Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
BỘ THÔNG TIN VÀ | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 10/BTTTT-VP | Hà Nội, ngày 04 tháng 01 năm 2023 |
Kính gửi: Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Ninh Bình
Bộ Thông tin và Truyền thông (TT&TT) nhận được kiến nghị của cử tri tỉnh Ninh Bình do Ban Dân nguyện chuyển đến theo Công văn số 1418/BDN ngày 07/11/2022, nội dung kiến nghị như sau:
Câu 1: Hiện nay, tình trạng các sản phẩm dược liệu, thuốc chữa bệnh, thực phẩm chức năng đăng quảng cáo tràn lan trên các phương tiện thông tin đại chúng, trên Internet, trang mạng xã hội... Cử tri kiến nghị các ngành chức năng quản lý chặt chẽ hoạt động quảng cáo và tăng cường công tác kiểm soát, giám sát chất lượng thuốc, giá thuốc trước khi cho quảng cáo để đảm bảo an toàn cho người sử dụng.
Sau khi nghiên cứu, Bộ TT&TT có ý kiến trả lời như sau:
Hoạt động quảng cáo trên trang thông tin điện tử, mạng xã hội cần tuân thủ quy định tại Luật Quảng cáo, Nghị định số 181/2013/NĐ-CP ngày 14/11/2013 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Quảng cáo, Nghị định số 70/2021/NĐ-CP ngày 20/7/2021 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 181/2013/NĐ-CP và các quy định pháp luật chuyên ngành. Quảng cáo các sản phẩm, hàng hóa đặc biệt, có ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe và tính mạng con người như thuốc, thực phẩm bảo vệ sức khỏe chỉ thực hiện sau khi được cơ quan nhà nước có thẩm quyền (Bộ Y tế) xác nhận nội dung quảng cáo.
Gần đây, trên môi trường mạng xuất hiện nhiều quảng cáo sản phẩm thực phẩm “thần y”, “thần dược”, thổi phồng công dụng, tính năng sản phẩm, hoặc quảng cáo sản phẩm tiêu dùng thiếu, kém chất lượng... Bộ TT&TT đã nắm bắt được thực trạng này và thực hiện nhiều biện pháp chấn chỉnh trong phạm vi nhiệm vụ và quyền hạn:
- Tổ chức họp và chấn chỉnh hoạt động của các doanh nghiệp nước ngoài kinh doanh dịch vụ mạng lưới quảng cáo xuyên biên giới vào Việt Nam, của mạng xã hội nước ngoài như Facebook, Google, yêu cầu kiểm duyệt chặt chẽ việc quảng cáo thuốc, thực phẩm bảo vệ sức khỏe cần có giấy xác nhận nội dung quảng cáo, nội dung quảng cáo phải phù hợp với giấy xác nhận đã được cấp và có giải pháp không để tái diễn tình trạng đăng, phát quảng cáo vi phạm pháp luật trên mạng lưới quảng cáo, nền tảng của mình. Đối với Facebook và Google, yêu cầu phối hợp xử lý các trường hợp quảng cáo vi phạm như khóa quảng cáo trên kênh vi phạm, ngăn chặn nội dung quảng cáo vi phạm.
- Yêu cầu cơ quan báo chí, tổ chức, doanh nghiệp thiết lập mạng xã hội, trang thông tin điện tử tổng hợp, doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ quảng cáo của Việt Nam rà soát toàn bộ hoạt động hợp tác với các mạng lưới quảng cáo xuyên biên giới; không để tái diễn tình trạng quảng cáo vi phạm; triển khai các biện pháp cần thiết để kiểm duyệt chặt chẽ nội dung, vị trí quảng cáo, nhất là đường link quảng cáo đăng phát trên nền tảng của mình; có thỏa thuận với các mạng lưới quảng cáo xuyên biên giới tuân thủ các quy định của pháp luật Việt Nam về quảng cáo; cân nhắc dừng hợp tác với các mạng lưới quảng cáo xuyên biên giới không thực hiện.
- Phối hợp chặt chẽ với các đơn vị chức năng của Bộ Y tế - cơ quan cấp giấy xác nhận nội dung quảng cáo cho thuốc, thực phẩm bảo vệ sức khỏe - trong việc xác minh sự phù hợp của nội dung quảng cáo thực tế so với nội dung được cơ quan nhà nước cho phép, qua đó có thể nhận diện chính xác hành vi vi phạm trong lĩnh vực này; cung cấp cho Thanh tra Bộ Y tế thông tin về chủ thể thực hiện hành vi vi phạm về quảng cáo thuốc, thực phẩm bảo vệ sức khỏe để kịp thời xử lý; chuyển đơn vị chuyên môn ngăn chặn, xử lý website quảng cáo thực phẩm, bảo vệ sức khỏe vi phạm.
Vi phạm trên mạng Internet nói chung và vi phạm trong hoạt động quảng cáo sản phẩm thuốc, thực phẩm bảo vệ sức khỏe có khả năng trị “bách bệnh” nói riêng có diễn biến ngày càng phức tạp do các yếu tố khách quan như sự thay đổi nhanh chóng của phương tiện quảng cáo, thuật toán quảng cáo và tình trạng phụ thuộc vào các mạng lưới quảng cáo, nền tảng mạng xã hội nước ngoài... Nhưng quan trọng hơn là do yếu tố chủ quan khi người quảng cáo cố tình đăng tải nội dung quảng cáo vi phạm trên môi trường mạng mà cơ quan chức năng rất khó có thể xác định chính xác đối tượng quảng cáo. Do đó, cần sự phối hợp chặt chẽ của Bộ TT&TT, Bộ Y tế, cơ quan an ninh điều tra, cơ quan quản lý thị trường tại địa phương để xử lý đồng bộ trong thời gian sớm nhất.
Câu 2: Trên các trang mạng xã hội như Zalo, Facebook đã xuất hiện những tin, bài đăng sai sự thật, hình ảnh thiếu văn hóa, gây phản cảm, làm ảnh hưởng đến giá trị văn hóa của dân tộc ta. Cử tri đề nghị có giải pháp quản lý chặt chẽ các hoạt động trên mạng xã hội; ban hành chế tài xử lý đủ sức răn đe đối với những hành vi vi phạm để công tác quản lý Internet nói chung và mạng xã hội nói riêng đi vào nền nếp, góp phần gìn giữ nét đẹp văn hóa truyền thống của dân tộc Việt Nam.
Sau khi nghiên cứu, Bộ TT&TT có ý kiến trả lời như sau:
Hiện nay, thông tin trên môi trường số ở nước ta chủ yếu nằm trong hai nhóm chính như sau:
Thứ nhất, là thông tin do tổ chức, cá nhân trong nước cung cấp, có nguồn gốc rõ ràng, được Bộ TT&TT cấp phép/hoặc không phải cấp phép hoạt động. Các trang này phần lớn đều tuân thủ quy định của pháp luật hiện hành của Việt Nam.
Thứ hai, là thông tin từ các trang tin không rõ nguồn gốc, có tên miền quốc tế, đặt máy chủ tại nước ngoài cung cấp thông tin bằng tiếng Việt; các mạng xã hội nước ngoài cung cấp xuyên biên giới vào Việt Nam, trong đó điển hình là Facebook, YouTube và TikTok. Đây là những mạng xã hội có lượng người Việt Nam sử dụng lớn nhất. Thông tin xấu, độc, chống phá Đảng, Nhà nước, các tài khoản ảo hầu hết đều xuất hiện trên các nền tảng này.
Với tính chất của hai loại thông tin trên môi trường mạng như trên, để khắc phục tình trạng này, Bộ TT&TT đã tập trung vào các giải pháp sau:
1. Hoàn thiện hệ thống pháp luật liên quan:
- Bổ sung các phương án xử lý các hành vi vi phạm trên môi trường mạng tại Nghị định số 15/2020/NĐ-CP ngày 03/02/2020 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bưu chính, viễn thông, tần số vô tuyến điện, công nghệ thông tin và giao dịch điện tử và Nghị định số 14/2022/NĐ-CP ngày 27/01/2022 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 15/2020/NĐ-CP và Nghị định số 119/2020/NĐ-CP.
- Quy định trách nhiệm của các tổ chức cung cấp dịch vụ xuyên biên giới vào Việt Nam trong việc phối hợp với cơ quan quản lý để loại bỏ nội dung thông tin vi phạm theo quy định tại Thông tư số 38/2016/TT-BTTTT ngày 26/12/2016 quy định chi tiết việc cung cấp thông tin công cộng qua biên giới.
- Quy định về các hành vi đưa thông tin sai sự thật và thông tin gây phương hại đến an ninh quốc gia, an ninh chính trị và an toàn xã hội là những hành vi bị nghiêm cấm quy định tại Điều 9 Luật Báo chí ngày 05/4/2016; Điều 5 Nghị định số 72/2013/NĐ-CP ngày 15/7/2013 về quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ Internet và thông tin trên mạng.
- Trình Chính phủ ban hành Nghị định số 70/2021/NĐ-CP ngày 20/7/2021 trong đó bổ sung các quy định về quảng cáo xuyên biên giới như: Bộ TT&TT là đầu mối quản lý các hoạt động quảng cáo trực tuyến trong đó có quảng cáo xuyên biên giới; Doanh nghiệp nước ngoài cung cấp dịch vụ quảng cáo xuyên biên giới phải tuân thủ quy định về quảng cáo như doanh nghiệp trong nước; phải gỡ bỏ quảng cáo vi phạm trong vòng 24 giờ theo yêu cầu; Yêu cầu người kinh doanh dịch vụ quảng cáo trong và ngoài nước phải cung cấp giải pháp kỹ thuật kiểm tra, loại bỏ quảng cáo vi phạm; Bổ sung chế tài xử lý trong trường hợp doanh nghiệp nước ngoài không tuân thủ luật pháp Việt Nam về quảng cáo.
- Xây dựng Nghị định sửa đổi Nghị định 72/2013/NĐ-CP, Bộ đã bổ sung nhiều quy định quản lý mạng xã hội trong nước và nước ngoài cụ thể như sau: Bổ sung các quy định điều chỉnh hoạt động của các nền tảng xuyên biên giới như: Yêu cầu các mạng xã hội trong nước và mạng xã hội xuyên biên giới phải định danh người dùng và cung cấp thông tin định danh người dùng cho cơ quan chức năng khi có yêu cầu; Chỉ các tài khoản đã được định danh (xác thực tài khoản với tên thật và số điện thoại) mới được viết bài, bình luận, sử dụng tính năng livestream; Chủ mạng xã hội chịu trách nhiệm về việc định danh người dùng, quản lý nội dung livestream, có trách nhiệm gỡ bỏ ngay trong vòng 3 giờ khi có yêu cầu; các mạng xã hội xuyên biên giới chỉ cho phép các kênh/tài khoản đã đăng ký với Bộ TT&TT mới được cung cấp dịch vụ có phát sinh doanh thu...
2. Tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng để nâng cao nhận thức người dân để chủ động phòng tránh tin giả, tin sai sự thật, đồng thời áp dụng các quy tắc ứng xử phù hợp trên mạng:
- Tăng cường chỉ đạo, định hướng các cơ quan báo, đài trung ương và địa phương tuyên truyền mạnh mẽ các chủ trương, chính sách, của Đảng, Chính phủ, chính quyền địa phương nhằm tạo sự đồng thuận xã hội.
- Phổ biến Bộ Quy tắc ứng xử trên mạng xã hội cho các nhà cung cấp dịch vụ và người sử dụng mạng xã hội tại Việt Nam, nhằm nâng cao nhận thức và hành vi ứng xử trên mạng xã hội của người dân, giúp người sử dụng có thể nhận biết và cảnh giác hơn với các thông tin giả mạo, sai sự thật.
- Đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền phản bác các luận điệu sai trái của các thế lực thù địch thông qua việc duy trì hiệu quả cơ chế Hội nghị cung cấp thông tin cho báo chí về công tác nhân quyền và thông tin đối ngoại định kỳ hằng tháng.
- Đặt hàng các cơ quan báo chí tuyên truyền đẩy mạnh phát triển văn hóa, con người Việt Nam ra nước ngoài; đấu tranh phản bác những luận điệu sai trái làm xấu hình ảnh đất nước, con người Việt Nam.
3. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý và giám sát các nội dung thông tin trên môi trường mạng:
- Bộ TT&TT đã phối hợp với Ủy ban Nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tăng cường công tác quản lý, xử lý theo thẩm quyền được giao theo hướng: Nếu xác định được nhân thân đối tượng vi phạm trên địa bàn thì các địa phương chủ động xử lý đối tượng (xử phạt vi phạm hành chính); trong trường hợp đối tượng vi phạm nhiều lần, nghiêm trọng thì Sở TT&TT phối hợp với Công an tỉnh, thành phố củng cố chứng cứ để có thể xử lý ở mức cao hơn (xử phạt hình sự); Trong trường hợp không xác định được danh tính, nhân thân của đối tượng vi phạm, thì các địa phương phối hợp với Bộ TT&TT, Bộ Công an để có biện pháp ngăn chặn, xử lý phù hợp.
- Từ năm 2021 đến tháng 12/2022, Bộ TT&TT và các Sở TT&TT đã kiểm tra 141 vụ, thanh tra 10 vụ, ban hành 589 quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với các hành vi vi phạm trong hoạt động thông tin điện tử, mạng xã hội với tổng số tiền phạt 5.999.150.000 đồng.
- Bộ TT&TT vận hành “Trung tâm Giám sát an toàn không gian mạng quốc gia” để chủ động rà soát, phát hiện, đánh giá thông tin trên mạng và giám sát an toàn không gian mạng, triển khai các giải pháp kỹ thuật mới để ngăn chặn hiệu quả việc phát tán thông tin xấu, độc, ngăn chặn các hành vi tấn công mạng, lợi dụng mạng để thực hiện hành vi vi phạm pháp luật. Ngoài ra, Bộ TT&TT đã chỉ đạo, điều phối các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ viễn thông, Internet xử lý 100% các trang thông tin điện tử đưa thông tin xấu, độc, thiếu tính xác thực, sử dụng ngôn từ phản cảm, trái với thuần phong mỹ tục... khi nhận được đề nghị từ các cơ quan chức năng có thẩm quyền.
- Phối hợp với Bộ Quốc phòng, Bộ Công an và Ban Chỉ đạo 35 các Bộ, ngành Trung ương và địa phương triển khai rà quét, đánh giá xu hướng về các luồng thông tin được dư luận quan tâm, thông tin xấu độc.
4. Chủ động áp dụng các biện pháp kỹ thuật để ngăn chặn nguồn phát tán thông tin vi phạm:
Bộ TT&TT chỉ đạo các đơn vị chuyên môn xử lý các nguồn phát tán thông tin sai lệch, xuyên tạc, nói xấu, bôi nhọ, xúc phạm danh dự, nhân phẩm của tổ chức, cá nhân, thông tin phản cảm, vi phạm thuần phong mỹ tục Việt Nam, kêu gọi kích động biểu tình, chống phá nhà nước; thông tin độc hại với trẻ em; triển khai nhiều giải pháp đấu tranh đồng bộ về pháp lý, kinh tế, kỹ thuật nhằm buộc các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ xuyên biên giới (Facebook, Google, TikTok...) tuân thủ pháp luật Việt Nam. Bộ TT&TT phối hợp với các đơn vị chức năng kiên quyết, kiên trì triển khai đấu tranh quyết liệt, buộc các nền tảng xuyên biên giới, điển hình là Facebook, Google, Tiktok, Apple, Nextflix phải thực hiện ngăn chặn, gỡ bỏ những nội dung xấu độc, tin giả, tin sai sự thật, phản cảm.
5. Bộ TT&TT cũng đã đưa vào vận hành Trung tâm Xử lý tin giả tại tên miền www.tingia.gov.vn. Trung bình mỗi tháng Trung tâm tiếp nhận và xử lý hơn 400 phản ánh về tin giả của người dân, qua đó thực hiện xác minh và công bố các thông tin giả, tin sai sự thật và tin xác thực, tránh gây hoang mang dư luận trong nhân dân. Đồng thời, tổ chức tập huấn cho các địa phương, bộ, ngành về cách thức nhận biết, phát hiện tin giả, thông tin xấu độc trên môi trường mạng.
Trên đây là nội dung trả lời của Bộ TT&TT đối với kiến nghị của cử tri tỉnh Ninh Bình, trân trọng gửi tới Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Ninh Bình để trả lời cử tri./.
| BỘ TRƯỞNG |
- 1Công văn 4855/BTTTT-VP năm 2022 về biện pháp chấn chỉnh kịp thời tình trạng quảng cáo hiện nay do Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành
- 2Công văn 4837/BTTTT-VP năm 2022 về quản lý quảng cáo thuốc, thực phẩm chức năng trên mạng xã hội do Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành
- 3Công văn 664/BTTTT-VP năm 2023 về hoạt động quảng cáo do Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành
- 4Công văn 670/BTTTT-VP năm 2023 về giải pháp ngăn chặn, kiểm tra và chấn chỉnh các nội dung quảng cáo, thông tin không đúng sự thật; xử lý nghiêm các hành vi vi phạm do Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành
- 5Công văn 672/BTTTT-VP năm 2023 về kiểm soát chặt chẽ, chỉ cho phép quảng cáo thuốc đảm bảo chất lượng, đã được cơ quan chức năng công nhận do Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành
- 6Công văn 673/BTTTT-VP năm 2023 về kiểm soát chặt chẽ, chỉ cho phép quảng cáo thuốc đảm bảo chất lượng, đã được cơ quan chức năng công nhận do Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành
- 7Công văn 680/BTTTT-VP năm 2023 về tình trạng quảng cáo các dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh, quảng cáo thực phẩm chức năng trên một số trang thông tin điện tử, mạng xã hội do Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành
- 1Luật Quảng cáo 2012
- 2Nghị định 72/2013/NĐ-CP về quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ Internet và thông tin trên mạng
- 3Nghị định 181/2013/NĐ-CP hướng dẫn Luật quảng cáo
- 4Luật Báo chí 2016
- 5Thông tư 38/2016/TT-BTTTT quy định chi tiết về cung cấp thông tin công cộng qua biên giới do Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành
- 6Nghị định 15/2020/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bưu chính, viễn thông, tần số vô tuyến điện, công nghệ thông tin và giao dịch điện tử
- 7Nghị định 70/2021/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 181/2013/NĐ-CP hướng dẫn Luật Quảng cáo
- 8Nghị định 14/2022/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 15/2020/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bưu chính, viễn thông, tần số vô tuyến điện, công nghệ thông tin và giao dịch điện tử và Nghị định 119/2020/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động báo chí, hoạt động xuất bản
- 9Công văn 4855/BTTTT-VP năm 2022 về biện pháp chấn chỉnh kịp thời tình trạng quảng cáo hiện nay do Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành
- 10Công văn 4837/BTTTT-VP năm 2022 về quản lý quảng cáo thuốc, thực phẩm chức năng trên mạng xã hội do Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành
- 11Công văn 664/BTTTT-VP năm 2023 về hoạt động quảng cáo do Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành
- 12Công văn 670/BTTTT-VP năm 2023 về giải pháp ngăn chặn, kiểm tra và chấn chỉnh các nội dung quảng cáo, thông tin không đúng sự thật; xử lý nghiêm các hành vi vi phạm do Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành
- 13Công văn 672/BTTTT-VP năm 2023 về kiểm soát chặt chẽ, chỉ cho phép quảng cáo thuốc đảm bảo chất lượng, đã được cơ quan chức năng công nhận do Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành
- 14Công văn 673/BTTTT-VP năm 2023 về kiểm soát chặt chẽ, chỉ cho phép quảng cáo thuốc đảm bảo chất lượng, đã được cơ quan chức năng công nhận do Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành
- 15Công văn 680/BTTTT-VP năm 2023 về tình trạng quảng cáo các dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh, quảng cáo thực phẩm chức năng trên một số trang thông tin điện tử, mạng xã hội do Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành
Công văn 10/BTTTT-VP năm 2023 về quản lý hoạt động quảng cáo và tăng cường công tác kiểm soát, giám sát chất lượng thuốc, giá thuốc trước khi quảng cáo do Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành
- Số hiệu: 10/BTTTT-VP
- Loại văn bản: Công văn
- Ngày ban hành: 04/01/2023
- Nơi ban hành: Bộ Thông tin và Truyền thông
- Người ký: Nguyễn Mạnh Hùng
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 04/01/2023
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra