Hệ thống pháp luật

BỘ LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI
TỔNG CỤC DẠY NGHỀ
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------

Số: 329/TCDN-DNTX
V/v tổ chức nhân rộng các mô hình dạy nghề cho lao động nông thôn, người khuyết tật

Hà Nội, ngày 02 tháng 03 năm 2015

 

Kính gửi:

- Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
- Hội Nông dân Việt Nam
- Liên Minh HTX Việt Nam

Để xây dựng, chỉ đạo nhân rộng các mô hình dạy nghề cho lao động nông thôn và mô hình dạy nghề, tạo việc làm cho người khuyết tật, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đã đề nghị Nhà nước giao kinh phí Dự án đào tạo nghề cho lao động nông thôn thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia Việc làm và Dạy nghề và chỉ tiêu hỗ trợ dạy nghề cho lao động nông thôn, chỉ tiêu hỗ trợ đào tạo nghề cho người khuyết tật năm 2015 cho Bộ, cơ quan Trung ương của đoàn thể.

Đề nghị Bộ, cơ quan Trung ương của đoàn thể căn cứ vào nội dung hoạt động hỗ trợ dạy nghề cho lao động nông thôn quy định tại Quyết định số 1956/QĐ-TTg ngày 27/11/2009 của Thủ tướng Chính phủ, Thông tư liên tịch số 112/2010/TTLT-BTC-BLĐTBXH ngày 30/7/2010 của Bộ Tài chính và Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Thông tư liên tịch số 128/2012/TTLT-BTC-BLĐTBXH ngày 9/8/2012 của Bộ Tài chính và Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội; các nội dung dạy nghề tạo việc làm cho người khuyết tật quy định tại Điểm 3, Khoản II, Điều 1, Quyết định số 1019/QĐ-TTg ngày 05/8/2012 của Thủ tướng Chính phủ; Khoản 3, Điều 4, Thông tư liên tịch số 48/2013/TTLT-BTC-BLĐTBXH ngày 26/4/2013 của Liên Bộ Tài chính và Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội; dự toán ngân sách trung ương được giao tại Quyết định số 1758/QĐ-BKHĐT ngày 03/12/2014, chỉ tiêu kế hoạch được giao tại Quyết định số 1865/QĐ-BKHĐT ngày 22/12/2014 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư và các quy định hiện hành để tổ chức thực hiện, cụ thể:

1. Lập kế hoạch, nhiệm vụ và dự toán sử dụng ngân sách nhà nước năm 2015 theo quy định gửi Bộ Tài chính phê duyệt.

2. Về tổ chức nhân rộng các mô hình dạy nghề cho lao động nông thôn, trong đó có người khuyết tật học hòa nhập hoặc mô hình dạy nghề, tạo việc làm riêng cho người khuyết tật:

- Xác định các nghề đào tạo, mô hình thực hiện; số lượng lao động nông thôn, số lượng người khuyết tật có nhu cầu học đối với từng nghề, theo từng mô hình; địa bàn đào tạo (trong đó tập trung triển khai thực hiện ở các xã sẽ đạt 19 tiêu chí xây dựng nông thôn mới vào năm 2015, 2016); cơ sở dạy nghề đủ điều kiện dạy nghề và thực hiện xây dựng, tổ chức nhân rộng mô hình dạy nghề cho lao động nông thôn, trong đó có người khuyết tật học hòa nhập hoặc mô hình dạy nghề, tạo việc làm riêng cho người khuyết tật.

- Xây dựng và phê duyệt mức chi phí đào tạo đối với từng nghề đào tạo, phù hợp với chương trình đào tạo, thời gian đào tạo, đặc thù của lao động nông thôn, đặc thù của người khuyết tật và điều kiện thực tế tại địa bàn đào tạo. Nội dung chi phí đào tạo thực hiện theo quy định tại Điểm d, Khoản 7, Điều 6, Thông tư 112/2010/TTLT-BTC-BLĐTBXH ngày 30/7/2010.

- Xây dựng và phê duyệt kế hoạch nhân rộng các mô hình dạy nghề cho lao động nông thôn, trong đó có người khuyết tật học hòa nhập hoặc kế hoạch nhân rộng mô hình dạy nghề, tạo việc làm riêng cho người khuyết tật (gồm: tên nghề đào tạo, mô hình nhân rộng, số lượng người học, cấp trình độ dạy nghề, chỉ tiêu đặt hàng dạy nghề, địa bàn đào tạo, cơ sở dạy nghề đủ điều kiện dạy nghề và xây dựng, tổ chức nhân rộng các mô hình dạy nghề cho lao động nông thôn, trong đó có người khuyết tật học hòa nhập hoặc cơ sở dạy nghề, cơ sở sản xuất, kinh doanh đủ điều kiện dạy nghề và xây dựng, tổ chức nhân rộng các mô hình dạy nghề, tạo việc làm riêng cho người khuyết tật, mức chi phí đào tạo cho từng nghề, dự toán kinh phí thực hiện).

- Ký hợp đồng đặt hàng dạy nghề đối với các cơ sở dạy nghề được phê duyệt trong kế hoạch nhân rộng mô hình dạy nghề cho lao động nông thôn, trong đó có người khuyết tật học hòa nhập theo quy định tại Khoản 3, Điều 1, Thông tư liên tịch số 128/2012/TTLT-BTC-BLĐTBXH ngày 9/8/2012 hoặc ký hợp đồng đặt hàng dạy nghề đối với các cơ sở dạy nghề, cơ sở sản xuất kinh doanh được phê duyệt trong kế hoạch nhân rộng mô hình dạy nghề, tạo việc làm riêng cho người khuyết tật theo quy định tại Tiết e, Điểm 3.2, Khoản 3, Điều 4, Thông tư liên tịch số 48/2013/TTLT-BTC-BLĐTBXH ngày 26/4/2013.

4. Thực hiện kiểm tra, giám sát, thanh lý việc thực hiện hợp đồng đặt hàng dạy nghề theo quy định; tổ chức sơ kết, đánh giá các mô hình đã thực hiện, đề xuất quy trình, các điều kiện nhân rộng mô hình dạy nghề cho lao động nông thôn; mô hình dạy nghề, tạo việc làm riêng cho người khuyết tật và tổng hợp báo cáo kết quả, hiệu quả thực hiện về Tổng cục Dạy nghề, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.

Trong quá trình thực hiện nếu có vướng mắc đề nghị phản ánh về Tổng cục Dạy nghề, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội để nghiên cứu hướng dẫn./

 


Nơi nhận:
- Như trên;
- Vụ TCHCSN, Bộ Tài chính (để biết);
- Lưu: VT, DNTX.

TỔNG CỤC TRƯỞNG




Dương Đức Lân

 

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Công văn 329/TCDN-DNTX năm 2015 về tổ chức nhân rộng mô hình dạy nghề cho lao động nông thôn, người khuyết tật do Tổng cục Dạy nghề ban hành

  • Số hiệu: 329/TCDN-DNTX
  • Loại văn bản: Công văn
  • Ngày ban hành: 02/03/2015
  • Nơi ban hành: Tổng cục Dạy nghề
  • Người ký: Dương Đức Lân
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Dữ liệu đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 02/03/2015
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
Tải văn bản