Hệ thống pháp luật
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...

BỘ Y TẾ
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 2483/BYT-KCB
V/v tăng cường kiểm tra, ngăn ngừa sử dụng các sản phẩm thuốc lá mới (thuốc lá điện tử, thuốc lá làm nóng, shisha)

Hà Nội, ngày 06 tháng 04 năm 2021

 

Kính gửi: Ủy ban Nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương

Hiện nay, trên thị trường Việt Nam bên cạnh các sản phẩm thuốc lá điếu, xì gà, thuốc lá sợi, thuốc lào đang được quản lý theo quy định của Luật phòng, chống tác hại của thuốc lá (PCTHTL), đang xuất hiện một số sản phẩm thuốc lá mới, trong đó, phổ biến nhất là thuốc lá điện tử (Electronic Nicotine Delivery - ENDs), thuốc lá nung nóng (Heated Tobacco Product - HTPs), shisha,... Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), để sản xuất các sản phẩm thuốc lá điện tử có khoảng 15.500 loại hương liệu được sử dụng, trong đó, rất nhiều loại hương liệu độc hại và chưa được đánh giá toàn diện về mức độ gây hại đối với sức khỏe, thuốc lá điện tử có chứa nicotine là chất gây nghiện.

Các sản phẩm thuốc lá mới này (thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng, shisha) rất có hại cho sức khỏe của cả người hút và những người xung quanh, là nguyên nhân của nhiều trường hợp ngộ độc nicotin, gây các bệnh về tim mạch, hô hấp, tiêu hóa. Sử dụng thuốc lá điện tử gây tổn thương phổi cấp tính và làm tăng nguy cơ mắc các bệnh ung thư, như: ung thư phổi, ung thư vòm họng, bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính, tăng nguy cơ gây huyết khối, bệnh tim mạch, đột quỵ. Số liệu từ Trung tâm Kiểm soát và ngăn ngừa bệnh tật Hoa Kỳ (CDC) cho thấy Tính đến ngày 18 tháng 2 năm 2020, đã có 2.807 trường hợp tổn thương phổi cấp do thuốc lá điện tử phải nhập viện 50 tiểu bang, 68 ca tử vong đã được xác nhận tại 29 tiểu bang. Sử dụng thuốc lá điện tử còn gây chấn thương do cháy nổ thiết bị.

Theo Tổ chức Y tế Thế giới, trên thế giới chưa có bằng chứng chứng minh thuốc lá điện tử giúp cai nghiện và WHO cũng không xác nhận thuốc lá điện tử là biện pháp giúp hỗ trợ cai nghiện thuốc lá.

Tại Việt Nam, tỷ lệ sử dụng thuốc lá điện tử trong giới trẻ đang gia tăng nhanh chóng. Năm 2019, kết quả Điều tra sức khỏe học sinh toàn cầu của WHO thực hiện tại 21 tỉnh, thành phố cho thấy, tỷ lệ sử dụng thuốc lá điện tử tăng lên 2,6% (năm 2015 tỷ lệ sử dụng thuốc lá điện tử là 0,2%). Gần đây theo phản ánh trên các phương tiện thông tin, thuốc lá điện tử đang xâm nhập vào các trường học, ảnh hưởng xấu tới hành vi, lối sống, sức khỏe của học sinh, sinh viên, đồng thời gây ra các hậu quả trước mắt và lâu dài về sức khỏe, kinh tế, xã hội.

Trước tình hình trên, để ngăn ngừa và giảm thiểu các tổn thất về sức khỏe, kinh tế, xã hội do việc sử dụng các sản phẩm thuốc lá gây ra bao gồm cả thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng, shisha trong cộng đồng, Bộ Y tế đề nghị Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố cùng phối hợp thực hiện các hoạt động, cụ thể như sau:

1. Chỉ đạo Sở Y tế phối hợp với các Sở, Ban ngành, Đoàn thể và cơ quan thông tin đại chúng tại địa phương, bên cạnh việc tiếp tục tuyên truyền về tác hại của việc sử dụng thuốc lá điếu truyền thống, cần kịp thời phổ biến thông tin về tác hại thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng, shisha tới cán bộ, công chức, người lao động, học sinh, sinh viên và người dân trên địa bàn.

2. Chỉ đạo Sở Giáo dục và đào tạo hướng dẫn các cơ sở giáo dục trên địa bàn tăng cường tuyên truyền, phổ biến tác hại của việc sử dụng thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng, shisha tới sinh viên, học sinh các cấp; tăng cường kiểm tra, giám sát và có biện pháp phát hiện, ngăn chặn kịp thời việc sử dụng thuốc lá điện tử trong học sinh, sinh viên.

3. Chỉ đạo Sở Công thương, Cục quản lý thị trường và các cơ quan chức năng tăng cường kiểm tra và xử lý nghiêm các trường hợp mua, bán, kinh doanh sản phẩm thuốc lá điện tử, thuốc lá làm nóng, shisha, vì các sản phẩm này hiện là những sản phẩm là chưa được phép nhập khẩu, kinh doanh và lưu hành tại Việt Nam.

(Địa chỉ liên hệ: Quỹ Phòng, chống tác hại của thuốc lá, 273 Kim Mã, quận Ba Đình, Hà nội - ĐT: 024.38314892).

 


Nơi nhận:
- Như trên;
- TTgCP (để báo cáo);
- PTT Vũ Đức Đam (để báo cáo);
- Bộ trưởng (để b/c);
- Sở Y tế các tỉnh, thành phố;
- Lưu: VT, KCB.

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG




N
guyễn Trường Sơn

 

STT

Danh sách gửi công văn

1

UBND tỉnh Lào Cai

2

UBND tỉnh Yên Bái

3

UBND tỉnh Lai Châu

4

UBND tỉnh Điện Biên

5

UBND tỉnh Sơn La

6

UBND tỉnh Hòa Bình

7

UBND tỉnh Hà Giang

8

UBND tỉnh Tuyên Quang

9

UBND tỉnh Phú Thọ

10

UBND tỉnh Thái Nguyên

11

UBND tỉnh Bắc Kạn

12

UBND tỉnh Cao Bằng

13

UBND tỉnh Lạng Sơn

14

UBND tỉnh Bắc Giang

15

UBND tỉnh Quảng Ninh

16

UBND tỉnh Hà Nội

17

UBND tỉnh Hải Phòng

18

UBND tỉnh Vĩnh Phúc

19

UBND tỉnh Bắc Ninh

20

UBND tỉnh Hưng Yên

21

UBND tỉnh Hải Dương

22

UBND tỉnh Thái Bình

23

UBND tỉnh Nam Định

24

UBND tỉnh Ninh Bình

25

UBND tỉnh Hà Nam

26

UBND tỉnh Thanh Hóa

27

UBND tỉnh Nghệ An

28

UBND tỉnh Hà Tĩnh

29

UBND tỉnh Quảng Bình

30

UBND tỉnh Quảng Trị

31

UBND tỉnh Thừa Thiên Huế

32

UBND tỉnh Đà Nẵng

33

UBND tỉnh Quảng Nam

34

UBND tỉnh Quảng Ngãi

35

UBND tỉnh Bình Định

36

UBND tỉnh Phú Yên

37

UBND tỉnh Khánh Hòa

38

UBND tỉnh Bình Thuận

39

UBND tỉnh Ninh Thuận

40

UBND tỉnh Kon Tum

41

UBND tỉnh Gia Lai

42

UBND tỉnh Đắk Lắk

43

UBND tỉnh Đắk Nông

44

UBND tỉnh Lâm Đồng

45

UBND tỉnh Tp. Hồ Chí Minh

46

UBND tỉnh Đồng Nai

47

UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu

48

UBND tỉnh Bình Dương

49

UBND tỉnh Bình Phước

50

UBND tỉnh Tây Ninh

51

UBND tỉnh Cần Thơ

52

UBND tỉnh Long An

53

UBND tỉnh Tiền Giang

54

UBND tỉnh Bến Tre

55

UBND tỉnh Vĩnh Long

56

UBND tỉnh Trà Vinh

57

UBND tỉnh Đồng Tháp

58

UBND tỉnh An Giang

59

UBND tỉnh Kiên Giang

60

UBND tỉnh Hậu Giang

61

UBND tỉnh Sóc Trăng

62

UBND tỉnh Bạc Liêu

63

UBND tỉnh Cà Mau