Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
BỘ THÔNG TIN VÀ | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 673/BTTTT-VP | Hà Nội, ngày 01 tháng 3 năm 2023 |
Kính gửi: Đoàn đại biểu Quốc hội thành phố Cần Thơ
Bộ Thông tin và Truyền thông nhận được kiến nghị của cử tri thành phố Cần Thơ do Ban Dân nguyện chuyển đến theo công văn số 2081/BDN ngày 30/12/2022 về kiến nghị của cử tri gửi tới sau kỳ họp thứ 4, Quốc hội khóa XV, nội dung kiến nghị như sau:
Cử tri phản ánh việc quảng cáo thuốc điều trị bệnh trên sóng truyền hình tràn lan, hiệu quả thật không như lời quảng cáo, gây hiểu nhầm, ảnh hưởng sức khỏe người sử dụng. Cử tri đề nghị Bộ Thông tin và Truyền thông phối hợp với Bộ Y tế và cơ quan chức năng kiểm soát chặt chẽ, chỉ cho phép quảng cáo thuốc đảm bảo chất lượng, đã được cơ quan chức năng công nhận nhằm bảo vệ sức khỏe nhân dân.
Sau khi nghiên cứu, Bộ Thông tin và Truyền thông (TTTT) có ý kiến trả lời như sau:
Hiện nay, các quy định của pháp luật về trách nhiệm kiểm duyệt nội dung quảng cáo trước khi đăng phát trên báo chí, phát thanh truyền hình đã tương đối đầy đủ, gồm:
- Tại Điều 13 Luật Báo chí quy định: Báo chí không bị kiểm duyệt trước khi in, truyền dẫn, phát sóng.
- Tại Điều 14 Luật Quảng cáo quy định: Quyền và nghĩa vụ của người phát hành quảng cáo (bao gồm cơ quan báo chí, Đài Phát thanh truyền hình (PTTH)): Kiểm tra các tài liệu liên quan đến điều kiện quảng cáo của tổ chức, cá nhân, sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ cần quảng cáo; chịu trách nhiệm trực tiếp về sản phẩm quảng cáo thực hiện trên phương tiện quảng cáo thuộc trách nhiệm quản lý của mình; yêu cầu thẩm định sản phẩm quảng cáo và thực hiện quyền và nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.
Nội dung quảng cáo một số sản phẩm hàng hóa do các cơ quan quản lý chuyên ngành chịu trách nhiệm. Ví dụ, các sản phẩm thuộc lĩnh vực y tế như thuốc, thực phẩm chức năng, mỹ phẩm... do Bộ Y tế quản lý, cấp phép. Đối với việc quảng cáo thực phẩm chức năng, phải có giấy xác nhận nội dung quảng cáo do Cục An toàn thực phẩm - Bộ Y tế cấp.
Như vậy, nội dung quảng cáo trên sản phẩm báo chí (kênh phát thanh truyền hình) được quản lý như các nội dung khác, do Tổng Giám đốc/Giám đốc các Đài PTTH chịu trách nhiệm nội dung quảng cáo trước khi đăng phát trên kênh chương trình của mình. Trước khi đăng phát quảng cáo, phải kiểm tra các tài liệu liên quan đến điều kiện quảng cáo của tổ chức, cá nhân, sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ cần quảng cáo; nội dung quảng cáo; hồ sơ, giấy phép của sản phẩm quảng cáo (nếu sản phẩm quảng cáo thuộc nhóm hàng hóa, dịch vụ phải được cấp phép quảng cáo theo pháp luật chuyên ngành).
Thời gian qua, Bộ TTTT theo chức năng, nhiệm vụ được quy định trong Luật Quảng cáo, là cơ quan quản lý nhà nước về quảng cáo trên báo chí, phát thanh truyền hình đã thực hiện các giải pháp nhằm kiểm soát chặt chẽ về quảng cáo trên truyền hình gồm:
- Thực hiện việc cấp Giấy phép sản xuất kênh truyền hình, kênh phát thanh, trong đó có quy định chặt về tỷ lệ thời lượng quảng cáo theo Luật Quảng cáo.
- Thường xuyên theo dõi, nhắc nhở, phối hợp Bộ, ngành, Sở TTTT quản lý hoạt động của các Đài PTTH.
+ Trong thời gian qua, Bộ TTTT đã kịp thời có chấn chỉnh, nhắc nhở các Đài PTTH trong giao ban báo chí hằng tuần; đồng thời có văn bản gửi Đài Truyền hình Việt Nam và các Đài PTTH yêu cầu rà soát, chấn chỉnh hoạt động quảng cáo trên sóng PTTH (rà soát, kiểm tra công tác tiếp nhận hồ sơ quảng cáo; kiểm soát chặt chẽ nội dung quảng cáo trước khi phát sóng, loại bỏ những quảng cáo có thể gây hiểu nhầm, không đúng thực chất, thổi phồng chức năng của sản phẩm, gây ảnh hưởng đến người tiêu dùng; bảo đảm nội dung quảng cáo phù hợp văn hóa, thuần phong mỹ tục Việt Nam).
+ Đối với những sản phẩm quảng cáo cần phải có giấy phép, giấy chứng nhận của Bộ chuyên ngành như Bộ Y tế, Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn để bảo đảm các sản phẩm, dịch vụ, hàng hóa được quảng cáo đúng sự thật, đảm bảo chất lượng, bảo vệ sức khỏe người dân, Bộ TTTT đã có văn bản đề nghị 2 Bộ này theo dõi, giám sát hoạt động quảng cáo trên truyền hình đối với các sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ do các đơn vị chức năng của 2 Bộ cấp phép; nếu phát hiện vi phạm thì cung cấp thông tin để Bộ TTTT kịp thời nhắc nhở, xử lý theo quy định. Hiện nay, các Bộ đã thành lập các đầu mối liên hệ để xử lý kịp thời các quảng cáo sai sự thật.
- Thực hiện xử phạt vi phạm hành chính theo thẩm quyền với các hoạt động quảng cáo có sai phạm của các Đài PTTH.
c) Những giải pháp trong thời gian tới
- Giải pháp tăng cường định hướng, chỉ đạo thông tin: Bộ TTTT sẽ tiếp tục tăng cường định hướng trong các cuộc giao ban báo chí về vấn đề quảng cáo; đề nghị các đài PTTH chủ động rà soát chặt chẽ những chương trình quảng cáo trên truyền hình theo quy định của pháp luật về quảng cáo và báo chí, loại bỏ những nội dung quảng cáo có thông tin gây hiểu nhầm cho người xem về tính năng, tác dụng của sản phẩm hàng hóa theo quy định của pháp luật về quảng cáo và báo chí; yêu cầu người đứng đầu cơ quan báo chí nêu cao vai trò, trách nhiệm của mình; tăng cường công tác kiểm soát nội dung, cơ chế quảng cáo đảm bảo thời gian, thời lượng quảng cáo theo quy định.
- Giải pháp về tăng cường công tác theo dõi, thanh, kiểm tra, phối hợp xử lý vi phạm:
+ Thường xuyên tổ chức theo dõi chuyên đề đối với các kênh đã cấp phép có nội dung quảng cáo, nhắc nhở chấn chỉnh, định hướng thường xuyên trong các giao ban tuần; nghiêm khắc xử phạt đối với hành vi vi phạm gây ảnh hưởng xấu đến xã hội.
+ Có kế hoạch trực tiếp kiểm tra hàng năm đối với các Đài PTTH có lượng khán giả lớn phủ sóng diện rộng cả nước và phối hợp chỉ đạo các Sở TTTT tham gia kiểm tra đối với các Đài PTTH có diện phủ sóng quy mô tỉnh, thành phố.
Để công tác quản lý nhà nước về quảng cáo trên phát thanh, truyền hình của Bộ TTTT được hiệu quả hơn nữa trong thời gian tới, đề nghị cử tri tiếp tục phối hợp, gửi ý kiến phản ánh, cung cấp thông tin về những sản phẩm quảng cáo cụ thể phát sóng trên Đài Truyền hình Việt Nam nói riêng, các Đài PTTH nói chung mà cử tri thấy phản cảm, không đúng sự thật... gửi về Bộ TTTT để Bộ kịp thời có biện pháp chấn chỉnh, xử lý theo đúng quy định của pháp luật
Trên đây là nội dung trả lời của Bộ Thông tin và Truyền thông đối với kiến nghị của cử tri thành phố Cần Thơ, trân trọng gửi tới Đoàn đại biểu Quốc hội thành phố Cần Thơ để trả lời cử tri./.
| BỘ TRƯỞNG |
- 1Công văn 4837/BTTTT-VP năm 2022 về quản lý quảng cáo thuốc, thực phẩm chức năng trên mạng xã hội do Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành
- 2Công văn 286/BYT-QLD năm 2023 về tăng cường công tác quản lý, chấn chỉnh hoạt động quảng cáo, kinh doanh thuốc qua các mạng xã hội do Bộ Y tế ban hành
- 3Công văn 10/BTTTT-VP năm 2023 về quản lý hoạt động quảng cáo và tăng cường công tác kiểm soát, giám sát chất lượng thuốc, giá thuốc trước khi quảng cáo do Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành
- 4Thông tư 04/2023/TT-BVHTTDL quy định định mức kinh tế - kỹ thuật cho lập và điều chỉnh quy hoạch quảng cáo ngoài trời do Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành
- 1Luật Quảng cáo 2012
- 2Luật Báo chí 2016
- 3Công văn 4837/BTTTT-VP năm 2022 về quản lý quảng cáo thuốc, thực phẩm chức năng trên mạng xã hội do Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành
- 4Công văn 286/BYT-QLD năm 2023 về tăng cường công tác quản lý, chấn chỉnh hoạt động quảng cáo, kinh doanh thuốc qua các mạng xã hội do Bộ Y tế ban hành
- 5Công văn 10/BTTTT-VP năm 2023 về quản lý hoạt động quảng cáo và tăng cường công tác kiểm soát, giám sát chất lượng thuốc, giá thuốc trước khi quảng cáo do Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành
- 6Thông tư 04/2023/TT-BVHTTDL quy định định mức kinh tế - kỹ thuật cho lập và điều chỉnh quy hoạch quảng cáo ngoài trời do Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành
Công văn 673/BTTTT-VP năm 2023 về kiểm soát chặt chẽ, chỉ cho phép quảng cáo thuốc đảm bảo chất lượng, đã được cơ quan chức năng công nhận do Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành
- Số hiệu: 673/BTTTT-VP
- Loại văn bản: Công văn
- Ngày ban hành: 01/03/2023
- Nơi ban hành: Bộ Thông tin và Truyền thông
- Người ký: Nguyễn Mạnh Hùng
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra