Hệ thống pháp luật
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...

VĂN PHÒNG CHÍNH PHỦ
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 721/VPCP-QHĐP
V/v giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư xử lý kiến nghị các địa phương

Hà Nội, ngày 24 tháng 01 năm 2019

 

Kính gửi: Bộ Kế hoạch và Đầu tư.

Về các kiến nghị của Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tại Hội nghị trực tuyến Chính phủ với các địa phương ngày 28 tháng 12 năm 2018, Thủ tướng Chính phủ giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư theo chức năng, nhiệm vụ được giao và quy định hiện hành chủ trì nghiên cứu, xử lý các kiến nghị (bản tổng hợp kèm theo), có văn bản trả lời địa phương và đồng gửi Văn phòng Chính phủ trước ngày 28 tháng 02 năm 2019. Đối với những nội dung vượt thẩm quyền, đề nghị báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét.

Văn phòng Chính phủ thông báo để Quý Bộ biết, thực hiện./.

 


Nơi nhận:
- Như trên;
- Thủ tướng, các PTTg CP (để b/c);
- VPCP: BTCN, các PCN, Trợ lý TTgCP, TGĐ Cổng TTĐTCP, các Vụ: KTTH, CN, NN, KGVX, NC, TKBT, ĐMDN, QHQT, V.I, TCCV, TH;
- Lưu: VT, QHĐP (3)Th

KT. BỘ TRƯỞNG, CHỦ NHIỆM
PHÓ CHỦ NHIỆM





Nguyễn Văn Tùng

 

TỔNG HỢP KIẾN NGHỊ CỦA CÁC ĐỊA PHƯƠNG TẠI HỘI NGHỊ TRỰC TUYẾN CHÍNH PHỦ VỚI CÁC ĐỊA PHƯƠNG NGÀY 28 THÁNG 12 NĂM 2018 THUỘC THẨM QUYỀN XỬ LÝ CỦA BỘ KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU TƯ

(Kèm theo Công văn số 721/VPCP-QHĐP ngày 24 tháng 01 năm 2019)

STT

Nội dung kiến nghị

Địa phương

1.

Đề nghị Trung ương có phương án giao vốn sớm và cho phép kéo dài thời gian giải ngân của từng dự án đảm bảo được 02 năm để các chủ đầu tư có kế hoạch thực hiện

Quảng Nam

2.

Đề nghị về bổ sung vốn ODA trung hạn giai đoạn 2016 - 2020 cho các dự án chuyển tiếp của Hải Phòng là: 1.794 tỷ đồng (Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã thông báo dự kiến kế hoạch năm 2019 là: 552 tỷ đồng, còn thiếu là: 1.242 tỷ đồng). Hải Phòng có hiện có 03 dự án sử dụng vốn ODA phải kết thúc Hiệp định trong năm 2018, tuy nhiên do không được bố trí đủ vốn ODA trong giai đoạn 2016 - 2020 nên các dự án này đều phải đàm phán gia hạn Hiệp định, gồm: Dự án Thoát nước mưa, Thoát nước thải và Quản lý chất thải rắn Hải Phòng giai đoạn I sử dụng ODA của JICA; Dự án Phát triển Giao thông đô thị thành phố Hải Phòng sử dụng ODA của WB và Dự án Cung cấp trang thiết bị y tế cho Bệnh viện Phụ sản Hải Phòng sử dụng ODA của Hàn Quốc

Hải Phòng

3.

Đề nghị sớm ban hành Nghị định của Chính phủ và Thông tư hướng dẫn thực hiện Luật Quy hoạch theo quy định

TP Đà Nẵng, Cần Thơ, Lạng Sơn, Vĩnh Phúc, Ninh Bình, Nghệ An, Hà Tĩnh, Bến Tre, Đồng Nai, Trà Vinh, Kiên Giang.

4.

Chỉ đạo triển khai xây dựng Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và Đầu tư công giai đoạn 2021-2025 theo quy định

TP Đà Nẵng

5.

Đề nghị sớm giao kế hoạch năm 2019 ngay từ đầu năm và dự phòng 10% kế hoạch đầu tư công trung hạn 2016-2020 ngân sách trung ương tại địa phương để tạo sự chủ động cho địa phương trong việc triển khai thực hiện. Đồng thời, chỉ đạo các Bộ, ngành Trung ương khẩn trương giải quyết các đề xuất điều chỉnh nội bộ kế hoạch vốn nước ngoài NSTW cấp phát năm 2018 đã giao chi tiết cho các địa phương, tạo điều kiện thuận lợi giải ngân hết kế hoạch vốn đầu tư công 2018 và triển khai kế hoạch 2019.

Trong các năm kế hoạch sắp tới, kiến nghị Trung ương có cơ chế phân cấp, ủy quyền phù hợp trong công tác quản lý, điều hành kế hoạch vốn đầu tư công trung hạn và hằng năm; rút gọn quy trình điều chỉnh, bổ sung kế hoạch vốn; nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư công và điều hành dự toán của ngân sách các cấp.

Quan tâm bố trí nguồn 10% dự phòng chung kế hoạch đầu tư công trung hạn của cả nước để đầu tư các công trình, dự án trọng điểm và các công trình cấp bách do Trung ương đầu tư trên địa bàn như: dự án đầu tư xây dựng Cảng Liên Chiểu - phần cơ sở hạ tầng dùng chung, Làng Đại học Đà Nẵng, di dời ga đường sắt, mở rộng quốc lộ 14B, 14D, 14G... cho phép kéo dài thời hạn giải ngân các dự án phục vụ Tuần lễ cấp cao APEC 2017, kinh phí phúc lợi khen thưởng Chương trình nông thôn mới; dự án Bệnh viện Đa khoa huyện Nậm Pồ.

TP Đà Nẵng, Quảng Nam, Ninh Bình, Điện Biên

6.

Đối với Bệnh viện Ung bướu thành phố Cần Thơ (500 giường) sử dụng vốn vay của Chính phủ Hungary: xem xét, bổ sung kế hoạch vốn ODA trung hạn 2016-2020 và ghi kế hoạch vốn ODA năm 2019 để dự án sớm được thực hiện, hoàn thành theo đúng tiến độ được phê duyệt; Đối với Bệnh viện tim mạch: sớm xem xét, phê duyệt đề xuất dự án để triển khai xây dựng Bệnh viện Tim mạch đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh của người dân

TP Cần Thơ

7.

Đề nghị có cơ chế, chính sách đặc thù, bố trí nguồn lực thực hiện, tạo điều kiện cho tỉnh phát huy các tiềm năng, thế mạnh, thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển, đảm bảo quốc phòng - an ninh, giữ vững chủ quyền biên giới quốc gia

Lai Châu

8.

Đề nghị sớm bố trí đề xuất phương án bố trí vốn, để tiếp tục triển khai thực hiện đầu tư hoàn thành dự án QL.12 (đoạn qua tỉnh Điện Biên); QL.279B đoạn Nà Tấu - Mường Phăng và bố trí vốn đầu tư để triển khai thực hiện QL.279 đoạn Điện Biên - Tây Trang đảo bảo sự kết nối giao thông giữa tỉnh với các tỉnh khác trong khu vực và các tỉnh Bắc Lào

Điện Biên

9.

Đề nghị xem xét, ưu tiên bố trí vốn ngân sách TW để triển khai thực hiện tuyến đường cao tốc Hà Giang kết nối đường cao tốc Hà Nội - Lào Cai trong kế hoạch năm 2019 (theo Kết luận số 615/TB - VPCP ngày 29/12/2017 của Văn phòng Chính phủ thông báo kết luận của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tại buổi làm việc với lãnh đạo tỉnh Hà Giang)

Hà Giang

10.

Đến nay tỉnh Sơn La chưa được cấp có thẩm quyền giao nguồn dự phòng ngân sách địa phương về cho tỉnh để tỉnh thực hiện phân bổ và giải ngân thanh toán cho các nhiệm vụ cấp thiết mới phát sinh. Trên cơ sở các nội dung trên và nhu cầu cấp thiết phân bổ, sử dụng vốn dự phòng kế hoạch trung hạn giai đoạn 2016- 2020, đề nghị Bộ sớm trình Thủ tướng Chính phủ thông báo số vốn dự phòng ngân sách địa phương cho tỉnh trong kế hoạch năm 2019; Dự án di dân tái định cư thủy điện Sơn La được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt với tổng vốn đầu tư cho toàn dự án trên địa bàn tỉnh là 16.585,382 tỷ đồng. Đến nay, tổng vốn Trung ương đã giao cho tỉnh Sơn La để thực hiện dự án là 16.208/16.585,382 tỷ đồng; số vốn Trái phiếu Chính phủ còn thiếu là 377,382 tỷ đồng. Đề nghị sớm xem xét bổ sung kế hoạch vốn còn lại cho tỉnh Sơn La thực hiện Dự án di dân, tái định cư thủy điện Sơn La để thực hiện thanh toán một số dự án được Chính phủ cho phép tại Công văn số 575/TTg-KTN ngày 05/4/2016, Công văn số 1857/TTg-KTN ngày 21/10/2016 và thanh toán nợ khối lượng hoàn thành của Dự án; Đề án ổn định dân cư, phát triển kinh tế - xã hội vùng chuyển dân sông Đà xây dựng thủy điện Hòa Bình thuộc tỉnh Sơn La, giai đoạn 2011-2017 (Đề án 1460) được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt với tổng mức đầu tư 1.396,6 tỷ đồng, thời gian thực hiện Đề án từ năm 2011 đến hết năm 2017 phải hoàn thành; tuy nhiên, đến nay tổng nguồn vốn giao để tỉnh Sơn La thực hiện mới đạt 898 tỷ đồng, bằng 63,37% tổng mức đầu tư. Đề nghị xem xét cân đối bổ sung kế hoạch vốn còn thiếu để hoàn thành Đề án với số vốn 498,636 tỷ đồng

Sơn La

11.

Đề nghị phê duyệt chủ trương đầu tư Dự án đầu tư xây dựng đường cao tốc Tuyên Quang - Phú Thọ, kết nối với cao tốc Hà Nội - Lào Cai theo hình thức BOT; bổ sung vào danh mục đầu điểm trong Kế hoạch đầu tư công trung hạn 2016-2020; sử dụng Ngân sách Trung ương để hỗ trợ tỉnh bồi thường giải phóng mặt bằng, với tổng kinh phí khoảng 511 tỷ đồng

Tuyên Quang

12.

Đề nghị tiếp tục có cơ chế đầu tư các cơ sở hạ tầng thiết yếu của Khu kinh tế cửa khẩu Lào Cai, nhằm nâng cao năng lực của khu kinh tế cửa khẩu và đem lại nguồn thu cho ngân sách nhà nước thông qua các hoạt động dịch vụ, xuất nhập khẩu. Trước mắt tập trung đầu tư một số dự án: Cầu biên giới Việt - Trung tại xã Bản Vược huyện Bát Xát, đầu tư khu vực kiểm hóa tập trung, dịch vụ kho bãi Logictis; Đầu tư xây dựng khu phi thuế quan...

Lào Cai

13.

Đề nghị quan tâm, bố trí vốn đầu tư dự án Xây dựng tuyến đường Quân Bình - hồ Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn với chiều dài 38 Km, để sớm phát huy có hiệu quả tiềm năng du lịch hồ Ba Bể (UBND tỉnh Bắc Kạn đã báo cáo Bộ Kế hoạch và Đầu tư tại Tờ trình số 96/TTr-UBND ngày 06/11/2018)

Bắc Kạn

14.

Theo quy định của Nghị định số 120/2018/NĐ-CP ngày 13/9/2018 của Chính phủ đã bãi bỏ thẩm quyền của Thường trực HĐND các cấp trong việc phê duyệt chủ trương đầu tư dự án. Tuy nhiên, ở các địa phương HĐND các cấp chỉ họp hai lần/năm, vì vậy việc trình phê duyệt chủ trương đầu tư các dự án thuộc thẩm quyền của HĐND các cấp là khá bị động

Thái Nguyên

15.

Việc giao kế hoạch vốn Trái phiếu Chính phủ dự phòng giai đoạn 2012-2015 còn chậm gây khó khăn trong quá trình triển khai thực hiện tại địa phương

Thái Nguyên

16.

Việc điều chuyển vốn kế hoạch giữa các dự án trong cùng một chương trình, theo quy định, muốn điều chỉnh vốn từ dự án chậm tiến độ sang dự án giải ngân tốt, đặc biệt là những dự án sử dụng nguồn vốn hỗ trợ từ ngân sách Trung ương, vốn ODA, phải báo cáo Bộ, ngành Trung ương hoặc Thủ tướng Chính phủ cho phép mới được điều chuyển. Việc này vừa mất thời gian, vừa làm giảm tính chủ động của địa phương

Thái Nguyên

17.

Đề nghị ban hành Thông tư hướng dẫn Nghị định số 82/2018/NĐ-CP ngày 22/5/2018 của Chính phủ quy định về quản lý Khu công nghiệp, khu kinh tế

Vĩnh Phúc

18.

Đề nghị có chính sách ưu đãi cho các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế tư nhân trong nước thực hiện các dự án đầu tư và tham gia vào chuỗi sản xuất, tiêu thụ của các doanh nghiệp FDI

Bắc Giang

19.

Đề nghị tiếp tục quan tâm, hỗ trợ hơn nữa đối với các địa phương trong việc chuyển giao công nghệ; xúc tiến thương mại; quảng bá và bảo hộ thương hiệu sản phẩm. Đồng thời, nghiên cứu có thêm các chính sách phù hợp với chức năng của từng địa phương, từng vùng để tạo động lực thu hút đầu tư vào những ngành, lĩnh vực, địa bàn được định hướng trong các quy hoạch vùng,

Bắc Giang

20.

Đề nghị tăng cường chính sách đầu tư cơ sở hạ tầng cho các xã, thôn khó khăn, có đông đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống

Bắc Giang

21.

Đề nghị triển khai, hướng dẫn lập quy hoạch vùng, quy hoạch tỉnh theo Luật Quy hoạch. Trên cơ sở đó, thực hiện đầu tư hệ thống hạ tầng giao thông kết nối và phân cấp cho chính quyền địa phương chủ động phê duyệt quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch xây dựng phù hợp với điều kiện thực tế và quy hoạch tỉnh đã được phê duyệt

Bắc Giang

22.

Giải quyết dứt điểm vấn đề gộp các giai đoạn đầu tư khác nhau của Công ty TNHH Samsung Display tại Bắc Ninh thành một Dự án duy nhất

Bắc Ninh

23.

Đề nghị tăng quy mô vốn kế hoạch trung hạn đối với các địa phương tự cân đối thu chi, có tỷ lệ điều tiết ngân sách về Trung ương

Bắc Ninh

24.

Đề nghị Sớm xem xét, phê duyệt: (1) Bổ sung Khu kinh tế ven biển Quảng Yên vào Quy hoạch các Khu kinh tế ven biển Việt Nam và phê duyệt Đề án thành lập Khu kinh tế Quảng Yên; (2) Quyết định chủ trương đầu tư dự án Khu phức hợp nghỉ dưỡng, giải trí cao cấp có casino tại Khu kinh tế Vân Đồn; (3) Đề án phát triển dự án Khu công nghiệp Việt Hưng theo hướng phát triển thành khu công nghiệp hỗ trợ

Quảng Ninh

25.

Đề nghị chấp thuận bổ sung quy hoạch KCN và đô thị dịch vụ Lý Thường Kiệt (2.913 ha) vào quy hoạch phát triển các khu công nghiệp

Hưng Yên

26.

Đề nghị xem xét, quyết định bổ sung danh mục và kế hoạch đầu tư công giai đoạn 2016 - 2020 nguồn vốn ngân sách Trung ương đối với Dự án đầu tư xây dựng tuyến đường nối hai tỉnh Thái Bình - Hà Nam với đường cao tốc cầu Giẽ - Ninh Bình và Dự án đường 39B (đoạn từ thị trấn Thanh Nê, huyện Kiến Xương đến thị trấn Diêm Điền, huyện Thái Thụy thuộc Quốc lộ 37B) để thanh toán cho nhà đầu tư với số vốn còn thiếu của 2 dự án là 2.567 tỷ đồng để không phát sinh thêm nợ lãi vay của dự án

Thái Bình

27.

Dự án đầu tư xây dựng tuyến đường bộ ven biển tỉnh Thái Bình đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chủ trương đầu tư tại Quyết định số 348/QĐ-TTg ngày 28/3/2018, UBND tỉnh Thái Bình phê duyệt Báo cáo nghiên cứu khả thi dự án tại Quyết định số 2344/QĐ-UBND ngày 18/9/2018 với tổng mức đầu tư là 3.872.000 triệu đồng, thời gian thực hiện 2018 - 2021. Hiện Dự án tuyến đường bộ ven biển Thái Bình chưa được bố trí vốn trong kế hoạch năm 2019. Đề nghị xem xét, giải quyết

Thái Bình

28.

Đề nghị đồng ý về mặt chủ trương mở rộng các Khu Công nghiệp Gián Khẩu, Khu công nghiệp Phúc Sơn để tạo mặt bằng thu hút đầu tư và mở rộng quy mô sản xuất các nhà máy sản xuất sản phẩm công nghiệp phụ trợ, công nghiệp sạch, công nghệ cao như: ô tô, kính nổi, linh kiện điện tử

Ninh Bình

29.

Quan tâm bố trí vốn ngân sách Trung ương, vốn Trái phiếu Chính phủ để triển khai thực hiện các dự án giao thông có tính chất kết nối vùng, liên vùng và các dự án phòng chống lụt bão phục vụ phát triển kinh tế - xã hội của địa phương như dự án: Dự án Tuyến đường bộ ven biển đoạn qua địa phận (tỉnh Ninh Bình); Dự án tuyến đường Bái Đính (Ninh Bình) - Ba Sao (Hà Nam), đoạn qua địa phận tỉnh Ninh Bình giai đoạn II; Đê biển Bình Minh IV; Nâng cấp, cải tạo tuyến đường kết nối giữa quốc lộ 12B với quốc lộ 10, đoạn qua Yên Mô - Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình (tuyến ĐT 480E cũ); cải tạo, nâng cấp Quốc lộ 38B....

Ninh Bình

30.

Đề nghị quan tâm bố trí hỗ trợ kinh phí cho địa phương để ưu tiên thực hiện di dời, tái định cư các hộ dân khu vực có nguy cơ cao về mưa bão, sạt lở đất

Thanh Hóa

31.

Đề nghị sớm ban hành Nghị định thay thế Nghị định số 30/2015/NĐ-CP ngày 17/3/2015 của Chính phủ Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đấu thầu về lựa chọn nhà đầu tư, để tạo cơ sở và hành lang pháp lý cho việc tổ chức lựa chọn nhà đầu tư, nhất là quy định việc lựa chọn nhà đầu tư đối với các dự án đầu tư sử dụng các khu đất, quỹ đất có giá trị thương mại cao

Nghệ An, Quảng Nam

32

Đề nghị sớm ban hành các quy định, hướng dẫn về mục tiêu, yêu cầu, nội dung, thời gian, tiến độ lập kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025 để đảm bảo yêu cầu của Luật Đầu tư công

Nghệ An

33

Đề nghị đồng ý chủ trương điều chỉnh quy hoạch khu bến cảng Đông Hồi tỉnh Nghệ An thành khu bến cảng tổng hợp

Nghệ An

34.

Đề nghị đưa Khu kinh tế Đông Nam Nghệ An vào danh mục các khu kinh tế ven biển được ưu tiên đầu tư xây dựng hạ tầng từ nguồn NSTW giai đoạn 2016-2020

Nghệ An

35.

Đề nghị bổ sung, hỗ trợ nguồn vốn cho tỉnh để tập trung đầu tư cơ sở hạ tầng ở các khu du lịch trọng điểm của tỉnh như: Phong Nha - Kẻ Bàng, Vũng Chùa - Đảo Yến, Đá Nhảy... để thúc đẩy du lịch của tỉnh phát triển

Quảng Bình

36.

Đề nghị Chính phủ xem xét hỗ trợ nguồn vốn để triển khai các dự án theo Quyết định số 351/QĐ-TTg ngày 29/3/2018 của Thủ tướng Chính phủ cho 03 dự án thuộc Chương trình mục tiêu đầu tư hạ tầng KKT ven biển, KKT cửa khẩu, KCN đã được Bộ KHĐT và Bộ Tài chính thẩm định vốn

Quảng Bình

37.

Tiếp tục kiến nghị với Ban Kinh tế Trung ương để sớm triển khai nghiên cứu Đề án trình Bộ Chính trị về cơ chế, chính sách đặc thù hỗ trợ đầu tư các công trình hạ tầng kỹ thuật nhằm tăng cường quốc phòng, an ninh và nâng cao hiệu quả khai thác Hành lang Kinh tế Đông Tây

Quảng Trị

38.

Về dự án Khu Công nghiệp Việt Nam - Singapore (VSIP) tại tỉnh Quảng Trị: Hiện Liên doanh các nhà đầu tư Sembcorp, Amata, LH và Sumitomo vẫn đang nghiên cứu, thực hiện dự án nên chưa thể triển khai các bước tiếp theo. Đề nghị sớm hỗ trợ nhà đầu tư về cơ chế, chính sách riêng đối với dự án này nhằm giúp nhà đầu tư sớm đẩy nhanh tiến độ thực hiện dự án đầu tư

Quảng Trị

39.

Trong điều kiện ngân sách địa phương gặp nhiều khó khăn, đề nghị xem xét hỗ trợ nguồn vốn đề các địa phương triển khai xây dựng hệ thống kè ven sông chống sạt lở vùng đặc biệt nguy hiểm

Quảng Trị

40

Đối với Tuyến đường Quốc lộ 19, đoạn từ Cảng Quy Nhơn đến giao Quốc lộ 1 kính đề nghị Chính phủ có ý kiến với Ban Thường vụ Quốc hội cho phép dùng Dự phòng 10% vốn Trung ương giao qua Bộ, Ngành (Bộ giao thông vận tải,...) để hoàn thiện dự án theo ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, bố trí Kế hoạch vốn năm 2019 cho dự án là 2.321 tỷ đồng

Bình Định

41.

Đề nghị Chính phủ xem xét có ý kiến với UBTVQH cho phép dự án nhận được sự hỗ trợ về kinh phí từ nguồn dự phòng ngân sách Trung ương giai đoạn 2016 - 2020 để kết hợp với nguồn vốn của Tỉnh triển khai thực hiện dự án đầu tư tuyến Đường ven biển (ĐT.639), đoạn Cát Tiến - Đề Gi, huyện Phù Cát, tỉnh Bình Định trong năm 2019.

Trên cơ sở Thông báo Kết luận số 62/TB-VPCP ngày 10 tháng 02 năm 2018, Thủ tướng Chính phủ cho phép Tỉnh ứng trước ngân sách để lập dự án đầu tư đầu tư một số đoạn quan trọng của tuyến đường ven biển và ngân sách Trung ương hoàn trả trong giai đoạn 2021 - 2025 theo quy định).

Bình Định

42.

Để tạo điều kiện thu hút đầu tư, nhằm phát triển mạnh mẽ kinh tế - xã hội của Địa phương, kính đề nghị Chính phủ xem xét trên cơ sở Quy hoạch tổng thể phát triển Khu Công nghiệp, Khu Kinh tế đã được Thủ tướng phê duyệt, phân cấp lại cho Chủ tịch UBND tỉnh quyết định chủ trương đầu tư đối dự án đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng Khu công nghiệp trong Khu Kinh tế: Khu Công nghiệp, Đô thị và Dịch vụ Becamex - Bình Định được Thủ tướng Chính phủ chấp thuận bổ sung vào KKT Nhơn Hội tại Quyết định số 53/2016/QĐ-TTg ngày 14/12/2016. Theo đó, nhiệm vụ quy hoạch điều chỉnh tổng thể quy hoạch chung KKT Nhơn Hội (có bổ sung Khu becamex) đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 1379/QĐ-TTg ngày 18/10/2018

Bình Định

43

Đề nghị tiếp tục quan tâm, hỗ trợ đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng trên địa bàn tỉnh, tạo nền tảng và động lực để tỉnh phát triển nhanh và bền vững. (Như hỗ trợ đầu tư xây dựng hoàn thiện hầm đường bộ Đèo Cù Mông với 04 làn xe cơ giới)

Phú Yên

44

Hỗ trợ, kết nối để tỉnh có thể phối hợp với các địa phương, đối tác quốc tế, đặc biệt là các đối tác có cùng đặc điểm, điều kiện để có thể tận dụng hiệu quả kinh nghiệm, nguồn lực và mạng lưới

Phú Yên

45.

Đề nghị sớm thẩm định nguồn vốn và trình Thủ tướng Chính phủ xem xét hỗ trợ tỉnh Khánh Hòa từ ngân sách Trung ương để thực hiện dự án Kè bờ phường Vĩnh Nguyên nhằm giảm thiểu thiệt hại cho người dân tại khu vực dự án khi bị ảnh hưởng bởi bão, triều cường và nước biển dâng do biến đổi khí hậu

Khánh Hòa

46.

Quy hoạch xây dựng vùng tỉnh Lâm Đồng đến năm 2035 và tầm nhìn đến năm 2050 đã được tổ chức lập và Bộ Xây dựng thẩm định trình Thủ tướng Chính phủ tại Văn bản số 120/BC- BXD ngày 23/11/2018; kiến nghị Bộ xem xét, trình Thủ tướng phê duyệt.

Lâm Đồng

47.

Đề nghị xem xét hỗ trợ nguồn vốn ngân sách Trung ương khoảng 500 tỷ đồng trong năm 2019 để triển khai dự án Cầu Phước An nối tuyến đường liên cảng Cái Mép - Thị Vải với đường cao tốc Bến Lức - Long Thành nhằm gắn kết hệ thống cảng biển nhóm 5 với các tỉnh trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam và các tỉnh khu vực Tây Nam Bộ (dự án có tổng mức đầu tư khoảng 5.000 tỷ đồng).

Xem xét hỗ trợ bố trí khoảng 500 tỷ đồng năm 2019 để tiếp tục đầu tư dự án Đường 991B (Dự án có tổng mức đầu tư 3.951 tỷ đồng, trong đó vốn ngân sách Trung ương 3.232 tỷ đồng. Đến nay đã được Trung ương bố trí 800 tỷ đồng vốn ngân sách Trung ương từ nguồn vượt thu vốn Ngân sách TW

Bà Rịa Vũng Tàu

48.

Đề nghị xem xét hỗ trợ nguồn vốn ngân sách Trung ương để đầu tư Dự án Bảo quản, tu bổ di tích trại giam, sở tù và cầu - Khu di tích lịch sử Côn Đảo với tổng mức đầu tư khoảng 318 tỷ đồng. Trong giai đoạn 2019 - 2020 xem xét cho phép Tỉnh sử dụng 50 tỷ đồng từ khoản dự phòng 10% của kế hoạch đầu tư công trung hạn 2016 - 2020 nguồn vốn ngân sách trung ương đã bố trí cho Tỉnh để khởi công Dự án, đồng thời xem xét bố trí vốn còn lại trong giai đoạn 2021-2015

Bà Rịa Vũng Tàu

49.

Đề nghị xem xét, bố trí các nguồn vốn trái phiếu chính phủ, chương trình mục tiêu phát triển kinh tế xã hội các vùng, ODA và vốn vay ưu đãi cho một số công trình giao thông huyết mạch, mang tính kết nối giữa tỉnh với Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam như: cầu Bạch Đằng 2 (970 tỷ đồng), đường Thủ Biên - Đất Cuốc (1.000 tỷ đồng)

Bình Dương

50.

Về việc thẩm định, phê duyệt chủ trương đầu tư đẩy nhanh tiến độ dự án sửa chữa, nâng cấp tuyến đê bao An Tây - Phú An và Tân An - Chánh Mỹ: Dự án đê bao dọc tuyến Sông Sài Gòn với mục tiêu đa chức năng: chống ngập ảnh hưởng đến sản xuất và đời sống nhân dân dọc tuyến Sông Sài Gòn, đảm bảo giao thông thông suốt kết nối các địa phương phía Bắc với phía Nam của Tỉnh, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội và nâng cao chất lượng cuộc sống người dân. Do nguồn vốn đầu tư lớn, ngân sách của tỉnh gặp khó khăn: đề nghị xem xét bố trí, hỗ trợ vốn cho tỉnh đầu tư

Bình Dương

51.

Cần phải phân tích sâu hơn tăng trưởng kinh tế nông nghiệp là 3,76%; vậy tăng trưởng thu nhập của nông dân là bao nhiêu % có tương ứng với tăng trưởng kinh tế nông nghiệp không

Cao Bằng

52.

Về các vướng mắc khi thi hành Luật Đầu tư

Trong quá trình tiếp nhận xử lý hồ sơ cấp quyết định chủ trương đầu tư, cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư theo quy định của Luật Đầu tư, tỉnh Đồng Nai đã gặp nhiều vướng mắc. Dưới đây là dẫn chứng một vài trường hợp cụ thể:

a) Về phân cấp cấp quyết định chủ trương đầu tư:

Theo quy định của Luật Đầu tư 2014, thẩm quyền Quyết định chủ trương đầu tư gồm 3 cấp: Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ và UBND cấp tỉnh. Điều này dẫn đến khối lượng công việc giải quyết ở cấp tỉnh là rất lớn. Do đó, kiến nghị Chính phủ nghiên cứu đề xuất sửa đổi Luật Đầu tư để phân cấp Quyết định chủ trương đầu tư cho cấp huyện giải quyết các dự án quy mô nhỏ, các lĩnh vực ít quan trọng.

b) Về các dự án ưu đãi đầu tư có sử dụng đất công:

Căn cứ Điểm b, Khoản 2, Điều 118 và Điểm a, Khoản 1, Điều 110 Luật Đất đai 2013 thì các dự án sản xuất, kinh doanh (trừ dự án nhà ở thương mại) thuộc lĩnh vực ưu đãi đầu tư hoặc địa bàn ưu đãi đầu tư theo quy định của Luật đầu tư, nếu sử dụng đất công thì không phải đấu giá quyền sử dụng đất.

Tuy nhiên quá trình thực hiện, có ý kiến cho rằng trường hợp dự án chỉ được miễn tiền thuê đất, thuê mặt nước có thời hạn (không phải miễn cho toàn bộ thời hạn đầu tư) thì thuộc diện tổ chức đấu giá quyền sử dụng đất. Trong khi đó thực tế các dự án thuộc danh mục ưu đãi đầu tư trên địa bàn tỉnh Đồng Nai hầu hết chỉ thuộc trường hợp chỉ được miễn tiền thuê đất, thuê mặt nước có thời hạn, kể cả các dự án thuộc lĩnh vực xã hội hóa. Điều này đang gây ách tắc trong việc giải quyết nhiều hồ sơ dự án ưu đãi đầu tư.

Để làm rõ nội dung trên, UBND tỉnh đã có văn bản số 2123/UBND-CNN ngày 07/3/2018 gửi xin ý kiến hướng dẫn của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Tài chính nhưng đến nay chưa nhận được hướng dẫn.

Được biết Bộ Tài nguyên và Môi trường đã có văn bản số 5038/BTNMT-TCQLĐĐ ngày 20/11/2015 trả lời kiến nghị cho UBND tỉnh Đồng Tháp, trong đó Bộ Tài nguyên và Môi trường xác định rõ dự án ưu đãi đầu tư được miễn tiền thuê đất, tiền sử dụng đất cho toàn bộ thời hạn thuê, hoặc miễn có thời hạn thì đều thuộc diện giao đất, cho thuê đất không theo hình thức đấu giá quyền sử dụng đất.

Vì vậy, UBND tỉnh Đồng Nai kiến nghị Bộ Tài nguyên và Môi trường cho phép tỉnh Đồng Nai được thực hiện tương tự nội dung như văn bản số 5038/BTNMT-TCQLĐĐ ngày 20/11/2015 Bộ Tài nguyên và Môi trường trả lời cho UBND tỉnh Đồng Tháp.

Đồng Nai

53

Đề nghị điều chỉnh bổ sung tăng nguồn vốn cân đối ngân sách địa phương trong giai đoạn 2019-2020, cụ thể:

- Vốn đầu tư trong cân đối theo tiêu chí, định mức quy định tại Quyết định số 40/2015/QĐ- TTg ngày 14/9/2015 của Thủ tướng Chính phủ: bổ sung giai đoạn 2019-2020 là 8.652 tỷ đồng (trong đó năm 2019 trung ương dự kiến giao cho tỉnh là 3.931,46 tỷ đồng) thay vì theo kế hoạch trung ương đã thông báo là 5.213,89 tỷ đồng.

- Đầu tư từ nguồn thu sử dụng đất trong giai đoạn 2019-2020 là 1.600 tỷ đồng thay vì 850 tỷ đồng theo số liệu Trung ương đã thông báo (trong đó năm 2019 trung ương thông báo là 1.500 tỷ đồng)

- Đầu tư từ nguồn vốn xổ số kiến thiết giai đoạn 2019-2020 là 1.908 tỷ đồng, thay vì là 671 tỷ đồng so với số Trung ương đã thông báo (trong đó trong năm 2019 trung ương thông báo là 1.485 tỷ đồng)

Đồng Nai

54.

Đề nghị tiếp tục quan tâm, hỗ trợ địa phương tham gia các chương trình xúc tiến đầu tư quốc gia. Đồng thời, giới thiệu các dự án lớn đầu tư tại tỉnh để tạo đột phá trong phát triển kinh tế - xã hội

Vĩnh Long

55.

Thủ tướng Chính phủ đã chấp thuận cho tỉnh Vĩnh Long thành lập 3 Khu công nghiệp mới nằm trên địa bàn các huyện mới chia tách và có nhiều đồng bào dân tộc là KCN Đông Bình, KCN Bình Tân và KCN An Định. Do ngân sách còn nhiều khó khăn nên tỉnh Vĩnh Long đang tập trung ưu tiên phát triển KCN Đông Bình (thị xã Bình Minh) và KCN Bình Tân (huyện Bình Tân). Tuy nhiên, việc thu hút, mời gọi đầu tư của tỉnh gặp nhiều khó khăn so với các tỉnh, thành trong vùng có điều kiện tương đồng.

Nhằm tạo điều kiện thuận lợi để tỉnh thu hút đầu tư; đặc biệt là mời gọi, thuyết phục được các nhà đầu tư có năng lực và tiềm lực tài chính lớn, UBND tỉnh Vĩnh Long kiến nghị: (1) Các nhà đầu tư kinh doanh hạ tầng và nhà đầu tư thứ cấp đầu tư dự án trong KCN Đông Bình và KCN Bình Tân được hưởng ưu đãi đầu tư như các nhà đầu tư đầu tư vào địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn; (2) Xem xét đưa các huyện Trà Ôn, Bình Tân, Vũng Liêm, Mang Thít, Tam Bình của tỉnh Vĩnh Long vào danh mục địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn khi sửa đổi, bổ sung Nghị định 118/2015/NĐ-CP.

Vĩnh Long

56.

Đề nghị tiếp tục chủ động đẩy mạnh cải cách hành chính, đề xuất cải cách thể chế, rà soát sâu rộng hơn để cắt giảm chi phí, đơn giản hóa, bãi bỏ các điều kiện đầu tư, kinh doanh không cụ thể, không đồng bộ, không hợp lý, hạn chế việc gia nhập thị trường và gây khó khăn cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, đặc biệt là trên các lĩnh vực thương mại, dịch vụ, đầu tư, đất đai và xây dựng. Ban hành cơ chế, chính sách chia sẻ nguồn lực, kinh nghiệm từ trung ương cho địa phương trong hỗ trợ doanh nghiệp đầu tư mở rộng sản xuất kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh

Vĩnh Long

57.

Việc Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 715/QĐ-TTg ngày 22/5/2015 phê duyệt đề án đổi mới quy trình biên soạn số liệu tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, kết quả tính toán và công bố của Tổng cục Thống kê còn nhiều điểm bất cập, chưa sát với tình hình thực tế; tăng trưởng GRDP năm 2018 của tỉnh địa phương chưa phản ánh hết sức phát triển của nền kinh tế của tỉnh. Mặt khác, việc Tổng Cục Thống kê công bố tăng trưởng GRDP cả năm cấp tỉnh vào ngày 30/11 hàng năm là khá chậm. Kiến nghị Bộ Kế hoạch và Đầu tư (Tổng cục Thống kê) rà soát, đổi mới cách thức tính toán và công bố chỉ tiêu tăng trưởng GRDP cấp tỉnh, đảm bảo tính đúng tính đủ, cơ sở khoa học và công bố kịp thời nhằm đáp ứng yêu cầu chỉ đạo điều hành của địa phương

Trà Vinh

58.

Kiến nghị Chính phủ xem xét có hướng dẫn cụ thể hơn về trường hợp khi nào thực hiện giãn tiến độ đầu tư và khi nào thực hiện điều chỉnh tiến độ thực hiện dự án trong giấy chứng nhận đăng ký đầu tư (vì theo Điều 46 Luật đầu tư quy định về việc giãn tiến độ đầu tư và Khoản 2, Điều 33 Nghị định 118/2015/NĐ-CP quy định về điều chỉnh tiến độ thực hiện dự án đầu tư trong giấy chứng nhận đăng ký đầu tư chưa được quy định rõ ràng, gây khó khăn cho việc hướng dẫn và thực hiện thủ tục đầu tư)

Kiên Giang

59.

Theo quy định tại Điều 20 Nghị định 118/2015/NĐ-CP, đối với những địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, căn cứ vào điều kiện cụ thể của địa phương, UBND tỉnh trình Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập hoặc giao cho đơn vị sự nghiệp có thu làm nhà đầu tư dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng kỹ thuật khu công nghiệp. Tuy nhiên, trong Nghị định lại không quy định rõ về hồ sơ, trình tự, thủ tục thực hiện vấn đề này. Kiến nghị Bộ Kế hoạch và Đầu tư xem xét, bổ sung việc hướng dẫn cụ thể về hồ sơ, trình tự, thủ tục để trình Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập hoặc giao cho đơn vị sự nghiệp có thu làm nhà đầu tư dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng kỹ thuật khu công nghiệp

Kiên Giang

60.

Đề nghị cho tỉnh Cà Mau được tăng hạn mức huy động vốn để đầu tư, chủ yếu bố trí cho các dự án phòng chống sạt lở ven biển, khôi phục rừng phòng hộ ven biển.

Cà Mau

61.

Đề nghị Chính phủ tiếp tục tháo gỡ những vướng mắc, thiếu đồng bộ trong việc triển khai các dự án đầu tư công, quan trọng quốc gia. Đặc biệt là các dự án ODA, FDI cũng như các dự án đầu tư tư nhân trong nước theo hình thức BOT/BT.

Đẩy mạnh phân cấp cho các bộ, ngành, địa phương trên một số lĩnh vực

TP Hà Nội

62.

Đề nghị Chính phủ tiếp tục quan tâm hỗ trợ thành phố Hà Nội về cơ chế, chính sách cũng như nguồn vốn đầu tư các công trình, dự án lớn (hạ tầng khung, các đường vành đai, trục hướng tâm, giải quyết vn đề môi trường...), có tính chiến lược, căn cơ và ý nghĩa quan trọng đối với sự phát triển kinh tế - xã hội bền vững không chỉ của Thủ đô mà còn có tác động lan tỏa, tạo động lực phát triển cho Vùng Kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, Vùng Đồng bằng sông Hồng và cả nước.

TP Hà Nội

63

Là một tỉnh còn rất nhiều khó khăn, nguồn thu ngân sách địa phương thấp, nên việc bố trí kinh phí để thực hiện mục tiêu sắp xếp, ổn định dân cư tại chỗ cho 3.296 hộ gặp khó khăn; UBND tỉnh Hà Giang trân trọng đề nghị Thủ tướng Chính phủ, các Bộ, ngành xem xét hỗ trợ tỉnh Hà Giang số kinh phí khoảng 50 tỷ đồng để tỉnh tập trung triển khai hoàn thành di chuyển, ổn định số hộ này trong năm 2019

Hà Giang

64.

Đề nghị bố trí vốn để cải tạo, nâng cấp Quốc lộ 37 đoạn Km 187+610-Km 209+00, với tổng kinh phí 574 tỷ đồng

Tuyên Quang

65.

Đề nghị không thu hồi số vốn ứng trước của Dự án Trường bn Quốc gia Khu vực 1 (TB1) là 398,11 tỷ đồng. Dự án Trường bắn Quốc gia Khu vực 1 thuộc dự án trọng điểm quốc phòng do Chính phủ trực tiếp chỉ đạo và giao một phần nhiệm vụ cho tỉnh Bắc Giang thực hiện công tác bồi thường GPMB, tái định cư di dân ra khỏi Trường bắn. Kinh phí cho công tác GPMB, tái định cư thuộc nhiệm vụ chi của ngân sách Trung ương, nằm ngoài khoản cân đối của Trung ương cho tỉnh

Bắc Giang

66.

Đề nghị hỗ trợ tỉnh 800 tỷ đồng để thực hiện Dự án tuyến đường ven biển Dung Quất - Sa Huỳnh, giai đoạn 2a (Tổng mức đầu tư dự án là 2.000 tỷ đồng, ngân sách tỉnh bố trí 1.200 tỷ đồng, đề nghị TW hỗ trợ 800 tỷ đồng)

Quảng Ngãi

67.

Trong điều kiện ngân sách tỉnh hiện nay đang rất khó khăn do đã sử dụng toàn bộ nguồn dự phòng ngân sách địa phương là 1.067 tỷ đồng giai đoạn 2016-2020 để khắc phục thiệt hại do cơn bão số 12 cuối năm 2017 gây ra, kính đề nghị Thủ tướng Chính phủ quan tâm, xem xét hỗ trợ từ nguồn ngân sách Trung ương để nhanh chóng khắc phục thiệt hại do mưa lũ gây ra, sớm khôi phục hoạt động sản xuất nông nghiệp và ổn định đời sống người dân

Khánh Hòa

68.

Đề nghị Trung ương sớm bổ sung 283,3 tỷ đồng từ nguồn NSTW để thanh quyết toán đối với dự án Hợp phần Di dân, tái định cư hồ chứa nước Nước Trong theo Kết luận của Thủ tướng Chính phủ tại Thông báo số 215/TB-VPCP ngày 11/6/2018

Quảng Ngãi

69.

Để tạo điều kiện giúp địa phương khắc phục tình trạng sạt lở và ổn định đời sống nhân dân theo tinh thần Nghị quyết số 76/NQ-CP ngày 18/6/2018 của Chính phủ, UBND tỉnh Ninh Thuận kính đề nghị Thủ tướng Chính phủ quan tâm, xem xét hỗ trợ Tỉnh 1.578 tỷ đồng để thực hiện 22 công trình chống sạt lở đê kè, bờ sông bờ biển cấp bách trên địa bàn tỉnh.

Ninh Thuận

70.

Hỗ trợ cho tỉnh trong việc đầu tư nâng cấp 03 đoạn đê biển có nguy cơ sạt lở cấp bách

Bạc Liêu

71.

Kiến nghị Chính phủ xem xét, bổ sung vốn để hoàn thành dứt điểm Dự án cải tạo, nâng cấp Quốc lộ 63 đoạn qua tỉnh Cà Mau (dài 2,5km, tổng mức đầu tư 520 tỷ đồng, từ cuối năm 2014 đến nay, tỉnh chỉ được Trung ương bố trí 151 tỷ đồng và đã giải ngân hết trong năm 2017, năm 2018 chưa được bố trí vốn; hiện nay, khối lượng thực hiện đạt khoảng 245 tỷ đồng, cần 283 tỷ đồng để hoàn thành dự án). Bổ sung vốn trái phiếu Chính phủ để hoàn thành Dự án đầu tư xây dựng tuyến đường trục chính Đông - Tây tỉnh Cà Mau đoạn từ QL1 đến cửa biển Gành Hào và cầu qua sông Cái Nai Khu kinh tế Năm Căn (khoảng 597 tỷ đồng). Đồng thời, hỗ trợ vốn đầu tư xây dựng cầu Sông Ông Đốc, thị trấn Sông Đốc, huyện Trần Văn Thời với tổng mức đầu tư khoảng 592 tỷ đồng. Hỗ trợ vốn đầu tư, nâng cấp điểm cuối đường Hồ Chí Minh trên biển đến đường Hồ Chí Minh trên bộ (khoảng 180 tỷ đồng)

Cà Mau

72.

Chương trình đầu tư hồ chứa nước sinh hoạt cho 4 huyện vùng cao của tỉnh Hà Giang là một Chương trình đặc biệt, đã góp phần giải quyết tình trạng thiếu nước nước sinh hoạt cho đồng bào một cách ổn định, lâu dài và bền vững; thể hiện sự quan tâm to lớn của Đảng và Chính phủ đối với người dân vùng cao núi đá, vùng sâu, vùng xa của tỉnh. Tuy nhiên số hộ được hưởng chỉ mới đáp ứng được khoảng 20% người dân có nước dùng vào mùa khô, việc tiếp tục xây dựng các hồ chứa nước sinh hoạt cho các huyện vùng cao rất cấp bách và là giải pháp hữu hiệu nhất do các huyện vùng cao. Đề nghị Thủ tướng Chính phủ, bộ ngành cần tiếp tục có chính sách hỗ trợ riêng, đặc thù để tỉnh Hà Giang tiếp tục triển khai (nhu cầu hiện nay cần đầu tư khoảng 266 hồ, kinh phí dự kiến 1.995 tỷ đồng)

Hà Giang

73.

Do ảnh hưởng của cơn bão số 03 và 04 năm 2018, một số địa phương trên địa bàn tỉnh bị sạt lở nghiêm trọng, đặc biệt là một số khu vực trên địa bàn huyện Tu Mơ Rông đã bị sạt lở và đang có nguy cơ sạt lở cao tại xã Tê Xăng, xã Tu Mơ Rông và xã Đăk Rơ Ông cần phải di dời, bố trí tái định cư khẩn cấp cho một số điểm dân cư trên địa bàn huyện. Do đó, đề nghị xem xét, hỗ trợ từ nguồn dự phòng ngân sách Trung ương và các nguồn vốn khác để địa phương sớm triển khai thực hiện nhằm ổn định cuộc sống của Nhân dân

Kon Tum

74.

Đề nghị Chính phủ quan tâm, có ý kiến với UBTVQH xem xét, đưa Bình Định vào đối tượng được hỗ trợ từ nguồn vốn của Trung ương cho vấn đề khắc phục hậu quả thiên tai, chống sạt lở các tuyến đê sông, đê biển...

Bình Định

75.

Đề nghị tiếp tục tăng cường nguồn vốn hỗ trợ của Trung ương để các tỉnh vùng Đồng bằng sông Cửu Long đầu tư xử lý các điểm sạt lở cấp bách bờ sông, bờ biển nhằm thực hiện Nghị quyết 120/NQ-CP ngày 17/11/2017 của Chính phủ về phát triển bền vững vùng Đồng bằng sông Cửu Long; sớm có chủ trương cho phép triển khai Dự án nâng cấp hệ thống đê biển, đê sông toàn tuyến cho địa bàn huyện Tân Phú Đông để phòng chống triều cường, nước biển dâng; thống nhất cho Tiền Giang thực hiện các thủ tục đầu tư Dự án Chống xói lở, gây bồi và trồng cây chắn sóng bảo vệ tuyến đê biển Gò Công (vay vốn ODA của Cơ quan Phát triển Pháp (AFD)

Tiền Giang

76.

Đề nghị tạo điều kiện để tỉnh tham gia vào các chương trình của Chính phủ về an sinh xã hội, bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu

Phú Yên

77.

Đề nghị hỗ trợ thành phố Đà Nẵng và tỉnh Quảng Nam đẩy nhanh tiến độ triển khai dự án khơi thông sông Cổ Cò và hệ thống hạ tầng dọc 2 bờ sông nhằm phát huy lợi thế, thúc đẩy phát triển du lịch đường sông và phát triển kinh tế - xã hội của 2 địa phương

TP Đà Nẵng

78.

Về dự án khai thác và tuyển quặng mỏ sắt Thạch Khê; đề nghị sớm xem xét quyết định dừng (kết thúc) dự án để địa phương tập trung giải quyết tồn đọng, điều chỉnh định hướng phát triển Quy hoạch tổng thể đến năm 2020 và lập Quy hoạch tỉnh giai đoạn 2021 - 2030

Hà Tĩnh

79.

Đề nghị sớm xem xét, hoàn chỉnh toàn bộ nút giao Dung Quất, kịp kết nối giao thông giữa đường cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi với đường Trì Bình - cảng Dung Quất, nhằm phát huy hiệu quả sử dụng đường cao tốc với kết nối, phát triển Khu Kinh tế Dung Quất

Quảng Ngãi

80.

Xem xét điều chỉnh lại quy định về chi phí lập hồ sơ mời thầu, đánh giá hồ sơ dự thầu, thẩm định hồ sơ mời thầu và kết quả lựa chọn nhà thầu được quy định tại Quyết định số 79/QĐ-BXD ngày 15/2/2017 cho thống nhất với quy định nêu tại Nghị định số 63/2014/NĐ-CP ngày 26/6/2016

Hòa Bình

81.

Đề nghị cho phép ký Hiệp định vay vốn ODA từ Quỹ Hợp tác phát triển kinh tế của Hàn Quốc (EDCF) cho Dự án Bệnh viện đa khoa Hải Phòng, đồng thời bổ sung Dự án vào Kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2016 - 2020 của cả nước. Hiện Dự án đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chủ trương đầu tư tại Quyết định số 103/QĐ-TTg ngày 23/01/2017

Hải Phòng

82.

Về việc trình Quốc hội thông qua Luật Đầu tư công (sửa đổi), vì trong quá trình triển khai thực hiện Luật Đầu tư công năm 2014 và các văn bản hướng dẫn thi hành vẫn còn tồn tại nhiều hạn chế, vướng mắc. Một số quy định trong Luật Đầu tư công hiện nay khá cứng nhắc, hoặc chưa đầy đủ nên dẫn tới tình trạng các quy định đã không đáp ứng được yêu cầu của thực tiễn. Điển hình là trong công tác thẩm định, phê duyệt chủ trương đầu tư, quyết định đầu tư, thẩm định nguồn vốn và khả năng cân đối vốn, điều chỉnh dự án, điều chỉnh kế hoạch đầu tư, thủ tục đầu tư các công trình cấp bách về phòng, chống thiên tai; tiếp tục xem xét hướng dẫn tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc về: sửa đổi quy định về thanh toán chi phí chuẩn bị đầu tư (lập, thẩm định, phê duyệt thiết kế bản vẽ thi công,...); sửa đổi quy định về nợ đọng xây dựng cơ bản (các chủ đầu tư có thể thực hiện, nghiệm thu khối lượng lớn hơn không quá 20-30% vốn bố trí kế hoạch hàng năm và đảm bảo không vượt quá kế hoạch trung hạn); sửa đổi tiêu chí phân loại dự án theo hướng không tính phần đền bù, giải phóng mặt bằng trong tổng mức đầu tư dự án; bổ sung quy định về thẩm quyền của Thường trực HĐND các cấp hoặc cho phép HĐND các cấp được ủy quyền cho Thường trực HĐND cùng cấp trong việc giải quyết các vấn đề phát sinh liên quan đến lĩnh vực đầu tư công giữa hai kỳ họp

TPHCM, Cần Thơ, Nam Định, Thanh Hóa, Bình Dương