Hệ thống pháp luật

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
CỤC QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG NÔNG LÂM SẢN VÀ THỦY SẢN
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------

Số: 2269/QLCL-CL1
V/v: Hướng dẫn thực hiện xác nhận thủy sản khai thác theo Quyết định 3477/QĐ-BNN-KTBVNL và Quy định IUU của EC

Hà Nội, ngày 11 tháng 12 năm 2009

 

Kính gửi:

- Các Doanh nghiệp chế biến thủy sản xuất khẩu vào EU
- Các Trung tâm CL NLTS vùng 1-6

 

Triển khai thực hiện Quyết định số 3477/QĐ-BNN-KTBVNL ngày 4/12/2009 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn về việc ban hành Quy chế chứng nhận thủy sản khai thác xuất khẩu vào thị trường EU (gọi tắt là Quy chế 3477), đồng thời thực hiện Quy định của Liên minh Châu Âu (EC) số 1005/2008 ngày 29/09/2008 về thiết lập hệ thống trong cộng đồng nhằm phòng ngừa, ngăn chặn và xóa bỏ các hoạt động khai thác thủy sản bất hợp pháp, không báo cáo, và không theo quy định (gọi tắt là Quy định IUU). Theo đó:

- Kể từ ngày 01/01/2010, các lô hàng thủy sản có nguồn gốc khai thác khi xuất khẩu vào EU phải kèm theo:

+ Giấy chứng nhận khai thác hợp pháp theo mẫu tại Phụ lục 2a, 2b của Quy chế 3477 do các Chi cục Khai thác và Bảo vệ nguồn lợi thủy sản tỉnh/thành phố cấp cho lô nguyên liệu thủy sản khai thác trong nước được đưa vào cơ sở chế biến để xuất khẩu vào EU; hoặc

+ Giấy xác nhận cam kết sản phẩm thủy sản xuất khẩu có nguồn gốc từ thủy sản khai thác nhập khẩu theo mẫu tại Phụ lục 3 của Quy chế 3477 do các Trung tâm Chất lượng nông lâm thủy sản vùng 1-6 xác nhận.

- Các lô hàng thủy sản chế biến từ nguyên liệu thủy sản được khai thác trước thời điểm ngày 01/01/2010 hoặc được chế biến từ các loài thủy sản thuộc danh mục nêu tại Phụ lục 1 của Quy chế 3477 khi xuất khẩu vào EU không phải thực hiện yêu cầu của Quy định IUU.

Để thực hiện đúng quy định của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Quy định IUU của EC khi xuất khẩu lô hàng thủy sản có nguồn gốc từ khai thác vào EU sau ngày 01/01/2010, Cục Quản lý Chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản yêu cầu:

1. Các doanh nghiệp chế biến thủy sản xuất khẩu vào EU:

- Nghiên cứu hướng dẫn chi tiết của Cục về việc thực hiện một số nội dung trong quy định IUU tại Phụ lục 1 của công văn này để tránh vướng mắc khi xuất khẩu lô hàng thủy sản khai thác vào EU.

- Đối với lô hàng được chế biến từ nguyên liệu thủy sản khai thác nhập khẩu cần thực hiện đúng quy định về gửi hồ sơ đăng ký theo Khoản 2 Điều 8 của Quy chế 3477, đồng thời khai báo bản cam kết theo mẫu nêu tại Phụ lục 3 của Quy chế này.

- Chỉ thực hiện chế biến nguyên liệu nhập khẩu có đầy đủ giấy chứng nhận khai thác hợp pháp và đáp ứng Quy định IUU do Cơ quan thẩm quyền nước xuất khẩu cấp để xuất khẩu vào EU.

- Chủ động liên hệ với nhà nhập khẩu EU để có những yêu cầu cụ thể về chứng nhận khai thác theo Quy định IUU kèm theo lô hàng xuất khẩu vào EU sau khi quy định này có hiệu lực.

- Rà soát, thống kê chính xác khối lượng nguyên liệu, thành phẩm có nguồn gốc thủy sản khai thác thuộc đối tượng phải thực hiện quy định IUU hiện đang được bảo quản tại doanh nghiệp và dự kiến xuất khẩu vào EU sau ngày 1/1/2010 theo mẫu nêu tại Phụ lục 2; gửi về Cục và Trung tâm CL NLTS vùng phụ trách tại địa bàn trước ngày 20/12/2009 để tổng hợp gửi Cơ quan thẩm quyền EU. Sau thời hạn nêu trên nếu doanh nghiệp không gửi số liệu thống kê nêu trên, khi phát sinh vướng mắc trong việc xuất khẩu các lô hàng sau thời điểm quy định IUU có hiệu lực, doanh nghiệp phải tự chịu trách nhiệm giải trình với Cơ quan thẩm quyền EU.

2. Các Trung tâm Chất lượng Nông lâm thủy sản vùng 1-6:

- Phổ biến, hướng dẫn các doanh nghiệp chế biến thủy sản xuất khẩu vào EU thuộc địa bàn quản lý về việc thủ tục đăng ký, kiểm tra và xác nhận đối với lô hàng thủy sản chế biến từ nguyên liệu thủy sản khai thác nhập khẩu theo đúng Quy chế 3477 và hướng dẫn nột số nội dung của quy định IUU nêu tại Phụ lục 1.

- Thực hiện kiểm tra sự phù hợp thông tin trong giấy chứng nhận khai thác kèm theo lô nguyên liệu nhập khẩu đối với lô hàng đăng ký xuất khẩu vào EU, hồ sơ sản xuất lô hàng với các thông tin trong Giấy cam kết do doanh nghiệp khai báo làm cơ sở cho việc thực hiện xác nhận theo Khoản 5, Điều 9 của Quy chế 3477.

- Tổng hợp số liệu thống kê do các doanh nghiệp thuộc địa bàn quản lý thực hiện theo yêu cầu nêu tại Mục 1 theo mẫu nêu tại Phụ lục 3, gửi về Cục trước ngày 25/12/2009, đồng thời gửi qua đường Email bằng file excel tới địa chỉ: vutrung.nafi@mard.gov.vn.

Trong quá trình triển khai thực hiện các nội dung nêu trên, đề nghị các đơn vị kịp thời báo cáo các khó khăn, vướng mắc về Cục để được phối hợp giải quyết.

Yêu cầu các đơn vị thực hiện.

 

 

Nơi nhận:
- Như trên;
- Thứ trưởng Lương Lê Phương (để b/c);
- PCT phụ trách (để b/c);
- PCT Trần Bích Nga;
- Cơ quan QLCL NLTS Trung bộ, Nam bộ;
- VASEP;
- Lưu VT, KHTH, CL.

KT. CỤC TRƯỞNG
PHÓ CỤC TRƯỞNG




Lê Bá Anh

 

PHỤ LỤC 1.

(ban hành kèm theo công văn số: 2269/QLCL-CL1 ngày 11tháng 12 năm 2009)

MỘT SỐ THÔNG TIN HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN QUY ĐỊNH IUU CỦA EC KHI XUẤT KHẨU LÔ HÀNG THỦY SẢN CÓ NGUỒN GỐC KHAI THÁC SAU NGÀY 01/01/2010

Để triển khi thực hiện Quy định IUU, ngày 22/10/2009 Ủy ban Châu Âu (EC) đã ban hành Quy định chi tiết kỹ thuật EC số 1010/2009, bao gồm nội dung sau:

□ Thông báo trước khi cập cảng, thủy sản chuyển tải trên biển và lô hàng nhập khẩu (Điều 1, 2);

□ Khi báo khi cập cảng và thủy sản chuyển trải trên biển (Điều 3);

□ Tiêu chí thanh tra tại cảng (Điều 4, 5);

□ Hoạt động chứng nhận dơn giản hóa đối với sản phẩm thủy sản với những đặc điểm đặc biệt (chứng nhận thủy sản khai thác từ các tàu cá nhỏ, Điều 6)

□ Danh sách hệ thống chứng nhận khai thác của các tổ chức quản lý nghề cá vùng được thừa nhận (Điều 7);

□ Thời hạn nộp giấy chứng nhận khai thác (Điều 8);

□ Công nhận tổ chức thương mại (Điều 9-30);

□ Tiêu chí quản lý rủi ro khi xác nhận liên quan đến giấy chứng nhận khai thác (Điều 31, 32);

□ Hợp tác quản lý với nước thứ 3 về chứng nhận khai thác (Điều 33);

□ Báo cáo (Điều 34);

□ Hỗ trợ lẫn nhau (Điều 35 – 52);

□ Sửa đổi danh mục thủy sản không thuộc phạm vi điều chỉnh của Quy định IUU (Điều 53).

(nguyên bản quy định EC số 1010/2009 xem tại địa chỉ website của EC: http://ec.europa.eu/fisheries/cfp/external_relations/illegal_fishing_en.htm)

Trên cơ sở biên dịch một số nội dung liên quan trong Sổ tay hướng dẫn thực hiện Quy định IUU của EC được đăng tải trên địa chỉ website nêu trên, Cục Quản lý Chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản lưu ý một số nội dung sau:

PHẦN 1. MỘT SỐ CÂU HỎI LIÊN QUAN ĐẾN THỰC HIỆN QUY ĐỊNH IUU:

Câu hỏi 1: Quy định IUU có áp dụng đối với thủy sản được khai thác trước ngày 01/01/2010

Trả lời: Không, phạm vi áp dụng của Quy định IUU không áp dụng đối với thủy sản khai thác trước ngày 01/01/2010 . Các sản phẩm từ thủy sản khai thác nêu trên không cần giấy chứng nhận khai thác khi được nhập khẩu vào EU sau ngày 01/01/2010. EC đã nhận thức được rằng trong thực tế nguyên liệu được sử dụng để chế biến sản phẩm có thể được bảo quản trong một thời gian nhất định, và tùy thuộc vào nhiều yếu tố khác trước khi được xuất khẩu sang EC. Không có thời hạn cụ thể hoặc chu kỳ chuyển tiếp bắt buộc áp dụng khi quy định IUU có hiệu lực, đối với tất cả các sản phẩm đều có sự đối sử như nhau. Nếu khai báo sai hoặc vi phạm theo quy định IUU bị phát hiện, nhà nhập khẩu tại EU sẽ phải chịu trách nhiệm chính trong các vi phạm này.

Để tránh bất kỳ sự cản trở trong các công đoạn của quá trình nhập khẩu, các lô hàng nêu trên cần thiết kèm theo tài liệu phù hợp chứng minh nguyên liệu được khai thác trước ngày 01/01/2010 tới Cơ quan thẩm quyền EU khi nhập khẩu vào lãnh thổ của EU

Câu hỏi 2. Cơ sở nào để những sản phẩm không thuộc phạm vi áp dụng của Quy định IUU theo Phụ lục I (đã được biên dịch và quy định trong Phụ lục 1 Quy chế 3477) ?

Trả lời : Sản phẩm thủy sản được loại trừ khỏi phạm vi của Quy định IUU theo Phụ lục I nếu nó không được đánh bắt từ biển hoặc không có tầm quan trọng trong biện pháp quản lý và bảo tồn và thương mại với EC.

Câu hỏi 3: Doanh nghiệp chế biến có thể hoàn thành khai báo theo Phụ lục IV của Quy định IUU (Bản cam kết sản phẩm thủy sản chế biến từ nguyên liệu nhập khẩu theo Phụ lục 3 của Quy chế 3477) nếu họ sử dụng từ một vài loài thủy sản khác nhau từ các giấy chứng nhận khai thác khác nhau khi chế biến xuất khẩu?

Trả lời: Trong trường hợp này, tất cả các loài thủy sản và giấy chứng nhận khai thác phải được khai báo trong Bản cam kết theo mẫu tại Phụ lục IV. Bảng thông tin trong mẫu biểu có thể được mở rộng để thực hiện việc khai báo nêu trên.

Câu hỏi 4. Cơ quan thẩm quyền có thể chứng thực bản cam kết theo mẫu tại Phụ lục IV theo cách tương tự khi ban hành giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm?

Trả lời: Việc này tùy thuộc vào cơ cấu tổ chức của từng quốc gia, tuy nhiên phải là cơ quan thẩm quyền có trách nhiệm giám sát việc nhập khẩu nguyên liệu để chế biến và tái xuất.

Câu hỏi 5. Phải làm gì nếu một lô hàng bao gồm các sản phẩm được chế biến thủy sản khai thác nhập khẩu từ một số cơ sở sản xuất khác nhau?

Trả lời: Mỗi một cơ sở sản xuất phải thực hiện khai báo bản cam kết theo mẫu tại Phụ lục IV của Quy định IUU.

Câu hỏi 6. Giấy chứng nhận khai thác có thể được chuyển tải bằng phương tiện điện tử không?

Trả lời: Có, Giấy chứng nhận khai thác có thể gửi theo đường bưu chính hoặc theo phương tiện điện tử (giữa nhà xuất khẩu và nhà nhập khẩu) được quy định tại Điều 12 (4) của Quy định IUU. Việc sử dụng phương tiện điện tử bởi cơ quan thẩm quyền nước thứ ba phải thông báo tới Ủy ban Châu Âu.

Câu hỏi 7. Giấy chứng nhận khai thác phải kèm theo sản phẩm thủy sản giống như giấy chứng thư hay không?

Trả lời: Không, Giấy chứng nhận khai thác chứa các thông tin về sản phẩm, nhưng nó không đi kèm theo sản phẩm. Điều cần thiết là nó phải cung cấp cho cơ quan thẩm quyền các nước EU trước 3 ngày khi lô hàng cập cảng của EU. Thời hạn ngắn hơn đối với sản phẩm đến EU khi sản phẩm được vận chuyển bởi các phương tiện khác không phải là tàu biển, quy định này được nêu tại Quy định EC số 1010/2009

Câu hỏi 8. Sản phẩm thủy sản có nguồn gốc từ nuôi trồng hoặc các sản phẩm không thuộc phạm vi điều chỉnh của Quy định IUU có cần thiết phải kèm theo các giấy tờ nào không?

Trả lời: Không có bất kỳ giấy tờ nào được yêu cầu đối với sản phẩm thủy sản có nguồn gốc từ nuôi trồng hoặc các sản phẩm không thuộc phạm vi điều chỉnh của Quy định IUU theo phụ lục I (được biên dịch thành quy định của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tại Phụ lục 1 Quy chế 3477). Tất cả nước thứ 3 có xuất khẩu sản phẩm thủy sản có nguồn gốc từ nuôi trồng được Ủy ban Châu Âu yêu cầu cung cấp trước các thông tin hỗ trợ cơ quan thẩm quyền EU nhằm phân biệt sản phẩm nuôi trồng từ ấu trùng hoặc trứng của sản phẩm đó với sản phẩm được đánh bắt tự nhiên mà nó thuộc danh mục điều chỉnh của Quy định Quy định IUU. Tuy nhiên, các thông tin nhận được từ nước thứ 3 chỉ là để tham vấn mà không được quy định bởi luật, do đó nó chỉ được sử dụng làm thông tin hỗ trợ khi cơ quan thẩm quyền EU thẩm tra hoạt động chứng nhận khai thác.

Câu hỏi 9. Những sản phẩm quá cảnh cảng của EU mà không được tiêu thụ trực tiếp tại EU có phải kèm theo giấy chứng nhận khai thác không?

Trả lời: Không, chỉ những sản phẩm được nhập khẩu vào EU mới phải kèm theo giấy chứng nhận khai thác, các sản phẩm quá cảnh tại cảng của EU không áp dụng Quy định Quy định IUU.

Câu hỏi 10. Bằng cách nào nhà nhập khẩu đảm bảo có chứng nhận khai thác được cơ quan thẩm quyền nước xuất khẩu cấp?

Trả lời: Vai trò của nhà nhập khẩu là đảm bảo rằng sản phẩm nhập khẩu kèm theo giấy chứng nhận khai thác và họ đủ cơ sở để có thể chứng minh được đáp ứng yêu cầu đó. Thông tin về cơ quan thẩm quyền thực hiện cấp giấy chứng nhận khai thác được công bố bởi Ủy ban Châu Âu và dễ dàng cho nhà nhập khẩu có thông tin đó. Khi Giấy chứng nhận khai thác được ban hành phù hợp với lô hàng, nhà nhập khẩu lô hàng phải có giấy tờ bản gốc để nộp cho cơ quan thẩm quyền EU. Trong trường hợp, lô hàng được sản xuất từ nước khác không phải là nước xuất khẩu, những bản sao của giấy chứng nhận khai thác được gửi kèm theo bản cam kết của cơ sở chế biến lô hàng nếu toàn bộ khối lượng nguyên liệu không được sử dụng để chế biến lô hàng. Nhà nhập khẩu phải giữ các bản sao giấy chứng nhận khai thác đó và có khả năng Cơ quan thẩm quyền EU sẽ yêu cầu bản gốc.

Câu hỏi 11. Thời hạn nào cho việc nộp giấy chứng nhận khai thác? 

Trả lời: Giấy chứng nhận khai thác của lô hàng (trừ thủy sản tươi) được vận chuyển bằng tàu biển phải nộp trước 3 ngày khi lô hàng cập cảng. Trong trường hợp lô hàng được vận chuyển bằng đường hàng không hoặc bất kì phương tiện khác ngoài tàu biển sẽ được xem xét theo Quy định IUU và thời hạn phải nộp giấy chứng nhận khai thác được quy định trong Quy định 1010/2009. Giấy chứng nhận khai thác cho lô hàng vận chuyển bằng máy bay, đường bộ hoặc tàu hỏa phải nộp trong vòng 2-4 h mà phù hợp với thời hạn cho việc khai báo nhập khẩu.

Câu hỏi 12. Cơ quan thẩm quyền EU tổ chức thẩm tra giấy chứng nhận khai thác tại cửa khẩu nhập khẩu như thế nào?

Trả lời: Mỗi một giấy chứng nhận khai thác, chứng nhận tái xuất hoặc các giấy tờ liên quan khi được nộp. Chúng có thể được thẩm tra bởi cơ quan thẩm quyền EU nếu thấy cần thiết, dựa trên quản lý rủi ro hoặc ngẫu nhiên. Việc thẩm tra có thể bao gồm kiểm tra sản phẩm thủy sản, dữ liệu khai báo và tính xác thực của các giấy tờ, kiểm tra phương tiện vận chuyển, bảo quản. Phục vụ cho việc thẩm tra, Cơ quan thẩm quyền EU có thể đề nghị cơ quan thẩm quyền các nước cấp giấy chứng nhận khai thác hoặc nước xuất khẩu khi họ nghi ngờ về tính xác thực của giấy chứng nhận hoặc sự phù hợp của thông tin chứng nhận liên quan biện pháp quản lý và bảo tồn thủy sản.

Câu hỏi 13. Xử lý như thế nào đối với lô hàng bao gồm nhiều loài thủy sản trong một giấy chứng nhận khai thác?

Trả lời: Một giấy chứng nhận khai thác nên được yêu cầu từ nhà xuất khẩu trong một lô hàng, có nghĩa là nếu có nhiều hơn 1 loài thủy sản trong 1 lô hàng ghép được chứng nhận một giấy chứng nhận khai thác cấp cho 1 tàu cá, một giấy chứng nhận có thể được sử dụng cho các loài thủy sản khác nhau.

Câu hỏi 14. Giấy chứng nhận khai thác phải ghi như thế nào trong trường hợp 1 lô hàng ghép từ một vài sản phẩm có giấy chứng nhận khai thác khác nhau?

Trả lời: Giấy chứng nhận khai thác được cấp để xác nhận thủy sản được khai thác từ tàu cá và xuất khẩu vào EU trong một lô hàng. Nếu lô hàng đó được gháp từ nhiều sản phẩm có nhiều giấy chứng nhận khai thác khác nhau từ các tàu cá khác nhau thì mỗi giấy chứng nhận cho nguyên liệu sản xuất cho sản phẩm đó phải được gửi kèm.

Câu hỏi 15. Vấn đề gì xảy ra nếu một lô hàng được bán cho các nhà nhập khẩu khác nhau hoặc được chia ra sau khi nhập khẩu vào nước thứ 3 và bán cho các nhà chế biến khác nhau?

Trả lời: Trong trường hợp này, việc nộp giấy chứng nhận khai thác sẽ phụ thuộc vào việc phương thức thương mại theo cách thông thường. Ngay từ khi bắt đầu có ý định thương mại, nhà xuất khẩu chia lô hàng và bán chúng cho các nhà nhập khẩu khác nhau, anh ta có thể đề nghị để cấp giấy chứng nhận khai thác cho mỗi lô hàng tương ứng. Nếu việc bán cho các nhà nhập khẩu khác nhau xẩy ra sau, nhà xuất khẩu có thể cung cấp bản sao của giấy chứng nhận lô hàng gốc cho từng nhà nhập khẩu. Khi giấy tờ liên quan đến quá trình vận chuyển lô hàng được xác định chính xác và không có sự lẫn lộn được tạo ra đối với phạm vi áp dụng của giấy chứng nhận khai thác. Nếu một nhà nhập khẩu ở nước thứ 3 chia lô hàng để bán tới các nhà chế biến khác nhau, anh ta cũng phải cung cấp bản sao của giấy chứng nhận khai thác tới khách hàng của mình kèm theo những thông tin bổ sung về khối lượng bán theo quy định tại Điều 14(10(b) của Quy định IUU

Câu hỏi 16: Điều gì sẽ xảy ra nếu chỉ một phần sản phẩm thủy sản được nêu trong giấy chứng nhận khai thác được xuất khẩu?

Trả lời: Giấy chứng nhận khai thác thường đối chiếu với một phần khối lượng đánh bắt và được xuất khẩu vào EU. Giấy chứng nhận đánh bắt chỉ ra khối lượng tổng cộng thủy sản khi cập cảng nhưng phải được nhà xuất khẩu khai báo và xác nhận chỉ một phần được xuất khẩu. Nhà xuất khẩu phải yêu cầu chủ tàu hoặc đại diện của tàu khai báo trong nội dung tương ứng trong giấy chứng nhận thông tin về tàu và hoạt động khai thác, bao gồm khối lượng thủy sản cập cảng cho từng loài thủy sản để xuất khẩu

Câu hỏi 17. Cần thiết có bản sao của giấy chứng nhận nếu lô hàng được chia khi xuất khẩu:

Trả lời: Liên quan đến định nghĩa lô hàng tại Điều 2(23) của Quy định IUU, mỗi một chuyến hàng từ một nhà xuất khẩu tới một nhà nhập khẩu sẽ được coi là 1 lô hàng. Tất cả sản phẩm thủy sản chứa trong lô hàng đó nếu thuộc phạm vi điều chỉnh của Quy định IUU thì phải có một hoặc nhiều giấy chứng nhận khai thác phụ thuộc vào số lượng tàu cá cung cấp nguyên liệu cho sản xuất lô hàng đó. Chỉ khi sản phẩm chế biến từ nguyên liệu nhập khẩu từ các nước khác được xuất khẩu đến EU trong các lô hàng khác nhau, bản sao từ giấy chứng nhận gốc phải kèm theo trong Bản cam kết theo phụ lục IV Quy định Quy định IUU. Mỗi lượng thủy sản khai thác được sử dụng để chế biến cho lô hàng phải được cam kết, do vậy việc thực hiện thẩm tra, xác nhận của cơ quan thẩm quyền đảm bảo rằng khối lương tổng cộng thủy sản từ giấy chứng nhận gốc ban đầu không bị vượt mức.

Câu hỏi 18. Sẽ như thế nào nếu việc chế biến lô hàng từ nguyên liệu khai thác trong nước và bao gồm cả nguyên liệu nhập khẩu để xuất khẩu vào EU ?

Trả lời: Sản phẩm thủy sản được chế biến từ nguyên liệu khai thác trong nước sẽ phài có giấy chứng nhận khai thác (nêu rõ tàu cá, mã sản phẩm, tên loài thủy sản). Để hài hòa và tương ứng như vậy, sản phẩm chế biến từ nguyên liệu nhập khẩu phải bao gồm bản cam kết của nhà chế biến kèm theo việc xác nhận của cơ quan thẩm quyền và bản sao giấy chứng nhận khai thác của lô nguyên liệu nhập khẩu để sản xuất ra lượng sản phẩm đó.

Câu hỏi 19. Bản sao giấy chứng nhận khai thác có cần phải chứng thực không?

Trả lời: Không, những bản sao của giấy chứng nhận khai thác không cần phải chứng thưc. Tuy nhiên, tất cả các thông tin trong giấy chứng nhận bao gồm cơ quan chứng nhận, chữ ký và dấu phải có khả năng nhìn rõ thông tin bằng mắt.

Câu hỏi 20. Vấn đề gì sẽ xảy ra trong những trường hợp một 1 lô hàng bao gồm nhiều sản phẩm có những giấy chứng nhận khai thác khác nhau mà chỉ một trong số đó bị thất lạc? Việc nhập khẩu toàn bộ lô hàng sẽ bị từ chối hay chỉ một phần mà nó không có giấy chứng nhận khai thác?

Trả lời: Nếu lô hàng bao gồm nhiều giấy chứng nhận khai thác khác nhau, việc nhập khẩu sẽ bị từ chối chỉ đối với những sản phẩm thủy sản nào không có giấy chứng nhận khai thác, trừ khi việc phát hiện trong quá trình kiểm tra của Cơ quan thẩm quyền EU dẫn đến quyết định cuối cùng lên quan đến toàn bộ lô hàng bị từ chối nhập khẩu (ví dụ: nếu giấy chứng nhận khai thác không thể nhận dạng thông tin…).

Câu hỏi 21. Tất cả sản phẩm thủy sản nhập khẩu có phải yêu cầu giấy chứng nhận khai thác?

Trả lời: Chỉ những sản phẩm được nhập khẩu từ nước khác trước khi được xuất khẩu vào EU phải kèm theo giấy chứng nhận khai thác và các giấy tờ kèm theo chứng minh rằng sản phẩm chưa qua thực hiện bắt kì hoạt động nào ngoài việc bốc dỡ hoặc bất kỳ hoạt động nhằm bảo quản sản phẩm ở trạng thái nguyên vẹn ban đầu của nó (điều 14(1) Quy định IUU ). Trong trường hợp chế biến trước khi xuất khẩu thì sản phẩm phải kèm theo bản cam kết theo Phụ lục IV và giấy chứng nhận khai thác do cơ quan thẩm quyền nước xuất khẩu cấp. Nhà nhập khẩu của nước thứ 3 phải đảm bảo rằng nhận được giấy chứng nhận khai thác bản gốc khi nhập khẩu mà sau đó sản phẩm được xuất khẩu sang EU.

PHẦN 2. KHAI BÁO THÔNG TIN TRONG BẢN CAM KẾT THEO MẪU TẠI PHỤ LỤC 3 BAN HÀNH KÈM THEO QUY CHẾ 3477 ĐỐI VỚI LÔ HÀNG THỦY SẢN CÓ NGUỒN GỐC TỪ THỦY SẢN KHAI THÁC NHẬP KHẨU

Lưu ý chung: Bản cam kết lô hàng thủy sản có nguồn gốc từ thủy sản khai thác nhập khẩu phải được doanh nghiệp chế biến lô hàng khai báo và đóng dấu xác nhận.

1. Hướng dẫn khai báo thông tin.

Mục 1. Mô tả sản phẩm và mã số thuế sản phẩm theo quy định hải quan của EU (Combined Nomenclature-CN)

Tham khảo bảng danh mục CN được Ủy ban Châu Âu cập nhật và ban hành tại Quy định EC số 948/2009 ngày 30/9/2009, danh mục CN đối với thủy sản và sản phẩm thủy sản có thể xem trên website của Cục theo địa chỉ: htttp://www.nafiqad.gov.vn.

Mục 2. Các thông tin khai báo tại bảng thông tin về nguyên liệu nhập khẩu để chế biến: dựa trên thông tin từ các giấy chứng nhận khai thác do Cơ quan thẩm quyền nước xuất khẩu cấp cho lô nguyên liệu nhập khẩu để chế biến và thông tin thực tế sản xuất lô hàng của doanh nghiệp.

Mục 3. Xác nhận của doanh nghiệp chế biến lô hàng: Lãnh đạo doanh nghiệp chế biến hoặc người đại diện có thẩm quyền của doanh nghiệp thực hiện ký tên đóng dấu.

2. Thực hiện xác nhận:

- Việc thực hiện xác nhận bản cam kết chỉ hoàn thành khi có đầy đủ thông tin về giấy chứng thư vệ sinh cấp cho lô hàng. Do đó, các Trung tâm CL NLTS vùng 1-6 thuộc Cục sẽ thực hiện xác nhận cho Bản cam kết ngay khi ban hành Giấy chứng thư kèm theo lô hàng.

- Cách đánh số giấy xác nhận phù hợp với số giấy chứng thư cấp cho lô hàng và thêm ký hiệu: -XN, ví dụ: Số giấy chứng thư cấp cho lô hàng là YD92144/09/CH thì số giấy xác nhận sẽ là : YD92144/09/CH-XN.

- Bản xác nhận cam kết cần được lập 02 bản, bản gốc gửi trả cho doanh nghiệp chủ hàng, 01 bản lưu tại Trung tâm vùng có kèm theo bản photo các giấy chứng nhận khai thác của lô hàng nguyên liệu nhập khẩu phục vụ cho việc giải trình với Cơ quan thẩm quyền EU.

 

PHỤ LỤC 2.

(ban hành kèm theo công văn số: 2269/QLCL-CL1 ngày 11 tháng 12 năm 2009)

TÊN DOANH NGHIỆP
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------

Số :.................................

……., ngày        tháng    năm

 

Kính gửi:

- Cục Quản lý Chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản

- Trung tâm Chất lượng nông lâm thủy sản vùng………

 

Sau khi tiến hành rà soát tại doanh nghiệp theo yêu cầu tại Công văn số: 2269/QLCL-CL1 ngày 11/12/2009, doanh nghiệp chúng tôi xin báo cáo thống kê nguyên liệu, thành phẩm có nguồn gốc từ thủy sản khai thác thuộc đối tượng phải thực hiện Quy định IUU dự kiến chế biến để xuất khẩu vào EU sau ngày 01/01/2010 như sau:

1. Nguyên liệu chế biến:

TT

Tên loài thủy sản

Khối lượng (kg)

Xuất xứ vùng khai thác/Nước xuất khẩu đối với nguyên liệu nhập khẩu

Ghi chú

A. Nguyên liệu khai thác trong nước

1.

…………………

 

 

 

 

 

 

 

 

B. Nguyên liệu khai thác nhập khẩu

1.

…………

 

 

 

 

 

 

 

 

2. Sản phẩm thành phẩm

TT

Tên khoa học của sản phẩm

Khối lượng

(kg)

(*) Mô tả sản phẩm

Xuất xứ vùng khai thác/Nước  xuất xứ nguyên liệu nhập khẩu

A. Chế biến từ nguyên liệu khai thác trong nước

1.

…………………

 

 

 

 

 

 

 

 

B. Chế biến từ nguyên liệu nhập khẩu

1.

…………

 

 

 

 

 

 

 

 

Doanh nghiệp cam kết chịu trách nhiệm về sự chính xác các số liệu thống kê báo cáo nêu trên.

 

Ghi chú: đối với sản phẩm được sản xuất từ nhiều loài thủy sản khác nhau cần liệt kê đầy đủ tên khoa học

(*) Ghi quy cách đóng gói của sản phẩm.

GIÁM ĐỐC

(ký tên, đóng dấu)

 

PHỤ LỤC 3.

(ban hành kèm theo công văn số: 2269/QLCL-CL1 ngày 11 tháng 12 năm 2009)

THỐNG KÊ NGUYÊN LIỆU, THÀNH PHẨM THỦY SẢN CÓ NGUỒN GỐC TỪ KHAI THÁC CỦA CÁC DOANH NGHIỆP

(Trung tâm Chất lương nông lâm thủy sản vùng………..)

1. Nguyên liệu khai thác:

TT

Mã số doanh nghiệp

Tên khoa học loài thủy sản

Khối lượng (kg)

Xuất xứ vùng khai thác/Nước xuất khẩu đối với nguyên liệu nhập khẩu

Ghi chú

A. Nguyên liệu khai thác trong nước

1.

 

………

………

………

 

 

 

 

 

 

 

 

 

B. Nguyên liệu khai thác nhập khẩu

 

1.

………

……….

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2. Sản phẩm thành phẩm

TT

Mã số doanh nghiệp

Tên khoa học của sản phẩm

Khối lượng (kg)

Xuất xứ vùng khai thác/Nước xuất khẩu đối với nguyên liệu nhập khẩu

Mô tả sản phẩm

A. Chế biến từ nguyên liệu khai thác trong nước

 

1.

 

…………

…………

 

 

 

 

 

 

 

 

 

B. Chế biến từ nguyên liệu khai thác nhập khẩu

 

 

1.

…………

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Công văn 2269/QLCL-CL1 hướng dẫn thực hiện xác nhận thủy sản khai thác theo Quyết định 3477/QĐ-BNN-KTBVNL và Quy định IUU của EC do Cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản ban hành

  • Số hiệu: 2269/QLCL-CL1
  • Loại văn bản: Công văn
  • Ngày ban hành: 11/12/2009
  • Nơi ban hành: Cục quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản
  • Người ký: Lê Bá Anh
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: Kiểm tra
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
Tải văn bản