VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 4688/VKSTC-V14 | Hà Nội, ngày 9 tháng 10 năm 2020 |
Kính gửi: VKSND tỉnh Phú Thọ
Phúc đáp Công văn số 362/CV-VKSPT ngày 19/8/2020 của VKSND tỉnh Phú Thọ về việc hướng dẫn áp dụng Điều 201 BLHS năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017), sau khi trao đổi ý kiến với Vụ 3 và Vụ 7, Vụ 14 VKSND tối cao có quan điểm như sau:
1. Đối với khoản tiền thu lợi bất chính để xác định trách nhiệm hình sự
Vụ 14 nhất trí với cách xác định khoản tiền thu lợi bất chính nêu tại Công văn số 212/TANDTC-PC ngày 13/9/2019 của Tòa án nhân dân tối cao về việc thông báo kết quả giải đáp trực tuyến một số vướng mắc xét xử, bởi vì, theo quy định tại khoản 1 Điều 468 của BLDS năm 2015 thì: “Lãi suất vay do các bên thỏa thuận không được vượt quá 20%/năm của khoản tiền vay... Trường hợp lãi suất theo thỏa thuận vượt quá lãi suất giới hạn được quy định tại khoản này thì mức lãi suất vượt quá không có hiệu lực”. Theo đó, khoản tiền lãi vượt quá không có hiệu lực và phải được coi là thu lợi bất chính để xác định trách nhiệm hình sự.
2. Đối với xử lý khoản tiền gốc và khoản tiền thu lợi bất chính mà người phạm tội thu được từ việc cho vay lãi nặng
2.1. Về xử lý khoản tiền gốc và lãi tương ứng với mức lãi suất năm 20%/năm
Tiền gốc là phương tiện phạm tội nên cần phải tịch thu sung vào ngân sách nhà nước theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 47 BLHS năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017). Trường hợp người vay chưa trả tiền gốc thì buộc người vay phải nộp để sung vào ngân sách nhà nước.
Đối với khoản tiền lãi tương ứng với mức lãi suất 20%/năm thì xác định đây là khoản tiền do phạm tội mà có và phải bị tịch thu nộp ngân sách nhà nước.
2.2. Về xử lý khoản tiền thu lợi bất chính (khoản tiền lãi tương ứng với mức lãi suất trên 20%/năm)
Khoản lãi tương ứng với mức lãi suất trên 20%/năm là khoản tiền người phạm tội thu lợi bất chính của người vay nên được trả lại cho người vay. Theo đó:
(1) Trường hợp người vay đã trả khoản lãi tương ứng với mức lãi suất trên 20%/năm cho người cho vay thì trả lại cho người vay khoản vay này.
(2) Trường hợp người vay chưa trả khoản lãi tương ứng với mức lãi suất trên 20%/năm cho người vay, tức là chưa phát sinh khoản thu lợi bất chính thì hành vi cho vay tiền nêu trên chưa thỏa mãn đầy đủ yếu tố cấu thành tội phạm theo Điều 201 BLHS năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017). Do vậy, không cần đặt ra nội dung “nếu chưa trả lãi thì không cần tịch thu vì chưa có hậu quả” như Công văn số 362/CV-VKSPT đã nêu.
2.3. Trường hợp người cho vay tính lãi suất khác nhau trong từng giai đoạn, có giai đoạn lãi suất gấp 05 lần trở lên của mức lãi suất cao nhất quy định trong BLHS và tiền thu lợi bất chính thỏa thuận quy định tại Điều 201 BLHS (giai đoạn 1): nếu người vay chưa trả lãi của giai đoạn 1 này mà cộng tổng khoản lãi đó vào tiền gốc để tiếp tục vay với mức lãi suất mà pháp luật cho phép (giai đoạn 2): đến khi bị xử lý nhưng người vay vẫn chưa trả được tiền gốc và lãi của giai đoạn 1 mà chỉ trả lãi trên tổng gốc và lãi của giai đoạn 2
Việc lập hợp đồng cộng tổng khoản lãi vào tiền gốc để tiếp tục cho vay với mức lãi suất mà pháp luật cho phép (ở giai đoạn 2) là việc 02 bên đã chốt được số tiền cho vay lãi nặng bằng hợp đồng vay nợ này nhằm che giấu khoản tiền thu lợi bất chính. Trong trường hợp này, cần xem xét xử lý trách nhiệm hình sự đối với người phạm tội về hành vi cho vay với lãi suất gấp 05 lần trở lên của mức lãi suất cao nhất quy định trong BLHS tại thời điểm và khoảng thời gian cho vay (ở giai đoạn 1) nếu thỏa mãn đầy đủ yếu tố cấu thành tội phạm quy định tại Điều 201 BLHS năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017).
Trên đây là ý kiến của Vụ 14 VKSND tối cao về việc hướng dẫn áp dụng Điều 201 BLHS năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017), kính gửi VKSND tỉnh Phú Thọ để tham khảo./.
| TL. VIỆN TRƯỞNG |
- 1Công văn 9827/VPCP-CN năm 2019 hướng dẫn quy định của Bộ Luật hình sự về hành vi vi phạm trật tự an toàn giao thông do Văn phòng Chính phủ ban hành
- 2Nghị quyết 07/2019/NQ-HĐTP hướng dẫn áp dụng quy định tại Điều 299 và Điều 300 của Bộ luật Hình sự do Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao ban hành
- 3Công văn 5887/VKSTC-V14 năm 2019 về giải đáp khó khăn, vướng mắc liên quan đến quy định của Bộ luật Hình sự, Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 và thi hành án hình sự do Viện kiểm sát nhân dân tối cao ban hành
- 4Công văn 1557/VKSTC-V1 năm 2021 hướng dẫn nghiệp vụ áp dụng các điều 347, 348 và 349 Bộ luật Hình sự do Viện kiểm sát nhân dân tối cao
- 5Nghị quyết 01/2021/NQ-HĐTP hướng dẫn áp dụng Điều 201 của Bộ luật Hình sự và việc xét xử vụ án hình sự về tội cho vay lãi nặng trong giao dịch dân sự do Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao ban hành
- 6Nghị quyết 03/2022/NQ-HĐTP hướng dẫn áp dụng quy định tại Điều 304, 305, 306, 307 và 308 của Bộ luật Hình sự do Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao ban hành
- 7Công văn 4960/BTP-VP năm 2021 về sửa đổi, bổ sung Bộ luật Hình sự do Bộ Tư pháp ban hành
- 8Công văn 989/VKSTC-V1 năm 2021 hướng dẫn nghiệp vụ áp dụng Điều 304 và Điều 305 Bộ luật Hình sự do Viện Kiểm sát nhân dân tối cao ban hành
- 1Bộ luật dân sự 2015
- 2Bộ luật hình sự 2015
- 3Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017
- 4Công văn 212/TANDTC-PC năm 2019 thông báo kết quả giải đáp trực tuyến vướng mắc trong xét xử do Tòa án nhân dân tối cao ban hành
- 5Công văn 9827/VPCP-CN năm 2019 hướng dẫn quy định của Bộ Luật hình sự về hành vi vi phạm trật tự an toàn giao thông do Văn phòng Chính phủ ban hành
- 6Nghị quyết 07/2019/NQ-HĐTP hướng dẫn áp dụng quy định tại Điều 299 và Điều 300 của Bộ luật Hình sự do Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao ban hành
- 7Công văn 5887/VKSTC-V14 năm 2019 về giải đáp khó khăn, vướng mắc liên quan đến quy định của Bộ luật Hình sự, Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 và thi hành án hình sự do Viện kiểm sát nhân dân tối cao ban hành
- 8Công văn 1557/VKSTC-V1 năm 2021 hướng dẫn nghiệp vụ áp dụng các điều 347, 348 và 349 Bộ luật Hình sự do Viện kiểm sát nhân dân tối cao
- 9Nghị quyết 01/2021/NQ-HĐTP hướng dẫn áp dụng Điều 201 của Bộ luật Hình sự và việc xét xử vụ án hình sự về tội cho vay lãi nặng trong giao dịch dân sự do Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao ban hành
- 10Nghị quyết 03/2022/NQ-HĐTP hướng dẫn áp dụng quy định tại Điều 304, 305, 306, 307 và 308 của Bộ luật Hình sự do Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao ban hành
- 11Công văn 4960/BTP-VP năm 2021 về sửa đổi, bổ sung Bộ luật Hình sự do Bộ Tư pháp ban hành
- 12Công văn 989/VKSTC-V1 năm 2021 hướng dẫn nghiệp vụ áp dụng Điều 304 và Điều 305 Bộ luật Hình sự do Viện Kiểm sát nhân dân tối cao ban hành
Công văn 4688/VKSTC-V14 năm 2020 về hướng dẫn, giải đáp vướng mắc trong quá trình áp dụng Điều 201 Bộ luật hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) do Viện kiểm sát nhân dân tối cao ban hành
- Số hiệu: 4688/VKSTC-V14
- Loại văn bản: Công văn
- Ngày ban hành: 09/10/2020
- Nơi ban hành: Viện kiểm sát nhân dân tối cao
- Người ký: Hoàng Thị Quỳnh Chi
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Dữ liệu đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 09/10/2020
- Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực