- 1Hiệp định về tránh đánh thuế hai lần và ngăn ngừa việc trốn lậu thuế đối với các loại thuế đánh vào thu nhập giữa Việt Nam - Hàn Quốc
- 2Thông tư 156/2013/TT-BTC hướng dẫn Luật Quản lý thuế; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quản lý thuế và Nghị định 83/2013/NĐ-CP do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
- 3Thông tư 103/2014/TT-BTC hướng dẫn thực hiện nghĩa vụ thuế áp dụng đối với tổ chức, cá nhân nước ngoài kinh doanh tại Việt Nam hoặc có thu nhập phát sinh tại Việt Nam do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
BỘ TÀI CHÍNH | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 5503/TCT-HTQT | Hà Nội, ngày 09 tháng 12 năm 2014 |
Kính gửi: Cục Thuế Thái Nguyên.
Tổng cục Thuế nhận được công văn số 1705/CT-KTT ngày 2/10/2014 của Cục Thuế Thái Nguyên đề nghị Tổng cục Thuế hướng dẫn về việc áp dụng Hiệp định tránh đánh thuế hai lần giữa Việt Nam và Hàn Quốc (sau đây gọi là Hiệp định) đối với hợp đồng chuyển giao công nghệ giữa Công ty Samsung Electronics Co., Ltd (SEC) và Công ty TNHH Samsung Electronics Việt Nam Thái Nguyên (SEVT). Về việc này, Tổng cục Thuế có ý kiến như sau:
1. Về việc áp dụng nội luật:
Điểm 2.3, Mục I, Chương II, Thông tư số 103/2014/TT-BTC ngày 6/8/2014 của Bộ Tài chính hướng dẫn:
"- Thu nhập từ tiền bản quyền là khoản thu nhập dưới bất kỳ hình thức nào được trả cho quyền sử dụng chuyển quyền sở hữu trí tuệ và chuyển giao công nghệ (bao gồm: các khoản tiền trả cho quyền sử dụng, chuyển giao quyền tác giả và quyền chủ sở hữu tác phẩm; chuyển giao quyền sở hữu công nghiệp; chuyển giao công nghệ, bản quyền phần mềm). "
Theo hướng dẫn nêu trên, thu nhập từ phí duy trì chuyển giao công nghệ SEC thu được từ việc thực hiện Hợp đồng được coi là thu nhập từ tiền bản quyền; và do đó, chịu thuế TNDN tại Việt Nam theo tỷ lệ 10% trên doanh thu tính thuế theo hướng dẫn tại Điểm 2.2.a), Mục III, Chương II, Thông tư số 103/2014/TT-BTC của Bộ Tài chính.
2. Về việc áp dụng Hiệp định:
- Điều 12 (Tiền bản quyền) của Hiệp định quy định:
"1. Tiền bản quyền phát sinh tại một Nước ký kết và được trả cho đối tượng cư trú của Nước ký kết kia có thể phải chịu thuế tại Nước kia.
2. Tuy nhiên, những khoản tiền bản quyền đó cũng có thể bị đánh thuế tại Nước ký kết nơi phát sinh, và theo các luật của Nước này, nhưng nếu đối tượng thực hưởng tiền bản quyền là đối tượng cư trú của Nước ký kết kia, thì mức thuế được tính sẽ không vượt quá:
a. 5 phần trăm tổng số tiền bản quyền trong trường hợp là khoản tiền thanh toán dưới bất kỳ hình thức nào trả cho việc sử dụng hay quyền sử dụng bằng phát minh, thiết kế hoặc mẫu, đồ án, công thức hoặc quy trình bí mật, hay trả cho việc sử dụng hay quyền sử dụng thiết bị công nghiệp, thương mại hay khoa học hay trả cho thông tin liên quan đến các kinh nghiệm công nghiệp, thương mại hay khoa học;
b. 15 phần trăm tổng số tiền bản quyền trong tất có các trường hợp khác.
3. Thuật ngữ "tiền bản quyền" được sử dụng trong Điều này có nghĩa là các khoản thanh toán ở bất kỳ dạng nào được trả cho việc sử dụng, hoặc quyền sử dụng, bản quyền tác giả của một tác phẩm văn học, nghệ thuật hay khoa học, kể cả phim điện ảnh hoặc các loại phim hay các loại băng dùng trong phát thanh và truyền hình, bằng phát minh, nhãn hiệu thương mại, thiết kế hoặc mẫu, đồ án, công thức hoặc quy trình bí mật, hay trả cho việc sử dụng, hay quyền sử dụng thiết bị công nghiệp, thương mại hoặc khoa học, hay trả cho thông tin liên quan đến các kinh nghiệm công nghiệp, thương mại hoặc khoa học.
4. Những quy định tại khoản 1 và 2 sẽ không áp dụng nếu đối tượng thực hưởng các khoản tiền bản quyền, là đối tượng cư trú của một Nước ký kết, tiến hành hoạt động doanh nghiệp ở Nước ký kết kia nơi có khoản tiền bản quyền phát sinh, thông qua một cơ sở thường trú nằm tại Nước kia hoặc tiến hành tại Nước kia các hoạt động dịch vụ cá nhân độc lập thông qua một cơ sở cố định nằm tại Nước kia, và quyền hay tài sản có các khoản tiền bản quyền được trả có sự liên hệ thực tế với cơ sở thường trú hoặc cơ sở cố định đó. Trong trường hợp này, các quy định của Điều 7 hoặc Điều 14, tùy từng trường hợp, sẽ được áp dụng. "
- Điều 3 và Điều 4, Hợp đồng chuyển giao công nghệ ngày 1/7/2014 giữa SEC và SEVT quy định:
"3.1. Chuyển giao công nghệ:
SEC theo đây cung cấp cho Công ty theo các điều khoản và điều kiện được quy định trong hợp đồng này một li- xăng có giới hạn, có thể hủy ngang, không độc quyền, không có quyền cấp li-xăng thứ cấp và không thể chuyển nhượng để sử dụng công nghệ và thông tin kỹ thuật duy nhất cho việc nghiên cứu và phát triển tại cơ sở nghiên cứu và phát triển của Công ty tại Việt Nam để sản xuất và bán trên thị trường trong nước và quốc tế.
…
4.1. Thông tin kỹ thuật
...SEC sẽ tư vấn và sẵn sàng cung cấp cho Công ty thông tin kỹ thuật liên quan đến việc sản xuất các sản phẩm, bao gồm thông tin sản phẩm, kỹ thuật thiết bị, kỹ thuật nghiên cứu và phát triển và kỹ thuật quản lý chất lượng theo (các) hợp đồng riêng rẽ được ký kết giũa các Bên. "
Theo quy định nêu trên, thu nhập SEC thu được từ việc thực hiện Hợp đồng là thu nhập từ việc cung cấp công nghệ và thông tin kỹ thuật. Thu nhập này được coi là thu nhập từ tiền bản quyền (thu nhập dưới hình thức thu nhập trả cho việc sử dụng hoặc quyền sử dụng: công thức hoặc quy trình bí mật, thông tin liên quan đến các kinh nghiệm công nghiệp, thương mại hay khoa học) và phải chịu thuế TNDN tại Việt Nam với mức thuế suất không vượt quá 5% trên tổng số tiền bản quyền theo quy định tại Khoản 2.a và Khoản 3, Điều 12 (Tiền bản quyền) của Hiệp định.
Tuy nhiên, theo quy định tại Khoản 4, Điều 12 (Tiền bản quyền) của Hiệp định, quy định tại Khoản 2 sẽ không áp dụng nếu SEC tiến hành hoạt động doanh nghiệp ở Việt Nam thông qua một cơ sở thường trú có tại Việt Nam, và quyền hay tài sản có các khoản tiền bản quyền được trả có sự liên hệ thực tế với cơ sở thường trú đó. Trong trường hợp này, các quy định của Điều 7 (Lợi tức doanh nghiệp) của Hiệp định sẽ được áp dụng.
Do đó, để có cơ sở xác định nghĩa vụ thuế của SEC đối với thu nhập từ việc thực hiện Hợp đồng chuyển giao công nghệ theo quy định tại Hiệp định, Tổng cục Thuế đề nghị Cục Thuế Thái Nguyên kiểm tra thực tế quá trình đàm phán, ký kết và thực hiện Hợp đồng của SEC có tạo thành hoặc thông qua một cơ sở thường trú mà SEC có tại Việt Nam hay không. Để có cơ sở xác định cơ sở thường trú, Cục thuế cần kiểm tra xác định mối quan hệ và vai trò của SEC đối với hoạt động nghiên cứu và phát triển tại cơ sở nghiên cứu và phát triển tại Việt Nam khi cung cấp công nghệ và tài liệu kỹ thuật, đồng thời, kiểm tra các giao dịch khác của SEC có liên quan đến việc chuyển giao công nghệ theo Hợp đồng nêu trên (nếu có).
- Trường hợp quá trình đàm phán, ký kết và thực hiện Hợp đồng của SEC không tạo thành hoặc không thông qua một cơ sở thường trú mà SEC có tại Việt Nam, để được áp dụng mức thuế suất giảm đối với thu nhập từ tiền bản quyền theo Hiệp định (5%), SEC hoặc đại diện được uỷ quyền có nghĩa vụ nộp cho Cơ quan thuế (Cục Thuế Thái Nguyên) hồ sơ thông báo thuộc diện giảm thuế theo Hiệp định theo quy định tại Điều 20, Chương II, Thông tư số 156/2013/TT-BTC ngày 6/11/2013 của Bộ Tài chính.
- Trường hợp quá trình đàm phán, ký kết và thực hiện Hợp đồng của SEC tạo thành hoặc thông qua một cơ sở thường trú mà SEC có tại Việt Nam, SEC có nghĩa vụ nộp thuế TNDN tại Việt Nam đối với toàn bộ thu nhập từ việc thực hiện Hợp đồng với Samsung Thái Nguyên theo quy định tại Khoản 1, Điều 7 (Lợi tức doanh nghiệp) của Hiệp định.
Tổng cục Thuế thông báo để Cục Thuế biết và hướng dẫn Công ty TNHH Samsung Electronics Việt Nam Thái Nguyên. Yêu cầu Cục Thuế thực hiện theo đúng quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật về thuế và các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan và hướng dẫn tại công văn này./.
Nơi nhận: | TL. TỔNG CỤC TRƯỞNG |
- 1Công văn 4684/TCT-HTQT năm 2014 về thủ tục áp dụng Hiệp định tránh đánh thuế hai lần do Tổng cục Thuế ban hành
- 2Công văn 4336/TCT-HTQT năm 2014 áp dụng Hiệp định tránh đánh thuế hai lần do Tổng cục Thuế ban hành
- 3Công văn 5188/TCT-HTQT năm 2014 áp dụng Hiệp định tránh đánh thuế hai lần giữa Việt Nam và Nhật Bản do Tổng cục Thuế ban hành
- 4Công văn 326/TCT-HTQT năm 2015 áp dụng Hiệp định thuế giữa Việt Nam và Singapore do Tổng cục Thuế ban hành
- 5Công văn 2357/TCT-HTQT năm 2015 áp dụng Hiệp định thuế giữa Việt Nam - Thái Lan do Tổng cục Thuế ban hành
- 6Công văn 4524/TCT-HTQT năm 2015 áp dụng Hiệp định thuế đối với công ty TNHH CJ Vina Agri do Tổng cục Thuế ban hành
- 7Công văn 4208/TCT-HTQT năm 2016 thông báo hiệu lực của Hiệp định thuế giữa Việt Nam và U-ru-goay do Tổng cục Thuế ban hành
- 1Hiệp định về tránh đánh thuế hai lần và ngăn ngừa việc trốn lậu thuế đối với các loại thuế đánh vào thu nhập giữa Việt Nam - Hàn Quốc
- 2Thông tư 156/2013/TT-BTC hướng dẫn Luật Quản lý thuế; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quản lý thuế và Nghị định 83/2013/NĐ-CP do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
- 3Thông tư 103/2014/TT-BTC hướng dẫn thực hiện nghĩa vụ thuế áp dụng đối với tổ chức, cá nhân nước ngoài kinh doanh tại Việt Nam hoặc có thu nhập phát sinh tại Việt Nam do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
- 4Công văn 4684/TCT-HTQT năm 2014 về thủ tục áp dụng Hiệp định tránh đánh thuế hai lần do Tổng cục Thuế ban hành
- 5Công văn 4336/TCT-HTQT năm 2014 áp dụng Hiệp định tránh đánh thuế hai lần do Tổng cục Thuế ban hành
- 6Công văn 5188/TCT-HTQT năm 2014 áp dụng Hiệp định tránh đánh thuế hai lần giữa Việt Nam và Nhật Bản do Tổng cục Thuế ban hành
- 7Công văn 326/TCT-HTQT năm 2015 áp dụng Hiệp định thuế giữa Việt Nam và Singapore do Tổng cục Thuế ban hành
- 8Công văn 2357/TCT-HTQT năm 2015 áp dụng Hiệp định thuế giữa Việt Nam - Thái Lan do Tổng cục Thuế ban hành
- 9Công văn 4524/TCT-HTQT năm 2015 áp dụng Hiệp định thuế đối với công ty TNHH CJ Vina Agri do Tổng cục Thuế ban hành
- 10Công văn 4208/TCT-HTQT năm 2016 thông báo hiệu lực của Hiệp định thuế giữa Việt Nam và U-ru-goay do Tổng cục Thuế ban hành
Công văn 5503/TCT-HTQT năm 2014 áp dụng Hiệp định thuế giữa Việt Nam và Hàn Quốc do Tổng cục Thuế ban hành
- Số hiệu: 5503/TCT-HTQT
- Loại văn bản: Công văn
- Ngày ban hành: 09/12/2014
- Nơi ban hành: Tổng cục Thuế
- Người ký: Trần Thị Thanh Bình
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Dữ liệu đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 09/12/2014
- Tình trạng hiệu lực: Đã biết