Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
BAN TỔ CHỨC - CÁN BỘ | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 15/BTCCBCP-TCBC | Hà Nội, ngày 01 tháng 02 năm 2001 |
Kính gửi: Thủ tướng Chính phủ
Ngày 18/12/2000, Bộ Tư pháp có tờ trình Thủ tướng Chính phủ về việc xin thành lập Nhà xuất bản tư pháp (tờ trình số 67/TTr-BTP). Về việc này, sau khi nghiên cứu Ban Tổ chức - Cán bộ Chính phủ có ý kiến trình Thủ tướng Chính phủ như sau:
1. Thực hiện công cuộc đổi mới đất nước, nhằm xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, thời gian qua ngành tư pháp đã được giao thêm nhiều nhiệm vụ mới. Mỗi nhiệm vụ đó đều đặt ra nhu cầu cấp thiết là phải có các xuất bản phẩm chuyên ngành. Tuy nhiên, do không có Nhà xuất bản riêng nên Bộ Tư pháp không thể chủ động và gặp nhiều khó khăn trong việc tổ chức biên soạn, xuất bản các ấn phẩm của mình. Mỗi lần cần xuất bản các ấn phẩm phải xin phép hoặc gửi đến các Nhà xuất bản khác, điều này gặp trở ngại do các Nhà xuất bản đó thiếu cán bộ biên tập, am hiểu chuyên môn, nghiệp vụ của ngành tư pháp. Mặt khác, cũng không phù hợp với đặc thù của các ấn phẩm pháp luật là phải thường xuyên, kịp thời. Vì vậy, Ban Tổ chức - Cán bộ Chính phủ thấy việc thành lập Nhà xuất bản tư pháp thuộc Bộ Tư pháp là hợp lý và cần thiết.
2. Để phù hợp với qui hoạch chung của mạng lưới xuất bản, phát hành và để tránh sự chồng lấn với nhiệm vụ xuất bản sách pháp luật của Nhà xuất bản chính trị Quốc gia, Ban Tổ chức - Cán bộ Chính phủ thấy việc thành lập Nhà xuất bản tư pháp cần có ý kiến nhất trí của Bộ Văn hóa - Thông tin và Ban Tư tưởng - Văn hóa Trung ương.
3. Về mô hình tổ chức: Căn cứ vào Nghị định số 56/CP ngày 02/10/1996 của Chính phủ về doanh nghiệp Nhà nước hoạt động công ích, Ban Tổ chức - Cán bộ Chính phủ thấy rằng Nhà xuất bản tư pháp nên xây dựng theo mô hình là doanh nghiệp công ích. Đây cũng chính là mô hình tổ chức của hầu hết các Nhà xuất bản đang hoạt động hiện nay.
4. Việc thành lập Nhà xuất bản tư pháp đã được Ban Chỉ đạo Cải cách hành chính của Chính phủ đồng ý về nguyên tắc khi thẩm định đề án kiện toàn tổ chức, tinh giản biên chế của Bộ Tư pháp.
Trên đây là một số ý kiến của Ban Tổ chức - Cán bộ Chính phủ về việc thành lập Nhà xuất bản tư pháp để trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định./.
Nơi nhận: | KT. BỘ TRƯỞNG, TRƯỞNG BAN |
- 1Quyết định 396/2003/QĐ-BTP thành lập Nhà xuất bản Tư pháp do Bộ trưởng Bộ Tư pháp ban hành
- 2Quyết định 1243/QĐ-BTP năm 2009 quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Nhà xuất bản Tư pháp do Bộ trưởng Bộ Tư pháp ban hành
- 3Quyết định 1988/QĐ-BTP năm 2015 quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Nhà xuất bản Tư pháp do Bộ trưởng Bộ Tư pháp ban hành
- 4Quyết định 1396/QĐ-BTP năm 2021 về Đề án "Nâng cao hiệu quả hoạt động và kiện toàn tổ chức của Nhà xuất bản Tư pháp giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030" do Bộ trưởng Bộ Tư pháp ban hành
- 1Nghị định 56-CP năm 1996 về doanh nghiệp Nhà nước hoạt động công ích
- 2Quyết định 396/2003/QĐ-BTP thành lập Nhà xuất bản Tư pháp do Bộ trưởng Bộ Tư pháp ban hành
- 3Quyết định 1243/QĐ-BTP năm 2009 quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Nhà xuất bản Tư pháp do Bộ trưởng Bộ Tư pháp ban hành
- 4Quyết định 1988/QĐ-BTP năm 2015 quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Nhà xuất bản Tư pháp do Bộ trưởng Bộ Tư pháp ban hành
- 5Quyết định 1396/QĐ-BTP năm 2021 về Đề án "Nâng cao hiệu quả hoạt động và kiện toàn tổ chức của Nhà xuất bản Tư pháp giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030" do Bộ trưởng Bộ Tư pháp ban hành
Công văn 15/BTCCBCP-TCBC thành lập Nhà xuất bản tư pháp do Ban Tổ chức - Cán bộ Chính phủ ban hành
- Số hiệu: 15/BTCCBCP-TCBC
- Loại văn bản: Công văn
- Ngày ban hành: 01/02/2001
- Nơi ban hành: Ban Tổ chức-Cán bộ Chính phủ
- Người ký: Thang Văn Phúc
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Dữ liệu đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 01/02/2001
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra