Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
BỘ TÀI CHÍNH | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 5441/TCT-CS | Hà Nội, ngày 17 tháng 12 năm 2015 |
Kính gửi: Cục Thuế tỉnh Thái Nguyên.
Trả lời Công văn số 2462/CT-KTra1 ngày 14/10/2015 của Cục Thuế tỉnh Thái Nguyên về thuế tài nguyên đối với quặng chì, kẽm thu được qua nghiền, tuyển, Tổng cục Thuế có ý kiến như sau:
- Tại Khoản 2, Khoản 3, Điều 5 Luật Thuế tài nguyên quy định: “2. Đối với tài nguyên khai thác chưa xác định được số lượng, trọng lượng hoặc khối lượng thực tế khai thác do chứa nhiều chất, tạp chất khác nhau thì sản lượng tài nguyên tính thuế được xác định theo số lượng, trọng lượng hoặc khối lượng của từng chất thu được sau khi sàng tuyển, phân loại.
3. Đối với tài nguyên khai thác không bán mà đưa vào sản xuất sản phẩm khác nếu không trực tiếp xác định được số lượng, trọng lượng hoặc khối lượng thực tế khai thác thì sản lượng tài nguyên tính thuế được xác định căn cứ vào sản lượng sản phẩm sản xuất trong kỳ tính thuế và định mức sử dụng tài nguyên tính trên một đơn vị sản phẩm.”
- Tại Khoản 2, Điều 5 Thông tư số 105/2010/TT-BTC ngày 23/7/2010 của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành một số Điều của Luật Thuế tài nguyên và hướng dẫn thi hành Nghị định số 50/2010/NĐ-CP ngày 14/5/2010 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn một số Điều của Luật Thuế tài nguyên, quy định: “2. Đối với tài nguyên khai thác chưa xác định được số lượng, trọng lượng hoặc khối lượng thực tế khai thác do chứa nhiều chất, tạp chất khác nhau thì sản lượng tài nguyên được xác định trong một số trường hợp như sau:
a. Đối với tài nguyên khai thác phải chuyển qua khâu sàng tuyển, phân loại mới bán thì sản lượng tài nguyên tính thuế được xác định theo số lượng, trọng lượng hoặc khối lượng của từng chất thu được sau khi sàng tuyển, phân loại. Tài nguyên qua sàng tuyển, phân loại vẫn ở trạng thái quặng, chưa thành sản phẩm khác. Đối với đất, đá, phế thải, bã xít... thu được qua sàng tuyển nếu bán ra thì xác định sản lượng tính thuế tài nguyên theo từng loại chất tương ứng.
Trường hợp khai thác quặng phải sàng tuyển một khối lượng đất, đá lớn (không thể xác định được cụ thể sản lượng) để thu được 2 kg vàng cốm, 100 tấn quặng sắt thì thuế tài nguyên được tính trên số lượng vàng cốm và quặng sắt thu được này. ...”
- Tại Điều 6 Thông tư số 105/2010/TT-BTC ngày 23/7/2010 của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành một số Điều của Luật Thuế tài nguyên và hướng dẫn thi hành Nghị định số 50/2010/NĐ-CP ngày 14/5/2010 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn một số Điều của Luật Thuế tài nguyên, quy định: “Giá tính thuế tài nguyên là giá bán đơn vị sản phẩm tài nguyên của tổ chức, cá nhân khai thác chưa bao gồm thuế giá trị gia tăng theo quy định tại Điều 4 Nghị định số 50/2010/NĐ-CP và phải được thể hiện trên chứng từ bán hàng, nhưng không được thấp hơn giá tính thuế tài nguyên do UBND cấp tỉnh quy định; trường hợp giá bán tài nguyên khai thác thấp hơn giá tính thuế tài nguyên do UBND cấp tỉnh thì tính thuế tài nguyên theo giá do UBND cấp tỉnh quy định. Giá tính thuế tài nguyên được xác định đối với từng trường hợp như sau:
1. Trường hợp xác định được giá bán đơn vị sản phẩm tài nguyên.
1.1. Giá tính thuế tài nguyên là giá bán đơn vị sản phẩm tài nguyên khai thác chưa bao gồm thuế giá trị gia tăng (không phân biệt địa bàn tiêu thụ) và được áp dụng làm giá tính thuế cho toàn bộ sản lượng tài nguyên khai thác trong tháng có cùng phẩm cấp, chất lượng, không phân biệt một phần vận chuyển đi nơi khác tiêu thụ hoặc đưa vào sản xuất, chế biến, sàng tuyển, phân loại; Giá bán của một đơn vị tài nguyên được tính bằng tổng doanh thu (chưa có thuế GTGT) của loại tài nguyên bán ra chia cho tổng sản lượng loại tài nguyên tương ứng bán ra trong tháng.
... 2. Trường hợp tài nguyên chưa xác định được giá bán tài nguyên khai thác theo hướng dẫn tại Khoản 1, Điều này thì giá tính thuế tài nguyên được xác định theo một trong những căn cứ sau: ...
2.2. Trường hợp tài nguyên khai thác có chứa nhiều chất khác nhau thì giá tính thuế xác định theo giá bán đơn vị của từng chất và hàm lượng của từng chất trong tài nguyên khai thác, nhưng không thấp hơn giá tính thuế do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định. …”.
- Tại Khoản 3, Điều 5 Thông tư số 152/2015/TT-BTC ngày 02/10/2015 của Bộ Tài chính về thuế tài nguyên quy định: “3. Đối với tài nguyên khai thác không bán ra mà phải qua sản xuất, chế biến mới bán ra (tiêu thụ trong nước hoặc xuất khẩu) thì sản lượng tài nguyên tính thuế được xác định như sau:
Đối với tài nguyên khai thác không bán ra mà phải qua sản xuất, chế biến mới bán ra (tiêu thụ trong nước hoặc xuất khẩu) thì sản lượng tài nguyên tính thuế là sản lượng tài nguyên khai thác được xác định bằng cách quy đổi từ sản lượng sản phẩm sản xuất trong kỳ để bán ra theo định mức sử dụng tài nguyên tính trên một đơn vị sản phẩm. Định mức sử dụng tài nguyên tính trên một đơn vị sản phẩm do NNT kê khai căn cứ dự án được cấp có thẩm quyền phê duyệt, tiêu chuẩn công nghệ thiết kế để sản xuất sản phẩm đang ứng dụng, trong đó:
- Trường hợp sản phẩm bán ra là sản phẩm tài nguyên thì căn cứ định mức sử dụng tài nguyên tính trên một đơn vị sản phẩm tài nguyên sản xuất bán ra.
- Trường hợp sản phẩm bán ra là sản phẩm công nghiệp thì căn cứ định mức sử dụng tài nguyên tính trên một đơn vị sản phẩm công nghiệp sản xuất bán ra.
Việc xác định sản phẩm bán ra sau quá trình chế biến là sản phẩm công nghiệp hay không phải sản phẩm công nghiệp do Bộ quản lý nhà nước chuyên ngành thực hiện theo thẩm quyền.”
- Tại Khoản 3, Điều 6 Thông tư số 152/2015/TT-BTC ngày 02/10/2015 của Bộ Tài chính về thuế tài nguyên quy định: “3. Đối với tài nguyên khai thác không bán ra mà phải qua sản xuất, chế biến mới bán ra (bán trong nước hoặc xuất khẩu)
a) Trường hợp bán ra sản phẩm tài nguyên thì giá tính thuế là giá bán đơn vị sản phẩm tài nguyên (trường hợp bán trong nước) tương ứng với sản lượng tài nguyên bán ra ghi trên chứng từ bán hàng hoặc trị giá hải quan của sản phẩm tài nguyên xuất khẩu (trường hợp xuất khẩu) không bao gồm thuế xuất khẩu tương ứng với sản lượng tài nguyên xuất khẩu ghi trên chứng từ xuất khẩu nhưng không thấp hơn giá tính thuế do UBND cấp tỉnh quy định.
Trị giá hải quan của sản phẩm tài nguyên xuất khẩu thực hiện theo quy định về trị giá hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu tại Luật Hải quan và các văn bản hướng dẫn thi hành và sửa đổi, bổ sung (nếu có).
b) Trường hợp bán ra sản phẩm công nghiệp thì giá tính thuế tài nguyên là giá bán sản phẩm công nghiệp trừ đi chi phí chế biến phát sinh của công đoạn chế biến từ sản phẩm tài nguyên thành sản phẩm công nghiệp nhưng không thấp hơn giá tính thuế do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định.
Chi phí chế biến phát sinh của công đoạn chế biến từ sản phẩm tài nguyên thành sản phẩm công nghiệp được trừ khi xác định giá tính thuế căn cứ công nghệ chế biến của doanh nghiệp theo Dự án đã được phê duyệt nhưng không bao gồm chi phí khai thác, sàng, tuyển, làm giàu hàm lượng.”
Căn cứ các quy định nêu trên, việc xác định sản lượng và áp dụng giá tính thuế tài nguyên đối với quặng chì, kẽm khai thác tính thuế tài nguyên như sau:
- Về xác định sản lượng tính thuế: Đối với tinh quặng chì, kẽm khai thác thu được qua khâu nghiền, tuyển, phân loại mà chưa thành sản phẩm khác, thì sản lượng tính thuế tài nguyên là sản lượng chì, kẽm thu được qua nghiền, tuyển, phân loại theo Khoản 2, Điều 5 Thông tư số 105/2010/TT-BTC nêu trên.
- Về giá tính thuế tài nguyên đối với tinh quặng chì, kẽm thu được qua nghiền, tuyển, phân loại (chưa chế biến thành sản phẩm khác) là giá bán tinh quặng theo quy định tại Điều 6 Thông tư số 105/2010/TT-BTC nêu trên.
- Từ ngày 01/01/2015, Nghị định số 12/2015/NĐ-CP ngày 12/2/2015 của Chính phủ hướng dẫn thi hành Luật sửa đổi, bổ sung một số Điều của các Luật Thuế và sửa đổi, bổ sung một số Điều của các Nghị định về thuế có hiệu lực, việc áp dụng sản lượng, giá tính thuế tài nguyên thực hiện theo quy định tại Khoản 3, Khoản 4, Điều 4 Nghị định số 12/2015/NĐ-CP và hướng dẫn tại Thông tư số 152/2015/TT-BTC của Bộ Tài chính nêu trên.
Tổng cục Thuế trả lời để Cục Thuế được biết./.
| KT. TỔNG CỤC TRƯỞNG |
- 1Công văn 3120/TCT-CS về thuế giá trị gia tăng đối với xỉ titan và tài nguyên, khoáng sản từ quặng êmênhit xuất khẩu do Tổng cục Thuế ban hành
- 2Công văn 17092/BTC-TCT năm 2014 về tính thuế Tài nguyên đối với quặng Apatit do Bộ Tài chính ban hành
- 3Công văn 16450/BTC-TCT năm 2015 về giá tính thuế tài nguyên đối với hoạt động khai thác quặng titan do Bộ Tài chính ban hành
- 4Công văn 554/TCT-CS năm 2016 về thuế tài nguyên, phí bảo vệ môi trường do Tổng cục Thuế ban hành
- 1Luật thuế tài nguyên năm 2009
- 2Nghị định 50/2010/NĐ-CP hướng dẫn Luật Thuế tài nguyên 2009
- 3Thông tư 105/2010/TT-BTC hướng dẫn Luật Thuế tài nguyên và Nghị định 50/2010/NĐ-CP do Bộ Tài chính ban hành
- 4Công văn 3120/TCT-CS về thuế giá trị gia tăng đối với xỉ titan và tài nguyên, khoáng sản từ quặng êmênhit xuất khẩu do Tổng cục Thuế ban hành
- 5Luật Hải quan 2014
- 6Công văn 17092/BTC-TCT năm 2014 về tính thuế Tài nguyên đối với quặng Apatit do Bộ Tài chính ban hành
- 7Nghị định 12/2015/NĐ-CP hướng dẫn Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của các Luật về thuế và sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định về thuế
- 8Công văn 16450/BTC-TCT năm 2015 về giá tính thuế tài nguyên đối với hoạt động khai thác quặng titan do Bộ Tài chính ban hành
- 9Thông tư 152/2015/TT-BTC hướng dẫn về thuế tài nguyên do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
- 10Công văn 554/TCT-CS năm 2016 về thuế tài nguyên, phí bảo vệ môi trường do Tổng cục Thuế ban hành
Công văn 5441/TCT-CS năm 2015 về thuế tài nguyên đối với quặng chì, kẽm do Tổng cục Thuế ban hành
- Số hiệu: 5441/TCT-CS
- Loại văn bản: Công văn
- Ngày ban hành: 17/12/2015
- Nơi ban hành: Tổng cục Thuế
- Người ký: Cao Anh Tuấn
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 17/12/2015
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra