ thể của từng địa phương trên cơ sở tư vấn của Sở Giao thông - Vận tải, Hội đồng xem xét cho phù hợp với thực tế.

- Điện lưới quốc gia, thuỷ điện nhỏ, các nguồn năng lượng khác...

- Thuỷ lợi: Năng lực tưới cho diện tích cây lương thực, cây công nghiệp... Kết hợp thuỷ lợi với giải quyết vấn đề nước sạch; các công trình nước sạch; giếng khoan, bể chứa...

- Hệ thống trường, lớp học các cấp học mầm non, tiểu học, trung học cơ sở.

- Hệ thống truyền thanh: Bao gồm cả truyền thanh có dây và truyền thanh không dây.

- Cơ sở khám chữa bệnh: Phòng khám khu vực, trạm y tế.

- Nhà sinh hoạt văn hoá cộng đồng của xã, thôn.

3. Các yếu tố xã hội:

- Trình độ dân trí: Đạt chuẩn phổ cập giáo dục trung học cơ sở (theo quy định tại Nghị định số 88/2001/NĐ-CP ngày 22/11/2001 của Thủ tướng Chính phủ), tỷ lệ mù chữ, khả năng tiếp thu và vận dụng các chủ trương, chính sách, tiến bộ khoa học kỹ thuật...; các vấn đề về y tế: phòng chống dịch bệnh, bảo vệ sức khoẻ, KHHGĐ; đời sống văn hoá tiến bộ hay lạc hậu, đạt thôn, làng văn hoá, tiếp cận với thông tin đại chúng: Đài Tiếng nói Việt Nam, Đài Truyền hình Việt Nam, các loại báo viết...

- Trình độ, năng lực cán bộ trong hệ thống chính trị cơ sở: Cán bộ cơ sở Đảng, Chính quyền và Đoàn thể.

4. Điều kiện sản xuất

- Diện tích đất lâm nghiệp, đất nông nghiệp, số lượng gia súc, bình quân cho 1 hộ, công cụ sản xuất cơ giới hay thô sơ.

- Trình độ thâm canh cây trồng vật nuôi; cây trồng vật nuôi mới có năng suất, chất lượng cao, áp dụng khoa học công nghệ vào sản xuất; cơ cấu kinh tế: Nông, lâm nghiệp, công nghiệp và thủ công nghiệp, dịch vụ; cơ cấu sản xuất nông nghiệp: chăn nuôi, trồng trọt, dịch vụ...

- Trình độ sản xuất hàng hoá, hình thành vùng hàng hoá với những sản phẩm hàng hoá chủ yếu: hình thành thị trường hàng hoá: trung tâm thương mại, chợ khu vực, khả năng giao lưu hàng hoá;

- Phát triển ngành nghề và các dịch vụ, các mô hình kinh tế tập thể, kinh tế hộ, nhóm hộ, kinh tế trang trại, doanh nghiệp vừa và nhỏ trong nông nghiệp nông thôn.

5. Điều kiện tự nhiên, địa bàn cư trú:

Xác định rõ địa bàn cư trú ở vùng có điều kiện tự nhiên cụ thể: Xã thuộc vùng miền núi, vùng cao, vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới, hải đảo, vùng ở địa hình bị chia cắt; ở trong vùng ảnh hưởng của các trung tâm phát triển: thị xã, thị trấn, vùng kinh tế hàng hoá phát triển, ven các quốc lộ, tỉnh lộ, đường ô tô liên huyện, liên xã, liên thôn hoặc ở vùng đệm giữa các trung tâm phát triển và vùng cao, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo.

II. Tổ chức chỉ đạo thực hiện

1. Thành lập hội đồng xét duyệt để phân định các khu vực

a. Hội đồng xét duyệt ở Trung ương: Thực hiện chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ tại Công văn số 1062/TTg-ĐP ngày 01/8/2005 về việc ban hành Tiêu chí phân định Vùng dân tộc thiểu số và miền núi theo trình độ phát triển, Hội đồng gồm có:

- Một đồng chí Lãnh đạo Uỷ ban Dân tộc làm Chủ tịch Hội đồng.

- Đại diện của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Nội vụ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Giao thông vận tải, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Văn hoá Thông tin, Bộ Y tế, Hội đồng Dân tộc của Quốc hội là thành viên của Hội đồng.

- Hội đồng xét duyệt Trung ương căn cứ báo cáo của Hội đồng xét duyệt cấp tỉnh, tổ chức thẩm định, xét duyệt, công bố thôn đặc biệt khó khăn và các xã thuộc khu vực I, II, III trước ngày 15/12/2005.

b. Hội đồng xét duyệt cấp tỉnh:

- Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh ra Quyết định thành lập Hội đồng xét duyệt cấp tỉnh.

- Thành phần Hội đồng gồm có: Một đồng chí Phó chủ tịch UBND tỉnh làm chủ tịch Hội đồng, các thành viên của Hội đồng là đại diện của các Sở, ban ngành: Ban Dân tộc (hoặc cơ quan làm công tác dân tộc), Sở Kế hoạch - Đầu tư, Sở Tài chính, Sở Nội vụ, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Sở Nông nghiệp - PTNT, Sở Giao thông - Vận tải, Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Giáo dục - Đào tạo, Sở Y tế, Sở Văn hoá - Thông tin. Mời đại diện Thường trực Hội đồng nhân dân, Thường trực Mặt trận Tổ quốc và đại diện Đoàn đại biểu Quốc hội tham gia.

- Hội đồng xét duyệt của tỉnh: Căn cứ vào báo cáo kết quả xét duyệt của Hội đồng cấp huyện và tình hình cụ thể của địa phương, trên cơ sở các tiêu chí từng khu vực, Hội đồng của tỉnh rà soát, phân định, xét duyệt các thôn đặc biệt khó khăn và các xã của từng khu vực, tổng hợp báo cáo Hội đồng xét duyệt Trung ương trước ngày 30/11/2005.

c. Hội đồng xét duyệt cấp huyện:

- Chủ tịch Uỷ ban nhân dân huyện ra Quyết định thành lập Hội đồng xét duyệt cấp huyện.

- Thành phần Hội đồng xét duyệt gồm có: Một đồng chí Phó chủ tịch UBND huyện làm chủ tịch Hội đồng và các thành viên của Hội đồng là đại diện của các ngành liên quan tương tự như các thành viên của Hội đồng xét duyệt cấp tỉnh, mời đại diện Thường trực Hội đồng nhân dân và Thường trực Mặt trận Tổ quốc tham gia.

- Hội đồng xét duyệt của huyện căn cứ vào tình hình thực tế cụ thể ở từng thôn, xã, đối chiếu với tiêu chí thôn đặc biệt khó khăn và tiêu chí xã của từng khu vực; xét duyệt và xếp thôn đặc biệt khó khăn của từng xã và xếp các xã vào từng khu vực.

2. Các bước triển khai

a. Trình tự triển khai ở các địa phương cần qua các bước sau:

- Thành lập hội đồng xét duyệt cấp Tỉnh và cấp Huyện.

- Tập huấn cho cán bộ tỉnh, huyện, xã, trưởng thôn những quy định chung về tiêu chí, quy định cụ thể tiêu chí của từng khu vực.

- Quán triệt đến mọi hộ, mọi người dân: Mục đích rà soát, phân định ba khu vực theo trình độ phát triển để áp dụng chủ trương, chính sách và có kế hoạch đầu tư phát triển; nội dung cụ thể tiêu chí của từng khu vực; để nhân dân ở từng địa phương tự bình xét và xếp loại thôn, xã mình vào khu vực nào là sát hợp. Từ đó, có kế hoạch chỉ đạo động viên, hướng dẫn nhân dân địa phương đẩy nhanh nhịp độ phát triển kinh tế - xã hội, thu hẹp khoảng cách phát triển giữa các vùng, miền, địa phương, các dân tộc để hoà nhập với cộng đồng cả nước.

- Tổ chức rà soát, phân định theo các tiêu chí quy định tại Quyết định 393/2005/QĐ-UBDT ngày 29/8/2005 từ thôn đến xã, hoàn chỉnh hồ sơ trình Hội đồng cấp huyện xét duyệt. Hồ sơ gồm danh sách các thôn đặc biệt khó khăn và xã thuộc khu vực I, II, III.

- Tổ chức xét duyệt ở cấp huyện, tỉnh, trình Hội đồng Trung ương xét duyệt và công bố.

b. Hồ sơ phân định 3 khu vực: Hồ sơ xét duyệt gửi về Uỷ ban Dân tộc (80 Phan Đình Phùng - Hà Nội) gồm có:

- Báo cáo tổng hợp các thôn đặc biệt khó khăn, xã vùng dân tộc thiểu số và miền núi xếp vào từng khu vực (đề nghị gửi kèm tài liệu ghi trên đĩa mềm vi tính hoặc theo địa chỉ Email:nguyenvantan71@gmail.com).

- Bản đồ 3 khu vực được thể hiện trên bản đồ hành chính của tỉnh (tỷ lệ 1/100.000) có đầy đủ ranh giới, tên các huyện, xã, phường, thị trấn.

- Màu sắc 3 khu vực: khu vực I màu xanh, khu vực II màu vàng, khu vực III màu đỏ.

- Biên bản xét duyệt của Hội đồng xét duyệt tỉnh về ba khu vực trên địa bàn toàn tỉnh.

- Văn bản đề nghị của Uỷ ban nhân dân tỉnh về việc công nhận các thôn đặc biệt khó khăn và các xã ba khu vực vùng dân tộc thiểu số và miền núi của tỉnh.

Nhận được Văn bản này đề nghị UBND tỉnh khẩn trương triển khai thực hiện, giao Cơ quan làm công tác dân tộc của tỉnh làm Cơ quan Thường trực giúp Uỷ ban nhân dân tỉnh tổng hợp báo cáo. Trong quá trình thực hiện có vấn đề gì vướng mắc, các tỉnh phản ảnh về Uỷ ban Dân tộc để xem xét điều chỉnh cho phù hợp.

 

 

KT/ BỘ TRƯỞNG - CHỦ NHIỆM
PHÓ CHỦ NHIỆM




Hoàng Công Dung

 

DANH SÁCH

CÁC THÔN (BẢN, LÀNG, PHUM, SOÓC...) ĐẶC BIỆT KHÓ KHĂN VÙNG DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI THUỘC CÁC XÃ KHU VỰC II VÀ KHU VỰC III TỈNH.....................................................................
(Kèm theo Công văn số 801/UBDT-CSDT ngày 5 tháng 10 năm 2005 của Uỷ ban Dân tộc)

TT

Huyện

Khu vực

Tổng số thôn trong xã

Danh sách thôn ĐBKK

Số hộ (hộ)

Số khẩu

(người)

Tỷ lệ hộ nghèo (%)

Ghi chú

Tổng số

T.đó: Hộ là DTTS

Tổng số

T.đó: khẩu là DTTS

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

 

Huyện A

Xã X

II

 

1. Tên thôn ĐBKK

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2. ...............

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

3. ...............

 

 

 

 

 

 

 

 

Xã Y

III

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Cộng

 

 

 

 

 

 

 

Huyện B

......

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

......

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Toàn tỉnh

C xã

II

 

E thôn ĐBKK

 

 

 

 

 

 

 

 

D xã

III

 

G thôn ĐBKK

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Cộng

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Chú giải:

Cột 3: Chỉ ghi tên các xã có thôn đặc biệt khó khăn (ĐBKK)

Cột 5: Ghi tổng số thôn của xã có thôn ĐBKK

Cột 6: Chỉ ghi tên của thôn ĐBKK

Cột 7 và 9: Ghi tổng số hộ, khẩu của thôn ĐBKK

Cột 8 và 10: Ghi tổng số hộ và khẩu là người dân tộc thiểu số của thôn ĐBKK

Cột 11: Ghi tỷ lệ hộ nghèo của thôn ĐBKK (quy định tại QĐ 170/2005/QĐ-TTg)

 

BẢNG TỔNG HỢP PHÂN ĐỊNH 3 KHU VỰC VÙNG DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI TỈNH.....................................................................
(Kèm theo Công văn số 801/UBDT-CSDT ngày 5 tháng 10 năm 2005 của Uỷ ban Dân tộc)

TT

Huyện, thị xã, thành phố (trực thuộc tỉnh)

Xã thuộc khu vực

Xã thuộc miền núi, vùng cao, DTTSĐB.

Xã, phường, thị trấn

Số hộ (hộ)

Số khẩu

(người)

Tỷ lệ hộ nghèo (%)

Ghi chú

Tổng số

T.đó: Hộ là DTTS

Tổng số

T.đó: khẩu là DTTS

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

 

Huyện A

I

MN

Tên xã

 

 

 

 

 

 

 

 

 

...

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

...

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Cộng

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

II

MN

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

VC

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

DTTSĐB

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Cộng

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

III

MN

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

VC

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

...

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Cộng

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Huyện B

I

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

II

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

III

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Toàn tỉnh

I

 

Tổng số xã, phường...

 

 

 

 

 

 

 

 

II

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

III

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Chú giải:

Cột 1: Ghi số thứ tự

Cột 2: Ghi tên huyện, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh

Cột 3: Đánh số khu vực theo số La Mã

Cột 4: Ghi ký hiệu xã thuộc: Miền núi (MN); vùng cao (VC); vùng đồng bằng có dân tộc thiểu số sống xen kẽ (DTTSĐB)

Cột 5: Ghi tên xã, phường, thị trấn

Cột 10: Tỷ lệ hộ nghèo theo chuẩn mới quy định tại Quyết định số 170/2005/QĐ-TTg ngày 8/7/2005

Cột 11: Ghi chú (nếu có) VD: nếu xã thuộc MN, VC... là xã an toàn khu ghi ATK; biên giới (BG), hải đảo (HĐ)

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Công văn 801/UBDT-CSDT hướng dẫn phân định 3 khu vực vùng dân tộc thiểu số và miền núi do Uỷ ban Dân tộc ban hành

  • Số hiệu: 801/UBDT-CSDT
  • Loại văn bản: Công văn
  • Ngày ban hành: 05/10/2005
  • Nơi ban hành: Uỷ ban Dân tộc
  • Người ký: Hoàng Công Dung
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Dữ liệu đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 05/10/2005
  • Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực
Tải văn bản