Hệ thống pháp luật

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------

Số: 3309/BNN-TCCB
V/v Báo cáo kết quả hoàn thiện mô hình dạy nghề cho LĐNT theo Quyết định số 1956/QĐ-TTg

Hà Nội, ngày 16 tháng 09 năm 2013

 

Kính gửi: Bộ Lao động Thương binh - Xã hội

Trả lời công văn số 2982/LĐTBXH-TCDN ngày 12/8/2013 của quý Bộ về việc Báo cáo kết quả hoàn thiện mô hình dạy nghề cho LĐNT theo Quyết định số 1956/QĐ-TTg ngày 27/11/2009 của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trả lời như sau:

I. KẾT QUẢ, HIỆU QUẢ ĐÀO TẠO MÔ HÌNH DẠY NGHỀ NÔNG NGHIỆP CHO LAO ĐỘNG NÔNG THÔN.

1. Kết quả thực hiện năm 2012

Năm 2012 Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn được giao kinh phí 10 (mười) tỷ đồng đào tạo mô hình dạy nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn để làm việc cho các Doanh nghiệp, các Tổng công ty Chè, Cao su, Cà phê... Để thực hiện nhiệm vụ này Bộ đã giao cho Trung tâm Khuyến nông Quốc gia là đơn vị đầu mối phối hợp với Trung tâm Khuyến nông các tỉnh và các trường thuộc Bộ để thực hiện và triển khai 132 lớp đào tạo 10 nghề nông nghiệp cho 3.960 lao động nông thôn. Địa điểm triển khai tại các tỉnh: Yên Bái, Hà Giang, Hải Dương, Nam Định, Bắc Giang, Hà Tĩnh, Nghệ An, Quảng Nam, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng, Tiền Giang, Long An, An Giang, Bình Dương, Bình Phước. Với mục tiêu đào tạo nghề theo nhu cầu của doanh nghiệp để nâng cao hiệu quả của công tác đào tạo nghề, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã chỉ đạo Trung tâm Khuyến nông quốc gia triển khai các lớp đào tạo gắn với vùng chuyên canh và vùng nguyên liệu cho doanh nghiệp, phối hợp với các Công ty thành viên thuộc các Tổng công ty và các doanh nghiệp ổn định trên địa bàn và khuyến khích các doanh nghiệp có hợp đồng bao tiêu sản phẩm lâu dài cho nông dân sau đào tạo, ưu tiên đào tạo cho nông dân ở các xã xây dựng nông thôn mới, gắn đào tạo nghề với chương trình nông thôn mới hiện nay.

Kết quả (phụ lục 1) tổng số người tham gia học nghề là 3.337 người, chiếm 84,2% theo kế hoạch, trong đó số người học thực tế thuộc đối tượng 1 là 959 người, đối tượng 2: 30 người; đối tượng 3: 2348 người. 100% học viên sau đào tạo có thể tự tạo việc làm, có thể áp dụng kiến thức học được vào thực tế sản xuất của gia đình và đảm bảo tự bao tiêu sản phẩm; 100% số lao động sau khi học xong có thể áp dụng kiến thức học được áp dụng vào thực tế, đảm bảo chất lượng sản phẩm để bán cho các doanh nghiệp hoặc các thương lái ở chợ đầu mối, có hợp đồng bao tiêu sản phẩm lâu dài với các doanh nghiệp thuộc Tổng công ty, các doanh nghiệp trên địa bàn, các chợ đầu mối và các thương lái; 480 học viên sau đào tạo được doanh nghiệp tuyển dụng vào làm việc (chiếm 14,38%).

Thực hiện nhiệm vụ trên, Trung tâm Khuyến nông Quốc gia đã phối hợp với hệ thống Khuyến nông các tỉnh: Yên Bái, Khánh Hòa, Hải Dương, Bình Phước, Tiền Giang, Bắc Giang, Quảng Nam, Nghệ An, Thừa Thiên Huế, Ninh Thuận và 06 trường thuộc Bộ: Trường Cao đẳng NN Nam Bộ, Trường Cao đẳng Thủy sản, Trường Cao đẳng CN và NL Đông Bắc, Trung tâm giống Thủy sản Long An, Trường trung học Thủy sản, Trường Cao đẳng Công nghiệp Cao su. Theo thống kê của các đơn vị (Phụ lục 2) tổng số có 239 số người tham gia dạy nghề cho LĐNT, trong đó có 221 giáo viên cơ hữu tham gia dạy 32 nghề. Kết quả cho thấy có 3337 lao động tham gia học nghề, trong đó có 959 lao động thuộc đối tượng 1; 30 lao động thuộc đối tượng 2, và 2348 lao động thuộc đối tượng 3; 100% số lao động sau khi học xong có thể tự sản xuất và có hợp đồng bao tiêu sản phẩm với các doanh nghiệp, các thương lái, hoặc được tuyển dụng vào làm việc tại các doanh nghiệp, tăng thu nhập cho người lao động, góp phần vào công tác xóa đói giảm nghèo, chuyển dịch cơ cấu lao động, cơ cấu kinh tế của địa phương, góp phần vào tiến trình xây dựng nông thôn mới.

2. Kết quả thực hiện năm 2013

Năm 2013 Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tiếp tục triển khai mô hình đào tạo nghề cho lao động nông thôn để làm việc cho các doanh nghiệp, các tổng công ty Chè, Cao su, Cà phê...và xã xây dựng nông thôn mới với tổng kinh phí là 5 (năm) tỷ đồng. Bộ đã giao nhiệm vụ đào tạo này cho 07 đơn vị thuộc Bộ (Trung tâm Khuyến nông Quốc gia, Trường Cao đẳng nghề Cơ điện Phú Thọ, Trường Cao đẳng nghề Công nghệ và Nông lâm Phú Thọ,Trường Cao đẳng nghề Cơ điện và Nông lâm Trung bộ, Trường Cao đẳng nghề Công nghệ và Nông Lâm Nam Bộ, Trường Cao đẳng nghề Công nghệ và Nông Lâm Đông bắc, Trường Cao đẳng Công nghệ và Kinh tế Bảo Lộc) để triển khai 63 lớp đào tạo cho 1950 lao động nông thôn học các nghề: trồng chè, trồng và chăm sóc thu hoạch Cà phê, trồng chăm sóc và cạo mủ Cao su, Chế biến mủ cao su, Chế biến chè xanh chè đen...

Đánh giá sơ bộ thực hiện công tác đào tạo nghề cho LĐNT theo mô hình từ đầu năm 2013 cho đến nay các đơn vị đã tổ chức chiêu sinh được 1783 lao động nông thôn (phụ lục 3) trong đó có 1066 lao động nữ; 1051 lao động thuộc đối tượng 1, 73 lao động thuộc đối tượng 2 và 659 lao động thuộc đối tượng 3. Hiện nay đã có 320 lao động nông thôn đã học xong, trong đó có 102 lao động sau khi học xong đã được doanh nghiệp tuyển dụng vào làm việc như: Nhà máy chế biến chè xanh, chè đen Phú Thọ 70 lao động, Nhà máy chế biến mủ cao su Bình Phước 32 lao động. Đặc biệt có 70 lao động được doanh nghiệp ký hợp đồng bao tiêu sản phẩm chè.

Các nghề đào tạo cho LĐNT năm 2013 tập trung đào tạo cho 05 nghề trọng điểm, đó là nghề: Chế biến chè xanh chè đen, trồng chè, trồng chăm sóc và thu hoạch cà phê, trồng chăm sóc và khai thác mủ cao su và nghề chế biến mủ cao su. Theo báo cáo của 07 đơn vị cho thấy (phụ lục 4) có tổng số 375 giáo viên cơ hữu; 76 giáo viên thỉnh giảng và có 150 giáo viên tham gia dạy nghề cho LĐNT. Địa điểm triển khai tại các tỉnh: Phú Thọ, Yên Bái, Thái Nguyên, Đắc Lắc, Gia Lai, Đắc Nông, Kon Tum, Bình Dương, Bình Phước. Hiện nay các lớp đang tổ chức học, dự kiến sẽ kết thúc vào tháng 12/2013.

II. CÁC KIẾN NGHỊ, ĐỀ XUẤT

Công tác dạy nghề tạo việc làm cho người lao động gắn với làng nghề và doanh nghiệp bước đầu đã đạt được những hiệu quả, người học nghề đã tiếp cận phổ cập được kiến thức mới về lĩnh vực mình được đào tạo, biết cách làm ăn, giảm chi phí sản xuất, tăng năng suất lao động, tạo việc làm tại chỗ, có cơ hội được nhận vào làm việc tại các cơ sở sản xuất hoặc các doanh nghiệp tại địa phương, qua đó nâng cao thu nhập cho bản thân và gia đình, góp phần ổn định cuộc sống, góp phần tích cực trong việc thay đổi tư duy lao động sản xuất của người dân, thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế của địa phương, dạy nghề gắn với giải quyết việc làm và giảm nghèo bền vững trong khu vực nông thôn.

Nhằm triển khai hiệu quả mô hình dạy nghề và giải quyết việc làm cho LĐNT trong những năm tiếp theo, Bộ Nông nghiệp và PTNT kiến nghị:

1. Bộ Lao động Thương binh Xã hội tiếp tục cho nhân rộng mô hình của một số nghề nông nghiệp trọng điểm nhằm thu hút lao động vào làm việc tại các doanh nghiệp, các tổng công ty hoặc sản xuất vùng nguyên liệu tập trung, cánh đồng mẫu lớn để cung cấp nguyên liệu cho các nhà máy nhằm tăng thu nhập cho người lao động, ổn định cuộc sống sau khi học nghề;

2. Ngân hàng chính sách cần có chính sách khuyến khích các doanh nghiệp vay vốn với mức thuế ưu đãi nhằm thu hút các doanh nghiệp bao tiêu sản phẩm lâu dài cho người nông dân sau đào tạo.

Trên đây là báo cáo của Bộ Nông nghiệp và PTNT. Đề nghị Bộ Lao động Thương binh Xã hội tổng hợp báo cáo Ban chỉ đạo Trung ương./.

 


Nơi nhận:
- Như trên;
- Bộ trưởng Cao Đức Phát (b/c);
- Lưu: VT, TCCB.

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG




Nguyễn Thị Xuân Thu

 

PHỤ LỤC 1

KẾT QUẢ, HIỆU QUẢ HOÀN THIỆN MÔ HÌNH DẠY NGHỀ CHO LAO ĐỘNG NÔNG THÔN THEO QUYẾT ĐỊNH SỐ 1956/QĐ-TTG DO TRUNG TÂM KHUYẾN NÔNG QUỐC GIA THỰC HIỆN NĂM 2012
(Kèm theo Công văn số 3309 ngày 16 tháng 9 năm 2013 của Bộ Nông nghiệp và PTNT)

Số TT

Tên nghề đào tạo cho lao động nông thôn

Số người được học nghề

Hiệu quả sau học nghề

Tổng số

Đối tượng 1

Đối tượng 2

Đối tượng 3

Tổng số người đã học xong

Tổng số người có việc làm

Được DN/ Đơn vị tuyển dụng

Được DN/ Đơn vị bao tiêu sản phẩm

Thành lập tổ hợp tác, HTX, doanh nghiệp

Số người thực tế thuộc đối tuợng 1

Người được hưởng chính sách ưu đãi, người có công

Người dân tộc thiểu số

Người thuộc hộ nghèo

Người thuộc hộ bị thu hồi đất

Người khuyết tật

Người thuộc hộ cận nghèo

LĐNT khác

1

Trồng chè

313

191

1

178

12

0

0

0

122

313

313

0

313

0

2

Trồng lúa năng suất cao

601

68

22

0

18

25

3

0

533

601

601

0

601

0

3

Kỹ thuật phòng và trị bệnh cho lợn

289

118

15

53

42

8

0

0

171

289

289

0

289

0

4

Nuôi và phòng trị bệnh cho gà

362

136

34

66

34

2

0

0

226

362

362

0

362

0

5

Trồng Rau an toàn

523

117

26

25

43

23

0

0

406

523

523

0

523

0

6

Nuôi tôm sú

180

34

16

0

18

0

0

0

146

180

180

0

180

0

7

Nhân giống cây ăn quả

180

84

6

0

78

0

0

0

96

180

180

0

180

0

8

Trồng chăm sóc, khai thác mủ cao su

319

134

12

77

16

29

0

30

155

319

319

240

319

0

9

Nuôi Tôm thẻ chân trắng

270

22

3

0

9

10

0

0

248

270

270

120

270

0

10

Nuôi cá tra, cá ba sa

300

55

4

0

41

10

0

0

245

300

300

120

300

0

 

Tổng

3337

959

139

399

311

107

3

30

2348

3337

3337

480

3337

0

 

PHỤ LỤC 2

DANH SÁCH CƠ SỞ THAM GIA HOÀN THIỆN MÔ HÌNH DẠY NGHỀ CHO LAO ĐỘNG NÔNG THÔN THEO QUYẾT ĐỊNH 1956 DO TRUNG TÂM KHUYẾN NÔNG QUỐC GIA THỰC HIỆN NĂM 2012
(Kèm theo Công văn số: 3309 ngày 16 tháng 9 năm 2013 của Bộ Nông nghiệp và PTNT)

Số

Tên cơ sở tham gia hoàn thiện mô hình dạy nghề cho LĐNT

Số giáo viên dạy nghề cho LĐNT (người)

Số người dạy nghề tham gia dạy nghề cho LĐNT (người)

Số nghề dạy cho LĐNT (người)

Quy mô đào tạo của các nghề nêu tại cột (6) ghi trong GCN đăng ký hoạt động dạy nghề

Kết quả dạy nghề cho lao động nông thôn (người)

Địa bàn thực hiện (tỉnh/TP)

Giáo viên cơ hữu

Tổng số

ĐT 1

ĐT 2

ĐT 3

Số LĐNT học xong đã có việc làm

-1

-2

-3

-5

-6

-7

 

-9

-10

-11

-12

-13

1

TTKN Yên Bái

14

14

2

70

210

70

 

140

210

 

2

TTKN Khánh Hòa

17

17

2

70

270

10

 

260

270

Khánh Hòa

3

TTKN Hải Dương

16

16

2

70

240

0

0

240

240

Hải Dương

4

TTKN Bình Phước

12

12

2

70

152

70

0

82

152

Bình Phước

5

TTKN Tiền Giang

26

26

3

90

390

135

0

255

390

Tiền Giang

6

TTKN Bắc Giang

6

18

1

35

180

57

0

123

180

Bắc Giang

7

TTKN Quảng Nam

18

24

3

90

270

78

0

192

270

Quảng Nam

8

TTKN Nghệ An

22

22

3

105

334

213

 

121

334

Nghệ An

9

TTKN Thừa Thiên Huế

10

10

2

102

124

40

 

84

124

TTHuế

10

TTKN Ninh Thuận

14

14

2

70

150

30

 

120

150

Ninh Thuận

11

Trường CĐ NN Nam Bộ

6

6

2

70

90

7

 

83

90

Tiền Giang

12

Trường Cao đẳng Thủy sản

2

2

1

30

30

0

 

30

30

Đà Nẵng

13

Trường Cao đẳng Công nghệ và NL Đông Bắc

18

18

3

100

271

70

 

201

271

Yên Bái, Thái Nguyên, Hải Dương

14

Trung tâm Thủy sản Long An

16

16

2

70

240

21

 

219

240

Long An

15

Trường Trung học Thủy sản

8

8

1

30

120

36

 

84

120

An Giang

16

Trường cao đẳng công nghiệp cao su

16

16

1

30

266

122

30

114

266

Bình Phước, Bình Dương

 

Tổng

221

239

32

1095

3337

959

 

2348

3337

 

 

PHỤ LỤC 3

KẾT QUẢ, HIỆU QUẢ HOÀN THIỆN MÔ HÌNH DẠY NGHỀ CHO LAO ĐỘNG NÔNG THÔN THEO QUYẾT ĐỊNH SỐ 1956/QĐ-TTG DO 07 ĐƠN VỊ THUỘC BỘ NN VÀ PTNT THỰC HIỆN NĂM 2013
(Kèm theo Công văn số: 3309 ngày 16 tháng 9 năm 2013 của Bộ Nông nghiệp và PTNT)

Số TT

Tên nghề đào tạo cho lao động nông thôn

Số người được học nghề

Hiệu quả sau học nghề

Tổng số

Nữ

Đối tượng

Đối tượng 2

Đối tượng 3

Tổng số người đã học xong

Tổng số người có việc làm

Được DN/ Đơn vị tuyển dụng

Được DN/ Đơn vị bao tiêu sản phẩm

Tự tạo việc làm

Thành lập tổ hợp tác, HTX, doanh nghiệp

Số người thực tế thuộc đối tượng 1

Người được hưởng chính sách ưu đãi người có công

Người dân tộc thiểu số

Người thuộc hộ nghèo

Người thuộc hộ bị thu hồi đất

Người khuyết tật

Người thuộc hộ cận nghèo

LĐNT khác

(1)

(2)

(3)=(5) +(11)+(12)

(4)

(5)

(6)

(7)

(8)

(9)

(10)

(11)

(12)

(13)

(14)=(15)+ (16)+(17) + (18)

(15)

(16)

(17)

(18)

1

Nghề Chế biến chè xanh, chè đen

70

42

38

3

27

8

0

0

0

32

 

 

70

 

 

 

2

Nghề trồng chè

655

496

316

1

260

124

2

 

15

314

 

 

 

70

 

 

3

Nghề Trồng - chăm sóc - thu hoạch Cà phê

290

140

206

6

165

3

35

0

2

82

140

0

0

0

0

0

4

Nghề Trồng, chăm sóc và khai thác mủ cao su

733

383

487

20

399

67

63

2

56

203

180

 

 

 

150

 

5

Chế biến mủ cao su

32

05

04

 

03

01

01

 

 

28

 

 

32

 

 

 

 

Tổng cộng

1783

1066

1051

30

854

203

101

2

73

659

320

 

102

70

150

 

 

PHỤ LỤC 4

DANH SÁCH CƠ SỞ THAM GIA HOÀN THIỆN MÔ HÌNH DẠY NGHỀ CHO LAO ĐỘNG NÔNG THÔN THEO QUYẾT ĐỊNH 1956/QĐ-TTG DO 07 ĐƠN VỊ THUỘC BỘ THỰC HIỆN NĂM 2013

(Kèm theo Công văn số: 3309 ngày 16 tháng 9 năm 2013 của Bộ Nông nghiệp và PTNT)

Số TT

Tên cơ sở tham gia hoàn thiện mô hình dạy nghề cho LĐNT

Số giáo viên tham gia dạy nghề cho LĐNT (người)

Số người dạy nghề tham gia dạy nghề cho LĐNT (người)

Số nghề dạy cho LĐNT (nghề)

Quy mô đào tạo của các nghề nêu tại cột (6) ghi trong GCN đăng ký hoạt động dạy nghề

Kết quả dạy nghề cho lao động nông thôn (người)

Địa bàn thực hiện (tỉnh/TP)

Giáo viên cơ hữu

Giáo viên thỉnh giảng

Tổng số

ĐT 1

ĐT 2

ĐT 3

Số LĐNT học xong đã có việc làm

(1)

(2)

(3)

(4)

(5)

(6)

(7)

(8) = (9)+ (10)+(11)

(9)

(10)

(11)

(12)

(13)

1

Trường Cao đẳng nghề Cơ điện Phú Thọ

5

3

8

2

175

140

95

2

43

 

Phú Thọ, Yên Bái

2

Trường CĐ nghề Công nghệ và Nông lâm Phú Thọ

17

7

24

1

180

195

104

0

81

 

Phú Thọ

3

Trường CĐN Cơ điện XD và NL Trung Bộ

151

0

22

2

330

302

193

0

109

 

Đắc Lắc, Gia lai

4

Trường Cao đẳng nghề CN và NL Đông Bắc

70

0

22

11

330

330

136

12

182

0

Thái Nguyên, Phú Thọ, Yên Bái

5

Trường Cao đẳng nghề CN và NL Nam Bộ

80

25

25

2

245

210

133

3

74

0

Đăk Nông, Đăk Lăk Kon Tum

6

Trường Cao đẳng Công nghệ và Kinh tế Bảo Lộc

16

9

29

2

330

336

269

16

61

16

Bình Dương, Bình Phước

7

Trung tâm KN tỉnh Yên Bái

14

14

2

1

60

60

19

01

40

 

Yên Bái

8

Trường Cao đẳng công nghiệp Cao su

10

6

16

1

150

60

28

12

20

 

Bình Phước

9

Trung tâm khuyến nông Bình Phước

12

12

2

1

180

150

74

27

49

 

Bình Phước

 

Tổng cộng

375

76

150

23

1980

1783

1051

73

659

16

 

 

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Công văn 3309/BNN-TCCB năm 2013 báo cáo kết quả hoàn thiện mô hình dạy nghề cho lao động nông thôn theo Quyết định 1956/QĐ-TTg do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành

  • Số hiệu: 3309/BNN-TCCB
  • Loại văn bản: Công văn
  • Ngày ban hành: 16/09/2013
  • Nơi ban hành: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
  • Người ký: Nguyễn Thị Xuân Thu
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 16/09/2013
  • Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Tải văn bản