Hệ thống pháp luật

TỔNG CỤC THUẾ
CỤC THUẾ TP HÀ NỘI
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 79115/CT-TTHT
V/v trả lời chính sách thuế

Hà Nội, ngày 26 tháng 12 năm 2016

 

Kính gửi: Cổng thông tin điện tử - Bộ Tài chính

Cục thuế TP Hà Nội nhận được Phiếu chuyển số 1150/PC-TCT ngày 02/12/2016 của Tổng cục Thuế chuyển thư hỏi của độc giả Nguyễn Thị Thu Hiền ở Hà Nội do Cổng thông tin điện tử - Bộ Tài chính chuyển đến (sau đây gọi là “Độc giả”) hỏi về chính sách thuế. Cục thuế TP Hà Nội có ý kiến như sau:

- Căn cứ khoản 1, khoản 2 Điều 9 Thông tư số 78/2014/TT-BTC ngày 18/06/2014 của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành Nghị định số 218/2013/NĐ-CP ngày 26/12/2013 của Chính phủ và hướng dẫn thi hành Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp.

“Điều 9. Xác định l và chuyển lỗ

1. Lỗ phát sinh trong kỳ tính thuế là số chênh lệch âm về thu nhập tính thuế chưa bao gồm các khoản lỗ được kết chuyển từ các năm trước chuyển sang.

2. Doanh nghiệp sau khi quyết toán thuế mà bị lỗ thì chuyển toàn bộ và liên tục số lỗ vào thu nhập (thu nhập chịu thuế đã trừ thu nhập miễn thuế) của những năm tiếp theo. Thời gian chuyển lỗ tính liên tục không quá 5 năm, kể từ năm tiếp sau năm phát sinh lỗ…

Ví dụ 12: Năm 2013 DN A có phát sinh lỗ là 10 tỷ đồng, năm 2014 DN A có phát sinh thu nhập là 12 tỷ đồng thì toàn bộ số lỗ phát sinh năm 2013 là 10 tỷ đồng, DN A phải chuyển toàn bộ vào thu nhập năm 2014.

- Doanh nghiệp tự xác định số lỗ được trừ vào thu nhập theo nguyên tắc nêu trên. Trường hợp trong thời gian chuyển l có phát sinh tiếp số l thì số lỗ phát sinh này (không bao gồm số l của kỳ trước chuyển sang) sẽ được chuyn l toàn bộ và liên tục không quá 5 năm, kể từ năm tiếp sau năm phát sinh l.

Quá thời hạn 5 năm kể từ năm tiếp sau năm phát sinh lỗ, nếu số lỗ phát sinh chưa chuyển hết thì sẽ không được chuyển vào thu nhập của các năm tiếp sau”.

- Căn cứ Điều 4 Thông tư số 96/2015/TT-BTC ngày 22/6/2015 của Bộ Tài chính hướng dẫn về thuế thu nhập doanh nghiệp quy định các khoản chi được trừ và không được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế:

Điều 6. Các khoản chi được trừ và không được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế

1. Trừ các khoản chi không được trừ nêu tại Khoản 2 Điều này, doanh nghiệp được trừ mọi khoản chi nếu đáp ứng đủ các điều kiện sau:

a) Khoản chi thực tế phát sinh liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp.

b) Khoản chi có đủ hóa đơn, chứng từ hợp pháp theo quy định của pháp luật.

c) Khoản chi nếu có hóa đơn mua hàng hóa, dịch vụ từng lần có giá trị từ 20 triệu đồng trở lên (giá đã bao gồm thuế GTGT) khi thanh toán phải có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt.

Chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt thực hiện theo quy định của các văn bản pháp luật về thuế giá trị gia tăng.

. Các khoản chi không được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế bao gồm:

... 2.31. Chi về đầu tư xây dựng cơ bản trong giai đoạn đầu tư để hình thành tài sản cố định.

Khi bắt đầu hoạt động sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp chưa phát sinh doanh thu nhưng có phát sinh các khoản chi thường xuyên để duy trì hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp (không phải là các khoản chi đầu tư xây dựng để hình thành tài sản cố định) mà các khoản chi này đáp ứng các điều kiện theo quy định thì khoản chi này được tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế.

Trường hợp trong giai đoạn đầu tư, doanh nghiệp có phát sinh khoản chi trả tiền vay thì khoản chi này được tính vào giá trị đầu tư. Trường hợp trong giai đoạn đầu tư xây dựng cơ bản, doanh nghiệp phát sinh cả khoản chi trả lãi tiền vay và thu từ lãi tiền gửi thì được bù trừ giữa khoản chi trả lãi tiền vay và thu từ lãi tiền gửi, sau khi bù trừ phần chênh lệch còn lại ghi giảm giá trị đầu tư.”

Căn cứ các quy định nêu trên, theo câu hỏi độc giả thì:

Trường hợp Công ty của độc giả được thành lập từ dự án đầu tư (năm 2010), từ năm 2010 đến 2013 triển khai thực hiện dự án đầu tư, không phát sinh doanh thu. Đến năm 2014 phát sinh doanh thu có các khoản chi phí đầu tư hình thành TSCĐ và các chi phí quản lý chung như bao gồm: Chi phí thuê văn phòng, chi phí tiền lương nếu các khoản chi phí trên đáp ứng điều kiện quy định tại khoản 1, khoản 2.31 Điều 4 Thông tư số 96/2015/TT-BTC thì khoản chi này được tính vào chi phí hợp lý khi tính thuế TNDN.

Việc xác định khoản lỗ phát sinh do các chi trả các khoản chi phí nêu trên Công ty của độc giả tự xác định số lỗ được trừ vào thu nhập theo nguyên tắc nêu tại khoản 1, khoản 2 Điều 9 Thông tư số 78/2014/TT-BTC ngày 18/06/2014 của Bộ Tài chính. Trường hợp trong thời gian chuyển lỗ có phát sinh tiếp số lỗ thì số lỗ phát sinh này (không bao gồm số lỗ của kỳ trước chuyển sang) sẽ được chuyển lỗ toàn bộ và liên tục không quá 5 năm, kể từ năm tiếp sau năm phát sinh lỗ.

Cục thuế TP Hà Nội trả lời để Cổng thông tin điện tử - Bộ Tài chính được biết và hướng dẫn Độc giả thực hiện./.

 

 

Nơi nhận:
- Như trên;
- Tổng cục Thuế (để báo cáo);
- Phòng pháp chế;
- Lưu: VT, TTHT (2).

KT. CỤC TRƯỞNG
PHÓ CỤC TRƯỞNG




Mai Sơn

 

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Công văn 79115/CT-TTHT năm 2016 về chính sách thuế thu nhập doanh nghiệp do Cục thuế thành phố Hà Nội ban hành

  • Số hiệu: 79115/CT-TTHT
  • Loại văn bản: Công văn
  • Ngày ban hành: 26/12/2016
  • Nơi ban hành: Cục thuế thành phố Hà Nội
  • Người ký: Mai Sơn
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 26/12/2016
  • Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực
Tải văn bản