Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
BỘ TƯ PHÁP | CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 396/2003/QĐ-BTP | Hà Nội, ngày 08 tháng 9 năm 2003 |
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC THÀNH LẬP NHÀ XUẤT BẢN TƯ PHÁP
BỘ TRƯỞNG BỘ TƯ PHÁP
- Căn cứ Luật Xuất bản ngày 07 tháng 07 năm 1993;
- Căn cứ Nghị định số 62/2003/NĐ-CP ngày 06 tháng 06 năm 2003 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tư pháp;- Căn cứ Quyết định số 2440/QĐ-BVHTT ngày 08 tháng 08 năm 2003 của Bộ trưởng Bộ Văn hoá - Thông tin về việc thành lập Nhà xuất bản Tư pháp;
Xét đề nghị của Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ Bộ Tư pháp,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Thành lập Nhà xuất bản Tư pháp thuộc Bộ Tư pháp.
Tên tiếng Anh của Nhà xuất bản Tư pháp là Judiciai Publishing House, viết tắt là JPH. Nhà xuất bản Tư pháp là đơn vị sự nghiệp có thu, có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản riêng, có trụ sở đặt tại số 56 - 58 - 60 Trần Phú, Ba Đình, Hà Nội.
Nhà xuất bản Tư pháp chịu sự quản lý trực tiếp của Bộ Tư pháp và chịu sự quản lý nhà nước về xuất bản của Bộ Văn hoá - Thông tin.
Điều 2. Nhà xuất bản Tư pháp có tôn chỉ, mục đích: tuyên truyền chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước về ngành Tư pháp; hướng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ; phổ biến kiến thức, giáo dục pháp luật, trợ giúp pháp lý nhằm góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động của ngành Tư pháp và xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Đối tượng phục vụ của Nhà xuất bản Tư pháp bao gồm:
1.Cán bộ, công chức và các chức danh tư pháp làm việc tại các cơ quan, tổ chức, đoàn thể thuộc ngành Tư pháp và tổ chức pháp chế của các Bộ, ban, ngành, đoàn thể ở Trung ương và địa phương;
2. Các giảng viên, học viên, sinh viên trong các trường đào tạo chuyên ngành luật,Trường Đào tạo các chức danh Tư pháp và các tầng lớp nhân dân.
Điều 3. Nhà xuất bản Tư pháp có các nhiệm vụ, quyền hạn sau:
l. Xây dựng kế hoạch xuất bản dài hạn và hàng năm trình Bộ trưởng Bộ Tư pháp phê duyệt và tổ chức thực hiện kế hoạch đó;
2. Xuất bản các sách, tài liệu, ấn phẩm pháp lý chuyên ngành sau đây:
a) Tài liệu tuyên truyền chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước về tư pháp; phổ biến kiến thức pháp luật và trợ giúp pháp lý cho các tầng lớp nhân dân;
b) Tài liệu hướng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ cho các cơ quan, tổ chức: các cơ quan thi hành án dân sự, phòng công chứng, các tổ chức giám định tư pháp, trung tâm trợ giúp pháp lý, trung tâm dịch vụ bán đấu giá tài sản, các tổ chức pháp chế bộ, ngành, đoàn thể;
c) Tài liệu hướng dẫn nghiệp vụ, kỹ năng hành nghề cho các đoàn luật sư, trung tâm trọng tài thương mại, công ty tư vấn luật, cán bộ tư pháp xã, phường, thị trấn, các tổ chức xã hội nghề nghiệp hoạt động trong lĩnh vực tư pháp thuộc thẩm quyền quản lý của ngành Tư pháp;
d) Công trình nghiên cứu khoa học pháp lý, tài liệu chuyên khảo về pháp luật của Việt Nam và thế giới phục vụ cho các đối tượng học tập và nghiên cứu;
đ) Tài liệu, giáo trình, tập bài giảng về luật cho giảng viên, học viên, sinh viên trong các trường đào tạo chuyên ngành luật và Trường Đào tạo các chức danh Tư pháp;
e) Các xuất bản phẩm khác như: bưu thiếp, tranh, ảnh, lịch các loại... mang nội dung tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật.
3. Thực hiện hợp tác, liên doanh, liên kết với các tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài trong hoạt động xuất bản và phát hành theo quy định của pháp luật;
4. Quản lý đội ngũ công chức, cộng tác viên, kinh phí, tài sản của Nhà xuất bản theo quy định của pháp luật;
5. Thực hiện các nhiệm vụ khác đo Bộ trưởng giao.
Điều 5. Quyết định này cớ hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.
Các đồng chí Chánh Văn phòng, Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ, Vụ trưởng Vụ Kế hoạch - tài chính, Giám đốc Nhà xuất bản Tư pháp, Thủ trưởng các đơn vị thuộc Bộ Tư pháp chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./
Nơi nhận : | BỘ TRƯỞNG BỘ TƯ PHÁP |
- 1Công văn 15/BTCCBCP-TCBC thành lập Nhà xuất bản tư pháp do Ban Tổ chức - Cán bộ Chính phủ ban hành
- 2Quyết định 1988/QĐ-BTP năm 2015 quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Nhà xuất bản Tư pháp do Bộ trưởng Bộ Tư pháp ban hành
- 3Quyết định 1396/QĐ-BTP năm 2021 về Đề án "Nâng cao hiệu quả hoạt động và kiện toàn tổ chức của Nhà xuất bản Tư pháp giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030" do Bộ trưởng Bộ Tư pháp ban hành
- 1Luật Xuất bản 1993
- 2Nghị định 62/2003/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tư pháp
- 3Công văn 15/BTCCBCP-TCBC thành lập Nhà xuất bản tư pháp do Ban Tổ chức - Cán bộ Chính phủ ban hành
- 4Quyết định 1988/QĐ-BTP năm 2015 quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Nhà xuất bản Tư pháp do Bộ trưởng Bộ Tư pháp ban hành
- 5Quyết định 1396/QĐ-BTP năm 2021 về Đề án "Nâng cao hiệu quả hoạt động và kiện toàn tổ chức của Nhà xuất bản Tư pháp giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030" do Bộ trưởng Bộ Tư pháp ban hành
Quyết định 396/2003/QĐ-BTP thành lập Nhà xuất bản Tư pháp do Bộ trưởng Bộ Tư pháp ban hành
- Số hiệu: 396/2003/QĐ-BTP
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 08/09/2003
- Nơi ban hành: Bộ Tư pháp
- Người ký: Uông Chu Lưu
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Dữ liệu đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 08/09/2003
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra