Hệ thống pháp luật

VĂN PHÒNG CHÍNH PHỦ
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 1585/VPCP-QHĐP
V/v giải quyết kiến nghị của các địa phương

Hà Nội, ngày 13 tháng 02 năm 2018

 

Kính gửi: Các Bộ: Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Công Thương, Giao thông vận tải, Xây dựng, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Tài nguyên và Môi trường, Giáo dục và Đào tạo, Nội vụ, Lao động - Thương binh và Xã hội.

Thủ tướng Chính phủ giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính, Bộ Công Thương, Bộ Giao thông vận tải, Bộ Xây dựng, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Nội vụ, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội nghiên cứu, xử lý kiến nghị của Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tại Hội nghị trực tuyến của Chính phủ với các địa phương tháng 12 nám 2017 (kèm theo); trường hợp vượt thẩm quyền, báo cáo Thủ tướng Chính phủ.

Văn phòng Chính phủ thông báo để các Bộ, cơ quan biết, thực hiện.

 


Nơi nhận:
- Như trên;
- TTgCP, các PTTg CP;
- UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
- VPCP: BTCN, các PCN, Trợ lý TTgCP, các Vụ: CN, NN, KTTH, KGVX, TH, TKBT, Cổng TTĐT;
- Lưu: VT, QHĐP (3b).Phc 84

KT. BỘ TRƯỞNG, CHỦ NHIỆM
PHÓ CHỦ NHIỆM




Nguyễn Văn Tùng

 


KIẾN NGHỊ CỦA ĐỊA PHƯƠNG TẠI HỘI NGHỊ CHÍNH PHỦ VỚI ĐỊA PHƯƠNG THUỘC THẨM QUYỀN GIẢI QUYẾT CỦA BỘ KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU TƯ
(Kèm theo Công văn số 1585/VPCP-QHĐP ngày 13 tháng 02 năm 2018)

STT

Nội dung kiến nghị

Địa phương

1.

Đề nghị NSTW hỗ trợ 375,5 tỷ đồng để An Giang đầu tư xây dựng 23 cụm, tuyến dân cư để di dời khẩn cấp các hộ dân tại các khu vực sạt lở với tổng khái toán là 885,5 tỷ đồng (trong đó nguồn vốn đầu tư hạ tầng gần 751 tỷ đồng. (An Giang đã có Tờ trình số 357/TTr-UBND ngày 19/6/2017 xin chủ trương Chính phủ)(B Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính và các cơ quan liên quan)

An Giang

2.

Đề nghị Chính phủ triển khai quyết liệt, đồng bộ và đẩy nhanh tiến độ công tác cải cách thể chế cho phù hợp với tình hình thực tế, nhất là trong lĩnh vực quy hoạch. (Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan liên quan)

Bà Rịa - Vũng Tàu

3.

Đề nghị sớm trình Quốc hội thông qua Luật sửa đổi các luật liên quan đến đầu tư, kinh doanh để thống nhất các nội dung còn chồng chéo giữa các luật làm căn cứ để các doanh nghiệp, nhà đầu tư thực hiện các thủ tục liên quan. (Bộ Kế hoạch và Đầu tư)

Bắc Giang

4.

Đề nghị Chính phủ trình Quốc hội ban hành, hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến doanh nghiệp, đặc biệt sớm ban hành các văn bản hướng dẫn thực hiện Luật hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa để tạo hành lang pháp lý cho doanh nghiệp được thụ hưởng các ưu đãi của nhà nước và là động lực lớn để các doanh nghiệp thi đua kinh doanh, sản xuất hiệu quả. (Bộ Kế hoạch và Đầu tư )

Bắc Giang

5.

Đề nghị bổ sung số vốn còn thiếu của chương trình mục tiêu phát triển lâm nghiệp bền vững giai đoạn 2016 - 2020 là 106.934 triệu đồng và Dự án bảo vệ và phát triển rừng bền vững tỉnh Bắc Kạn giai đoạn 2011-2020: (Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn).

Bắc Kạn

6.

Đề nghị sớm triển khai cũng như hỗ trợ các địa phương thực hiện những nội dung theo Nghị quyết 120/NQ-CP ngày 17/11/2017 của Chính phủ về phát triển bền vững ĐBSCL thích ứng với biến đổi khí hậu; nhất là sớm hình thành một cơ quan hoặc tổ chức đủ thẩm quyền để điều phối các hoạt động liên kết vùng ĐBSCL. (Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường và các cơ quan liên quan)

Bến Tre

7.

Đề nghị xem xét chấp thuận sử dụng vốn Ngân sách Trung ương cho dự án “Sửa chữa, nâng cấp tuyến đê bao An Tây - Phú An và Tân An - Chánh Mỹ”. Ngày 10/5/2017, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có văn bản số 3844/BNN-KH phản hồi không còn nguồn bố trí cho dự án; ghi nhận đề xuất dự án của tỉnh và sẽ tiếp tục xem xét khi có điều kiện thích hợp. Do vậy, UBND tỉnh tiếp tục kiến nghị Thủ tướng Chính phủ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Kế hoạch và Đầu tư xem xét các nguồn vốn trung ương, bố trí cho Tỉnh dự án án này (Tỉnh đã thẩm định, Hội đồng nhân dân tỉnh đã thống nhất chủ trương hình Trung ương thẩm định với tổng mức đầu tư là 555 tỷ đồng)(B Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)

Bình Dương

8.

Tại Thông báo số 318/TB-VPCP ngày 07/10/2016 của Văn phòng Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã đồng ý chủ trương cho phép thực hiện dự án Phát triển đô thị bền vững và thích ứng với biến đổi khí hậu tại các tỉnh Ninh Thuận, Bình Thuận và Phú Yên bằng nguồn vốn vay ODA của Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB). Hiện nay, các tỉnh đã hoàn chỉnh báo cáo tiền khả thi trình Bộ Kế hoạch và Đầu tư thẩm định. Kiến nghị Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo Bộ Kế hoạch và Đầu tư sớm trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. (Bộ Kế hoạch và Đầu tư)

Bình Thuận

9.

Kiến nghị Chính phủ xem xét không thực hiện cơ chế vay lại vốn ODA đối với các dự án đầu tư ứng phó với biến đổi khí hậu để các địa phương có điều kiện triển khai thực hiện các dự án. (theo quy định tỉnh Cà Mau chỉ được vay lại 30% vốn ODA). (Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan)

Cà Mau

10.

Đề nghị hỗ trợ kinh phí ứng phó với sạt lở nghiêm trọng dọc theo bờ biển Đông, khẩn cấp nhất là 04 đoạn với tổng chiều dài 10.000m để bảo vệ tính mạng và tài sản của 2.140 hộ, với trên 8.300 nhân khẩu, với nhu cầu kinh phí đầu tư 200 tỷ đồng. (Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan)

Cà Mau

11.

Đề nghị bố trí vốn xây dựng các khu dân cư di dời dân khỏi khu vực sạt lở nghiêm trọng ven sông tại thị trấn Năm Căn, huyện Năm Căn và xã Tân Tiến, huyện Đầm Dơi, với tổng nhu cầu kinh phí khoảng 391 tỷ đồng. Nhưng hiện nay mới được thẩm định và cấp bước đầu 35 tỷ đồng cho khu dân cư Năm Căn; còn lại Tân Tiến thì chưa thẩm định. (Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan)

Cà Mau

12.

Để đảm bảo nguồn vốn triển khai thực hiện hỗ trợ doanh nghiệp theo Nghị định 210/2013/NĐ-CP, đề nghị xem xét cấp bổ sung kế hoạch vốn giai đoạn 2016 - 2020 theo quy định (Cà Mau được dự kiến phân bổ vốn 20,7 tỷ đồng). (Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan)

Cà Mau

13.

Đề nghị Tổng Cục Thống kê xem xét:

- Thời điểm công bố ước số liệu lần đầu của năm thực hiện vào ngày 30/11 là chậm, chưa phục vụ kịp thời việc đánh giá kết quả thực hiện và xây dựng kế hoạch phát triển năm sau, phục vụ kỳ họp Đảng bộ và Hội đồng nhân dân cấp tỉnh thường được tổ chức vào đầu tháng 12 hàng năm (sau kỳ họp cuối năm Quốc hội). Đề nghị xem xét công bố sớm hơn.

- Công bố số liệu ước tổng sản phẩm trên địa bàn thành phố Cần Thơ năm 2016 vào thời điểm cuối năm là 7,55%; tại Niên Giám Thống kê năm 2016, ước tăng 8,21% so năm 2015; số liệu công bố chính thức ngày 30/11/2017 tăng 8,64% và số liệu ước tính năm 2017 tăng 6,54% (thấp hơn số liệu cả nước ước tăng 6,7%, thấp hơn năm 2016 là 2,1%), là chưa phù hợp với thực tiễn của địa phương.

Trong năm 2017, kinh tế thành phố duy trì phát triển ổn định, các ngành, lĩnh vực tăng khá cao so năm 2016, môi trường đầu tư kinh doanh thuận lợi tiếp tục được cải thiện, đạt được nhiều kết quả đáng khích lệ, cụ thể: Huy động vốn đầu tư toàn xã hội tăng 24,5% so năm 2016; khu vực dịch vụ bán lẻ tăng 10,6%; xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ thu ngoại tệ tăng 13,9%, tăng trưởng tín dụng 13%, khách du lịch đến Cần Thơ tăng 40%, doanh thu tăng 61% so năm 2016, ... Do vậy, kết quả tăng trưởng năm 2017 theo Tổng Cục Thống kê ước tính tăng 6,54% là chưa hợp lý. Đề nghị rà soát, đánh giá, điều chỉnh cho phù hợp với thực tế của địa phương. (Bộ Kế hoạch và Đầu tư)

Cần Thơ

14.

Đề nghị xây dựng Đề án đầu tư phát triển khu kinh tế Trà Lĩnh- Long Bang, điểm kết nối trung chuyển hàng hóa, giao thông quốc tế đường bộ cao tốc từ Tây Nam Trung Quốc đến Bách Sắc (Quảng Tây) qua cửa khẩu Trà Lĩnh (Cao Bằng) đến Lạng Sơn- Hà Nội- Hải Phòng- Quảng Ninh (Đoạn đầu qua các điểm cửa khẩu cửa ngõ của Trung Quốc để kết nối hành lang kinh tế Á- Âu; điểm cuối qua Hải Phòng, Quảng Ninh kết nối với các nước ASEAN);

Đề nghị Chính phủ, các Bộ, ngành Trung ương tiếp tục giúp đỡ Cao Bằng trong việc bố trí nguồn vốn để lập, thẩm định và phê duyệt “Đồ án Quy hoạch chung khu kinh tế cửa khẩu tỉnh Cao Bằng” hiện nay đang triển khai, đồng thời cho phép tỉnh được mời các chuyên gia, các nhà tư vấn quốc tế có năng lực, kinh nghiệm để tham gia lập quy hoạch nhằm đảm bảo lập được Quy hoạch chung Khu kinh tế cửa khẩu của tỉnh có chất lượng cao, khai thác được tiềm năng, lợi thế của tỉnh, phù hợp với khả năng phát triển trong giai đoạn tới. Việc phê duyệt Quy hoạch chung khu kinh tế cửa khẩu sớm sẽ tạo điều kiện thuận lợi trong việc thu hút đầu tư, xây dựng kết cấu hạ tầng cửa khẩu để từ đó góp phần vào việc thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. (B Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với Bộ Công Thương, Bộ Tài chính và các cơ quan liên quan)

Cao Bằng

15.

Kính đề nghị Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chủ trương cho phép thành phố Đà Nẵng triển khai lập Quy hoạch Khu kinh tế ven biển Đà Nẵng và bổ sung Khu Kinh tế ven biển Đà Nẵng vào Quy hoạch tổng thể phát triển các Khu Kinh tế ven biển Việt Nam đến năm 2020 tại Quyết định số 1353/QĐ-TTg ngày 23/9/2008 theo như chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc tại Diễn đàn Đầu tư Đà Nẵng ngày 15/10/2017. (Bộ Kế hoạch và Đầu tư )

Đà Nng

16.

Kiến nghị Bộ Chính trị, Ban Bí thư và Thủ tướng Chính phủ cho Sơ kết 5 năm thực hiện Kết luận số 75-KL/TW của Bộ Chính trị (Khóa XI) và 15 năm thực hiện Nghị quyết số 33-NQ/TW của Bộ Chính trị (khóa IX) về xây dựng và phát triển thành phố Đà Nẵng trong thời kỳ công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước và 02 năm triển khai Nghị định số 144/2016/NĐ-CP ngày 01/11/2016 của Chính phủ về một số cơ chế đặc thù về đầu tư, tài chính, ngân sách và phân cấp quản lý nhà nước đối với thành phố Đà Nẵng; qua đó sẽ kiến nghị Trung ương về một số cơ chế chính sách cũng như tháo gỡ để triển khai một số dự án quan trọng trên địa bàn thành phố. (Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính)

Đà Nng

17.

Kiến nghị Chính phủ, các bộ ngành chỉ đạo, phối hợp triển khai các dự án, công trình mang tính chất động lực liên vùng đã nêu trong Nghị quyết 33-NQ/TW của Bộ Chính trị, Quyết định của Thủ tướng Chính phủ và các bộ, ngành: di dời ga đường sắt, xây dựng mới Cảng Liên Chiểu dần thay thế cảng Tiên Sa; Làng đại học Đà Nẵng; mở rộng hầm đường bộ Hải Vân; đẩy nhanh tiến độ xây dựng các đường cao tốc; dự án đường hành lang kinh tế đông tây 2; dự án khơi thông sông Cổ Cò.... (Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với Bộ Giao thông vận tải và các cơ quan liên quan)

Đà Nng

18.

Kính đề nghị Chính phủ và Bộ Giao thông Vận tải, Bộ Kế hoạch và Đầu tư sớm bố trí đủ vốn còn lại để thanh toán cho Dự án như chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Thông báo 363/TB-VPCP ngày 4/11/2016 và chỉ đạo của Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ tại Công văn số 9654/VPCP-KTTH ngày 12/9/2017 (số tiền thanh toán còn lại). (Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính, Bộ Giao thông vận tải)

Đà Nng

19.

Đề nghị có văn bản hướng dẫn để địa phương xây dựng văn bản liên quan theo phân công tại quyết định 442/QĐ- TTg ngày 11/4/2017. (Bộ Kế hoạch và Đầu tư)

Đắk Lắk

20.

Đề nghị hỗ trợ vốn, hướng dẫn thủ tục đầu tư cửa khẩu Đắk Ruê. (Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan liên quan).

Đắk Lắk

21.

Theo Nghị quyết 89/NQ-CP ngày 10/10/2016 của Chính phủ quy định trong từng dự án các bộ ngành trung ương, địa phương thực hiện tiết kiệm 10%/tổng mức đầu tư. Vì vậy, đề nghị Chính phủ sớm có văn bản hướng dẫn thực hiện tiết kiệm 10%/tổng mức đầu tư dự án để các địa phương tổ chức thực hiện. (B Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan)

Điện Biên

22.

Đề án sắp xếp ổn định dân cư, phát triển kinh tế xã hội, đảm bảo quốc phòng an ninh huyện Mường Nhé (Đề án 79): UBND tỉnh Điện Biên kính đề nghị Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính báo cáo Thủ tướng Chính phủ sớm thông báo số vốn còn kết dư của giai đoạn 2013-2015 (22 tỷ 090 triệu đồng) để tiếp tục triển khai các dự án dở dang; đồng thời bổ sung nguồn vốn Trung ương 500 tỷ đồng giai đoạn 2016-2020, trong đó dự kiến nhu cầu hoạch 2018 là 186 tỷ 700 triệu đồng theo báo cáo thẩm định của Bộ Kế hoạch và Đầu tư và văn bản ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ cho địa phương. (Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan)

Điện Biên

23.

Về đề án xây dựng nông thôn mới vùng đồng bào dân tộc ít người, khu vực biên giới tỉnh Điện Biên, nhằm phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng an ninh, giữ vững ổn định chính trị, bảo vệ vững chắc chủ quyền biên giới quốc gia (Đề án 29 xã biên giới) đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 1573/QĐ-TTg ngày 09/8/2016, theo đó đối với nguồn vốn để tổ chức triển khai thực hiện Đề án, đề nghị Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ xem xét bố trí nguồn vốn giai đoạn 2016-2020 để tỉnh triển khai thực hiện Đề án 29 xã biên giới với tổng số vốn là 782 tỷ 525 triệu đồng, nhu cầu và dự kiến kế hoạch 2018 số vốn là 600 tỷ đồng. (Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan)

Điện Biên

24.

Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới, chương trình 135: Từ những khó khăn trong quá trình triển khai thực hiện Chương trình, Chính phủ đã ban hành Nghị định 161 và Nghị quyết 70, Tuy nhiên để đẩy nhanh tiến độ thực hiện, rút ngắn thủ tục đầu tư, đề nghị Chính phủ, các Bộ, ngành trung ương ngoài việc giao cho địa phương thẩm định dự án đặc thù, đề nghị tiếp tục giao cho địa phương thẩm định nguồn vốn và quản lý và sử dụng nguồn vốn NSTW thực hiện dự án đầu tư thuộc Chương trình MTQG tự chịu trách nhiệm thẩm định về khả năng cân đối vốn (Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Tài chính và các cơ quan liên quan)

Điện Biên

25.

Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tổng mức vốn đầu tư dự án di dân tái định cư thủy điện Sơn La trên địa bàn tỉnh Điện Biên là 7.071 tỷ 948 triệu đồng, đến nay mới giao cho tỉnh 6.646 tỷ đồng (Bao gồm 171 tỷ đồng được giao năm 2017 tại Quyết định số 578/QĐ-TTg ngày 28/4/2017 của Thủ tướng Chính phủ), số vốn còn thiếu chưa được giao là 425 tỷ 948 triệu đồng (trong đó: 406,948 tỷ đồng chưa được giao kế hoạch vốn và 19 tỷ đồng là 10% dự phòng giữ lại trong 190 tỷ đồng vốn TPCP) đề nghị Chính phủ, các Bộ, ngành Trung ương bố trí đủ số vốn còn thiếu để hoàn thành và quyết toán dự án trong năm 2017. (Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Tài chính và các cơ quan liên quan)

Điện Biên

26.

1. Đề nghị Chính phủ:Hoàn thiện hệ thống pháp luật có liên quan đến đầu tư, kinh doanh để tạo điều kiện thuận lợi cho cộng đồng doanh nghiệp tiếp cận các chính sách hỗ trợ theo đúng tinh thần Chính phủ đồng hành cùng doanh nghiệp.Trong đó kiến nghị Chính phủ quan tâm chỉ đạo làm rõ những nội dung hiện còn bất cập sau đây:

- Sự tương thích và đồng bộ giữa thủ tục đầu tư với các thủ tục đất đai, môi trường, xây dựng.

- Phân cấp hoặc ủy quyền cho UBND cấp huyện quyết định chủ trương đầu tư các dự án đầu tư các dự án có qui mô nhỏ

- Giải quyết các dự án thuộc danh mục lĩnh vực xã hội hóa, danh mục lĩnh vực các dự án ưu đãi đầu tư theo quy định của Luật Đầu tư sử dụng đất có nguồn gốc đất công.

2. Đề nghị Bộ Kế hoạch và Đầu tư:

- Tạo điều kiện cho cán bộ, công chức tại địa phương tham gia các khóa tập huấn, bồi dưỡng công tác hỗ trợ doanh nghiệp nhằm nâng cao năng lực thực hiện nhiệm vụ.

- Thống nhất với Bộ Tài chính điều chỉnh theo Thông tư liên tịch số 04/2014/TTLT-BKHĐT-BTC ngày 13/8/2014 của liên Bộ Kế hoạch và Đầu tư và Bộ Tài chính các nội dung sau:

+ Bỏ mức khống chế tỷ lệ tối đa 30% tổng số khóa đào tạo để địa phương chủ động trong công tác chiêu sinh, tổ chức các khóa trợ giúp đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực trên địa bàn tỉnh.

+ Bỏ mức khống chế tỷ lệ 50% từ nguồn kinh phí từ ngân sách địa phương, để địa phương tự chủ mức hỗ trợ (miễn hoặc giảm) tùy thuộc điều kiện thực tế.

(Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan)

Đồng Nai

27.

Đề nghị thúc đẩy cải cách thể chế, phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa phù hợp với yêu cầu hội nhập quốc tế. (Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan liên quan)

Đồng Tháp

28.

Đề nghị đẩy nhanh tái cơ cấu kinh tế với sự tham gia tích cực của các thành phần kinh tế (trong đó có tập trung cho từng nhiệm vụ; có quyết tâm chính trị, có giải pháp, lộ trình, nguồn lực... khả thi để thực hiện). (Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan liên quan)

Đồng Tháp

29.

Đề nghị đẩy mạnh cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp phát triển sản xuất kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh trong điều kiện hội nhập. (B Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan liên quan)

Đồng Tháp

30.

Đề nghị Bộ Kế hoạch và Đầu tư giúp tỉnh xây dựng cơ chế mở để thực hiện ưu đãi, thu hút đầu tư vào địa bàn tỉnh theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc tại buổi làm việc với lãnh đạo tỉnh Gia Lai (tại Thông báo kết luận số 45/TB-VPCP ngày 25/11/2017 của Văn phòng Chính phủ thông báo kết luận của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc tại buổi làm việc với lãnh đạo tỉnh Gia lai). (Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan)

Gia Lai

31.

Theo quy định tại Quyết định số 38/2016/QĐ-TTg ngày 14/9/2016 của Thủ tướng Chính phủ: Đối với các tỉnh chưa tự cân đối được ngân sách thì ngân sách Trung ương hỗ trợ với mức 7 triệu đồng/ha (01 năm trồng và 03 năm chăm sóc); hỗ trợ công tác khuyến lâm 0,5 triệu đồng/ha; hỗ trợ 01 lần chi phí khảo sát thiết kế 0,3 triệu đồng/ha. Năm 2017, tỉnh Gia Lai đã phấn đấu trồng hơn 6.000 ha rừng sản xuất; tuy nhiên cho đến nay, tỉnh chưa nhận được kinh phí hỗ trợ từ Trung ương nên chưa có nguồn để hỗ trợ cho các hộ dân tham gia trồng rừng; việc không có kinh phí để hỗ trợ kịp thời cho các hộ dân tham gia trồng rừng sẽ gây rất nhiều khó khăn cho việc vận động nhân dân trồng, chăm sóc rừng trong các năm tiếp theo. (Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Tài chính và các cơ quan liên quan)

Gia Lai

32.

Đề nghị sớm hoàn thiện các văn bản hướng dẫn thi hành Luật Quy hoạch. (Bộ Kế hoạch và Đầu tư)

Hà Nam

33.

Đề nghị quan tâm bố trí vốn và chỉ đạo xử lý ô nhiễm môi trường lưu vực sông Nhuệ - Đáy. (Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với các Bộ Tài nguyên và Môi trường)

Hà Nam

34.

Đề nghị quan tâm giới thiệu các doanh nghiệp về đầu tư tại tỉnh. Định hướng các nhà đầu tư (Nhật Bản, Hàn Quốc) về đầu tư tại Khu công nghiệp hỗ trợ Đồng Văn III (dành riêng cho nhà đầu tư Nhật Bản) và Khu công nghiệp Đồng Văn IV (dành riêng cho nhà đầu tư Hàn Quốc). (B Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan liên quan)

Hà Nam

35.

Đề nghị bổ sung vốn cho dự án Khu du lịch trọng điểm Quốc gia Tam Chúc. (B Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan liên quan)

Hà Nam

36.

Đề nghị sớm triển khai xây dựng hoàn thành chiến lược phát triển kinh tế ven biển các tỉnh miền Trung trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, phê duyệt. (Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan)

Hà Tĩnh

37.

Đề nghị tiếp tục thực hiện đồng bộ, có hiệu quả các giải pháp nhằm giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, nhất là về giá cả, tỷ giá và lãi suất, nhằm tạo môi trường thuận lợi cho các doanh nghiệp phục hồi và đẩy mạnh sản xuất kinh doanh. (Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp cùng các cơ quan liên quan)

Hải Dương

38.

Đề nghị rà soát, sửa đổi trình Quốc hội điều chỉnh quy định của một số Luật có tác động tới hoạt động đầu tư sản xuất kinh doanh như: Luật Đầu tư công 2014, sớm có các văn bản hướng dẫn thi hành Luật hỗ trợ Doanh nghiệp nhỏ và vừa, Luật Quy hoạch. (Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan)

Hải Dương

39.

Đề nghị tiếp tục hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, đổi mới tư duy và hành động trong thực hiện chức năng quản lý kinh tế của Nhà nước từ Trung ương đến địa phương trong điều kiện vận hành của thị trường. Quản lý Nhà nước trong nền kinh tế thị trường, ngoài việc tạo môi trường pháp lý minh bạch thông thoáng cho sự vận động của các chủ thể tham gia thị trường. (B Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan)

Hải Dương

40.

Đề nghị xây dựng cơ chế chính sách tạo sự đột phá trong cải cách hành chính và tài chính công; phân cấp, ủy quyền cho địa phương nhưng tăng cường kiểm tra, thanh tra, giám sát của chính quyền Trung ương đối với chính quyền địa phương; đề cao tính tự chủ của địa phương trên nền tảng lợi thế so sánh, năng lực cạnh tranh của các địa phương, các vùng kinh tế và các đô thị. (B Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với B Nội vụ, Bộ Tài chính và các cơ quan liên quan)

Hải Dương

41.

Đề nghị đẩy mạnh hoạt động khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo và tăng cường năng lực tiếp cận cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư (Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan)

Hải Phòng

42.

Đề nghị bổ sung kế hoạch vốn trung hạn giai đoạn 2016 - 2020, đồng thời bổ giao hết số vốn bổ sung này trong kế hoạch năm 2018 cho 03 dự án sử dụng vốn ODA trên địa bàn thành phố Hải Phòng: Phát triển giao thông đô thị Hải Phòng; Thoát nước mưa, nước thải và quản lý chất thải rắn Hải Phòng, giai đoạn I; Cung cấp trang thiết bị y tế cho Bệnh viện Phụ sản Hải Phòng với tổng số vốn là 1.725,435 tỷ đồng (Hải Phòng đã có Tờ trình số 271/TTr- UBND ngày 08/12/201 7 gửi các Bộ: Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính) (Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan);

Hải Phòng

43.

Đề nghị tiếp tục hỗ trợ đầu tư cơ sở hạ tầng y tế, giáo dục trên địa bàn thành phố, đảm bảo đúng định hướng phát triển xây dựng thành phố Hải Phòng là trung tâm giáo dục - đào tạo, y tế và khoa học - công nghệ của vùng duyên hải Bắc Bộ theo Kết luận số 72 của Bộ Chính trị (Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan)

Hải Phòng

44.

Đề nghị sớm ban hành Nghị định hướng dẫn thi hành Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa, đồng thời ban hành các Thông tư hướng dẫn theo thẩm quyền. (B Kế hoạch và Đầu tư)

Hải Phòng, Trà Vinh, Hậu Giang

45.

Kế hoạch vốn được giao từ đầu năm đạt tỷ lệ rất cao khoảng 90%, những dự án chưa giải ngân được đều là những dự án mới được giao kế hoạch vốn. Để nâng cao tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công trong năm 2018, đề nghị Thủ tướng chỉ đạo đẩy nhanh khâu giao kế hoạch vốn; đối với các dự án sử dụng vốn nước ngoài thì phải thực hiện theo tiến độ cam kết giữa Chính phủ với các nhà tài trợ. Do vậy, kính đề nghị Thủ tướng xem xét bổ sung vốn trung hạn cho các dự án ODA, đặc biệt là các dự án sẽ đóng hiệp định trong năm 2018.

Hòa Bình

46.

Luật đầu tư công và Nghị định 77/2015/NĐ-CP ngày 10/9/2015 quy định các dự án được đưa vào danh mục kế hoạch trung hạn phải có quyết định duyệt chủ trương đầu tư. Căn cứ để quyết định chủ trương đầu tư phải có báo cáo thẩm định vốn và khả năng cân đối vốn. Kính đề nghị Thủ tướng, Bộ Kế hoạch và Đầu tư xem xét, chỉnh sửa quy định này (Bộ Kế hoạch và Đầu tư).

Hòa Bình

47.

Công tác Quy hoạch ngành lĩnh vực hiện nay tại tỉnh còn nhiều bất cập, ảnh hưởng rất lớn đến công tác cải thiện môi trường đầu tư. Để triển khai có hiệu quả Luật Quy hoạch có hiệu lực từ ngày 01/01/2019, kính đề nghị Thủ tướng, các bộ, ngành trung ương trong năm 2018 có văn bản hướng dẫn xử lý những nội dung chưa đồng bộ giữa Luật Quy hoạch và 25 luật chuyên ngành khác và những nội dung chưa đồng bộ giữa Luật đầu tư và Luật đất đai, Luật môi trường, Luật nhà ở (Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường và các cơ quan liên quan).

Hòa Bình

48.

Theo quy định tại Quyết định 715/QĐ-TTg ngày 22/5/2015 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Đồ án đổi mới quy trình biên soạn số liệu tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương thì Tổng cục Thống kê chỉ tính và công bố GRDP 6 tháng và cả năm. Đề nghị xem xét, chỉ đạo tính toán công bố GRDP của các địa phương từng quý vào những ngày đầu của tháng cuối quý (Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành liên quan).

Hòa Bình

49.

Đề nghị xây dựng cơ chế để tạo vốn đầu tư hạ tầng phù hợp, hỗ trợ các cơ sở đào tạo di dời từ nội thành Hà Nội về Khu đại học Phố Hiến tỉnh Hưng Yên (Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với Bộ giáo dục và Đào tạo)

Hưng Yên

50.

Đề nghị tham mưu cho Chính phủ trình Quốc hội bổ sung quy hoạch Khu đô thị, Khu công nghiệp cạnh đường nối giữa 2 đường cao tốc Hà Nội - Hải Phòng và Cầu Giẽ - Ninh Bình (diện tích khoảng 3.000 ha), góp phần thực hiện mục tiêu xây dựng tỉnh Hưng Yên sớm trở thành tỉnh công nghiệp theo hướng hiện đại. (Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp Bộ Xây dựng và các cơ quan liên quan)

Hưng Yên

51.

Đề nghị xem xét, bố trí vốn để đầu tư hoàn thành giai đoạn 1 của Dự án Tuyến đường bộ nối hai đường cao tốc Hà Nội - Hải Phòng và cao tốc Cầu Giẽ - Ninh Bình, đoạn qua địa phận tỉnh. (Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp Bộ Giao thông vn tải)

Hưng Yên

52.

Về thành lập Đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt Bắc Vân Phong: Tỉnh Khánh Hòa đã hoàn thành cơ bản Đề án Đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt Bắc Vân Phong, báo cáo Bộ ngành Trung ương xem xét thông qua. Nội dung đề án trình, tỉnh Khánh Hòa có xin điều chỉnh qui mô, diện tích so với phương án trước đây; năm 2014, tỉnh đã báo cáo Ban Cán sự Đảng Chính phủ và Bộ Chính trị, phạm vi dự kiến của Đặc khu Bắc Vân Phong là một phần huyện Vạn Ninh bao gồm 6 xã (huyện Vạn Ninh 13 xã) có diện tích 64.600 ha (17.600 ha mặt đất,47.000 ha mặt nước). Quá trình tham gia với các Bộ, ngành Trung ương đi khảo sát mô hình đặc khu của các nước và ý kiến đồng thuận của Đoàn công tác Quốc hội sau buổi khảo sát thực tế tại Bắc Vân Phong, tỉnh Khánh Hòa đề xuất lại phạm vi của Đặc khu Bắc Vân Phong, là toàn bộ diện tích và dân số huyện Vạn Ninh (gồm 13 xã) với 110.000 ha (56.000 ha mặt đất,55.000 ha mặt nước). (Vân Đồn: 55.000 ha mặt đất; Phú Quốc 59.000 ha mặt đất). Kính đề nghị Chính phủ, Ban Cán sự Đảng Chính phủ sớm xem xét, chấp thuận cho điều chỉnh phạm vi của Đặc khu là toàn bộ diện tích và dân số huyện Vạn Ninh (Bộ Nội vụ đã có Tờ trình số 6777/TTr-BNV ngày 22/12/2017) và báo cáo Bộ Chính trị. (B Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan )

Khánh Hòa

53.

Đề nghị sớm đầu tư triển khai một số công trình đã có chủ trương đầu tư trong kế hoạch đầu tư công trung hạn như: Cống Cái Lớn, Cái Bé; Trung tâm Nghề cá động lực vùng... (Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan)

Kiên Giang

54.

Trong những năm qua được sự quan tâm của Chính phủ và các Bộ, ngành Trung ương, cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội của vùng Trung du và Miền núi phía Bắc nói chung và tỉnh Lai Châu nói riêng đã được cải thiện đáng kể, tuy nhiên, nhu cầu đầu tư vẫn còn rất lớn, song nguồn ngân sách địa phương rất hạn hẹp. Để tạo điều kiện cho vùng Trung du và Miền núi phía Bắc và tỉnh Lai Châu phát triển theo đúng định hướng quy hoạch đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại các Quyết định: số 1064/QĐ-TTg ngày 08/7/2013 về Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội vùng Trung du và Miền núi phía Bắc đến năm 2020; số 240/QĐ-TTg ngày 28/01/2013 về Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Lai Châu đến năm 2020. Đề nghị Chính phủ có các cơ chế, chính sách đặc thù, bố trí nguồn lực thực hiện, tạo điều kiện cho tỉnh phát huy các tiềm năng, thế mạnh, thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển, đảm bảo quốc phòng - an ninh, giữ vững chủ quyền biên giới quốc gia. (Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan)

Lai Châu

55.

Đề nghị trình Chính phủ bố trí vốn cho các dự án: hồ chứa nước Đông Thanh huyện Lâm Hà, hồ Kazam huyện Đơn Dương, hồ Ta Hoét huyện Đức Trọng trong giai đoạn 2018-2020 (Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan )

Lâm Đồng

56.

Đề nghị Chính phủ sớm chỉnh sửa những quy định còn bất cập, chưa rõ, chưa thống nhất về đầu tư, đất đai, xây dựng, môi trường, thực hiện dự án theo hình thức đối tác công tư (PPP) để tạo thuận lợi cho các địa phương thu hút, triển khai thực hiện các dự án đầu tư. (Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phi hp với các cơ quan liên quan)

Lạng Sơn

57.

Đề nghị Chính phủ xem xét, ban hành cơ chế chính sách hỗ trợ phát triển các sản phẩm chủ lực của vùng miền núi phía Bắc để huy động nguồn lực đầu tư, phát huy tiềm năng, thế mạnh của vùng này, nhất là sản phẩm nguyên liệu gỗ, dược liệu và phát triển du lịch sinh thái, du lịch tâm linh. (Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan)

Lạng Sơn

58.

Đề nghị Chính phủ có cơ chế chính sách riêng để hỗ trợ đầu tư cho các xã an toàn khu, vùng an toàn khu phát triển kết cấu hạ tầng, bảo tồn, tôn tạo các di tích lịch sử và nâng cao đời sống nhân dân trong vùng căn cứ cách mạng. (Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan)

Lạng Sơn

59.

Theo Luật Quy hoạch thì không còn quy hoạch ngành, quy hoạch vùng cấp tỉnh. Đề nghị Chính phủ sớm chỉ đạo về việc giải quyết các dự án quy hoạch ngành, quy hoạch vùng cấp tỉnh đang triển khai lập quy hoạch dở dang (B Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan)

Lạng Sơn

60.

Đề nghị nâng cao hiệu quả phân tích, dự báo và ứng phó kịp thời với những biến động trong nước và quốc tế để bảo đảm ổn định vĩ mô và cân đối lớn của nền kinh tế. Tập trung vốn cho các công trình quan trọng, cấp bách, có ý nghĩa lớn về kinh tế - xã hội, sớm đưa vào sử dụng. (Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan liên quan)

Nam Định

61.

Đề nghị hoàn thiện cơ chế, chính sách, pháp luật về đầu tư kinh doanh, hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa, hợp tác xã, hộ kinh doanh cá thể, tạo môi trường cạnh tranh bình đẳng theo cơ chế thị trường. Rà soát, cắt giảm điều kiện kinh doanh, đơn giản hóa thủ tục hành chính, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, cung cấp dịch vụ công trực tuyến. Phát triển mạnh doanh nghiệp, thúc đẩy đổi mới sáng tạo, khởi nghiệp; chú trọng thu hút đầu tư nước ngoài sử dụng công nghệ cao và các tập đoàn đa quốc gia gắn với phát triển doanh nghiệp trong nước và công nghiệp hỗ trợ(B Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan liên quan).

Nam Định

62.

Đề nghị sớm Ban hành văn bản quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Quy hoạch; nghiên cứu, cho phép các địa phương tiếp tục triển khai lập quy hoạch tỉnh đồng thời với quy hoạch quốc gia; đồng thời, cho phép được sử dụng nhiều nguồn vốn để lập quy hoạch, phân cấp cho các địa phương lập dự toán quy hoạch (Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành liên quan)

Nghệ An

63.

Đề nghị hỗ trợ nguồn lực đầu tư tuyến đường ven biển Nghi Sơn (tỉnh Thanh Hóa) - Cửa Lò (tỉnh Nghệ An) để kết nối tuyến Quốc lộ ven biển, trước mắt đầu tư đoạn từ QL46 tới cầu Cửa Hội (Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp Bộ Tài chính, Bộ Giao thông vận tải)

Nghệ An

64.

Đề nghị quan tâm tháo gỡ khó khăn cho các địa phương về thời gian thẩm định, thủ tục cấp phép khu công nghiệp cũng như các dự án phải xin phép các Bộ ngành phê duyệt để tạo điều kiện cho địa phương kịp thời tranh thủ các nhà đầu tư(B Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan liên quan).

Ninh Bình

65.

Đề nghị Chính phủ quan tâm tạo điều kiện cho Ninh Bình về nguồn vốn xây dựng hạ tầng(B Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan liên quan)

Ninh Bình

66.

Thực hiện Nghị quyết số 31/2016/QH14 ngày 22/11/2016 của Quốc hội về dừng thực hiện chủ trương đầu tư dự án Điện hạt nhân Ninh Thuận, trong đó giao khẩn trương triển khai xây dựng Cơ chế chính sách hỗ trợ Tỉnh. Vì vậy, UBND tỉnh Ninh Thuận kính đề nghị Thủ tướng Chính phủ quan tâm xem xét, cho chủ trương ban hành Nghị quyết của Chính phủ về một số cơ chế, chính sách đặc thù hỗ trợ tỉnh Ninh Thuận phát triển kinh tế - xã hội, ổn định sản xuất, đời sống nhân dân giai đoạn 2018-2023. (Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan).

Ninh Thuận

67.

Để phát huy lợi thế tuyến đường cao tốc Nội Bài - Lào Cai thúc đẩy phát triển kinh tế, đề nghị các bộ, ngành Trung ương tiếp tục tạo điều kiện giúp tỉnh Phú Thọ thu hút các nhà đầu tư kinh doanh hạ tầng các khu, cụm công nghiệp trọng điểm gần các nút lên xuống đường cao tốc (các Khu công nghiệp: Phù Ninh, Hạ Hòa) để thu hút đầu tư sản xuất công nghiệp và chế biến sâu nông, lâm sản; đồng thời giới thiệu các doanh nghiệp có năng lực vào đầu tư tại tỉnh sản xuất các sản phẩm có khả năng tiêu thụ rộng rãi ở thị trường trong nước và xuất khẩu. (Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan)

Phú Thọ

68.

Đề nghị Trung ương có giải pháp phát triển thị trường giữa vùng Trung du miền núi Bắc Bộ với các vùng khác trong cả nước và quốc tế; có chính sách tăng cường hỗ trợ phát triển các ngành lợi thế của Vùng như: trồng rừng, chế biến và xuất khẩu sản phẩm lâm sản, sản phẩm chè, cây ăn quả có múi; chăn nuôi công nghệ cao; có định hướng phát triển và cơ chế cho các trung tâm kinh tế của vùng, trong đó có tỉnh Phú Thọ. Tăng cường chỉ đạo quy hoạch và đầu tư kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội để gắn kết giữa các tỉnh trong vùng với các vùng kinh tế của cả nước. (Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan)

Phú Thọ

69.

1. Đề nghị có cơ chế đặc thù hỗ trợ đầu tư phát triển vùng Nam Phú Yên - Bắc Khánh Hòa, trước mắt ưu tiên nguồn lực thực hiện các dự án: QL 29,25, nâng cấp cảng Vũng Rô; nghiên cứu triển khai đầu tư dự án đường sắt Phú Yên đi Tây Nguyên; hỗ trợ đầu tư xây dựng không gian du lịch vịnh Xuân Đài.

2. Đề nghị đầu tư đoạn còn lại (12,5 km) của tuyến đường ven biển của Tỉnh.

(Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan )

Phú Yên

70.

Đề nghị nghiên cứu sửa đổi, bổ sung Nghị định số 161/2016/NĐ-CP ngày 02 tháng 12 năm 2016 về cơ chế đặc thù thực hiện Chương trình MTQG theo hướng đẩy mạnh phân cấp cho địa phương (Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan liên quan)

Quảng Bình

71.

Đề nghị xem xét, tham mưu điều chỉnh bổ sung Điều 27 Nghị định số 77/2015/NĐ-CP ngày 10 tháng 9 năm 2015 của Chính phủ cho phù hợp với đặc điểm thực hiện của các Chương trình MTQG (Bộ Kế hoạch và Đầu tư)

Quảng Bình

72.

Đề nghị xem xét, giải quyết kiến nghị của địa phương liên quan đến Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới: Xem xét, trình Thủ tướng Chính phủ điều chỉnh lại tỷ lệ đối ứng NSĐP thực hiện Chương trình MTQG xây dựng NTM phù hợp với điều kiện của tỉnh Quảng Bình; hướng dẫn cách tính nguồn vốn NSĐP đối ứng trong xây dựng nông thôn mới; Xem xét điều chỉnh lại nhiệm vụ “Tỷ lệ xã đạt chuẩn NTM đến năm 2020” tại Quyết định số 1865/QĐ-TTg ngày 23/11/2017 của Thủ tướng Chính phủ. (Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)

Quảng Bình

73.

Để bảo đảm sự ổn định, nâng cao hiệu quả hoạt động của Nhà máy Lọc dầu Dung Quất, Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ngãi kiến nghị Chính phủ: Có thể chế phù hợp để thúc đẩy kinh tế vùng, trong đó, có chế tài để các tỉnh được kết nối sử dụng hạ tầng chung, để từ đó, phát huy thế mạnh của từng địa phương, cũng như hỗ trợ các địa phương trong vùng cùng phát triển. (Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan liên quan).

Quảng Ngãi

74.

Đề nghị Chính phủ chỉ đạo các bộ, ngành trung ương có giải pháp và hướng dẫn cụ thể để thực hiện hiệu quả các dự án theo mô hình đối tác công tư (PPP), thủ tục thực hiện quá phức tạp (Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan liên quan).

Quảng Ngãi

75.

Liên quan đến việc thực hiện Luật Đầu tư công, đề nghị Chính phủ sớm giao kế hoạch vốn hàng năm; cắt giảm các thủ tục hành chính trong quá trình thực hiện dự án, đảm bảo nhanh, gọn, thuận lợi trong thực hiện. Tập trung triển khai giao sớm kế hoạch vốn cho địa phương. (Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan liên quan).

Quảng Ngãi

76.

Trong quá trình tổ chức thực hiện quy định của Chính phủ về đầu tư theo hình thức đối tác công tư (PPP) còn gặp nhiều vướng mắc, khó huy động được nguồn lực ngoài ngân sách. Kính đề nghị Chính phủ sớm sửa đổi, bổ sung các quy định liên quan đến hình thức đầu tư này để huy động tối đa các nguồn lực cho đầu tư phát triển, trong đó, ngoài quỹ đất, cần bổ sung các loại khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường (mỏ đất, cát, mỏ đá), nhà công sản, ... làm tài sản thanh toán cho nhà đầu tư. (Bộ KH&ĐT chủ trì, phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Xây dựng và các bộ, cơ quan liên quan)

Quảng Ngãi

77.

Đề nghị nghiên cứu xây dựng cơ chế liên Chính phủ Việt - Lào, tạo cơ sở pháp lý và tạo sự tương tác để thúc đẩy sự phát triển giữa Khu KT-TM đặc biệt Lao Bảo và Khu kinh tế đặc biệt Đensavẳn theo đúng chủ trương của hai Bộ Chính trị và cam kết của hai Chính phủ Việt - Lào đã ký kết (Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính)

Quảng Trị

78.

Đề nghị nghiên cứu, bổ sung nội dung đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng khu vực cửa khẩu quốc tế La Lay vào Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết 16-NQ/TW ngày 10/10/2017 của Bộ Chính trị để có điều kiện tổ chức thực hiện theo Đề án đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. (Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính)

Quảng Trị

79.

Đề nghị xem xét, có giải pháp hỗ trợ nguồn lực đầu tư để hỗ trợ cho tỉnh thực hiện xây dựng trụ sở cấp xã đã bị xuống cấp nghiêm trọng, không bảo đảm điều kiện làm việc cũng như an toàn tính mạng cho người sử dụng (Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính, Bộ Nội vụ)

Quảng Trị

80.

Đề nghị xem xét, có giải pháp có tính đặc thù nhằm tháo gỡ khó khăn cho các tỉnh để có cơ hội tiếp cận nguồn vốn ODA, nhất là việc hỗ trợ phần vốn đối ứng thuộc trách nhiệm ngân sách địa phương hoặc là việc gia hạn, ân hạn, bảo lãnh đối với các dự án sử dụng nguồn vốn ODA hoặc nguồn Chính phủ vay về cho vay lại. (Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính)

Quảng Trị

81.

Đề nghị xem xét, nghiên cứu để thống nhất 2 Chương trình mục tiêu quốc gia này thành một Chương trình quốc gia, trong đó vẫn bảo đảm hệ số đầu tư hợp lý nhằm thực hiện mục tiêu hỗ trợ cho vùng nghèo, người nghèo để tạo sự đồng bộ, nhất quán, hiệu quả trong quản lý, điều hành, tổ chức thực hiện và sử dụng có hiệu quả nguồn lực đầu tư. (Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính, Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)

Quảng Trị

82.

Đề nghị sửa đổi các quy định còn bất hợp lý trong Luật Đầu tư công, và các văn bản hướng dẫn dưới luật (Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan liên quan).

Tây Ninh

83.

Đề nghị sớm trình Chính phủ bổ sung Danh mục địa bàn ưu đãi đầu tư, Danh mục ngành, nghề đặc biệt ưu đãi đầu tư và có hướng dẫn để thực hiện theo quy định tại Khoản 3 Điều 36 Nghị định 68/2017/NĐ-CP ngày 25/5/2017 của Chính phủ (Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan liên quan).

Tây Ninh

84.

Đề nghị các Bộ, ngành Trung ương có liên quan sớm thẩm định, trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Nhiệm vụ lập quy hoạch chung xây dựng Khu kinh tế Thái Bình để tỉnh triển khai thực hiện, phục vụ nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. (B Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan)

Thái Bình

85.

Đề nghị Chính phủ sớm sửa đổi, bổ sung Nghị định số 15/2015/NĐ-CP ngày 14/02/2015 về đầu tư theo hình thức đối tác công tư và Quyết định số 23/2015/QĐ-TTg ngày 26/06/2015 của Thủ tướng Chính phủ quy định cơ chế Nhà nước thanh toán bằng quỹ đất cho Nhà đầu tư khi thực hiện Dự án đầu tư xây dựng theo hình thức BT theo hướng cho phép tổ chức đấu giá quyền sử dụng các khu đất đối ứng, nâng cao tính công khai, minh bạch và giá trị của các khu đất đối ứng (B Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính và các cơ quan liên quan).

Thái Bình

86.

Khu Kinh tế Thái Bình được thành lập theo Quyết định số 36/2017/QĐ-TTg ngày 29/7/2017 của Thủ tướng Chính phủ. Kính đề nghị Chính phủ quan tâm chỉ đạo bổ sung kế hoạch vốn trung hạn giai đoạn 2016-2020 từ nguồn ngân sách Trung ương hỗ trợ có mục tiêu cho tỉnh để thực hiện các nhiệm vụ đầu tư hạ tầng Khu kinh tế theo đề xuất của tỉnh tại Tờ trình số 212/TTr-UBND ngày 15/11/2017, bảo đảm tiến độ xây dựng Khu kinh tế Thái Bình theo Quyết định số 36/2017/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ (B Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan liên quan)

Thái Bình

87.

Đề nghị sớm thẩm định, trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chủ trương đầu tư Dự án đầu tư Khu công nghiệp phục vụ nông nghiệp, sản xuất, thu hoạch, chế biến, vận chuyển và phân phối hàng hóa theo chuỗi khép kín của công ty Cổ phần ô tô Trường Hải để tỉnh triển khai thực hiện, phục vụ nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. (B Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan liên quan).

Thái Bình

88.

Đề nghị tiếp tục giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, tạo chuyển biến rõ nét, thực chất trong thực hiện các đột phá chiến lược, cơ cấu lại nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh; khuyến khích đổi mới sáng tạo, khởi nghiệp, phát triển doanh nghiệp, thúc đẩy tăng trưởng. (Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan liên quan).

Thái Bình

89.

Đề nghị tham mưu cho Chính phủ sớm ban hành Nghị định hướng dẫn thi hành Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ để thực hiện. (Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp cùng các cơ quan liên quan)

Thái Nguyên

90.

Đề nghị tham mưu để Chính phủ sớm trình Quốc hội sửa đổi một số điều của Luật Doanh nghiệp, Luật Đầu tư, Luật Đất đai để bảo đảm tính thống nhất trong thực hiện các thủ tục đầu tư. (B Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan)

Thái Nguyên

91.

Đề nghị rà soát điều chỉnh một số Nghị định như: Nghị định số 210/NĐ-CP về chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn; Nghị định số 15/2015/NĐ-CP về đầu tư đối tác công tư (PPP); Nghị định số 30/2015/NĐ-CP về đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư dự án có sử dụng đất. (Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan)

Thái nguyên

92.

Đề nghị ban hành các văn bản hướng dẫn thi hành Luật hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ trong năm 2018. (Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan)

Thanh Hóa

93.

Đề nghị Chính phủ xem xét, kiến nghị Quốc hội sửa đổi, bổ sung Luật Đầu tư công. (Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan)

Thanh Hóa

94.

Đề nghị Chính phủ xem xét, báo cáo Quốc hội xây dựng Luật Khu kinh tế, Khu công nghiệp và Khu chế xuất. (Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan)

Thanh Hóa

95.

Đề nghị Chính phủ xem xét, bố trí vốn ngân sách Trung ương hỗ trợ 3000 tỷ đồng để triển khai thực hiện dự án nạo vét luồng tàu ra, vào cảng Nghi Sơn (Tại Thông báo kết luận số 353/TB-VPCP) (Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan)

Thanh Hóa

96.

Đề nghị bổ sung nội dung hướng dẫn về trình tự, thủ tục chuyển đổi từ hộ kinh doanh sang doanh nghiệp theo Nghị định số 78/2015/NĐ-CP để địa phương có cơ sở triển khai thực hiện. (B Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan)

Thanh Hóa

97.

Đề nghị sớm ban hành Nghị định thay thế Nghị định 210/2013/NĐ-CP để địa phương thực hiện(B Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan)

Thanh Hóa

98.

UBND tỉnh Thừa Thiên Huế đã có Tờ trình số 652/TTr-UBND ngày 09/02/2017 và Tờ trình 2682/TTr-UBND ngày 28/4/2017 về đề nghị Thủ tướng Chính phủ bổ sung 02 sân golf (sân golf Tam Giang Paradise trong dự án Khu du lịch, giải trí, dịch vụ, nhà ở hỗ hợp và sân golf tại xã Vinh Xuân - Vinh Thanh do Công ty BRG làm chủ đầu tư và sân golf Hải Bình trong dự án Khu du lịch kết hợp nghỉ dưỡng và sân golf tại xã Lộc Bình, huyện Phú Lộc do Tập đoàn Vingroup làm chủ đầu tư) vào Quy hoạch sân golf Việt Nam đến năm 2020 và Công văn số 7084/UBND-XTĐT ngày 29/9/2017 giải trình ý kiến của các Bộ về đề nghị bổ sung Quy hoạch sân golf quốc tế Phú Vang vào Quy hoạch sân golf Việt Nam đến năm 2020 và Công văn số 7596/UBND-XTĐT ngày 18/10/2017 giải trình ý kiến của các Bộ về đề nghị bổ sung dự án sân golf Lộc Bình vào Quy hoạch sân golf Việt Nam đến năm 2020. Đề nghị Bộ Kế hoạch và Đầu tư báo cáo Thủ tướng xem xét, quyết định. (Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan)

Thừa Thiên Huế

99.

Kiến nghị ủy quyền hoặc phân cấp cho các địa phương được điều chỉnh kế hoạch vốn từ ngân sách trung ương, vốn Trái phiếu Chính phủ để địa phương chủ động trong công tác điều hành, phân bổ kế hoạch vốn hàng năm. (Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan)

Tiền Giang

100.

Kiến nghị ủy quyền hoặc phân cấp cho các địa phương được điều chỉnh kế hoạch vốn từ ngân sách trung ương, vốn Trái phiếu Chính phủ để địa phương chủ động hơn trong công tác điều hành, phân bổ kế hoạch vốn hàng năm. (Bộ Kế hoạch và Đầu tư)

Tiền Giang

101.

Năm 2018, cần có những giải pháp quyết liệt, tập trung hơn nữa nhất là trong giải ngân kế hoạch vốn đầu tư công, hỗ trợ doanh nghiệp nhất là doanh nghiệp nhỏ và vừa, hợp tác xã, thu hút đầu tư có chọn lọc để vừa thúc đẩy phát triển kinh tế nhanh, bền vững vừa bảo vệ môi trường. (Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan)

Trà Vinh

102.

Chính phủ xem xét, chỉ đạo rà soát sớm sửa đổi, bổ sung Nghị định 210/2013/NĐ-CP ngày 19/12/2013 theo hướng đơn giản hóa các thủ tục, mở rộng đối tượng thụ hưởng (hợp tác xã)... vì đây là vấn đề có ý nghĩa và là nội dung quan trọng trong quá trình cơ cấu lại kinh tế nông nghiệp, nhất là địa bàn nông thôn (Chính sách khuyến khích, hỗ trợ doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn theo Nghị định số 210 trong quá trình triển khai thực hiện còn nhiều bất cập, hồ sơ đề nghị được cấp quyết định hỗ trợ chưa chặt chẽ, chủ yếu dựa vào cam kết của doanh nghiệp nhưng khi triển khai đánh giá, nghiệm thu thì lại yêu cầu thủ tục rườm rà, nhiều ràng buộc nên doanh nghiệp (đa phần là doanh nghiệp nhỏ) không thể đáp ứng được. Chính vì vậy, từ khi triển khai đến nay toàn tỉnh Trà Vinh chỉ có 01 doanh nghiệp được hỗ trợ (02 tỷ đồng) đầu tư theo Nghị định này) (Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan)

Trà Vinh

103.

Trà Vinh rất mong được sự quan tâm chỉ đạo của Chính phủ và sự hỗ trợ giúp đỡ của Bộ, ngành Trung ương, nhất là đầu tư kết cấu hạ tầng đồng bộ, sự liên kết phát triển của các tỉnh, thành trong cả nước để Trà Vinh đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng, rút ngắn khoảng cách với các tỉnh, thành trong cả nước và khu vực nhằm đạt mục tiêu trở thành tỉnh phát triển khá trong khu vực vào năm 2020. (Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan)

Trà Vinh

104.

Chính phủ chỉ đạo các Bộ, ngành Trung ương khẩn trương xây dựng và ban hành các văn bản hướng dẫn Luật Quy hoạch cụ thể, chặt chẽ, tránh lúng túng như việc triển khai Luật Đầu tư công vừa qua. (Bộ Kế hoạch và Đầu tư)

Trà Vinh

105.

Đề nghị sớm điều chỉnh, bổ sung quy hoạch tổng thể Di dân, tái định cư Dự án thủy điện Tuyên Quang theo Quyết định số 1766/QĐ-TTg 10/10/2011 của Thủ tướng Chính phủ; xem xét, sớm bổ sung số vốn còn thiếu chưa được bố trí là 947,104 tỷ đồng để thực hiện Quyết định trên. Dự án đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 1766/QĐ-TTg ngày 10/10/2011, tng mức đầu tư phê duyệt là 1,868 tỷ đng thực hiện trong giai đoạn 2011-2020; đến hết năm 2015 đã được Trung ương cấp 643,664 tỷ đồng (không bao gồm 147,736 tỷ đồng vn ứng trước), vn đầu tư trung hạn 2016-2020 được Trung ương giao: 278,167 tỷ đồng (trong đó thu hi vn ứng trước: 147,736 tỷ đng). (Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính và các cơ quan liên quan)

Tuyên Quang

106.

Đề nghị nghiên cứu, xử lý nguồn vốn để tỉnh Tuyên Quang sớm triển khai xây dựng đường cao tốc kết nối Tuyên Quang với cao tốc Hà Nội - Lào Cai và thực hiện các nhiệm vụ theo kết luận của Thủ tướng Chính phủ tại Thông báo số 150/TB-VPCP ngày 21/3/2017 của Văn phòng Chính phủ (trong đó chi phí bi thường, giải phóng mặt bằng 511 tỷ đề nghị sớm bổ sung từ ngân sách Trung ương năm 2018 để thực hiện bồi thường, giải phóng mặt bằng, khởi công xây dựng dự án theo kết luận của Thủ tướng Chính phủ). (Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính, Bộ Giao thông Vận tải)

Tuyên Quang

107.

Thủ tướng Chính phủ đã thống nhất cho tỉnh Vĩnh Long tổ chức Hội nghị Xúc tiến đầu tư tại địa phương (dự kiến vào ngày 24/3 hoặc 27/3/2018) với quy mô khoảng 600 đại biểu. Để tổ chức thành công Hội nghị cũng như tạo động lực cho kinh tế địa phương phát triển trong thời gian tới, UBND tỉnh Vĩnh Long kính đề nghị Thủ tướng Chính phủ quan tâm, chỉ đạo các Bộ, ngành Trung ương hỗ trợ địa phương trong công tác chuẩn bị, thu hút mời gọi các dự án trọng điểm, các nhà đầu tư chiến lược và vận động tốt công tác an sinh xã hội. (Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan liên quan)

Vĩnh Long

108.

Để vực dậy và đảm bảo kinh tế của vùng ĐBSCL phát triển bền vững theo tinh thần Nghị quyết số 120/NQ-CP ngày 17/11/2017 của Chính phủ, đề nghị Chính phủ tiếp tục chỉ đạo các Bộ, ngành Trung ương tập trung thực hiện các nhiệm vụ theo thời gian dự kiến tại Quyết định số 2220/QĐ-TTg của Thủ tướng ban hành kế hoạch hành động thực hiện Quyết định số 593/QĐ-TTg về thí điểm liên kết vùng ĐBSCL, trong đó ưu tiên xây dựng cơ chế, chính sách đặc thù cho vùng. (Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan liên quan)

Vĩnh Long

109.

Tại buổi làm việc giữa Thủ tướng Chính phủ và lãnh đạo Tỉnh ủy, UBND tỉnh Vĩnh Long về Kế hoạch tổ chức các hoạt động kỷ niệm 100 năm ngày sinh cố Thủ tướng Chính phủ Võ Văn Kiệt, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã thống nhất hỗ trợ kinh phí đầu tư 2 dự án trọng điểm, cấp bách của tỉnh Vĩnh Long là dự án Trung tâm Hội nghị tỉnh Vĩnh Long và dự án Đường Võ Văn Kiệt (đoạn 3), thành phố Vĩnh Long.

(1) Dự án Trung tâm hội nghị tỉnh Vĩnh Long Vĩnh Long

Hiện nay tỉnh Vĩnh Long chưa có công trình phục vụ cho các sự kiện, hội nghị lớn; hệ thống các khách sạn chưa phát triển, tiêu chuẩn thấp, không đảm bảo tổ chức các hội nghị có quy mô lớn. Để phục vụ tốt Lễ kỷ niệm cấp quốc gia 100 năm, ngày sinh cố Thủ tướng Chính phủ Võ Văn Kiệt dự kiến sẽ tổ chức tại tỉnh Vĩnh Long, kính đề nghị Thủ tướng Chính phủ xem xét hỗ trợ tỉnh đầu tư dự án Trung tâm hội nghị tỉnh Vĩnh Long với kinh phí đề nghị hỗ trợ là 300 tỷ đồng

(2) Dự án Đường Võ Văn Kiệt và các cầu trên tuyến

Đường Võ Văn Kiệt (gồm 03 đoạn) là tuyến đường chính, rất quan trọng đối với phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Tuy nhiên, do ngân sách còn khó khăn nên tỉnh chưa cân đối được nguồn vốn để đầu tư hoàn chỉnh toàn tuyến. Cụ thể:

- Đoạn 1 (chưa được triển khai): chiều dài khoảng 774m thuộc hợp phần dự án “Mở rộng nâng cấp đô thị Việt Nam - Tiểu dự án thành phố Vĩnh Long”, vay vốn WB.

- Đoạn 2 (đã hoàn thành đưa vào sử dụng): chiều dài 2,3 4km.

- Đoạn 3 (chưa cân đối được nguồn vốn để thực hiện): có chiều dài khoảng 2,3km và 1 cầu trên tuyến.

Để tuyến đường Võ Văn Kiệt được hoàn chỉnh, thông tuyến, kết nối với các tuyến đường đã được đầu tư, kết nối các khu thương mại, dịch vụ, khu dân cư, phục vụ giao thông đến Trung tâm hành chính mới của tỉnh, góp phần mở rộng, phát triển cơ sở hạ tầng giao thông, giảm áp lực giao thông trong nội ô thành phố Vĩnh Long. UBND tỉnh Vĩnh Long kính đề nghị Thủ tướng Chính phủ quan tâm hỗ trợ tỉnh đầu tư đoạn 3 của dự án Đường Võ Văn Kiệt với nhu cầu vốn đầu tư khoảng 1.400 tỷ đồng.

(3) Dự án đầu tư kinh doanh hạ tầng Khu công nghiệp (KCN): Thủ tướng Chính phủ đã chấp thuận cho tỉnh Vĩnh Long thành lập 3 KCN mới nằm trên địa bàn các huyện mới chia tách và có nhiều đồng bào dân tộc là KCN Đông Bình, KCN Bình Tân và KCN An Định. Tuy nhiên, do ngân sách còn nhiều khó khăn nên trong thời tới tỉnh tập trung ưu tiên phát triển trước KCN Đông Bình và KCN Bình Tân. UBND tỉnh kính đề nghị Thủ tướng Chính phủ xem xét, chấp thuận cho tỉnh được áp dụng cơ chế giao, cho thuê đất cho nhà đầu tư kinh doanh hạ tầng không qua đấu giá quyền sử dụng đất đối với 02 KCN Đông Bình và KCN Bình Tân; bên cạnh đó, các nhà đầu tư thứ phát đầu tư dự án trong 02 KCN này được hưởng ưu đãi đầu tư như các nhà đầu tư đầu tư vào địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn. Ngoài ra, kính đề nghị Chính phủ xem xét đưa các huyện Trà Ôn, Bình Tân, Vũng Liêm, Mang Thít, Tam Bình của tỉnh Vĩnh Long vào danh mục địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn (khi sửa đổi Nghị định 118/2015/NĐ-CP).

(Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan liên quan)..

Vĩnh Long

110.

Đề nghị hoàn thiện hệ thống pháp luật liên quan đến đầu tư kinh doanh để thủ tục đầu tư thông thoáng hơn, tăng cường giám sát của Bộ, ngành, địa phương về hoạt động hỗ trợ doanh nghiệp, đặc biệt, thực hiện bản cam kết đã ký giữa VCCI với các địa phương năm 2016. (Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan)

Vĩnh Phúc

111.

Đề nghị có chương trình tập huấn, bồi dưỡng nâng cao năng lực hỗ trợ doanh nghiệp cho các địa phương. (Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan)

Vĩnh Phúc

112.

Đề nghị xây dựng và công bố Bộ chỉ số đánh giá mức độ phát triển doanh nghiệp của các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. (Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan)

Vĩnh Phúc

113.

Đề nghị xem xét điều chỉnh hạn mức chỉ định thầu tư vấn xây dựng từ 0,5 tỷ đồng lên 3 tỷ đồng (theo Nghị định 85/2009/NĐ-CP ngày 15/10/2009 của Chính phủ) (Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với Bộ Xây dựng)

Vĩnh Phúc

114.

Kiến nghị ủy quyền hoặc phân cấp cho các địa phương được điều chỉnh kế hoạch vốn từ ngân sách trung ương, vốn Trái phiếu Chính phủ. (Bộ Kế hoạch và Đầu tư )

Vĩnh Phúc

115.

Đề nghị sớm ban hành Nghị định thay thế Nghị định 210/2013/NĐ-CP ngày 19/12/2013 về chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn. Có cơ chế ưu đãi cho doanh nghiệp vay vốn để đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn. (Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan)

Vĩnh Phúc

116.

Đề nghị hỗ trợ và ủng hộ thu hút dự án xây dựng trường và vận hành thương mại trường đua ngựa quốc tế và các công trình thể thao giải trí, dịch vụ có liên quan tại Tỉnh. (Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan)

Vĩnh Phúc

 

 

 

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Công văn 1585/VPCP-QHĐP năm 2018 về giải quyết kiến nghị của các địa phương do Văn phòng Chính phủ ban hành

  • Số hiệu: 1585/VPCP-QHĐP
  • Loại văn bản: Công văn
  • Ngày ban hành: 13/02/2018
  • Nơi ban hành: Văn phòng Chính phủ
  • Người ký: Nguyễn Văn Tùng
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 13/02/2018
  • Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực
Tải văn bản