Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
TỔNG CỤC THUẾ | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 44523/CT-TTHT | Hà Nội, ngày 03 tháng 07 năm 2017 |
Kính gửi: Hội Đồng Anh Việt Nam
(Đ/c: Số 20 Thụy Khuê, Tây Hồ, Hà Nội - MST: 0101594462)
Trả lời công văn số 01/05/2017 đề ngày 08/5/2017 của Hội Đồng Anh Việt Nam (sau đây gọi là Hội Đồng Anh) hỏi về chính sách thuế, Cục Thuế TP Hà Nội có ý kiến như sau:
- Căn cứ Khoản 6 Điều 139 Luật Bảo hiểm xã hội số 71/2006/QH11 ngày 29/6/2011 của Quốc hội quy định như sau:
“6. Thời gian người lao động đóng bảo hiểm thất nghiệp theo quy định tại Luật này không được tính để hưởng trợ cấp mất việc làm hoặc trợ cấp thôi việc theo quy định của pháp luật về lao động, pháp luật về cán bộ, công chức.”
- Căn cứ Điều 49 Bộ luật Lao động số 10/2012/QH13 ngày 18/6/2012 của Quốc hội quy định về trợ cấp mất việc làm như sau:
“Điều 49. Trợ cấp mất việc làm
1. Người sử dụng lao động trả trợ cấp mất việc làm cho người lao động đã làm việc thường xuyên cho mình từ 12 tháng trở lên mà bị mất việc làm theo quy định tại Điều 44 và Điều 45 của Bộ luật này, mỗi năm làm việc trả 01 tháng tiền lương nhưng ít nhất phải bằng 02 tháng tiền lương.
2. Thời gian làm việc để tính trợ cấp mất việc làm là tổng thời gian người lao động đã làm việc thực tế cho người sử dụng lao động trừ đi thời gian người lao động đã tham gia bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của Luật bảo hiểm xã hội và thời gian làm việc đã được người sử dụng lao động chi trả trợ cấp thôi việc.
3. Tiền lương để tính trợ cấp mất việc làm là tiền lương bình quân theo hợp đồng lao động của 06 tháng liền kề trước khi người lao động mất việc làm.”
- Căn cứ Thông tư 180/2012/TT-BTC ngày 24/10/2012 của Bộ Tài chính hướng dẫn xử lý tài chính về chi trợ cấp mất việc làm cho người lao động tại doanh nghiệp:
“Điều 3. Xử lý tài chính về chi trợ cấp mất việc làm và số dư Quỹ dự phòng trợ cấp mất việc làm tại doanh nghiệp:
1. Khi phát sinh chi trợ cấp mất việc làm doanh nghiệp được hạch toán khoản chi trợ cấp mất việc làm cho người lao động theo quy định tại Thông tư này vào chi phí quản lý doanh nghiệp và được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp của doanh nghiệp.
Riêng năm 2012, doanh nghiệp được sử dụng số dư Quỹ dự phòng về trợ cấp mất việc làm đã trích lập theo quy định tại Thông tư số 82/2003/TT-BTC ngày 14/8/2003 của Bộ Tài chính đến 31/12/2011 (nếu có) để chi trợ cấp mất việc làm cho người lao động. Nếu số dư Quỹ dự phòng trợ cấp mất việc làm không đủ hoặc doanh nghiệp không có số dư Quỹ để chi trợ cấp mất việc làm cho người lao động thì toàn bộ phần chi còn thiếu doanh nghiệp được hạch toán vào chi phí quản lý doanh nghiệp tại thời điểm lập báo cáo tài chính năm và được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp theo quy định. Trường hợp khi lập báo cáo tài chính năm 2012, nếu nguồn Quỹ dự phòng trợ cấp mất việc làm của doanh nghiệp còn số dư (sau khi đã chi trợ cấp mất việc làm trong năm 2012) doanh nghiệp hạch toán tăng thu nhập khác năm 2012 của doanh nghiệp, doanh nghiệp không được chuyển số dư Quỹ sang năm sau sử dụng.”
- Căn cứ khoản 2.12 Điều 6 Thông tư 78/2014/TT-BTC ngày 18/6/2014 của Bộ Tài chính đã được sửa đổi, bổ sung tại Điều 4 Thông tư 96/2015/TT-BTC ngày 22/6/2015 của Bộ Tài chính hướng dẫn về thuế thu nhập doanh nghiệp tại Nghị định số 12/2015/NĐ-CP ngày 12/2/2015 của Chính phủ quy định về khoản chi phí không được trừ khi tính thu nhập chịu thuế TNDN đối với khoản chi trả trợ cấp mất việc làm cho người lao động không theo đúng quy định hiện hành.
- Theo quy định của Luật Bảo hiểm xã hội năm 2006 thì chính sách bảo hiểm thất nghiệp được áp dụng thực hiện bắt buộc từ 01/01/2009 đối với người lao động là công dân Việt Nam làm việc theo hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc mà các hợp đồng này không xác định thời hạn hoặc xác định thời hạn từ đủ mười hai tháng đến ba mươi sáu tháng với người sử dụng lao động có sử dụng từ mười lao động trở lên. Thời gian người lao động đóng bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của Luật Bảo hiểm xã hội không được tính để hưởng trợ cấp thôi việc hoặc trợ cấp mất việc làm theo quy định của pháp luật về lao động và pháp luật về cán bộ, công chức.
Từ ngày 01/01/2009 trở đi, thời gian người lao động tham gia đóng bảo hiểm thất nghiệp sẽ được tính để hưởng chế độ bảo hiểm thất nghiệp (do quỹ bảo hiểm thất nghiệp chi trả) thay cho việc hưởng trợ cấp mất việc làm hoặc trợ cấp thôi việc theo như quy định của Bộ luật Lao động và văn bản quy phạm pháp luật liên quan trước đây.
Căn cứ các quy định trên:
- Đơn vị không được sử dụng quỹ dự phòng đã trích đến 31.12.2011 để chi trả trợ cấp mất việc làm cho người lao động bị mất việc làm sau năm 2012.
Riêng năm 2012, doanh nghiệp được sử dụng số dư Quỹ dự phòng về trợ cấp mất việc làm đã trích lập theo quy định tại Thông tư số 82/2003/TT-BTC ngày 14/8/2003 của Bộ Tài chính đến 31/12/2011 (nếu có) để chi trợ cấp mất việc làm cho người lao động. Nếu số dư Quỹ dự phòng trợ cấp mất việc làm không đủ hoặc doanh nghiệp không có số dư Quỹ để chi trợ cấp mất việc làm cho người lao động thì toàn bộ phần chi còn thiếu doanh nghiệp được hạch toán vào chi phí quản lý doanh nghiệp tại thời điểm lập báo cáo tài chính năm và được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp theo quy định. Trường hợp khi lập báo cáo tài chính năm 2012, nếu nguồn Quỹ dự phòng trợ cấp mất việc làm của doanh nghiệp còn số dư (sau khi đã chi trợ cấp mất việc làm trong năm 2012) doanh nghiệp hạch toán tăng thu nhập khác năm 2012 của doanh nghiệp, doanh nghiệp không được chuyển số dư Quỹ sang năm sau sử dụng.
- Đơn vị được hạch toán vào chi phí được trừ khi tính thuế TNDN đối với khoản chi trả trợ cấp mất việc làm cho người lao động theo đúng quy định hiện hành.
Cục Thuế TP Hà Nội trả lời để Hội Đồng Anh được biết và thực hiện./.
| KT. CỤC TRƯỞNG |
- 1Công văn 11168/CT-TTHT năm 2014 về trích lập dự phòng quỹ tiền lương do Cục thuế thành phố Hồ Chí Minh ban hành
- 2Công văn 511/CT-TTHT năm 2017 về trích lập Quỹ dự phòng rủi ro, bồi thường thiệt hại về môi trường do Cục thuế thành phố Hồ Chí Minh ban hành
- 3Công văn 514/CT-TTHT năm 2017 về chi phí được trừ khi tính thuế thu nhập doanh nghiệp, thu nhập cá nhân đối với quỹ từ thiện do Cục thuế thành phố Hồ Chí Minh ban hành
- 1Luật Bảo hiểm xã hội 2006
- 2Thông tư 82/2003/TT-BTC hướng dẫn trích lập, quản lý, sử dụng và hạch toán Quỹ dự phòng về trợ cấp mất việc làm tại doanh nghiệp do Bộ Tài chính ban hành
- 3Bộ Luật lao động 2012
- 4Thông tư 180/2012/TT-BTC hướng dẫn xử lý tài chính về chi trợ cấp mất việc làm cho người lao động tại doanh nghiệp do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
- 5Thông tư 78/2014/TT-BTC hướng dẫn thi hành Nghị định 218/2013/NĐ-CP hướng dẫn Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
- 6Công văn 11168/CT-TTHT năm 2014 về trích lập dự phòng quỹ tiền lương do Cục thuế thành phố Hồ Chí Minh ban hành
- 7Thông tư 96/2015/TT-BTC hướng dẫn về thuế thu nhập doanh nghiệp tại Nghị định 12/2015/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của các Luật về thuế và sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 78/2014/TT-BTC, Thông tư 119/2014/TT-BTC, Thông tư 151/2014/TT-BTC do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
- 8Công văn 511/CT-TTHT năm 2017 về trích lập Quỹ dự phòng rủi ro, bồi thường thiệt hại về môi trường do Cục thuế thành phố Hồ Chí Minh ban hành
- 9Công văn 514/CT-TTHT năm 2017 về chi phí được trừ khi tính thuế thu nhập doanh nghiệp, thu nhập cá nhân đối với quỹ từ thiện do Cục thuế thành phố Hồ Chí Minh ban hành
Công văn 44523/CT-TTHT năm 2017 số dư Quỹ trợ cấp thất nghiệp do Cục Thuế thành phố Hà Nội ban hành
- Số hiệu: 44523/CT-TTHT
- Loại văn bản: Công văn
- Ngày ban hành: 03/07/2017
- Nơi ban hành: Cục thuế thành phố Hà Nội
- Người ký: Mai Sơn
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Dữ liệu đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra