Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
BỘ THÔNG TIN VÀ | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 664/BTTTT-VP | Hà Nội, ngày 01 tháng 3 năm 2023 |
Kính gửi: Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Yên Bái
Bộ Thông tin và Truyền thông nhận được kiến nghị của cử tri tỉnh Yên Bái do Văn phòng Chính phủ chuyển đến theo công văn số 176/VPCP-QHĐP ngày 10/01/2023 về kiến nghị của cử tri sau kỳ họp thứ 4, Quốc hội khóa XV nội dung kiến nghị như sau:
Thời gian qua, hiện tượng những người nổi tiếng như: diễn viên, ca sỹ hoặc mạo danh bác sĩ quân y về hưu... tham gia quảng cáo, bán các loại thuốc tây, thuốc nam, thực phẩm chức năng... trên các trang mạng xã hội nhưng chất lượng không giống như quảng cáo khiến không ít người tiêu dùng “tiền mất tật mang”, nguy hại sức khỏe và tính mạng, còn đối tượng lừa đảo thì thu lợi trái phép hàng tỷ đồng gây bức xúc, hoang mang cho người dân. Cử tri kiến nghị Chính phủ chỉ đạo các bộ, ngành liên quan sớm có giải pháp để khắc phục tình trạng trên.
Sau khi nghiên cứu, Bộ Thông tin và Truyền thông (TTTT) có ý kiến trả lời như sau:
Hoạt động quảng cáo tại Việt Nam hiện nay được điều chỉnh bởi các quy định tại Luật Quảng cáo, Nghị định số 181/2013/NĐ-CP ngày 14/11/2023 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Quảng cáo và Nghị định số 70/2021/NĐ-CP ngày 20/7/2021 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 181 /2013/NĐ-CP và các quy định pháp luật chuyên ngành. Một số quảng cáo các sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ đặc biệt như thuốc, thực phẩm bảo vệ sức khỏe là các sản phẩm liên quan đến sức khỏe và tính mạng con người, chỉ thực hiện sau khi được cơ quan nhà nước có thẩm quyền (Bộ Y tế) xác nhận nội dung quảng cáo. Đối với việc quảng cáo thực phẩm chức năng, phải có giấy xác nhận nội dung quảng cáo do Cục An toàn thực phẩm - Bộ Y tế cấp.
Hiện nay, Bộ TTTT đang phối hợp với Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch xây dựng Quy trình xử lý người hoạt động trong lĩnh vực nghệ thuật (ca sỹ, nghệ sỹ...) vi phạm pháp luật, vi phạm quy tắc ứng xử (phát tán, lan truyền tin giả, quảng cáo sai sự thật, vi phạm thuần phong mỹ tục...) theo hướng: cấm biểu diễn, cấm sóng, cấm mạng (hạn chế biểu diễn, hạn chế phát sóng, đăng tải, sử dụng hình ảnh trên Đài phát thanh truyền hình, trên môi trường mạng (trang tin, mạng xã hội)).
Ngoài ra, Bộ TTTT đã thực hiện nhiều biện pháp để xử lý các hoạt động quảng cáo, như:
- Thực hiện hoàn thiện cơ chế chính sách, pháp luật về quảng cáo với việc trình Chính phủ ban hành Nghị định số 70/2021/NĐ-CP ngày 20/7/2021 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 181/2013/NĐ-CP ngày 14/11/2013 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Quảng cáo, trong đó bổ sung các quy định về quảng cáo xuyên biên giới như: Bộ TTTT là đầu mối quản lý các hoạt động quảng cáo trực tuyến trong đó có quảng cáo xuyên biên giới; doanh nghiệp nước ngoài cung cấp dịch vụ quảng cáo xuyên biên giới phải tuân thủ quy định về quảng cáo như doanh nghiệp trong nước; phải gỡ bỏ quảng cáo vi phạm trong vòng 24 giờ theo yêu cầu; yêu cầu người kinh doanh dịch vụ quảng cáo trong và ngoài nước phải cung cấp giải pháp kỹ thuật kiểm tra, loại bỏ quảng cáo vi phạm; bổ sung chế tài xử lý trong trường hợp doanh nghiệp nước ngoài không tuân thủ luật pháp Việt Nam về quảng cáo.
- Tăng cường công tác phối hợp xử lý vi phạm: Bộ TTTT phối hợp chặt chẽ với các cơ quan nhà nước có thẩm quyền (như Cục An toàn thực phẩm, Thanh tra Bộ Y tế) nhằm xác định chủ thể, hành vi vi phạm về quảng cáo thuốc, thực phẩm bảo vệ sức khỏe để kịp thời xử lý; chuyển Cục An toàn thông tin và Trung tâm Internet Việt Nam, Bộ TTTT ngăn chặn, xử lý website quảng cáo thực phẩm, bảo vệ sức khỏe vi phạm; đề xuất bổ sung chế tài xử lý vi phạm quảng cáo tại Nghị định số 129/2021/NĐ-CP.
- Yêu cầu cơ quan báo chí, tổ chức, doanh nghiệp thiết lập mạng xã hội, trang thông tin điện tử tổng hợp, doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ quảng cáo của Việt Nam rà soát toàn bộ hoạt động hợp tác với các mạng lưới quảng cáo xuyên biên giới; không để tái diễn tình trạng quảng cáo vi phạm; triển khai các biện pháp cần thiết để kiểm duyệt chặt chẽ nội dung, vị trí, ngôn ngữ quảng cáo, nhất là đường link quảng cáo đăng phát trên nền tảng của mình; có thỏa thuận với các mạng lưới quảng cáo xuyên biên giới tuân thủ các quy định của pháp luật Việt Nam về quảng cáo; cân nhắc dừng hợp tác với các mạng lưới quảng cáo xuyên biên giới không thực hiện.
- Tổ chức họp và chấn chỉnh hoạt động của các doanh nghiệp nước ngoài kinh doanh dịch vụ mạng lưới quảng cáo (Ad Network) tại Việt Nam, yêu cầu các Ad Network cam kết bằng văn bản và có giải pháp không để tái diễn tình trạng đăng, phát quảng cáo vi phạm pháp luật trên mạng lưới quảng cáo của mình.
- Yêu cầu Facebook và Google ngăn chặn các quảng cáo vi phạm trên mạng xã hội Facebook và Google. Trong các cuộc họp giữa 2 bên, thường xuyên cảnh báo Facebook, Google về tình trạng vi phạm và yêu cầu 2 đơn vị này thực hiện các quy định của pháp luật Việt Nam về quảng cáo; có văn bản yêu cầu chi tiết về điều kiện quảng cáo; không cho phép quảng cáo các loại thuốc, thực phẩm bảo vệ sức khỏe, mỹ phẩm, cơ sở khám chữa bệnh... chưa được Bộ Y tế cấp phép; phối hợp xử lý các trường hợp quảng cáo vi phạm như khóa kênh, chặn link quảng cáo .... Bộ TTTT cũng phối hợp với Google xây dựng các thuật toán AI nhận biết về quảng cáo sai sự thật, thổi phồng công dụng của các loại thuốc giả, thực phẩm chức năng để ngăn chặn triệt để các quảng cáo sai sự thật về thuốc thực phẩm chức năng trên nền tảng Youtube của Google.
Đối với quảng cáo trên truyền hình, Bộ TTTT kiểm soát chặt chẽ đối với việc thực hiện nghiêm túc Giấy phép sản xuất kênh truyền hình, kênh phát thanh, trong đó có quy định chặt về tỷ lệ thời lượng quảng cáo theo Luật Quảng cáo; Thường xuyên theo dõi, nhắc nhở, phối hợp Bộ ngành, Sở TTTT quản lý hoạt động của các Đài phát thanh truyền hình trong công tác quảng cáo. Có văn bản đề nghị Bộ Y tế và Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn theo dõi, giám sát hoạt động quảng cáo trên truyền hình đối với các sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ do các đơn vị chức năng của 2 Bộ cấp phép; nếu phát hiện vi phạm thì cung cấp thông tin để Bộ TTTT kịp thời nhắc nhở, xử lý theo quy định. Hiện nay, các Bộ đã thành lập các đầu mối liên hệ để xử lý kịp thời các quảng cáo sai sự thật.
Trên đây là nội dung trả lời của Bộ Thông tin và Truyền thông đối với kiến nghị của cử tri tỉnh Yên Bái, trân trọng gửi tới Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Yên Bái để trả lời cử tri./.
| BỘ TRƯỞNG |
- 1Chỉ thị 15/CT-UBND năm 2022 tăng cường quản lý nhà nước về hoạt động quảng cáo trên địa bàn tỉnh Bình Định
- 2Công văn 286/BYT-QLD năm 2023 về tăng cường công tác quản lý, chấn chỉnh hoạt động quảng cáo, kinh doanh thuốc qua các mạng xã hội do Bộ Y tế ban hành
- 3Công văn 10/BTTTT-VP năm 2023 về quản lý hoạt động quảng cáo và tăng cường công tác kiểm soát, giám sát chất lượng thuốc, giá thuốc trước khi quảng cáo do Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành
- 4Công văn 670/BTTTT-VP năm 2023 về giải pháp ngăn chặn, kiểm tra và chấn chỉnh các nội dung quảng cáo, thông tin không đúng sự thật; xử lý nghiêm các hành vi vi phạm do Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành
- 5Thông tư 04/2023/TT-BVHTTDL quy định định mức kinh tế - kỹ thuật cho lập và điều chỉnh quy hoạch quảng cáo ngoài trời do Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành
- 6Công văn 3299/BTTTT-VP năm 2023 trả lời kiến nghị của cử tri tỉnh Kiên Giang gửi tới trước kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XV do Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành
- 1Luật Quảng cáo 2012
- 2Nghị định 181/2013/NĐ-CP hướng dẫn Luật quảng cáo
- 3Nghị định 70/2021/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 181/2013/NĐ-CP hướng dẫn Luật Quảng cáo
- 4Nghị định 129/2021/NĐ-CP sửa đổi các Nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực du lịch; thể thao; quyền tác giả, quyền liên quan; văn hóa và quảng cáo
- 5Chỉ thị 15/CT-UBND năm 2022 tăng cường quản lý nhà nước về hoạt động quảng cáo trên địa bàn tỉnh Bình Định
- 6Công văn 286/BYT-QLD năm 2023 về tăng cường công tác quản lý, chấn chỉnh hoạt động quảng cáo, kinh doanh thuốc qua các mạng xã hội do Bộ Y tế ban hành
- 7Công văn 10/BTTTT-VP năm 2023 về quản lý hoạt động quảng cáo và tăng cường công tác kiểm soát, giám sát chất lượng thuốc, giá thuốc trước khi quảng cáo do Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành
- 8Công văn 670/BTTTT-VP năm 2023 về giải pháp ngăn chặn, kiểm tra và chấn chỉnh các nội dung quảng cáo, thông tin không đúng sự thật; xử lý nghiêm các hành vi vi phạm do Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành
- 9Thông tư 04/2023/TT-BVHTTDL quy định định mức kinh tế - kỹ thuật cho lập và điều chỉnh quy hoạch quảng cáo ngoài trời do Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành
- 10Công văn 3299/BTTTT-VP năm 2023 trả lời kiến nghị của cử tri tỉnh Kiên Giang gửi tới trước kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XV do Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành
Công văn 664/BTTTT-VP năm 2023 về hoạt động quảng cáo do Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành
- Số hiệu: 664/BTTTT-VP
- Loại văn bản: Công văn
- Ngày ban hành: 01/03/2023
- Nơi ban hành: Bộ Thông tin và Truyền thông
- Người ký: Nguyễn Mạnh Hùng
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 01/03/2023
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra