Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 1557/VKSTC-V1 | Hà Nội, ngày 20 tháng 4 năm 2021 |
Kính gửi: Viện kiểm sát nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
Thời gian qua, Viện kiểm sát nhân dân các cấp (VKSND) đã tích cực phối hợp với các cơ quan chức năng đấu tranh, phòng chống tội phạm trong lĩnh vực xuất cảnh, nhập cảnh, góp phần phòng chống dịch Covid-19 có hiệu quả. Tuy nhiên, quá trình áp dụng pháp luật để xử lý các tội phạm trong lĩnh vực này gặp một số khó khăn, vướng mắc.
Trên cơ sở báo cáo của VKSND địa phương, ý kiến tham gia của các đơn vị có liên quan thuộc VKSND tối cao (Vụ 1, Vụ 14), Bộ Công an (A09) và Tòa án nhân dân tối cao (Vụ Pháp chế và Quản lý khoa học), VKSND tối cao hướng dẫn nghiệp vụ như sau:
1. Đối với một số vấn đề chung
Tổng kết thực tiễn thấy, quá trình áp dụng xử lý tội phạm quy định tại các điều 347, 348 và 349 BLHS gặp một số khó khăn, vướng mắc, như: Cùng một hành vi đưa người từ Việt Nam ra nước ngoài trái phép, có địa phương khởi tố, xử lý về “Tội tổ chức, môi giới cho người khác xuất cảnh trái phép” theo Điều 348 BLHS, nhưng có địa phương lại khởi tố, xử lý về “Tội tổ chức, môi giới cho người khác trốn đi nước ngoài” theo Điều 349 BLHS; việc áp dụng tình tiết “đã bị xử phạt hành chính” trong “Tội vi phạm quy định về xuất cảnh, nhập cảnh; tội ở lại Việt Nam trái phép” (Điều 347 BLHS), việc xác định yếu tố “vụ lợi” (khoản 1 Điều 348 BLHS), “thu lợi bất chính” (điểm đ khoản 2, điểm b khoản 3 Điều 348 và điểm đ khoản 2, điểm b khoản 3 Điều 349 BLHS) hoặc việc áp dụng, xử lý trong trường hợp thực hiện nhiều hành vi phạm tội,... trong các điều luật trên chưa được nhận thức, áp dụng thống nhất.
Để áp dụng pháp luật thống nhất, căn cứ Nghị quyết số 41/2017/QH14 ngày 20/6/2017 của Quốc hội, Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015, Viện kiểm sát nhân dân tối cao có văn bản kiến nghị Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn áp dụng theo thẩm quyền.
Trong khi chờ hướng dẫn của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao, để kịp thời tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc, Viện kiểm sát nhân dân tối cao yêu cầu Viện kiểm sát nhân dân địa phương tăng cường công tác thực hành quyền công tố, kiểm sát việc giải quyết nguồn tin về tội phạm và các vụ án hình sự trong lĩnh vực xuất cảnh, nhập cảnh; kiên quyết xử lý hình sự những vụ việc có dấu hiệu tội phạm để răn đe và phòng ngừa vi phạm, tội phạm trong lĩnh vực này, góp phần phòng chống dịch Covid-19. Đối với các vụ việc phức tạp, có quan điểm khác nhau về đường lối xử lý, cần tổ chức họp liên ngành tố tụng để thống nhất hoặc thỉnh thị cấp trên, bảo đảm không làm oan người vô tội, không bỏ lọt tội phạm.
2.1. Phân biệt hành vi “tổ chức, môi giới cho người khác xuất cảnh trái phép” (Điều 348 BLHS) với hành vi “tổ chức, môi giới cho người khác trốn đi nước ngoài” (Điều 349 BLHS)
Hành vi tổ chức, môi giới cho người khác xuất cảnh trái phép quy định tại Điều 348 BLHS là vì động cơ vụ lợi mà tổ chức, môi giới cho người khác từ Việt Nam ra nước ngoài trái phép chỉ với mục đích đưa người khác qua biên giới. Ví dụ: A được trả tiền để dẫn 03 người qua đường mòn khu vực biên giới Việt Nam sang Trung Quốc.
Còn hành vi tổ chức, môi giới cho người khác trốn đi nước ngoài quy định tại Điều 349 BLHS là tổ chức, môi giới cho người khác ra khỏi lãnh thổ Việt Nam với mục đích để người đó trốn ra nước ngoài hoặc ở lại nước ngoài trái phép. Tổng kết thực tiễn thấy, người trốn đi nước ngoài chủ yếu nhằm trốn tránh pháp luật Việt Nam (trốn truy nã, trốn nợ,...) hoặc để lao động, cư trú trái phép ở nước ngoài...; người phạm tội thường thực hiện một chuỗi hành vi, như: Thỏa thuận với khách (chi phí, thời gian, địa điểm đi, đến, phương tiện, thủ đoạn trốn,...).
Ví dụ 1: A biết B đang bị cấm xuất cảnh, đã thuê người dẫn B qua đường mòn, lối mở để trốn sang Trung Quốc.
Ví dụ 2: C có mục đích đưa D đi Hàn Quốc để lao động bất hợp pháp nên đã làm thủ tục (thành lập Công ty, làm hồ sơ để D là nhân viên của Công ty, làm Visa cho D,...) để D đi Hàn Quốc và ở lại lao động bất hợp pháp.
2.2. Việc áp dụng tình tiết “đã bị xử phạt hành chính” trong “Tội vi phạm quy định về xuất cảnh, nhập cảnh; tội ở lại Việt Nam trái phép” (Điều 347 BLHS)
Điều 347 BLHS quy định: “Người nào xuất cảnh, nhập cảnh trái phép hoặc ở lại Việt Nam trái phép, đã bị xử phạt hành chính về hành vi này mà còn vi phạm...”. Do Điều luật quy định 03 hành vi phạm tội độc lập (xuất cảnh trái phép, nhập cảnh trái phép, ở lại Việt Nam trái phép), nên tình tiết “đã bị xử phạt hành chính về hành vi này” được hiểu là đã bị xử phạt hành chính về hành vi tương ứng.
2.3. Việc xử lý trong trường hợp thực hiện nhiều hành vi phạm tội quy định tại Điều 348 BLHS
Điều 348 BLHS quy định nhiều hành vi phạm tội khác nhau (tổ chức, môi giới cho người khác xuất cảnh, nhập cảnh hoặc ở lại Việt Nam trái phép). Trường hợp thực hiện nhiều hành vi phạm tội độc lập mà mỗi hành vi đều cấu thành một tội độc lập thì xử lý về nhiều tội. Ví dụ 1: A tổ chức cho B xuất cảnh trái phép, sau đó A lại tổ chức cho B nhập cảnh trái phép, thì bị xử lý về 02 tội.
Trường hợp người phạm tội có mục đích cho người khác ở lại Việt Nam trái phép nên đã tổ chức cho người đó nhập cảnh trái phép để ở lại Việt Nam (hành vi tổ chức nhập cảnh trái phép là điều kiện để thực hiện hành vi tổ chức ở lại Việt Nam trái phép), thì xem xét xử lý về “Tội tổ chức cho người khác ở lại Việt Nam trái phép”. Ví dụ 2: C có mục đích cho E ở lại Việt Nam trái phép nên đã tổ chức cho E nhập cảnh trái phép để E ở lại Việt Nam, thì C bị xử lý về “Tội tổ chức cho người khác ở lại Việt Nam trái phép” theo Điều 348 BLHS.
2.4. Việc xử lý hành vi tổ chức, môi giới cho người khác ở lại Việt Nam trái phép (Điều 348 BLHS) đối với người đã nhập cảnh hợp pháp hoặc nhập cảnh trái phép
Việc người đã nhập cảnh hợp pháp hoặc nhập cảnh trái phép vào Việt Nam không ảnh hưởng đến việc định tội đối với người tổ chức, môi giới cho người khác ở lại Việt Nam trái phép.
2.5. Việc xử lý hành vi tổ chức, môi giới cho người khác xuất cảnh trái phép (Điều 348 BLHS) hoặc tổ chức, môi giới cho người khác trốn đi nước ngoài (Điều 349 BLHS) nhưng chưa đưa được qua biên giới thì bị phát hiện, bắt giữ
Đối với hành vi tổ chức, môi giới cho người khác xuất cảnh trái phép hoặc trốn đi nước ngoài nhưng chưa đưa được qua biên giới, thì tùy từng vụ việc cụ thể để đánh giá, phân loại, xử lý theo đúng quy định của pháp luật. Trường hợp chưa đưa được qua biên giới mà bị phát hiện, bắt giữ, nhưng người phạm tội đã thực hiện hành vi khách quan trong cấu thành tội phạm, thì vẫn phải chịu trách nhiệm hình sự trong trường hợp phạm tội chưa đạt.
2.6. Việc xử lý đối với trường hợp đưa người đã nhập cảnh trái phép vào sâu trong nội địa Việt Nam
Trường hợp đưa dẫn người nhập cảnh trái phép đi sâu vào nội địa Việt Nam, thì tùy từng vụ việc cụ thể để đánh giá, phân loại, xử lý theo đúng quy định của pháp luật. Trường hợp người được thuê biết trước việc nhập cảnh trái phép vào Việt Nam, nhưng vì vụ lợi đã thoả thuận hoặc tiếp nhận ý chí của người tổ chức, môi giới, đưa dẫn người vào sâu trong nội địa Việt Nam, thì xử lý về “Tội tổ chức, môi giới cho người khác nhập cảnh trái phép” với vai trò đồng phạm. Trường hợp biết rõ người khác đã nhập cảnh trái phép vào Việt Nam, nhưng vì vụ lợi đã đưa dẫn người đó vào sâu trong nội địa Việt Nam để lưu trú, tìm việc làm, thì xem xét xử lý về “Tội tổ chức cho người khác ở lại Việt Nam trái phép”.
Ví dụ 1: A biết B sẽ tổ chức cho người nước ngoài nhập cảnh trái phép qua biên giới Lạng Sơn để vào Thành phố Hồ Chí Minh, nhưng vì vụ lợi vẫn giúp B đưa người nước ngoài từ Lạng Sơn vào Thành phố Hồ Chí Minh. Trường hợp này, A bị xử lý về “Tội tổ chức cho người khác nhập cảnh trái phép” với vai trò đồng phạm.
Ví dụ 2: C hành nghề lái xe ô tô Grab, biết rõ một số người Trung Quốc đã nhập cảnh trái phép vào Việt Nam và đang có nhu cầu đi từ khu vực biên giới vào TP. Hà Nội để tìm việc làm. Vì vụ lợi, C đồng ý chở các đối tượng này và bị bắt giữ trên đường. Trường hợp này, xem xét xử lý C về “Tội tổ chức cho người khác ở lại Việt Nam trái phép”.
2.7. Về việc xử lý hành vi “Làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức; sử dụng con dấu, tài liệu giả của cơ quan, tổ chức” (Điều 341 BLHS) của người tổ chức, môi giới cho người khác xuất, nhập cảnh hoặc ở lại Việt Nam trái phép, trốn đi nước ngoài hoặc ở lại nước ngoài trái phép
Trường hợp người có hành vi làm giả con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác của cơ quan, tổ chức hoặc sử dụng con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ giả để tổ chức, môi giới cho người khác xuất cảnh, nhập cảnh hoặc ở lại Việt Nam trái phép, trốn đi nước ngoài hoặc ở lại nước ngoài trái phép, thì tùy trường hợp cụ thể để phân loại, xử lý. Nếu hành vi xâm phạm nhiều khách thể khác nhau và cấu thành các tội phạm cụ thể thì xử lý về nhiều tội (vận dụng điểm 10 mục 1 phần I Công văn số 212/TANDTC-PC ngày 13/9/2019 của TAND tối cao về việc thông báo kết quả giải đáp trực tuyến một số vướng mắc trong xét xử).
2.8. Việc xác định yếu tố “vụ lợi” quy định tại Điều 348 BLHS
Yếu tố “vụ lợi” quy định tại khoản 1 Điều 348 BLHS là động cơ người phạm tội nhằm đạt được lợi ích vật chất hoặc phi vật chất không chính đáng cho mình hoặc cho cơ quan, tổ chức, cá nhân khác. Qua thực tiễn thấy, động cơ của người phạm tội chủ yếu vì lợi ích vật chất; trường hợp người phạm tội vì lợi ích phi vật chất thì cần phải chứng minh rõ lợi ích phi vật chất đó để bảo đảm việc buộc tội có căn cứ.
2.9. Việc xác định số tiền thu lợi bất chính quy định tại các điều 348 và 349 BLHS
Trường hợp người phạm tội thu tiền để tổ chức, môi giới cho người khác xuất cảnh trái phép, nhập cảnh trái phép, ở lại Việt Nam trái phép hoặc trốn đi nước ngoài, đã chi phí một số khoản tiền thì tùy trường hợp cụ thể để xem xét, xác định là thu lợi bất chính quy định tại các điều 348 và 349 BLHS. Đối với số tiền đã chi thực tế và hợp lý cho việc tổ chức, môi giới như: Chi phí làm visa, mua vé máy bay, thuê dịch vụ vận tải,... thì không tính vào số tiền đã thu lợi bất chính.
Trên đây là hướng dẫn nghiệp vụ của VKSND tối cao về xử lý tội phạm quy định tại các điều 347, 348 và 349 BLHS, đề nghị Viện kiểm sát nhân dân tỉnh thành phố trực thuộc Trung ương nghiên cứu, vận dụng thực hiện./.
| TL.VIỆN TRƯỞNG |
- 1Nghị quyết 06/2019/NQ-HĐTP về hướng dẫn áp dụng quy định tại các Điều 141, 142, 143, 144, 145, 146, 147 của Bộ luật Hình sự và việc xét xử vụ án xâm hại tình dục người dưới 18 tuổi do Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao ban hành
- 2Nghị quyết 03/2020/NQ-HĐTP về hướng dẫn áp dụng quy định của Bộ luật Hình sự trong xét xử tội phạm tham nhũng và tội phạm khác về chức vụ do Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao ban hành
- 3Công văn 4688/VKSTC-V14 năm 2020 về hướng dẫn, giải đáp vướng mắc trong quá trình áp dụng Điều 201 Bộ luật hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) do Viện kiểm sát nhân dân tối cao ban hành
- 4Nghị quyết 01/2021/NQ-HĐTP hướng dẫn áp dụng Điều 201 của Bộ luật Hình sự và việc xét xử vụ án hình sự về tội cho vay lãi nặng trong giao dịch dân sự do Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao ban hành
- 5Nghị quyết 03/2022/NQ-HĐTP hướng dẫn áp dụng quy định tại Điều 304, 305, 306, 307 và 308 của Bộ luật Hình sự do Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao ban hành
- 6Công văn 5442/VKSTC-V14 năm 2020 về giải đáp khó khăn, vướng mắc liên quan đến quy định của Bộ luật Hình sự, Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 và thi hành án dân sự do Viện kiểm sát nhân dân tối cao ban hành
- 7Nghị quyết 08/2021/NQ-UBTVQH15 về giải thích Khoản 1 Điều 289 của Bộ luật Hình sự do Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành
- 8Công văn 121/TANDTC-PC năm 2020 trả lời kiến nghị của cư tri về thống nhất thực hiện quy định Bộ luật Hình sự 2015 do Tòa án nhân dân tối cao ban hành
- 9Công văn 3269/VKSTC-V14 năm 2020 về áp dụng pháp luật hình sự về tội đánh bạc do Viện kiểm sát nhân dân tối cao ban hành
- 10Công văn 989/VKSTC-V1 năm 2021 hướng dẫn nghiệp vụ áp dụng Điều 304 và Điều 305 Bộ luật Hình sự do Viện Kiểm sát nhân dân tối cao ban hành
- 1Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015
- 2Bộ luật hình sự 2015
- 3Nghị quyết 41/2017/QH14 thi hành Bộ luật Hình sự 100/2015/QH13 đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Luật 12/2017/QH14 và về hiệu lực thi hành của Bộ luật Tố tụng hình sự 101/2015/QH13, Luật Tổ chức cơ quan điều tra hình sự 99/2015/QH13, Luật Thi hành tạm giữ, tạm giam 94/2015/QH13 do Quốc hội ban hành
- 4Nghị quyết 06/2019/NQ-HĐTP về hướng dẫn áp dụng quy định tại các Điều 141, 142, 143, 144, 145, 146, 147 của Bộ luật Hình sự và việc xét xử vụ án xâm hại tình dục người dưới 18 tuổi do Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao ban hành
- 5Công văn 212/TANDTC-PC năm 2019 thông báo kết quả giải đáp trực tuyến vướng mắc trong xét xử do Tòa án nhân dân tối cao ban hành
- 6Nghị quyết 03/2020/NQ-HĐTP về hướng dẫn áp dụng quy định của Bộ luật Hình sự trong xét xử tội phạm tham nhũng và tội phạm khác về chức vụ do Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao ban hành
- 7Công văn 4688/VKSTC-V14 năm 2020 về hướng dẫn, giải đáp vướng mắc trong quá trình áp dụng Điều 201 Bộ luật hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) do Viện kiểm sát nhân dân tối cao ban hành
- 8Nghị quyết 01/2021/NQ-HĐTP hướng dẫn áp dụng Điều 201 của Bộ luật Hình sự và việc xét xử vụ án hình sự về tội cho vay lãi nặng trong giao dịch dân sự do Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao ban hành
- 9Nghị quyết 03/2022/NQ-HĐTP hướng dẫn áp dụng quy định tại Điều 304, 305, 306, 307 và 308 của Bộ luật Hình sự do Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao ban hành
- 10Công văn 5442/VKSTC-V14 năm 2020 về giải đáp khó khăn, vướng mắc liên quan đến quy định của Bộ luật Hình sự, Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 và thi hành án dân sự do Viện kiểm sát nhân dân tối cao ban hành
- 11Nghị quyết 08/2021/NQ-UBTVQH15 về giải thích Khoản 1 Điều 289 của Bộ luật Hình sự do Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành
- 12Công văn 121/TANDTC-PC năm 2020 trả lời kiến nghị của cư tri về thống nhất thực hiện quy định Bộ luật Hình sự 2015 do Tòa án nhân dân tối cao ban hành
- 13Công văn 3269/VKSTC-V14 năm 2020 về áp dụng pháp luật hình sự về tội đánh bạc do Viện kiểm sát nhân dân tối cao ban hành
- 14Công văn 989/VKSTC-V1 năm 2021 hướng dẫn nghiệp vụ áp dụng Điều 304 và Điều 305 Bộ luật Hình sự do Viện Kiểm sát nhân dân tối cao ban hành
Công văn 1557/VKSTC-V1 năm 2021 hướng dẫn nghiệp vụ áp dụng các điều 347, 348 và 349 Bộ luật Hình sự do Viện kiểm sát nhân dân tối cao
- Số hiệu: 1557/VKSTC-V1
- Loại văn bản: Công văn
- Ngày ban hành: 20/04/2021
- Nơi ban hành: Viện kiểm sát nhân dân tối cao
- Người ký: Nguyễn Tiến Sơn
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 20/04/2021
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra