- 1Pháp lệnh ngoại hối năm 2005
- 2Pháp lệnh sửa đổi Pháp lệnh ngoại hối năm 2013
- 3Thông tư 05/2014/TT-NHNN hướng dẫn việc mở và sử dụng tài khoản vốn đầu tư gián tiếp để thực hiện hoạt động đầu tư gián tiếp nước ngoài tại Việt Nam do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước ban hành
- 4Nghị định 70/2014/NĐ-CP hướng dẫn Pháp lệnh Ngoại hối và Pháp lệnh Ngoại hối sửa đổi
- 5Thông tư 16/2014/TT-NHNN hướng dẫn sử dụng tài khoản ngoại tệ, tài khoản đồng Việt Nam của người cư trú, người không cư trú tại ngân hàng được phép do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành
- 6Thông tư 19/2014/TT-NHNN hướng dẫn về quản lý ngoại hối đối với hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành
NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 5661/NHNN-QLNH | Hà Nội, ngày 24 tháng 7 năm 2019 |
Kính gửi: Công ty TNHH Sản xuất và Thương mại F&S
Phúc đáp kiến nghị của Công ty TNHH Sản xuất và Thương mại F&S (Công ty F&S) về việc hướng dẫn sử dụng tài khoản của cá nhân nước ngoài sinh sống tại Việt Nam để chuyển tiền góp vốn, mua cổ phần vào doanh nghiệp, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) có ý kiến như sau:
1. Cơ sở pháp lý liên quan:
1.1. Quy định về quản lý ngoại hối đối với hoạt động đầu tư trực tiếp và gián tiếp nước ngoài vào Việt Nam:
Hiện nay, quy định về quản lý ngoại hối đối với hoạt động đầu tư trực tiếp/ gián tiếp nước ngoài vào Việt Nam được điều chỉnh bởi Pháp lệnh Ngoại hối (PLNH), Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung PLNH, Nghị định 70/2014/NĐ-CP ngày 17/7/2014 quy định chi tiết thi hành một số điều của PLNH và PLNH sửa đổi (Nghị định 70), Thông tư 19/2014/TT-NHNN ngày 11/8/2014 (Thông tư 19) và Thông tư số 05/2014/TT-NHNN ngày 12/3/2014 (Thông tư 05) của NHNN; theo đó:
- Khoản 1 Điều 6 Thông tư 19 quy định: Doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài và nhà đầu tư nước ngoài (là người không cư trú) tham gia hợp đồng hợp tác kinh doanh được mở tài khoản vốn đầu tư trực tiếp bằng ngoại tệ, bằng đồng Việt Nam tại 01 ngân hàng được phép để thực hiện các giao dịch thu, chi liên quan đến hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam.
- Khoản 1 Điều 6 Thông tư 05 quy định: Khi thực hiện hoạt động đầu tư gián tiếp tại Việt Nam, Nhà đầu tư nước ngoài (NĐTNN) phải mở 01 tài khoản vốn đầu tư gián tiếp tại 01 ngân hàng được phép để thực hiện các giao dịch thu, chi được phép liên quan đến hoạt động đầu tư gián tiếp nước ngoài tại Việt Nam.
- Khoản 1, Điều 3 Thông tư 05 quy định: “NĐTNN bao gồm đối tượng người không cư trú là tổ chức và cá nhân nước ngoài thực hiện hoạt động đầu tư gián tiếp tại Việt Nam”. Khoản 2 Điều 2 Thông tư 05 quy định: “Thông tư này không điều chỉnh đối với đối tượng nhà đầu tư nước ngoài là người cư trú là tổ chức và cá nhân nước ngoài. Các đối tượng này thực hiện hoạt động đầu tư gián tiếp tại Việt Nam theo quy định hiện hành về pháp luật chứng khoán và các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan ”.
1.2. Quy định tại Thông tư số 16/2014/TT-NHNN ngày 01/8/2014 của NHNN hướng dẫn sử dụng tài khoản ngoại tệ, tài khoản đồng Việt Nam của người cư trú, người không cư trú tại ngân hàng được phép:
- Điều 4 quy định: Người cư trú là cá nhân nước ngoài được sử dụng tài khoản ngoại tệ tại ngân hàng được phép để thực hiện giao dịch: (i) Thu từ các nguồn thu hợp pháp trong nước bao gồm: lương, thưởng, phụ cấp, mua ngoại tệ từ nguồn đồng Việt Nam hợp pháp... và (ii) Chi chuyển tiền thanh toán cho các giao dịch được phép thanh toán trong nước bằng ngoại tệ theo quy định của NHNN về sử dụng ngoại hối trên lãnh thổ Việt Nam.
- Điều 7 quy định: Người cư trú là cá nhân nước ngoài được sử dụng tài khoản đồng Việt Nam để thực hiện giao dịch: (i) Thu từ các nguồn thu hợp pháp tại Việt Nam bao gồm thu nhập từ lương, thưởng và phụ cấp...; và (ii) Chi cho mục đích hợp pháp khác được pháp luật Việt Nam cho phép.
1.3. Quy định về người cư trú:
Điểm h Khoản 2 Điều 4 Pháp lệnh ngoại hối (đã được sửa đổi, bổ sung) quy định người cư trú gồm có: Người nước ngoài được phép cư trú tại Việt Nam với thời hạn từ 12 tháng trở lên.
2. Về đề nghị của Công ty F&S về việc sử dụng tài khoản của cá nhân NĐTNN là người cư trú để chuyển tiền góp vốn, mua cổ phần:
Theo báo cáo của Công ty F&S, NĐTNN đã và đang sinh sống làm việc tại Việt Nam hơn 10 năm. Giao dịch góp vốn, mua cổ phần của NĐTNN là người cư trú tại Công ty F&S được thực hiện theo quy định hiện hành của pháp luật về chứng khoán, đầu tư,... và các văn bản hướng dẫn thực hiện.
Về quản lý ngoại hối, Thông tư 19/2014/TT-NHNN và Thông tư 05/2014/TT-NHNN không điều chỉnh việc mở tài khoản vốn đầu tư trực tiếp/gián tiếp của đối tượng NĐTNN là người cư trú. Do vậy, căn cứ quy định tại Thông tư 16 nêu trên, đối tượng NĐTNN là người cư trú sử dụng tài khoản thanh toán bằng đồng Việt Nam mở tại ngân hàng được phép để chuyển tiền góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp tại Công ty F&S trên cơ sở tuân thủ các quy định hiện hành về quản lý ngoại hối đối với hoạt động đầu tư nước ngoài vào Việt Nam, quy định của pháp luật về chứng khoán, đầu tư và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam thông báo để Công ty TNHH Sản xuất và Thương mại F&S biết và thực hiện./.
| TL. THỐNG ĐỐC |
- 1Công văn 786/TCT-CS năm 2016 về giao dịch góp vốn bằng tiền mặt và thuế giá trị gia tăng của nhà thầu nước ngoài đối với dịch vụ cung ứng giảng viên ngoại ngữ do Tổng cục Thuế ban hành
- 2Quyết định 1583/QĐ-NHNN năm 2017 về Quy trình thanh toán tiền giao dịch trái phiếu Chính phủ, trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh và trái phiếu chính quyền địa phương tại Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
- 3Thông tư 30/2019/TT-BTC hướng dẫn đăng ký, lưu ký, niêm yết, giao dịch và thanh toán giao dịch công cụ nợ của Chính phủ, trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh do ngân hàng chính sách phát hành và trái phiếu chính quyền địa phương do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
- 4Thông tư 16/2024/TT-NHNN quy định về xây dựng và thực hiện lộ trình để bảo đảm tuân thủ quy định về giới hạn góp vốn, mua cổ phần tại Khoản 5 Điều 137 Luật Các tổ chức tín dụng của tổ chức tín dụng, công ty con của tổ chức tín dụng do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành
- 1Pháp lệnh ngoại hối năm 2005
- 2Pháp lệnh sửa đổi Pháp lệnh ngoại hối năm 2013
- 3Thông tư 05/2014/TT-NHNN hướng dẫn việc mở và sử dụng tài khoản vốn đầu tư gián tiếp để thực hiện hoạt động đầu tư gián tiếp nước ngoài tại Việt Nam do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước ban hành
- 4Nghị định 70/2014/NĐ-CP hướng dẫn Pháp lệnh Ngoại hối và Pháp lệnh Ngoại hối sửa đổi
- 5Thông tư 16/2014/TT-NHNN hướng dẫn sử dụng tài khoản ngoại tệ, tài khoản đồng Việt Nam của người cư trú, người không cư trú tại ngân hàng được phép do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành
- 6Thông tư 19/2014/TT-NHNN hướng dẫn về quản lý ngoại hối đối với hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành
- 7Công văn 786/TCT-CS năm 2016 về giao dịch góp vốn bằng tiền mặt và thuế giá trị gia tăng của nhà thầu nước ngoài đối với dịch vụ cung ứng giảng viên ngoại ngữ do Tổng cục Thuế ban hành
- 8Quyết định 1583/QĐ-NHNN năm 2017 về Quy trình thanh toán tiền giao dịch trái phiếu Chính phủ, trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh và trái phiếu chính quyền địa phương tại Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
- 9Thông tư 30/2019/TT-BTC hướng dẫn đăng ký, lưu ký, niêm yết, giao dịch và thanh toán giao dịch công cụ nợ của Chính phủ, trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh do ngân hàng chính sách phát hành và trái phiếu chính quyền địa phương do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
- 10Thông tư 16/2024/TT-NHNN quy định về xây dựng và thực hiện lộ trình để bảo đảm tuân thủ quy định về giới hạn góp vốn, mua cổ phần tại Khoản 5 Điều 137 Luật Các tổ chức tín dụng của tổ chức tín dụng, công ty con của tổ chức tín dụng do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành
Công văn 5661/NHNN-QLNH năm 2019 về thanh toán giao dịch góp vốn, mua cổ phần của cá nhân nước ngoài sinh sống tại Việt Nam do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành
- Số hiệu: 5661/NHNN-QLNH
- Loại văn bản: Công văn
- Ngày ban hành: 24/07/2019
- Nơi ban hành: Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
- Người ký: Nguyễn Ngọc Minh
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 24/07/2019
- Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực