Hệ thống pháp luật

BỘ CÔNG THƯƠNG
CỤC XUẤT NHẬP KHẨU
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 1607/XNK-TH
V/v kinh doanh tạm nhập, tái xuất mặt hàng đường

Hà Nội, ngày 20 tháng 11 năm 2017

 

Kính gửi: Công ty TNHH Thương mại Cát Vận
(Địa chỉ: Số 6 khu 4C ngõ 6 Đà Nẵng, phường Máy Tơ, quận Ngô Quyền, TP Hải Phòng

Trả lời công văn số 133-2017/CV-CV ngày 05 tháng 11 năm 2017 và công văn số 131-2017/CV-DX ngày 13 tháng 10 năm 2017 của Công ty TNHH Thương mại Cát Vận về việc kinh doanh tạm nhập, tái xuất mặt hàng đường, Cục Xuất nhập khẩu - Bộ Công Thương có ý kiến như sau:

1. Theo quy định tại Nghị định số 187/2013/NĐ-CP của Chính phủ, mặt hàng đường là hàng hóa nhập khẩu theo giấy phép hạn ngạch thuế quan. Do vậy, khi kinh doanh tạm nhập tái xuất, thương nhân phải có giấy phép tạm nhập tái xuất của Bộ Công Thương.

Thủ tục và quy trình cấp phép tạm nhập, tái xuất thực hiện theo quy định tại Điều 17, 18 Thông tư số 11/2017/TT-BCT ngày 28 tháng 7 năm 2017 của Bộ Công Thương quy định về hoạt động tạm nhập, tái xuất; tạm xuất, tái nhập và chuyển khẩu hàng hóa.

2. Từ tháng 7 năm 2014, trên cơ sở ý kiến đề xuất của các Bộ, ngành liên quan và Hiệp hội Mía đường Việt Nam, Bộ Công Thương đã báo cáo Thủ tướng Chính phủ việc tạm thời ngừng không xem xét cấp phép kinh doanh tạm nhập, tái xuất mặt hàng đường, trừ trường hợp thực hiện theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ.

Cục Xuất nhập khẩu - Bộ Công Thương thông báo để Công ty biết./.

 


Nơi nhận:
- Như Trên;
- Tổng cục Hải quan;
- Cục trưởng;
- Lưu: VT, TH, trangnc.

KT. CỤC TRƯỞNG
PHÓ CỤC TRƯỞNG




Trần Thanh Hải

 

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Công văn 1607/XNK-TH năm 2017 về kinh doanh tạm nhập, tái xuất mặt hàng đường do Cục Xuất nhập khẩu ban hành

  • Số hiệu: 1607/XNK-TH
  • Loại văn bản: Công văn
  • Ngày ban hành: 20/11/2017
  • Nơi ban hành: Cục Xuất nhập khẩu
  • Người ký: Trần Thanh Hải
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: Kiểm tra
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
Tải văn bản