Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
TÒA ÁN NHÂN DÂN TỐI CAO | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 64/TANDTC-HTQT | Hà Nội, ngày 9 tháng 6 năm 2021 |
Kính gửi: | - Tòa án nhân dân cấp cao tại Hà Nội, Đà Nẵng và thành phố Hồ Chí Minh; |
Qua công tác nắm bắt tình hình, Tòa án nhân dân tối cao thấy rằng hiện nay, do tình hình dịch bệnh Covid-19 đã được cải thiện ở nhiều nước tại Châu Âu, Hoa Kỳ...nên hồ sơ tống đạt của Tòa án đang được gửi đến các nước này nhiều hơn so với năm 2020 theo các phương thức khác nhau như: thông qua Bộ Tư pháp, Cơ quan đại diện nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ở nước ngoài hoặc theo phương thức bưu chính. Để đạt được điều đó, các Tòa án đã có nhiều nỗ lực, ý thức cao trong việc lập, gửi hồ sơ tống đạt, ủy thác tư pháp.
Mặc dù vậy, vẫn có nhiều Tòa án còn chưa thực hiện đúng, đầy đủ các quy định của pháp luật khi lập, gửi hồ sơ theo các phương thức nêu trên cho đương sự ở nước ngoài. Từ đó, việc thực hiện tống đạt văn bản tố tụng cho đương sự bị chậm trễ do hồ sơ bị trả lại hoặc không thực hiện được do sai sót về địa chỉ...
Để hạn chế việc giải quyết vụ việc dân sự bị kéo dài do không thực hiện đúng quy định của pháp luật khi lập, gửi hồ sơ yêu cầu tống đạt, ủy thác tư pháp văn bản tố tụng ra nước ngoài, Tòa án nhân dân tối cao yêu cầu các Tòa án thực hiện thống nhất một số nội dung sau đây:
I. Đối với việc đề nghị Đại sứ quán nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ở nước ngoài tống đạt văn bản tố tụng
Khi Tòa án đề nghị Đại sứ quán nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ở nước ngoài (sau đây gọi tắt là Đại sứ quán) tống đạt văn bản tố tụng cho đương sự là công dân Việt Nam ở nước sở tại, Tòa án phải thực hiện đúng, đầy đủ quy trình quy định tại Thông tư liên tịch số 01/2019/TTLT-TANDTC-BNG ngày 05/12/2019 của Tòa án nhân dân tối cao và Bộ Ngoại giao “Quy định về trình tự, thủ tục phối hợp giữa Tòa án nhân dân và Cơ quan đại diện nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ở nước ngoài để thực hiện một số hoạt động tố tụng dân sự và tố tụng hành chính ở nước ngoài” (sau đây gọi tắt là TTLT số 01/2019).
Theo quy trình này, Tòa án phải chuyển trước chi phí tống đạt văn bản tố tụng cho Đại sứ quán. Sau khi nhận được chi phí và hồ sơ tống đạt, Đại sứ quán sử dụng chi phí đó để thanh toán tiền cước bưu chính gửi hồ sơ của Tòa án cho đương sự và gửi kết quả thực hiện tống đạt về Việt Nam cho Tòa án.
Vì vậy, trong quá trình phối hợp với Đại sứ quán thực hiện việc tống đạt văn bản tố tụng cho đương sự là công dân Việt Nam ở nước ngoài, các Tòa án cần lưu ý:
1. Trường hợp Tòa án đã thực hiện đúng, đầy đủ các quy trình quy định tại TTLT số 01/2019 khi đề nghị Đại sứ quán tống đạt văn bản tố tụng và đã quá 03 tháng, kể từ ngày Tòa án gửi hồ sơ tống đạt cho Đại sứ quán nhưng chưa nhận được kết quả tống đạt, thì Tòa án cần chủ động liên hệ qua thư điện tử hoặc có văn bản gửi Đại sứ quán. Đồng thời, Tòa án có văn bản gửi Tòa án nhân dân tối cao (thông qua Vụ Hợp tác quốc tế) đề nghị hỗ trợ. Trong văn bản, Tòa án cần nêu rõ thông tin cơ bản về hồ sơ (số, ngày thụ lý vụ việc, loại việc, họ tên, địa chỉ của đương sự ở nước ngoài cần được tống đạt), xác nhận đã chuyển chi phí tống đạt, thời gian đã chuyển hồ sơ cho Đại sứ quán. Trên cơ sở đó, Tòa án nhân dân tối cao có văn bản đề nghị Bộ Ngoại giao chỉ đạo Đại sứ quán sớm thực hiện các công việc cần thiết để gửi kết quả tống đạt văn bản tố tụng cho Tòa án.
Trường hợp Tòa án đã thực hiện như trên nhưng đến khi mở phiên tòa vẫn không nhận được kết quả tống đạt từ Đại sứ quán, thì sau khi hoãn phiên tòa, Tòa án lập văn bản đề nghị Đại sứ quán trả lời kết quả thực hiện việc tống đạt văn bản tố tụng theo quy định tại khoản 4 Điều 477 của Bộ luật tố tụng dân sự.
2. Trường hợp Tòa án chỉ chuyển hồ sơ tống đạt mà không chuyển trước chi phí tống đạt cho Đại sứ quán, thì việc tống đạt văn bản tố tụng cho đương sự theo đề nghị của Tòa án sẽ không được Đại sứ quán thực hiện. Trong trường hợp này, Tòa án bắt buộc phải thực hiện lại việc tống đạt văn bản tố tụng cho đương sự ở nước ngoài mà không được chờ kết quả tống đạt văn bản tố tụng từ Đại sứ quán.
Khi tống đạt lại văn bản tố tụng, Tòa án có thể tiếp tục đề nghị Đại sứ quán thực hiện hoặc áp dụng phương thức gửi theo đường bưu chính theo hướng dẫn tại Phần II của Công văn này.
II. Về việc tống đạt văn bản tố tụng cho đương sự ở nước ngoài theo đường bưu chính
1. Theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều 474 của Bộ luật tố tụng dân sự, Tòa án có thể tống đạt văn bản tố tụng cho đương sự ở nước ngoài, bao gồm công dân Việt Nam, người nước ngoài, cơ quan, tổ chức nước ngoài, theo đường bưu chính với điều kiện pháp luật của nước nơi đương sự có địa chỉ đồng ý với cách thức tống đạt này.
Để thuận tiện cho việc áp dụng quy định nêu trên của Bộ luật tố tụng dân sự, Tòa án nhân dân tối cao đã ban hành Công văn số 33/TANDTC-HTQT ngày 21/02/2017 và Công văn số 33/TANDTC-HTQT ngày 17/03/2021 cung cấp, cập nhật thông tin cho các Tòa án nhân dân cấp tỉnh, Tòa án nhân dân cấp cao về những nước phản đối và không phản đối cách thức tống đạt theo đường bưu chính.
2. Tòa án có thể áp dụng phương thức tống đạt theo đường bưu chính trong những trường hợp sau đây:
a) Tòa án đã thực hiện việc tống đạt văn bản tố tụng theo quy định của TTLT số 01/2019 hoặc ủy thác tư pháp cho nước ngoài thông qua Bộ Tư pháp nhưng xét thấy có khả năng hoặc trên thực tế việc nhận được kết quả thực hiện tống đạt từ Đại sứ quán, Bộ Tư pháp có chậm trễ, ảnh hưởng đến thời hạn giải quyết vụ việc.
Việc áp dụng thêm phương thức tống đạt theo đường bưu chính nhằm tạo điều kiện cho Tòa án nhận được kết quả tống đạt sớm hơn so với việc Tòa án đề nghị Đại sứ quán, cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài tống đạt. Kết quả tống đạt theo phương thức này có giá trị pháp lý như phương thức tống đạt thông qua Đại sứ quán hoặc phương thức ủy thác tư pháp thông qua Bộ Tư pháp;
b) Tòa án phải tống đạt lại văn bản tố tụng do không thực hiện đúng, đầy đủ quy định của TTLT số 01/2019. Tuy nhiên, trong trường hợp này, Tòa án cần xem xét các yếu tố: thời gian còn lại của thời hạn tố tụng, khả năng và thực tiễn nhận được kết quả tống đạt nêu tại điểm a Mục 2 trên đây để quyết định tống đạt theo phương thức bưu chính hoặc vẫn tiếp tục đề nghị Đại sứ quán tống đạt;
c) Tòa án không đề nghị Đại sứ quán hoặc ủy thác tư pháp cho cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài tống đạt văn bản tố tụng.
3. Tòa án tống đạt văn bản tố tụng cho đương sự ở nước ngoài theo đường bưu chính bằng dịch vụ bưu phẩm bảo đảm có gắn số hiệu để định vị, theo dõi quá trình chuyển phát.
Để nhận kết quả chuyển phát bưu phẩm, Tòa án đề nghị công ty bưu chính hướng dẫn cách sử dụng mã vận đơn hoặc mã bưu gửi (là dãy số hoặc tổ hợp dãy số cùng chữ cái in ở góc phải hoặc góc trái trên vận đơn hoặc phiếu bưu gửi) để tra cứu trực tuyến, in ra thông báo kết quả chuyển phát bưu phẩm.
Kết quả chuyển phát bưu chính có giá trị pháp lý xác nhận kết quả tống đạt văn bản tố tụng cho đương sự; là căn cứ để Tòa án xác định việc tống đạt văn bản tố tụng đã hoàn thành, đương sự đã nhận được văn bản tố tụng hoặc Tòa án phải tống đạt lại với lý do việc tống đạt không thực hiện được vì không đúng địa chỉ của đương sự, địa chỉ của đương sự thiếu chi tiết hoặc đương sự đã chuyển đến địa chỉ mới nhưng không rõ địa chỉ mới.
4. Tòa án không áp dụng phương thức tống đạt văn bản tố tụng theo đường bưu chính đối với đương sự có địa chỉ tại nước không thuộc danh sách được liệt kê tại Công văn số 33/TANDTC-HTQT ngày 17/3/2021 của Tòa án nhân dân tối cao, kể cả trường hợp Tòa án chưa nhận được kết quả tống đạt từ Đại sứ quán hoặc kết quả ủy thác tư pháp do nước đó thực hiện cho Tòa án.
Trong trường hợp này, Tòa án bắt buộc phải chờ kết quả tống đạt từ Đại sứ quán hoặc kết quả thực hiện ủy thác của nước ngoài gửi thông qua Bộ Tư pháp. Tuy nhiên, trong thời gian chờ, Tòa án cũng cần tích cực liên hệ với Đại sứ quán, Tòa án nhân dân tối cao, Bộ Tư pháp để thúc đẩy việc sớm có được kết quả thực hiện ủy thác tư pháp.
III. Về việc Tòa án ủy thác tư pháp cho cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài thực hiện việc tống đạt, thu thập chứng cứ
Khi ủy thác tư pháp cho cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài theo quy định tại Thông tư liên tịch số 12/2016/TTLT-BTP-BNG-TANDTC ngày 19/10/2016 của Bộ Tư pháp, Bộ Ngoại giao và Tòa án nhân dân tối cao “Quy định về trình tự, thủ tục tương trợ tư pháp trong lĩnh vực dân sự (sau đây gọi tắt là TTLT số 12/2016), Tòa án cần lưu ý:
1. Khi lập hồ sơ yêu cầu tống đạt văn bản tố tụng, Tòa án có thể gửi kèm trong hồ sơ bảng câu hỏi để đương sự tự trả lời và gửi văn bản trả lời trực tiếp cho Tòa án, trừ trường hợp Tòa án yêu cầu cơ quan có thẩm quyền của Nhật Bản tống đạt cho đương sự ở nước này.
2. Khi lập hồ sơ yêu cầu cơ quan có thẩm quyền của Nhật Bản tống đạt văn bản tố tụng, Tòa án không được gửi kèm bảng câu hỏi để hạn chế Nhật Bản trả lại hồ sơ với lý do bảng câu hỏi là yêu cầu thu thập chứng cứ nên không được gửi kèm yêu cầu tống đạt. Đối với những vấn đề mà Tòa án muốn đương sự ở Nhật Bản trả lời, cung cấp giấy tờ, tài liệu, chứng cứ, Tòa án phải lập thành một hồ sơ thu thập chứng cứ, trong đó yêu cầu ủy thác thu thập chứng cứ được lập theo Mẫu 2A ban hành kèm theo TTLT số 12/2016.
3. Trước đây, cơ quan có thẩm quyền của Hoa Kỳ xác định bảng câu hỏi tại Mục 1 Phần III nêu trên là yêu cầu thu thập chứng cứ nên Tòa án phải tách ra khỏi hồ sơ yêu cầu tống đạt để lập thành hồ sơ yêu cầu thu thập chứng cứ. Tuy nhiên, hiện nay, Hoa Kỳ đồng ý cho Tòa án Việt Nam gửi kèm bảng câu hỏi trong hồ sơ yêu cầu tống đạt văn bản tố tụng. Do đó, Tòa án không cần phải tách hồ sơ mà có thể gửi kèm bảng câu hỏi trong hồ sơ yêu cầu tống đạt văn bản tố tụng cho đương sự ở Hoa Kỳ.
4. Khi cần tống đạt văn bản tố tụng, thu thập chứng cứ đối với đương sự ở Lãnh thổ Đài Loan, thì trong văn bản tố tụng và Văn bản yêu cầu ủy thác lập theo Mẫu 2A ban hành kèm theo TTLT số 12/2016, Tòa án chỉ ghi “Lãnh thổ Đài Loan” mà không phải ghi: “Lãnh thổ Đài Loan (Trung Quốc) hoặc Đài Loan (Trung Quốc)”. Cùng với đó, khi dịch hồ sơ, Tòa án yêu cầu tổ chức dịch thuật chỉ dịch: “Lãnh thổ Đài Loan”, không dịch thành: “Lãnh thổ Đài Loan (Trung Quốc) hoặc Đài Loan (Trung Quốc)”.
IV. Về chi phí ủy thác tư pháp ra nước ngoài
1. Theo quy định của Hiệp định/Thỏa thuận tương trợ tư pháp giữa Việt Nam với 18 nước, vùng lãnh thổ sau đây: An-giê-ri, Bê-la-rút, Ba Lan, Bun-ga-ri, Cu Ba, Cam-pu-chia, Ca-dắc-xtan, Lãnh thổ Đài Loan, Hung-ga-ri, Lào, Mông Cổ, Nga, Pháp, Séc, Triều Tiên, Trung Quốc, U-crai-na, Xlô-va-ki-a, thì hai bên thực hiện miễn phí cho nhau các yêu cầu tương trợ tư pháp. Cùng với đó, theo quy định của Công ước tống đạt ra nước ngoài giấy tờ tư pháp và ngoài tư pháp trong lĩnh vực dân sự hoặc thương mại (sau đây gọi tắt là Công ước tống đạt giấy tờ) mà Việt Nam là thành viên, thì nước thành viên được yêu cầu tống đạt thực hiện miễn phí yêu cầu tống đạt của nước thành viên khác, trừ một số trường hợp đặc biệt.
2. Tòa án không được yêu cầu đương sự nộp 03 triệu đồng tiền tạm ứng chi phí ủy thác tư pháp cho Cục thi hành án dân sự theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều 7 của TTLT số 12/2016 nếu Tòa án ủy thác tống đạt, thu thập chứng cứ cho một trong 18 nước và vùng lãnh thổ nêu tại Mục 1 Phần IV nêu trên hoặc ủy thác tống đạt cho một trong các nước đã được liệt kê trong danh sách ban hành kèm theo Công văn này.
3. Trường hợp do sơ suất mà Tòa án đã yêu cầu và đương sự đã nộp 03 triệu đồng tiền tạm ứng chi phí ủy thác tư pháp, Tòa án phải có văn bản đề nghị Cục thi hành án dân sự trả lại cho đương sự khoản tiền này.
Trong văn bản đề nghị, Tòa án cần viện dẫn Công văn số 3577/TCTHADS-NV2 ngày 25/9/2018 của Tổng Cục thi hành án dân sự, Bộ Tư pháp chỉ đạo Cục thi hành án dân sự tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương làm thủ tục trả lại khoản tiền 03 triệu đồng nêu trên cho đương sự theo đề nghị của Tòa án.
(Công văn số 3577/TCTHADS-NV2 ngày 25/9/2018 của Tổng Cục thi hành án dân sự, Bộ Tư pháp đã được gửi cho các Tòa án năm 2018 và tiếp tục được gửi kèm Công văn này).
Trên đây là ý kiến của Tòa án nhân dân tối cao đối với việc tống đạt văn bản tố tụng thông qua Đại sứ quán Việt Nam ở nước ngoài, cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài theo quy định của pháp luật tương trợ tư pháp về dân sự và theo đường bưu chính cho đương sự ở nước ngoài.
Trường hợp Tòa án muốn trao đổi nghiệp vụ tống đạt, ủy thác tư pháp ra nước ngoài, Tòa án có thể liên hệ trực tiếp đồng chí Lê Mạnh Hùng, Phó Vụ trưởng, Vụ Hợp tác quốc tế, Tòa án nhân dân tối cao thông qua hộp thư điện tử: hunglm@toaan.gov.vn; điện thoại: 0976437814./.
| KT. CHÁNH ÁN |
BẢNG SỐ 1
DANH SÁCH CÁC NƯỚC THÀNH VIÊN CÔNG ƯỚC TỐNG ĐẠT GIẤY TỜ CÓ THU CHI PHÍ TỐNG ĐẠT
(Ban hành kèm theo Công văn số: 64/TANDTC-HTQT ngày 9 tháng 6 năm 2021 của Tòa án nhân dân tối cao)
TT | TÊN NƯỚC | MỨC THU | CÁCH THANH TOÁN |
1 | Xan-ma-ri-nô | Trả trước 50 Euro | Tên tài khoản ngân hàng: Ufficio Registro e Ipoteche della Repubblica di San Marino SWIFT CODE: ICSMSMSMXXX IBAN SM44 A032 2509 8000 0001 0005 403 Chứng từ thanh toán gửi kèm hồ sơ tống đạt |
2 | Hoa Kỳ | Trả trước 95 Đô la Mỹ | Chủ tài khoản: ABC Legal Ngân hàng: Wells Fargo Bank Số tài khoản: 2007107119 Swift/IBAN Code: WFBIUS6S Chứng từ thanh toán gửi kèm hồ sơ tống đạt Ghi chú: tên cá nhân hoặc tên doanh nghiệp cần được tống đạt. |
3 | Ba-ha-mát | 80 Đô la Mỹ; nếu địa chỉ sai phải tìm kiếm: 160 Đô la Mỹ. |
|
4 | Ca-na-đa | Trả trước 100 Đô la Ca-na-đa | Bằng tiền mặt hoặc séc |
5 | Lít-va | Trả trước 110 Euro | Chủ tài khoản: Chamber of Judicial Officers of Lithuania Địa chỉ: Konstitucijos Ave. 15, LT-09319 Vilnius, Republic of Lithuania Số tài khoản: LT92 4010 0424 0031 5815, AB "DnB bankas", Bank code 40100 Tel. 370 5 2750067, 370 5 275 0068 E-mail: info@antstoliurumai.lt Website: www.antstoliurumai.lt Chứng từ thanh toán gửi kèm hồ sơ tống đạt |
6 | Síp | Trả trước 21 Euro | Bank Account Number: 6001017 - Ministry of Justice and Public Order IBAN: CY21 0010 0001 0000 0000 0600 1017 Swift Code: CBCYCY2N Tên chủ tài khoản: Bộ Tư pháp và Trật tự công cộng Số tài khoản ngân hàng: 6001017 IBAN: CY21 0010 0001 0000 0000 0600 1017 Mã Swift: CBCYCY2N Chứng từ thanh toán gửi kèm hồ sơ tống đạt |
7 | Hy Lạp | Trả trước 50 Euro | Tên chủ tài khoản: Bộ Tư pháp, Minh bạch và Nhân quyền Hy Lạp (The Hellenic Ministry of Justice, Transparency & Human Rights) |
8 | Ốt-xtrây-li-a |
|
|
Bang New South Wales | 69 Đô la Úc | Trả sau cho Tòa án tối cao tiểu bang New South Wales | |
Bang Victoria | 32 Đô la Úc | Trả sau | |
Thủ đô | Trả trước 372 Đô la úc | Tên tài khoản/Account Name: Justice and Community Safety - Courts EFTPOS Clearing Account SWIFT Code: WPACAU2S BSB: 032-777 Số tài khoản/Account number: 002108 Ngân hàng và địa chỉ/Bank name and address: Westpac Banking Corporation, London Circuit, Canberra ACT 2601, Australia | |
Bang Queensland |
| Trả sau | |
Bang Tasmania |
| Trả sau | |
9 | Phi-lip-pin | Trả trước 100 Đô la Mỹ cho 1 hồ sơ có 1 đương sự cần tống đạt. Trường hợp có nhiều đương sự ở cùng 1 địa chỉ, thì mức phí cũng chỉ 100 đô la Mỹ đối với việc tống đạt cho các đương sự đó. | Tên ngân hàng: Land Bank of the Philippines Số tài khoản: 3472-1010-39 Swift Code: TLBPPHMM Bản chụp chứng từ chuyển tiền được gửi kèm trong hồ sơ yêu cầu tống đạt. |
10 | Quần đảo Mác-san | Dưới 100 Đô la Mỹ |
|
11 | Lát-vi-a | Trả trước 113,97 Euro | Thông tin Ngân hàng/Bank account information: Registration No. 90001497619 Registered office: 27-32 Lāčplēša street, Riga, LV-1011, Latvia Ngân Hàng/Bank: Swedbank AS Số tài khoản/Account No: LV93HABA0551038096742 SWIFT code: HABALV22 Payment purpose: information on the addressee |
12 | Bê-li-dê | 80 Đô la Mỹ |
|
13 | Bỉ | Trả trước 165 Euro | Liên hệ với Bỉ về thông tin ngân hàng, tài khoản theo email: dh1965@just.fgov.be, với tiêu đề “Yêu cầu mới về chi tiết ngân hàng và tham chiếu giao dịch”. Trong e-mail, nên đề cập đến tên và địa chỉ của người nhận địa chỉ ở Bỉ. |
BẢNG SỐ 2
DANH SÁCH CÁC NƯỚC THÀNH VIÊN CÔNG ƯỚC TỐNG ĐẠT GIẤY TỜ KHÔNG THU CHI PHÍ TỐNG ĐẠT
(Ban hành kèm theo Công văn số: 64/TANDTC-HTQT ngày 9 tháng 6 năm 2021 của Tòa án nhân dân tối cao)
TÊN NƯỚC | TÊN NƯỚC | ||
1 | Ác-hen-ti-na (Argentina) | 26 | Tiểu bang Nam Úc (South Australia) |
2 | Bô-xni-a và Héc-xê-gô-vi-na (Bosnia and Herzegovina) | 27 | Cô-oét (Kuwait) |
3 | Bun-ga-ri (Bulgaria) | 28 | Man-ta (Malta) |
4 | Trung Quốc (China) | 29 | Liên bang Nga (Russian Federation) |
5 | Trung Quốc (Ma Cao) | 30 | Xlô-ve-ni-a (Slovenia) |
6 | Trung Quốc (Hồng Kông) | 31 | Tây Ban Nha (Spain) |
7 | Cờ-roát-ti-a (Croatia) | 32 | Ba Lan (Poland) |
8 | Séc (Czech Republic) | 33 | Xri-lan-ca (Sri Lanka) |
9 | Đan Mạch (Denmark) | 34 | Thụy Điển (Sweden) |
10 | Phần Lan (Finland) | 35 | Thụy sỹ (Switzerland) |
11 | Đức (Germany) | 36 | Thổ Nhĩ Kỳ (Turkey) |
12 | Hung-ga-ri (Hungary) | 37 | U-crai-na (Ukraine) |
13 | Ấn Độ (India) | 38 | Vương quốc Anh (United Kingdom) |
14 | Ai-len (Ireland) | 39 | Vê-nê-xu-ê-la (Venezuela) |
15 | I-xra-en (Israel) | 40 | Ba Lan (Poland) |
16 | I-ta-li-a (Italy) | 41 | Na Uy (Norway) |
17 | Ác-mê-ni-a (Armenia) | 42 | Xlô-va-ki-a (Slovakia) |
18 | Xéc-bi (Serbia) | 43 | Áo (Austria) |
19 | Hà Lan (Netherlands) | 44 | Bồ Đào Nha (Portugal) |
20 | Môn-tê-nê-gờ-rô (Montenegro) | 45 | Ma-rốc (Morocco) |
21 | Na Uy (Norway) | 46 | Lúc-xăm-bua (Luxembourg) |
22 | Mô-na-cô (Monaco) | 47 | Nhật Bản (Japan) |
23 | Mê-hi-cô (Mexico) | 48 | Ai-xơ-len (Iceland) |
24 | Hàn Quốc (Korea) | 49 | Pháp (Trance) |
25 | Tiểu bang Tây Úc (Western Australia) | 50 | E-xtô-ni-a (Estonia) |
- 1Nghị quyết 04/2016/NQ-HĐTP hướng dẫn quy định của Bộ luật tố tụng dân sự 92/2015/QH13, Luật tố tụng hành chính 93/2015/QH13 về gửi, nhận đơn khởi kiện, tài liệu, chứng cứ và cấp, tống đạt, thông báo văn bản tố tụng bằng phương tiện điện tử do Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao ban hành
- 2Công văn 101/TANDTC-HTQT năm 2020 về tống đạt văn bản tố tụng dân sự ra nước ngoài do Tòa án nhân dân tối cao ban hành
- 3Công văn 181/TANDTC-HTQT năm 2020 về tống đạt văn bản tố tụng cho đương sự ở nước ngoài trong vụ việc dân sự, vụ án hành chính do Tòa án nhân dân tối cao ban hành
- 4Công văn 131/TANDTC-HTQT năm 2022 về ủy thác tư pháp ra nước ngoài do Tòa án nhân dân tối cao ban hành
- 1Hiệp định số 47/2004/LPQT về tương trợ tư pháp và pháp lý trong các vấn đề dân sự và hình sự do Bộ ngoại giao ban hành giữa Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Cộng hòa dân chủ nhân dân Triều Tiên
- 2Hiệp định tương trợ tư pháp về các vấn đề dân sự, gia đình và hình sự giữa Việt Nam và Mông Cổ
- 3Hiệp định tương trợ tư pháp về các vấn đề dân sự giữa Việt Nam và Pháp
- 4Thông báo hiệu lực của Hiệp định tương trợ tư pháp trong lĩnh vực dân sự và thương mại giữa Việt Nam và An-giê-ri
- 5Thông báo hiệu lực của Hiệp định về tương trợ tư pháp và pháp lý về vấn đề dân sự và hình sự và Nghị định thư bổ sung Hiệp định giữa Việt Nam - Nga
- 6Hiệp định tương trợ tư pháp về vấn đề dân sự và hình sự giữa Việt Nam - Trung Hoa
- 7Hiệp định tương trợ tư pháp và pháp lý về vấn đề dân sự và hình sự giữa Việt Nam - Ucraina
- 8Hiệp định tương trợ tư pháp và pháp lý về vấn đề dân sự, gia đình, lao động và hình sự giữa Việt Nam - Bêlarút
- 9Hiệp định tương trợ tư pháp về vấn đề dân sự, gia đình và hình sự giữa Việt Nam - Ba Lan
- 10Hiệp định tương trợ tư pháp trong lĩnh vực dân sự giữa Việt Nam và Ca-dắc-xtan
- 11Thông báo hiệu lực của Hiệp định tương trợ tư pháp trong lĩnh vực dân sự giữa Việt Nam và Cam-pu-chia
- 12Hiệp định tương trợ tư pháp về vấn đề dân sự, gia đình, lao động và hình sự giữa Việt Nam - Cuba
- 13Bộ luật tố tụng dân sự 2015
- 14Thông báo 62/2016/TB-LPQT hiệu lực của Công ước La Hay về tống đạt ra nước ngoài giấy tờ tư pháp và ngoài tư pháp trong lĩnh vực dân sự hoặc thương mại (Convention on the Service Abroad of Judicial and Extrajudicial Documents in Civil or Commercial Matters) do Bộ Ngoại giao ban hành
- 15Thông tư liên tịch 12/2016/TTLT-BTP-BNG-TANDTC quy định về trình tự, thủ tục tương trợ tư pháp trong lĩnh vực dân sự do Bộ trưởng Bộ Tư pháp - Bộ Ngoại giao - Chánh án Tòa án nhân dân tối cao ban hành
- 16Nghị quyết 04/2016/NQ-HĐTP hướng dẫn quy định của Bộ luật tố tụng dân sự 92/2015/QH13, Luật tố tụng hành chính 93/2015/QH13 về gửi, nhận đơn khởi kiện, tài liệu, chứng cứ và cấp, tống đạt, thông báo văn bản tố tụng bằng phương tiện điện tử do Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao ban hành
- 17Công văn 33/TANDTC-HTQT năm 2017 về tống đạt văn bản tố tụng cho đương sự ở nước ngoài trong vụ việc dân sự, vụ án hành chính do Tòa án nhân dân tối cao ban hành
- 18Thông tư liên tịch 01/2019/TTLT-TANDTC-BNG quy định về trình tự, thủ tục phối hợp giữa Tòa án nhân dân và Cơ quan đại diện nước Việt Nam ở nước ngoài để thực hiện hoạt động tố tụng dân sự và tố tụng hành chính ở nước ngoài
- 19Thông báo 14/2019/TB-LPQT hiệu lực của Hiệp định tương trợ tư pháp trong lĩnh vực dân sự giữa Việt Nam và Hung-ga-ri
- 20Công văn 101/TANDTC-HTQT năm 2020 về tống đạt văn bản tố tụng dân sự ra nước ngoài do Tòa án nhân dân tối cao ban hành
- 21Công văn 181/TANDTC-HTQT năm 2020 về tống đạt văn bản tố tụng cho đương sự ở nước ngoài trong vụ việc dân sự, vụ án hành chính do Tòa án nhân dân tối cao ban hành
- 22Công văn 33/TANDTC-HTQT năm 2021 về công tác tương trợ tư pháp, tống đạt văn bản tố tụng ra nước ngoài do Tòa án nhân dân tối cao ban hành
- 23Công văn 131/TANDTC-HTQT năm 2022 về ủy thác tư pháp ra nước ngoài do Tòa án nhân dân tối cao ban hành
Công văn 64/TANDTC-HTQT năm 2021 về ủy thác tư pháp, tống đạt văn bản tố tụng ra nước ngoài do Tòa án nhân dân tối cao ban hành
- Số hiệu: 64/TANDTC-HTQT
- Loại văn bản: Công văn
- Ngày ban hành: 09/06/2021
- Nơi ban hành: Tòa án nhân dân tối cao
- Người ký: Nguyễn Văn Du
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 09/06/2021
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra