- 1Nghị định 12/2006/NĐ-CP Hướng dẫn Luật Thương mại về hoạt động mua bán hàng hoá quốc tế và các hoạt động đại lý mua, bán, gia công và quá cảnh hàng hóa với nước ngoài
- 2Quyết định 178/1999/QĐ-TTg về Quy chế ghi nhãn hàng hoá lưu thông trong nước và hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu do Thủ tướng Chính phủ ban hành
BỘ THƯƠNG MẠI | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 4151/TM-XNK | Hà Nội, ngày 05 tháng 7 năm 2006 |
Kính gửi: Bộ Tài chính (Tổng Cục Hải quan)
Phúc đáp công văn số 2699/TCHQ-GSQL ngày 19 tháng 6 năm 2006 của quý cơ quan về việc nhập khẩu giày nguyên chiếc từ Trung Quốc để gia công sửa chữa, xuất khẩu sang EU, Bộ Thương mại có ý kiến như sau:
Điều 29, Mục 1, Chương VI của Nghị định số 12/NĐ-CP ngày 23 tháng 1 năm 2006 của Chính phủ quy định chi Tiết thi hành Luật Thương mại về hoạt động mua bán hàng hoá quốc tế và các hoạt động đại lý mua, bán, gia công và quá cảnh hàng hoá với nước ngoài quy định “Thương nhân, kể cả thương nhân có vốn đầu tư của nước ngoài được nhận gia công hàng hoá cho thương nhân nước ngoài, trừ hàng hoá thuộc Danh Mục cấm xuất khẩu, tạm ngừng xuất khẩu, hàng hoá thuộc Danh Mục cấm nhập khẩu theo giấy phép, thương nhân chỉ được ký hợp đồng sau khi được Bộ Thương mại cấp phép” Mặt hàng giày chưa qua sử dụng được nhập khẩu để gia công sửa chữa đề cập tại công văn 2699/TCHQ-GSQL của quý cơ quan không thuộc mặt hàng Bộ Thương mại cấp phép, vì vậy, việc tiếp nhận, quản lý các hợp đồng gia công mặt hàng đó thuộc thẩm quyền xử lý của cơ quan Hải quan.
Tuy nhiên, Khoản 1 và Khoản 2, Điều 7 của Quyết định số 178/1999/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 30 tháng 8 năm 1999 ban hành quy chế ghi nhãn hàng hoá lưu thông trong nước và hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu, quy định như sau:
“1. Nếu hàng hoá được sản xuất hoàn chỉnh tại một cơ sở sản xuất, tên thương nhân chịu trách nhiệm về hàng hoá là tên cơ sở sản xuất, với dòng chữ ghi trên nhãn hàng hoá là:
Sản xuất tại................................ hoặc sản phẩm của....................:
2. Nếu hàng hoá được lắp ráp từ các chi Tiết, phụ tùng do từ nhiều cơ sở sản xuất khác nhau, tên thương nhân chịu trách nhiệm về hàng hoá là tên cơ sở lắp ráp thành phẩm, với dòng chữ ghi trên nhãn hàng hoá là: cơ sở lắp ráp............. hoặc lắp ráp tại............”
Như vậy, để được lưu thông trong lãnh thổ của Việt Nam và xuất khẩu ra nước ngoài từ Việt Nam, sản phẩm giày phải ghi tên của cơ sở sản xuất, gia công cuối cùng tại Việt Nam - nơi tạo ra thành phẩm với tên, địa chỉ của thương nhân đó trên nhãn hàng hoá.
Xin thông báo để quý cơ quan biết.
| TL. BỘ TRƯỞNG |
- 1Nghị định 12/2006/NĐ-CP Hướng dẫn Luật Thương mại về hoạt động mua bán hàng hoá quốc tế và các hoạt động đại lý mua, bán, gia công và quá cảnh hàng hóa với nước ngoài
- 2Quyết định 178/1999/QĐ-TTg về Quy chế ghi nhãn hàng hoá lưu thông trong nước và hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 3Công văn 1599/GSQL-GQ2 năm 2018 về sửa chữa thiết bị đã xuất khẩu do Cục Giám sát quản lý về hải quan ban hành
Công văn 4151/TM-XNK về nhập khẩu giày nguyên chiếc để gia công sửa chữa, xuất khẩu sang EU do Bộ Thương mại ban hành
- Số hiệu: 4151/TM-XNK
- Loại văn bản: Công văn
- Ngày ban hành: 05/07/2006
- Nơi ban hành: Bộ Thương mại
- Người ký: Hồ Quang Trung
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Dữ liệu đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 05/07/2006
- Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực