Hệ thống pháp luật

BỘ TÀI CHÍNH
TỔNG CỤC THUẾ
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 2893/TCT-DT
V/v hướng dẫn bổ sung xây dựng dự toán thu NSNN năm 2022; dự kiến thu NSNN 03 năm 2022-2024.

Hà Nội, ngày 30 tháng 7 năm 2021

 

Kính gửi: Cục Thuế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

Ngày 23/7/2021, Thủ tướng Chính phủ ban hành Chỉ thị số 20/CT-TTg về xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2022. Ngày 26/7/2021, Bộ Tài chính ban hành Thông tư số 61/2021/TT-BTC hướng dẫn xây dựng dự toán NSNN năm 2022, kế hoạch tài chính - ngân sách nhà nước 03 năm 2022-2024. Tiếp theo công văn số 2305/TCT-DT ngày 25/6/2021 của Tổng cục Thuế, để công tác xây dựng dự toán thu NSNN năm 2022, dự kiến thu NSNN 03 năm 2022-2024 đảm bảo theo đúng tinh thần chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Tài chính, Tổng cục Thuế hướng dẫn bổ sung một số nội dung sau:

1. Về đánh giá ước thực hiện thu năm 2021, xây dựng dự toán thu năm 2022

1.1. Về đánh giá thực hiện dự toán thu năm 2021

Đợt dịch Covid-19 lần thứ 4 bùng phát từ cuối tháng 4/2021 đến nay, với diễn biến ngày càng phức tạp, tác động sâu, rộng đến toàn bộ đời sống kinh tế - xã hội, ảnh hưởng rất lớn đến tình hình thực hiện nhiệm vụ thu NSNN của cơ quan thuế, cụ thể:

- Quí 1/2021, nền kinh tế hưởng lợi từ chính sách kích cầu của Chính phủ năm 2020, một số thị trường tăng trưởng nóng (bất động sản, chứng khoán, bảo hiểm, ngân hàng,..) và hoạt động mua bán sáp nhập diễn ra sôi động, góp phần làm cho số thu NSNN đạt khá.

- Quý 2/2021, trong khi một số địa phương vẫn giữ đà tăng trưởng của quý 1, thì một số địa phương khu vực phía Bắc đã chịu tác động của đợt dịch bệnh Covid-19 lần thứ 4.

- Cuối quý 2, đầu quý 3/2021, giai đoạn II của đợt dịch lần thứ 4 đã lan rộng ra nhiều tỉnh thành trong cả nước, nhiều chuyên gia nhận định hết tháng 8/2021 đợt dịch lần này có khả năng được kiểm soát. Với kịch bản này, thu NSNN quý 3/2021 sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng nhất, đặc biệt với các tỉnh, thành thực hiện giãn cách theo Chỉ thị 16 của Thủ tướng Chính phủ.

- Quý 4/2021, dự báo số thu sẽ dần hồi phục, với mức độ khác nhau ở từng địa phương, phụ thuộc vào độ mở của nền kinh tế và khả năng phục hồi sau dịch bệnh Covid-19 của các doanh nghiệp.

Để đánh giá ước thu NSNN năm 2021 đảm bảo yêu cầu tích cực, phù hợp với diễn biến dịch bệnh Covid-19 và sự hồi phục, phát triển kinh tế, sản xuất kinh doanh trên địa bàn, làm cơ sở xây dựng dự toán thu NSNN năm 2022 có tính khả thi, Cục Thuế đánh giá thu 5 tháng cuối năm 2021 đầy đủ, sát thực tế, trong đó, cần dự báo thu chi tiết theo từng tháng còn lại của quý 3/2021 (tháng 8 và tháng 9) và dự báo thu quý 4/2021 (thuyết minh cụ thể cơ sở tính toán, có so sánh với cùng kỳ năm 2020 và so sánh với mức thu bình quân của 4 tháng đầu năm 2021- thời điểm trước khi xảy ra đợt dịch lần thứ 4).

1.2. Về xây dựng dự toán thu NSNN năm 2022

Năm 2022, Chính phủ đặt mục tiêu thực hiện bằng được “mục tiêu kép” vừa phòng, chống dịch Covid-19, vừa phục hồi, phát triển kinh tế. Trên cơ sở mục tiêu, định hướng, nhiệm vụ của kế hoạch phát triển kinh tế nêu trên, phấn đấu dự toán thu nội địa năm 2022 không kể thu tiền sử dụng đất, thu xổ số kiến thiết, tiền bán vốn nhà nước tại doanh nghiệp, cổ tức, lợi nhuận sau thuế và chênh lệch thu, chi của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam bình quân cả nước tăng khoảng 6-8% so với đánh giá ước thực hiện năm 2021 (đã loại trừ các yếu tố tăng, giảm thu do thay đổi chính sách). Mức tăng thu cụ thể tùy theo điều kiện, đặc điểm và phù hợp với tốc độ tăng trưởng kinh tế trên địa bàn của từng địa phương.

Việc xây dựng dự toán ngân sách địa phương phải đảm bảo yêu cầu: Tích cực, sát thực tế phát sinh, tổng hợp đầy đủ các khoản thu ngân sách mới trên địa bàn, rà soát các dự án hết thời gian ưu đãi thuế TNDN, thuế nhà thầu; phân tích, đánh giá cụ thể những tác động ảnh hưởng đến dự toán thu ngân sách nhà nước năm 2022 theo từng địa bàn, từng lĩnh vực thu, từng khoản thu, sắc thuế, trong đó tập trung đánh giá ảnh hưởng nguồn thu do ảnh hưởng của dịch bệnh, thiên tai, thực hiện các chính sách gia hạn, miễn, giảm thuế....; tăng cường công tác quản lý, chống thất thu, chống chuyển giá, gian lận thương mại, trốn thuế, quản lý chặt chẽ giá tính thuế; đẩy mạnh thanh tra, kiểm tra thuế; quyết liệt xử lý nợ đọng thuế và kiểm soát chặt chẽ hoàn thuế.

Thực hiện yêu cầu của Thủ tướng Chính phủ tại Chỉ thị số 20/CT-TTg “Các bộ, ngành trung ương, địa phương tập trung chỉ đạo, xử lý, giải quyết ngay từ khâu xây dựng dự toán những tồn tại, sai phạm trong quản lý tài chính, ngân sách đã được cơ quan thanh tra, kim toán phát hiện, kiến nghị theo đúng quy định của pháp luật”, Tổng cục Thuế yêu cầu các Cục Thuế: Dự toán thu NSNN năm 2022 (là năm đầu thời kỳ ổn định ngân sách) phải được xây dựng tích cực, khả thi với tinh thần phấn đấu, nỗ lực cao nhất, theo đúng chính sách, chế độ hiện hành, đảm bảo thu đúng, thu đủ, nuôi dưỡng nguồn thu; khắc phục tồn tại mà cơ quan KTNN nhận định, kiến nghị hàng năm trong khâu xây dựng dự toán thu NSNN như: Dự toán thu NSNN thấp hơn thực hiện năm trước; đánh giá ước thu năm báo cáo thấp, làm cơ sở xây dựng dự toán thu năm kế hoạch không sát, dẫn đến vượt cao so dự toán; dự toán không bao quát đầy đủ nguồn thu trên địa bàn, không tính toán các năng lực sản xuất mới; dự toán các khoản thu từ đất (tiền sử dụng đất, thu tiền cho thuê đất, thuê mặt nước) vượt cao so dự toán do nguyên nhân chủ quan;...

2. Về cơ chế, chính sách

- Ngày 05/7/2021, Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) ban hành công văn số 3805/EVN-TCKT về điều chỉnh giá tính thuế GTGT năm 2020, 2021 theo Nghị định số 10/2017/NĐ-CP ngày 9/2/2017, theo đó, giá tính thuế GTGT năm 2020 đối với các công ty thủy điện hạch toán phụ thuộc EVN/GENCO là 602,46 đ/KWh (thay thế giá tính thuế GTGT theo công văn số 1884/EVN-TCKT ngày 30/03/2020); giá tính thuế GTGT năm 2021 đối với các công ty thủy điện hạch toán phụ thuộc EVN/GENCO là 468,38 đ/KWh (thay thế giá tính thuế GTGT theo công văn số 1575/EVN-TCKT ngày 31/03/2021). Căn cứ công văn số 3805/EVN-TCKT nêu trên, Cục Thuế tính toán ảnh hưởng thu NSNN năm 2021, gồm: (i) giảm thu 11 tháng cuối năm 2021 so với mặt bằng chính sách năm 2020 do áp dụng mức giá 468,38 đ/KWh cho kỳ khai thuế năm 2021; (ii) tăng thu NSNN năm 2021 do điều chỉnh giá tính thuế GTGT áp dụng cho kỳ khai thuế năm 2020 từ 596 đ/kwh lên 602,46 đ/kwh.

Cục Thuế tạm thời sử dụng mức giá 468,38 đ/KWh để dự kiến thu thuế GTGT đối với các công ty thủy điện hạch toán phụ thuộc EVN/GENCO các năm 2022-2024.

- Để dự báo sát, đúng thu NSNN những tháng cuối năm 2021, Cục Thuế rà soát, tổng hợp đầy đủ tình hình gia hạn tiền thuế, tiền thuê đất; cần trao đổi, nắm bắt tình hình SXKD của doanh nghiệp để dự kiến sát số thuế TNDN tạm nộp quý 2 của kỳ tính thuế năm 2021 được gia hạn; tổng hợp vào biểu số 04 ban hành kèm theo công văn số 2305/TCT-DT nêu trên.

- Trước tình hình dịch Covid-19 lần thứ 4 diễn biến phức tạp đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của nhiều doanh nghiệp, người dân, Bộ Tài chính đang nghiên cứu, đánh giá và xây dựng một số giải pháp về thu ngân sách nhằm hỗ trợ doanh nghiệp và người dân. Các giải pháp này nếu thực hiện sẽ tác động đến thu NSNN năm 2021 và năm 2022. Cục Thuế nghiên cứu những giải pháp Bộ Tài chính dự kiến đề xuất tại Phụ lục số 01, đồng thời tổng hợp kết quả đánh giá ảnh hưởng thu NSNN theo Biểu số 01, 02, 03 kèm theo công văn này. Do các giải pháp trên đang trong quá trình xây dựng, nhiều nội dung phải trình Quốc hội quyết định, do đó tạm thời Cục Thuế chưa tổng hợp, tính toán giảm thu trong phương án ước thu năm 2021 và dự kiến thu năm 2022.

3. Về hồ sơ xây dựng dự toán thu NSNN năm 2022

Qua rà soát hồ sơ xây dựng dự toán thu NSNN năm 2022 của các Cục Thuế gửi về theo công văn số 2305/TCT-DT, Tổng cục Thuế nhận thấy một số Cục Thuế chưa lập đầy đủ mẫu biểu và báo cáo thuyết minh dự toán năm 2022 theo quy định, chưa đánh giá kỹ tác động của dịch bệnh Covid-19 đến thu NSNN trong 6 tháng cuối năm 2021, dẫn đến ước thực hiện thu NSNN năm 2021 và dự kiến năm 2022 còn rất thận trọng, chưa phù hợp với diễn biến từng giai đoạn của dịch bệnh và chưa đảm bảo yêu cầu của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Bộ Tài chính. Đề nghị Cục Thuế khắc phục những hạn chế nêu trên và khẩn trương hoàn thiện hồ sơ đảm bảo đầy đủ, đúng yêu cầu gửi về Tổng cục Thuế, cụ thể:

- Trên cơ sở tình hình thu 7 tháng đầu năm và ước thu 5 tháng cuối năm 2021, Cục Thuế cập nhật đánh giá lại số liệu ước thu NSNN năm 2021, dự toán thu NSNN năm 2022 và dự kiến thu 03 năm 2022-2024 đảm bảo đúng yêu cầu nêu trên.

- Đối với các khoản thu khác ngân sách; thu từ quỹ đất công ích và thu hoa lợi, công sản; thu tiền thuê và bán nhà thuộc sở hữu nhà nước; thu tiền sử dụng đất; thu tiền cho thuê đất, thuê mặt nước; thu từ hoạt động xổ số: Cục Thuế chủ động làm việc, trao đổi với các đơn vị có liên quan để đánh giá sát, đúng khả năng phát sinh, nộp NSNN năm 2021 và các năm 2022-2024.

- Cục Thuế hoàn thiện, gửi đầy đủ hồ sơ xây dựng dự toán thu NSNN năm 2022 và dự kiến thu NSNN 03 năm 2022-2024 về Tổng cục Thuế theo yêu cầu tại công văn số 2305/TCT-DT ngày 25/6/2021 và Biểu số 01, 02, 03 ban hành kèm theo công văn này, trong đó lưu ý:

Tại biểu số 01 ban hành kèm theo công văn số 2305/TCT-DT ngày 25/6/2021 của Tổng cục Thuế: Thay cột số thu 6 tháng thành cột số thu 7 tháng (cột 1, 9); cập nhật số thuế, tiền thuê đất thực tế gia hạn theo Nghị định số 41/2020/NĐ-CP, Nghị định 109/2020/NĐ-CP, Nghị định 52/2021/NĐ-CP trong 7 tháng đầu năm (cột 3, 10); đánh giá ảnh hưởng thu NSNN 7 tháng đầu năm (cột 2, 11, 12, 13).

Thời hạn gửi hồ sơ xây dựng dự toán thu NSNN năm 2022 và dự kiến thu NSNN 03 năm 2022-2024 về Tổng cục Thuế chậm nhất trước ngày 06/8/2021 (đồng thời truyền tệp dữ liệu bằng đường thư điện tử theo địa chỉ nttnhan@gdt.gov.vn và lqhuy01@gdt.gov.vn).

Trong quá trình triển khai thực hiện, nếu có vướng mắc, Cục Thuế kịp thời báo cáo để Tổng cục Thuế nghiên cứu hướng dẫn bổ sung./.

 


Nơi nhận:
- Như trên;
- Vụ PC;
- Lưu: VT, DT(3b).

KT. TỔNG CỤC TRƯỞNG
PHÓ TỔNG CỤC TRƯỞNG




Phi Vân Tuấn

 

PHỤ LỤC 01

MỘT SỐ GIẢI PHÁP VỀ THU NGÂN SÁCH NHẰM HỖ TRỢ DOANH NGHIỆP, NGƯỜI DÂN CHỊU TÁC ĐỘNG CỦA DỊCH COVID - 19 (THEO DỰ THẢO NGHỊ QUYẾT CỦA ỦY BAN THƯỜNG VỤ QUỐC HỘI)

1. Giảm thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN)

Giảm 30% số thuế TNDN phải nộp của năm 2021 đối với trường hợp người nộp thuế TNDN theo quy định của Luật thuế TNDN có tổng doanh thu năm 2021 không quá 200 tỷ đồng.

2. Giảm thuế đối với hộ, cá nhân kinh doanh

Giảm 50% số thuế phải nộp phát sinh từ hoạt động sản xuất, kinh doanh của các tháng trong quý III và quý IV của năm 2021 đối với hộ, cá nhân kinh doanh trong mọi lĩnh vực, ngành nghề, địa bàn, hình thức khai thuế, nộp thuế.

3. Giảm thuế giá trị gia tăng (GTGT)

Giảm thuế GTGT kể từ ngày Nghị quyết này có hiệu lực thi hành (dự kiến từ ngày 01/9/2021) đến hết ngày 31/12/2021 đối với doanh nghiệp, tổ chức hoạt động trong một số ngành dịch vụ, bao gồm:

- Vận tải đường sắt; vận tải đường thủy; vận tải hàng không; vận tải đường bộ khác.

- Dịch vụ lưu trú và ăn uống.

- Hoạt động chiếu phim; hoạt động của các đại lý du lịch, kinh doanh tua du lịch và các dịch vụ hỗ trợ, liên quan đến quảng bá và tổ chức tua du lịch.

- Hoạt động thể thao, vui chơi và giải trí.

a) Doanh nghiệp, tổ chức có hoạt động kinh doanh dịch vụ quy định tại khoản này thực hiện nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ được giảm 30% mức thuế suất thuế GTGT.

b) Doanh nghiệp, tổ chức có hoạt động kinh doanh dịch vụ quy định tại khoản này thực hiện nộp thuế GTGT theo phương pháp tỷ lệ phần trăm (%) trên doanh thu được giảm 30% mức tỷ lệ % để tính thuế GTGT./.

 


TỔNG CỤC THUẾ
CỤC THUẾ....

Biểu số 01

 

ĐÁNH GIÁ ẢNH HƯỞNG THU NSNN NĂM 2021-2022
Theo các giải pháp nhằm hỗ trợ doanh nghiệp, người dân chịu tác động của dịch Covid-19

Đơn vị: triệu đồng

TT

NỘI DUNG

ẢNH HƯỞNG GIẢM THU NSNN NĂM 2021

ẢNH HƯỞNG GIẢM THU NSNN NĂM 2022

Tổng cộng

Trong đó:

Tổng cộng

Trong đó:

Khu vực DNNN trung ương

Khu vực DNNN địa phương

Khu vực DN có vn ĐTNN

Khu vực DN CTN - DV NQD

Thuế TNCN

Các sắc thuế khác (nếu có)

Khu vực DNNN trung ương

Khu vực DNNN địa phương

Khu vực DN có vn ĐTNN

Khu vực DN CTN - DV NQD

Thuế GTGT

Thuế TNDN

Thuế GTGT

Thuế TNDN

Thuế GTGT

Thuế TNDN

Thuế GTGT

Thuế TNDN

Thuế GTGT

Thuế TNDN

Thuế GTGT

Thuế TNDN

Thuế GTGT

Thuế TNDN

Thuế GTGT

Thuế TNDN

A

B

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

13

14

15

16

17

18

19

20

 

TNG CỘNG

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1

Giảm 30% sthuế TNDN phải nộp của năm 2021 đối với trường hợp người nộp thuế TNDN theo quy định của Luật thuế TNDN có tổng doanh thu năm 2021 không quá 200 tđồng.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2

Giảm 50% số thuế phải nộp phát sinh từ hoạt động sản xuất, kinh doanh của các tháng trong quý III và quý IV của năm 2021 đối với hộ, cá nhân kinh doanh trong mọi lĩnh vực, ngành nghề, địa bàn, hình thức khai thuế, nộp thuế.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

3

Giảm thuế GTGT đối với doanh nghiệp, tổ chức hoạt động trong một số ngành dịch vụ.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1

Ghi chú: - Cục Thuế không tổng hợp ảnh hưởng thu NSNN vào biểu 01 ban hành kèm theo Công văn số 2305/TCT-DT ngày 25/6/2021.

- Năm 2021: Tính toán giảm thu 03 quý thuế TNDN năm 2021; giảm thu thuế GTGT 3 tháng cuối năm 2021; giảm thu đối với hộ, cá nhân kinh doanh quý 3, quý 4/2021.

- Năm 2022: Tính toán giảm thu 01 quý thuế TNDN và số thuế còn phải nộp theo quyết toán năm 2021; giảm thu thuế GTGT 1 tháng đầu năm 2022.

 

TỔNG CỤC THUẾ
CỤC THUẾ....

Biểu số 03

 

ẢNH HƯỞNG THU NSNN NĂM 2021-2022 DO GIẢM 30% SỐ THUẾ TNDN PHẢI NỘP NĂM 2021

Đơn vị: triệu đng

STT

NỘI DUNG

Số thuế TNDN phải nộp năm 2020

Năm 2021

nh hưởng giảm thu NSNN năm 2022

Dự kiến thuế TNDN phát sinh phải nộp năm 2021

Giảm 30% số thuế TNDN phải nộp năm 2021

Ảnh hưởng giảm thu NSNN năm 2021

A

B

1

2

3 = 30% * cột (2)

4

5 = cột (3) - cột (4)

 

TỔNG SỐ

 

 

 

 

 

1

Khu vực DNNN trung ương

 

 

 

 

 

2

Khu vực DNNN địa phương

 

 

 

 

 

3

Khu vực có vốn ĐTNN

 

 

 

 

 

4

Khu vực NQD

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

TỔNG CỤC THUẾ
CỤC THUẾ....

Biểu số 03

 

ĐÁNH GIÁ ẢNH HƯỞNG GIẢM THU THUẾ GTGT

Đơn vị: triệu đng

STT

NỘI DUNG

Năm 2021

Số thuế GTGT gim bình quân 1 tháng

Theo chính sách hiện hành

Theo phương án giảm 30%

Doanh nghiệp, tổ chức thực hiện nộp thuế GTGT theo phương pháp khu trừ

Thuế GTGT phải nộp 6 tháng đầu năm 2021 của doanh nghiệp, tổ chức nộp thuế GTGT theo phương pháp tỷ lệ phần trăm (%) trên doanh thu

Doanh nghiệp, tổ chức thực hiện nộp thuế GTGT theo phương pháp khu trừ

Thuế GTGT phải nộp 6 tháng đầu năm 2021 của doanh nghiệp, tổ chức nộp thuế GTGT theo phương pháp tỷ lệ phần trăm (%) trên doanh thu

Thuế GTGT đầu ra 6 tháng đầu năm 2021

Thuế GTGT đầu vào 6 tháng đầu năm 2021

Thuế GTGT phát sinh phải nộp 6 tháng đầu năm 2021

Thuế GTGT đầu ra 6 tháng đầu năm 2021

Thuế GTGT đầu vào 6 tháng đầu năm 2021

Thuế GTGT phát sinh phải nộp 6 tháng đầu năm 2021

A

B

1

2

3

4

5

6

7

8

9={(3-7)+(4-8)}/6

 

TỔNG SỐ

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1

Khu vực DNNN trung ương

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Vận tải đường sắt; Vận tải đường thủy; Vn ti đường bộ khác

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Dịch vụ lưu trú và ăn uống.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Hot động chiếu phim; Hoạt động của các đại lý du lịch, kinh doanh tua du lịch và các dịch vụ hỗ trợ, liên quan đến quảng bá và tổ chức tua du lịch.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Hoạt động thể thao, vui chơi và giải trí.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2

Khu vực DNNN địa phương

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Vn tải đường st; Vận tải đường thy; Vận tải hàng không; Vận tải đường bộ khác.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Dịch vụ lưu trú và ăn ung.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Hoạt động chiếu phim; Hoạt động của các đại lý du lịch, kinh doanh tua du lịch và các dịch vụ hỗ trợ, liên quan đến quảng bá và tổ chức tua du lịch.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Hoạt động thể thao, vui chơi và giải trí.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

3

Khu vực có vốn ĐTNN

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Vận tải đường sắt; Vận tải đường thủy; Vận tải hàng không; Vận tải đường bộ khác.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Dịch vụ lưu trú và ăn uống.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Hoạt động chiếu phim; Hoạt động của các đại lý du lịch, kinh doanh tua du lịch và các dịch vụ hỗ trợ, liên quan đến quảng bá và tổ chức tua du lịch.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Hoạt động thể thao, vui chơi và giải trí.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

4

Khu vực NQD

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Vận tải đưng sắt; Vận tải đường thủy; Vận tải hàng không; Vận tải đường bộ khác.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Dịch vụ lưu trú và ăn uống.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Hoạt động chiếu phim; Hoạt động của các đi lý du lịch, kinh doanh tua du lịch và các dịch vụ hỗ trợ, liên quan đến quảng bá và tổ chức tua du lịch.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Hoạt động thể thao, vui chơi và giải trí.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Ghi chú: Chỉ thống kê số liệu vào cột số (1) (2), (3), (4) đối với doanh nghiệp có phát sinh số thuế GTGT phải nộp 6 tháng đầu năm 2021.

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Công văn 2893/TCT-DT năm 2021 hướng dẫn bổ sung xây dựng dự toán thu ngân sách nhà nước năm 2022; dự kiến thu ngân sách nhà nước 03 năm 2022-2024 do Tổng cục Thuế ban hành

  • Số hiệu: 2893/TCT-DT
  • Loại văn bản: Công văn
  • Ngày ban hành: 30/07/2021
  • Nơi ban hành: Tổng cục Thuế
  • Người ký: Phi Vân Tuấn
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 30/07/2021
  • Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực
Tải văn bản