- 1Luật Thi đua, Khen thưởng sửa đổi 2005
- 2Nghị định 121/2005/NĐ-CP Hướng dẫn Luật thi đua, khen thưởng và Luật Thi đua, khen thưởng sửa đổi
- 3Nghị định 122/2005/NĐ-CP về tổ chức làm công tác thi đua, khen thưởng
- 4Chỉ thị 17/2006/CT-TTG về phát động thi đua thực hiện thắng lợi nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2006 và kế hoạch 5 năm (2006 – 2010) theo nghị quyết đại hội toàn quốc lần thứ X của đảng do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 5Luật Thi đua, Khen thưởng 2003
- 6Thông tư 01/2007/TT-VPCP hướng dẫn Nghị định 121/2005/NĐ-CP hướng dẫn thi hành Luật thi đua, khen thưởng và Luật thi đua, khen thưởng sửa đổi do Văn phòng Chính phủ ban hành
- 7Quyết định 30/2006/QĐ-UBND về Quy chế làm việc của Ủy ban nhân dân tỉnh Tiền Giang
- 8Chỉ thị 01/CT-UBND năm 2008 về công tác thi đua, khen thưởng do Ủy ban nhân dân tỉnh Tiền Giang ban hành
UBND TỈNH TIỀN GIANG | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 131/TĐKT-NV | Mỹ Tho, ngày 28 tháng 02 năm 2008 |
Kính gửi: | - Các sở, ban, ngành, cơ quan Đảng, đoàn thể cấp tỉnh; |
Thực hiện Chỉ thị số 01/CT-UBND ngày 17/01/2008 của Ủy ban nhân dân tỉnh về phát động công tác thi đua, khen thưởng năm 2008 và Thông tư số 01/2007/TT-VPCP ngày 31/7/2007 của Văn phòng Chính phủ hướng dẫn thực hiện Nghị định số 121/2005/NĐ-CP ngày 30/9/2005 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thi đua, Khen thưởng và Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thi đua, Khen thưởng. Ban Thi đua - Khen thưởng tỉnh hướng dẫn đến các sở, ban, ngành, cơ quan Đảng, đoàn thể tỉnh (gọi tắt là ngành); Ủy ban nhân dân các huyện, thành, thị (gọi tắt là huyện) và các doanh nghiệp kế hoạch tổ chức phát động phong trào thi đua hàng năm với những nội dung như sau:
I. VỀ CÔNG TÁC THI ĐUA
1. Mục đích yêu cầu
Mục tiêu thi đua là tập trung thực hiện những nhiệm vụ trọng tâm có tính đột phá, nhằm góp phần tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững, nâng cao hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế, thực hiện thắng lợi kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội hàng năm, tạo đà cho những năm tiếp theo của kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm (2006 - 2010) theo tinh thần Chỉ thị số 17/CT-TTg ngày 08/5/2006 của Thủ tướng Chính phủ, Nghị quyết Đại hội lần X của Đảng và Nghị quyết Đại hội lần VIII của Đảng bộ tỉnh.
2. Nội dung thi đua
Từ phương châm của công tác thi đua năm 2008 “Đổi mới và phát triển”, các ngành, các cấp, đơn vị đề ra mục tiêu thi đua và tiến hành tổ chức các phong trào thi đua rộng rãi đến cơ sở theo nội dung Chỉ thị số 01/CT-UBND ngày 17/01/2008 của Ủy ban nhân dân tỉnh đã nêu.
Các phong trào thi đua phải có nội dung thiết thực, bám sát nhiệm vụ chính trị của ngành, địa phương, đơn vị, những yêu cầu bức xúc, nguyện vọng, lợi ích chính đáng của các thành phần kinh tế, của quần chúng nhân dân lao động; khơi dậy ý thức tự giác, bảo đảm phong trào thi đua có tính bền vững. Xác định nhiệm vụ cụ thể, trọng tâm của từng giai đoạn, lượng hóa các chỉ tiêu thi đua, nhằm góp phần hoàn thành tốt nhiệm vụ chính trị của ngành, địa phương, đơn vị.
Căn cứ mục tiêu thi đua và phạm vi thi đua, các ngành, các cấp, các đơn vị tổ chức phong trào thi đua thường xuyên, thi đua chuyên đề với quy mô phù hợp, không nhất thiết bó hẹp trong một cơ quan, một đơn vị mà có thể phát động cả một ngành, một huyện. Hình thức tổ chức phát động thi đua phải thiết thực và đa dạng, có sức lôi cuốn mọi người tham gia thi đua. Tập thể, cá nhân hoàn thành sớm mục tiêu thi đua (về đích trước) phải được biểu dương, khen thưởng kịp thời. Nếu thành tích đáng để cả ngành, huyện, tỉnh, khu vực, cả nước học tập thì tiến hành làm thủ tục nhanh đề nghị Ủy ban nhân dân huyện, tỉnh, bộ, ngành, đoàn thể trung ương, Thủ tướng Chính phủ khen thưởng kịp thời.
Việc xác định chỉ tiêu thi đua phải có tính khả thi, chỉ tiêu đặt ra phải từ mức tiên tiến để từng tập thể, cá nhân phải nỗ lực, tích cực phấn đấu mới hoàn thành.
3. Biện pháp tổ chức thực hiện
3.1. Các ngành, huyện, doanh nghiệp hướng dẫn, tổ chức ký kết giao ước thi đua giữa các tổ dân phố, ấp, khu phố, xã, phường, thị trấn; giữa các ngành, đoàn thể; giữa các đơn vị cơ sở. Tổ chức đăng ký thi đua bằng các công trình, sản phẩm, tác phẩm mới; tổ chức các hình thức hội thi tay nghề, thi thợ giỏi, bàn tay vàng trong các ngành nghề... lập thành tích chào mừng các ngày lễ lớn trong năm.
Các công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, hợp tác xã, doanh nghiệp tư nhân, doanh nghiệp liên doanh nước ngoài có trụ sở làm việc trên địa bàn của các huyện, thành phố Mỹ Tho, thị xã Gò Công sẽ đăng ký danh hiệu thi đua và đề nghị Chủ tịch UBND huyện, thành, thị khen thưởng.
Hướng dẫn các đơn vị và cá nhân đăng ký các danh hiệu thi đua: đơn vị có danh hiệu Tập thể lao động tiên tiến, Đơn vị tiên tiến, Cờ thi đua; cá nhân có danh hiệu Lao động tiên tiến, Chiến sĩ tiên tiến và tổng hợp danh sách đăng ký các danh hiệu thi đua, gửi về Ban Thi đua - Khen thưởng tỉnh trong quý I hàng năm.
3.2. Căn cứ vào Chỉ thị của Ủy ban nhân dân tỉnh phát động phong trào thi đua; các ngành, các cấp, các đơn vị có kế hoạch tổ chức các phong trào thi đua thiết thực, phù hợp với ngành, địa phương, đơn vị. Căn cứ vào các ngày lễ lớn trong năm, tổ chức chia thành nhiều đợt thi đua và thường xuyên tổ chức theo dõi, kiểm tra, phát hiện và bồi dưỡng những điển hình tiên tiến, những nhân tố mới của phong trào. Việc sơ kết, tổng kết cần phải được tiến hành nghiêm túc, công khai so sánh, đánh giá kết quả thi đua; lựa chọn, bình xét danh hiệu thi đua, khen thưởng các đơn vị, cá nhân tiêu biểu xuất sắc nhất, tuyên truyền phổ biến các sáng kiến, kinh nghiệm để học tập và nhân rộng các gương điển hình tiên tiến. Tránh tình trạng chiếu lệ, qua loa, chống bệnh thành tích trên mọi lĩnh vực.
3.3. Các ngành, các cấp, các đơn vị tiếp tục đổi mới công tác khen thưởng, tăng cường công tác khen thưởng đột xuất để khen thưởng kịp thời những tập thể, cá nhân có thành tích qua các phong trào.
3.4. Đối với những chỉ tiêu thi đua kinh tế - xã hội của Ủy ban nhân dân tỉnh giao cho huyện hàng năm có liên quan đến ngành, Thủ trưởng ngành có trách nhiệm hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra huyện thực hiện.
Cuối năm, các ngành tổ chức đi kiểm tra, đánh giá kết quả thực hiện của địa phương và báo kết quả về Ban Thi đua - Khen thưởng, Cục Thống kê tỉnh để tổng hợp, trình Hội đồng Thi đua - Khen thưởng tỉnh xét và đề nghị Ủy ban nhân dân tỉnh khen thưởng.
3.5. Các cấp, các ngành, các đơn vị cần phối hợp chặt chẽ với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể và các cơ quan thông tin, báo chí tăng cường đổi mới phương thức và nâng cao chất lượng tuyên truyền cho công tác thi đua, khen thưởng, nhằm nhân rộng các điển hình tiên tiến, các nhân tố mới, gương người tốt, việc tốt trên các lĩnh vực bằng nhiều hình thức đa dạng, phong phú.
3.6. Tiếp tục kiện toàn Hội đồng Thi đua - Khen thưởng các cấp, đề ra quy chế hoạt động và bố trí cán bộ làm công tác thi đua, khen thưởng đúng theo tinh thần Nghị định số 122/2005/NĐ-CP ngày 04/10/2005 của Chính phủ quy định tổ chức làm công tác thi đua, khen thưởng.
II. VỀ CÔNG TÁC KHEN THƯỞNG
1. Đối với ngành, huyện và doanh nghiệp
1.1. Về thành tích thường xuyên:
1.1.1. Thủ trưởng ngành; Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện; Giám đốc doanh nghiệp khen thưởng:
- Công nhận danh hiệu Tập thể lao động tiên tiến, Đơn vị tiên tiến và cá nhân đạt danh hiệu Lao động tiên tiến, Chiến sĩ tiên tiến, Chiến sĩ thi đua cơ sở.
- Công nhận ấp, khu phố văn hóa cho ấp, khu phố đạt các tiêu chí theo quy định.
- Tặng Giấy khen cho tập thể đạt 02 lần liên tục danh hiệu Tập thể lao động tiên tiến, Đơn vị tiên tiến; và cá nhân đạt 02 lần liên tục danh hiệu Lao động tiên tiến, Chiến sĩ tiên tiến; hoặc đạt 01 lần đạt danh hiệu Chiến sĩ thi đua cơ sở và 01 lần đạt danh hiệu Lao động tiên tiến, và ngược lại.
1.1.2. Công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, doanh nghiệp tư nhân, hợp tác xã, doanh nghiệp liên doanh nước ngoài: Chủ tịch Hội đồng quản trị, Tổng Giám đốc, Giám đốc doanh nghiệp, Chủ nhiệm hợp tác xã công nhận cá nhân đạt danh hiệu lao động tiên tiến và đề nghị Chủ tịch UBND huyện (nơi cơ quan có trụ sở làm việc) quyết định công nhận Tập thể lao động tiên tiến, Chiến sĩ thi đua cơ sở.
Riêng các công ty cổ phần tiền thân là doanh nghiệp nhà nước hạng I, hạng II, vẫn đăng ký danh hiệu thi đua Cờ thi đua của Ủy ban nhân dân tỉnh về Ban Thi đua - Khen thưởng tỉnh hàng năm.
Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện tặng Giấy khen cho xã, phường, thị trấn (gọi tắt là xã), phòng, ban, đơn vị trực thuộc huyện (gọi tắt là phòng) hoàn thành xuất sắc các chỉ tiêu thi đua kinh tế - xã hội của huyện giao hàng năm.
1.2. Về thành tích thi đua chuyên đề, thi đua đột xuất
- Thủ trưởng ngành, giám đốc doanh nghiệp tặng Giấy khen cho đơn vị cơ sở, cá nhân có thành tích trong phong trào thi đua chuyên đề và thi đua đột xuất hàng năm.
- Ủy ban nhân dân huyện tặng Giấy khen cho xã dẫn đầu từng phong trào thi đua chuyên đề của huyện; khen thưởng kịp thời, nhân điển hình tiên tiến những tập thể, cá nhân có thành tích đột xuất như dũng cảm cứu người bị nạn, khắc phục hậu quả thiên tai, sáng tạo kỹ thuật, ứng dụng khoa học - công nghệ tiên tiến đạt hiệu quả cao trong sản xuất kinh doanh, chiến đấu dũng cảm để bảo vệ an ninh, chính trị trật tự an toàn xã hội. Chú ý những tập thể, cá nhân hiến đất, hoa màu, vật kiến trúc để xây dựng các công trình phúc lợi công cộng ở địa phương.
2. Đối với Ủy ban nhân dân tỉnh
2.1. Về thành tích thường xuyên
a) Khen thưởng cho ngành, huyện và doanh nghiệp:
Cuối năm, căn cứ vào kết quả bình xét của các khối thi đua ngành, huyện, doanh nghiệp; Ban Thi đua - Khen thưởng tỉnh tổng hợp, báo cáo với Hội đồng Thi đua - Khen thưởng tỉnh bình xét, đề nghị Ủy ban nhân dân tỉnh tặng thưởng Cờ thi đua cho ngành, huyện, doanh nghiệp hoàn thành xuất sắc các chỉ tiêu thi đua và tặng Bằng khen cho ngành, huyện, doanh nghiệp hoàn thành tốt các chỉ tiêu thi đua.
* Chú ý:
+ Các khối có từ 10 đơn vị trở lên bình xét 04 Cờ thi đua.
+ Các khối có từ 6 đơn vị đến 9 đơn vị bình xét 03 Cờ thi đua.
+ Các khối có từ 5 đơn vị trở xuống bình xét 02 Cờ thi đua.
+ Riêng khối doanh nghiệp:
- Doanh nghiệp nhà nước: bình xét 03 Cờ thi đua.
- Công ty cổ phần: bình xét 05 Cờ thi đua.
- Công ty trách nhiệm hữu hạn : bình xét 09 Cờ thi đua.
- Hợp tác xã: bình xét 03 Cờ thi đua.
* Lưu ý: Huyện xét chọn 01 Công ty trách nhiệm hữu hạn dẫn đầu huyện, Liên minh Hợp tác xã tỉnh xét chọn 03 hợp tác xã dẫn đầu, đề nghị Chủ tịch UBND tỉnh khen thưởng Cờ thi đua. Và các khối xét chọn 01 ngành, 01 huyện, 01 doanh nghiệp dẫn đầu các khối đề nghị Hội đồng Thi đua - Khen thưởng tỉnh xét đề nghị Ủy ban nhân dân tỉnh trình Thủ tướng Chính phủ tặng thưởng Cờ thi đua của Chính phủ.
b) Khen thưởng cho cấp xã:
Ủy ban nhân dân tỉnh tặng Cờ thi đua cho 01 xã dẫn đầu và Bằng khen cho xã hoàn thành các chỉ tiêu thi đua kinh tế - xã hội của huyện giao hàng năm, với số lượng như sau:
- Huyện có: trên 20 xã, chọn 03 xã (xếp hạng nhì, ba, tư).
- Huyện có: từ 10 - 20 xã, chọn 02 xã (xếp hạng nhì, ba).
- Huyện có: dưới 10 xã, chọn 01 xã (xếp hạng nhì).
Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh công nhận xã văn hóa cho xã đạt các tiêu chí theo quy định.
c) Khen thưởng cho đơn vị cơ sở:
Tiêu chuẩn danh hiệu Tập thể Lao động xuất sắc cho đơn vị cơ sở đạt các tiêu chuẩn sau:
+ Đạt 05 tiêu chuẩn quy định (theo mẫu);
+ Có Tổ Công đoàn;
+ Có bảng chấm công, sổ chấm điểm, biên bản họp xét thi đua bình bầu A-B hàng tháng (hoặc hàng quý) đối với công chức, viên chức.
- Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh công nhận danh hiệu Tập thể lao động xuất sắc, Đơn vị quyết thắng cho đơn vị cơ sở hàng năm; tặng Bằng khen cho đơn vị cơ sở đạt danh hiệu Tập thể lao động xuất sắc, Đơn vị quyết thắng 02 lần liên tục.
Riêng những đơn vị cơ sở thuộc ngành dọc quản lý sẽ đăng ký và đề nghị công nhận danh hiệu thi đua: Tập thể lao động tiên tiến, Tập thể lao động xuất sắc, Đơn vị quyết thắng về ngành chủ quản xem xét, khen thưởng đúng theo quy định.
- Đối với ngành Giáo dục: Hội đồng Thi đua - Khen thưởng Sở Giáo dục và Đào tạo xét chọn 08 đơn vị trường học các cấp học (01 trường mầm non, 01 trường tiểu học, 01 trường trung học cơ sở thuộc địa bàn xã; 01 trường mầm non, 01 trường tiểu học, 01 trường trung học cơ sở thuộc địa bàn phường, thị trấn; 01 trường trung học phổ thông; 01 Phòng Giáo dục huyện, thị, thành phố) dẫn đầu phong trào thi đua Dạy tốt - Học tốt hàng năm, đề nghị Ủy ban nhân dân tỉnh tặng Cờ thi đua.
- Đối với ngành y tế: Hội đồng Thi đua - Khen thưởng Sở Y tế xét chọn 04 đơn vị: (01 bệnh viện thuộc sở, 01 trung tâm thuộc sở, 01 bệnh viện huyện, 01 trung tâm y tế dự phòng huyện) dẫn đầu phong trào thi đua chăm sóc sức khỏe nhân dân hàng năm, đề nghị Ủy ban nhân dân tỉnh tặng Cờ thi đua.
d) Khen thưởng cá nhân
- Đối tượng là cán bộ, công chức, viên chức
Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh tặng Bằng khen cho cá nhân hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ và đạt 02 lần liên tục danh hiệu “Chiến sĩ thi đua cơ sở”.
Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh công nhận danh hiệu Chiến sĩ thi đua cấp tỉnh cho cá nhân xuất sắc, tiêu biểu, có sáng kiến, cải tiến kỹ thuật, ứng dụng công nghệ mới mang lại hiệu quả cao, trong số những cá nhân đã 03 lần liên tục đạt danh hiệu “Chiến sĩ thi đua cơ sở” và thành tích, sáng kiến có ảnh hưởng toàn tỉnh.
Riêng những cá nhân thuộc ngành dọc quản lý sẽ đăng ký và đề nghị công nhận danh hiệu thi đua: Lao động tiên tiến, Chiến sĩ thi đua cấp tỉnh, Chiến sĩ thi đua toàn quốc; đề nghị tặng Giấy khen, Bằng khen về ngành chủ quản xem xét, khen thưởng đúng theo quy định.
- Đối tượng là công dân: Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh tặng Bằng khen cho các đối tượng trên các lĩnh vực kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh, chú ý khen thưởng người lao động, người quản lý các thành phần kinh tế, giao cho đơn vị chủ quản xem xét đề xuất từ cơ sở lên.
2.2. Về thành tích thi đua chuyên đề, thi đua đột xuất
Đầu năm, Thủ trưởng ngành đăng ký với Ban Thi đua - Khen thưởng tỉnh xây dựng kế hoạch tổ chức phát động phong trào thi đua trọng tâm, tiêu biểu, đột phá nhất để địa phương tổ chức thực hiện.
- Ủy ban nhân dân tỉnh tặng Cờ thi đua cho 01 đơn vị huyện dẫn đầu; tặng Bằng khen cho 02 huyện (xếp hạng nhì, ba), 09 xã dẫn đầu của huyện và cá nhân tiêu biểu có nhiều đóng góp cho từng phong trào thi đua chuyên đề đặt biệt của tỉnh phát động.
- Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh tặng Bằng khen kịp thời, nhân điển hình tiên tiến cho những tập thể, cá nhân có thành tích đột xuất tiêu biểu như dũng cảm cứu người bị nạn, khắc phục hậu quả thiên tai, sáng tạo kỹ thuật, ứng dụng công nghệ đạt hiệu quả cao trong sản xuất kinh doanh, chiến đấu dũng cảm để bảo vệ an ninh, chính trị trật tự an toàn xã hội...
2.3. Ủy ban nhân dân tỉnh không xét khen thưởng các trường hợp sau:
a) Đối với đơn vị:
- Không đăng ký danh hiệu thi đua: Tập thể lao động tiên tiến, Cờ thi đua của Ủy ban nhân dân tỉnh.
- Gửi báo cáo tổng kết không đúng với nội dung và thời gian quy định của văn bản hướng dẫn này.
- Các ngành, các doanh nghiệp đạt các tiêu chuẩn thi đua dưới 96 điểm; các huyện không đạt 02 chỉ tiêu thi đua của tỉnh giao hàng năm.
- Các đơn vị (trực tiếp quản lý có tư cách pháp nhân) có công chức, viên chức sinh con thứ ba trở lên.
b) Đối với cá nhân:
- Không đăng ký danh hiệu thi đua: Lao động tiên tiến.
- Bị vi phạm kỷ luật từ hình thức cảnh cáo trở lên; hoặc có thư phản ánh của địa phương nơi cư trú (nếu nội dung phản ảnh được xác minh là đúng).
- Sinh con thứ ba trở lên (không xét thi đua 3 năm liên tục tính từ năm sinh con thứ ba trở lên).
- Nghỉ liên tục trên 40 ngày: nghỉ bệnh dài hạn, nghỉ hộ sản...
- Cán bộ lãnh đạo cấp ngành tham gia các Ban chỉ đạo. Thành tích kiêm nhiệm được tính chung vào nhiệm vụ chính để tham gia xét thi đua cuối năm.
- Thủ trưởng, Thủ phó ngành; Bí thư, Phó Bí thư, Chủ tịch, Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân - Ủy ban nhân dân huyện; Ban Giám đốc doanh nghiệp nếu ngành, địa phương, đơn vị không được Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh tặng Bằng khen về thành tích toàn diện hàng năm.
- Thủ trưởng ngành nếu có 02 huyện không đạt chỉ tiêu liên quan đến ngành và Trưởng, Phó phòng thuộc huyện nếu có 01 trong các chỉ tiêu thi đua kinh tế - xã hội của tỉnh giao cho huyện không đạt 100% chỉ tiêu so kế hoạch hàng năm.
3. Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch nước khen thưởng
Thực hiện theo quy định của Luật Thi đua, Khen thưởng, Nghị định số 121/2005/NĐ-CP của Chính phủ và Thông tư số 01/2007/TT-VPCP ngày 31/7/2007 của Văn phòng Chính phủ.
4. Về giải quyết khen thưởng tồn đọng và cấp, đổi bằng, hiện vật khen thưởng tổng kết kháng chiến
4.1. Về giải quyết khen thưởng tồn đọng tổng kết kháng chiến
Đối với những đối tượng chưa được giải quyết khen thưởng tổng kết 02 cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, cá nhân viết đơn nêu rõ lý do chính đáng vì sao chưa được báo công và kê khai thành tích, đề nghị Hội đồng Thi đua - Khen thưởng các cấp xem xét.
Đối với những bằng Huân - Huy chương, Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ đến nay chưa biết địa chỉ trao tặng, Thường trực Hội đồng Thi đua - Khen thưởng huyện tổng hợp các xã gửi về và lập danh sách từng loại Huân chương, Huy chương kháng chiến, Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ (số thứ tự, họ tên, quê quán, số quyết định, ngày quyết định, số vào sổ vàng) gửi về Ban Thi đua - Khen thưởng tỉnh đối chiếu hồ sơ gốc để truy tìm địa chỉ trao đúng cho đối tượng.
4.2. Về cấp, đổi bằng, hiện vật khen thưởng tổng kết kháng chiến
Đối với việc cấp, đổi bằng Huân - Huy chương, Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ và hiện vật khen thưởng tổng kết kháng chiến do bị thất lạc, hư hỏng, mất mát...; đối tượng liên hệ trực tiếp cán bộ phụ trách công tác thi đua, khen thưởng của xã xin mẫu đơn đề nghị cấp, đổi bằng, hiện vật và được hướng dẫn làm thủ tục hồ sơ đề nghị cấp, đổi.
4.3. Về công tác tiếp công dân
Thường trực Hội đồng Thi đua - Khen thưởng của huyện tổ chức thực hiện tốt công tác tiếp công dân, phối hợp các ngành chức năng và cơ sở giải quyết dứt điểm các đơn thư khiếu nại, tố cáo khen thưởng của nhân dân, tránh không để đơn tồn đọng vượt cấp. Trừ những trường hợp khó khăn không giải quyết được, kiến nghị hoặc báo cáo về Ban Thi đua - Khen thưởng tỉnh xem xét.
III. THỦ TỤC VÀ HỒ SƠ ĐỀ NGHỊ KHEN THƯỞNG
1. Về tuyến trình khen
1.1. Cấp nào quản lý về tổ chức, cán bộ và quỹ lương thì cấp đó có trách nhiệm trình cấp trên khen thưởng đối với các đối tượng thuộc phạm vi quản lý.
1.2. Cấp nào chủ trì phát động thi đua theo đợt, thi đua theo chuyên đề, khi tổng kết lựa chọn các điển hình, thì cấp đó khen thưởng và trình cấp trên khen thưởng.
1.3. Đề nghị Thủ tướng Chính phủ khen thưởng: Ban Thi đua - Khen thưởng tỉnh sẽ căn cứ Tờ trình của các ngành, huyện, đơn vị để xem xét, thẩm định, tổng hợp báo cáo với Hội đồng Thi đua - Khen thưởng tỉnh xét chọn thành tích, đề nghị Ủy ban nhân dân tỉnh trình Thủ tướng Chính phủ khen thưởng.
Đối với những đơn vị thuộc đối tượng có nghĩa vụ nộp ngân sách Nhà nước, khi trình Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch nước khen thưởng cho đơn vị và Ban Giám đốc, phải có xác nhận hoàn thành nghĩa vụ nộp ngân sách Nhà nước của cơ quan thuế.
2. Thủ tục
Hình thức đề nghị trình khen theo tiêu chuẩn nào thì báo cáo thành tích theo tiêu chuẩn đó; hồ sơ đề nghị khen thưởng phải phù hợp với hình thức khen thưởng. Báo cáo thành tích phải có đủ các căn cứ để đối chiếu với các tiêu chuẩn quy định của Luật Thi đua, Khen thưởng, Nghị định của Chính phủ, Thông tư của Văn phòng Chính phủ hướng dẫn.
3. Hồ sơ
3.1. Hồ sơ đề nghị Ủy ban nhân dân tỉnh khen thưởng
3.1.1. Bằng khen của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh
- Tờ trình của Thủ trưởng ngành, Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện, Giám đốc doanh nghiệp nhà nước;
- Biên bản họp Hội đồng Thi đua - Khen thưởng cùng cấp;
- Báo cáo thành tích (theo mẫu);
- Quyết định công nhận sáng kiến, cải tiến, ứng dụng công nghệ mới;
- Giấy chứng nhận cá nhân đạt danh hiệu Chiến sĩ thi đua cơ sở 2 lần liên tục (photo);
- Danh sách trích ngang đơn vị cơ sở đạt danh hiệu Tập thể Lao động xuất sắc, Đơn vị quyết thắng và cá nhân 2 lần liên tục đạt danh hiệu Chiến sĩ thi đua cơ sở (ghi rõ họ và tên, giới tính, chức vụ, đơn vị công tác - không viết tắt), kèm đĩa mềm 1,44 MB sao chép dữ liệu danh sách (thống nhất Font: Times New Roman, size: 14);
Hồ sơ gửi về Ban Thi đua - Khen thưởng tỉnh gồm 2 bộ (bản chính).
3.1.2. Cờ thi đua của Ủy ban nhân dân tỉnh
- Tờ trình của Thủ trưởng ngành, Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện, Giám đốc doanh nghiệp nhà nước;
- Biên bản họp Hội đồng Thi đua - Khen thưởng cùng cấp;
- Báo cáo thành tích (theo mẫu);
- Bảng chấm điểm các chỉ tiêu thi đua đối với ngành, Ủy ban nhân dân huyện, các doanh nghiệp, UBND xã (thành tích toàn diện);
Hồ sơ gửi về Ban Thi đua - Khen thưởng tỉnh gồm 2 bộ (bản chính).
3.1.3. Giấy Chứng nhận danh hiệu Tập thể lao động xuất sắc
- Tờ trình của Thủ trưởng ngành, Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện, Giám đốc doanh nghiệp nhà nước;
- Biên bản của Hội đồng Thi đua - Khen thưởng các cấp;
- Thành tích của đơn vị cơ sở đạt danh hiệu Tập thể lao động xuất sắc (theo mẫu);
Hồ sơ gửi về Ban Thi đua - Khen thưởng tỉnh gồm 2 bộ (bản chính).
3.1.4. Giấy Chứng nhận danh hiệu Chiến sĩ thi đua cấp tỉnh
- Tờ trình của Thủ trưởng ngành, Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện, Giám đốc doanh nghiệp nhà nước;
- Biên bản của Hội đồng Thi đua - Khen thưởng các cấp;
- Viết báo cáo sáng kiến (theo mẫu);
- Quyết định công nhận sáng kiến, cải tiến, ứng dụng công nghệ;
- Giấy chứng nhận danh hiệu Chiến sĩ thi đua cơ sở 3 lần liên tục (photo);
- Danh sách trích ngang (ghi rõ họ và tên, giới tính, chức vụ, đơn vị công tác - không viết tắt);
Hồ sơ gửi về Ban Thi đua - Khen thưởng tỉnh gồm 2 bộ (bản chính).
3.2. Hồ sơ trình Thủ tướng Chính phủ khen thưởng
3.2.1. Danh hiệu Chiến sĩ thi đua toàn quốc
- Tờ trình của Thủ trưởng ngành, Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện, Giám đốc doanh nghiệp nhà nước;
- Biên bản của Hội đồng Thi đua - Khen thưởng các cấp (phiếu kín);
- Báo cáo thành tích (theo mẫu);
- Xác nhận thuế đối với đơn vị sản xuất, kinh doanh;
- Báo cáo giải trình 1, 2 sáng kiến có ảnh hưởng toàn quốc;
Hồ sơ nộp trực tiếp Ban Thi đua - Khen thưởng tỉnh gồm: 04 bộ (bản chính).
3.2.2. Cờ thi đua của Chính phủ và Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ
- Tờ trình của Thủ trưởng ngành, Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện, Giám đốc doanh nghiệp nhà nước;
- Biên bản của Hội đồng Thi đua - Khen thưởng cùng cấp;
- Báo cáo thành tích (theo mẫu);
- Xác nhận thuế đối với đơn vị sản xuất, kinh doanh và Ban Giám đốc ;
Hồ sơ nộp trực tiếp Ban Thi đua - Khen thưởng tỉnh gồm 04 bộ (bản chính).
3.3. Hồ sơ đề nghị Chủ tịch nước tặng thưởng
3.3.1. Huân chương Lao động, Huân chương Độc lập các hạng
- Tờ trình của Thủ trưởng ngành, Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện, Giám đốc doanh nghiệp nhà nước;
- Biên bản của Hội đồng Thi đua - Khen thưởng cùng cấp;
- Báo cáo thành tích (theo mẫu);
- Xác nhận thuế, đối với đơn vị sản xuất, kinh doanh và Ban Giám đốc;
Hồ sơ nộp trực tiếp Ban Thi đua - Khen thưởng tỉnh gồm 04 bộ (bản chính).
3.3.2. Phong tặng danh hiệu Anh hùng Lao động
Tờ trình của Thủ trưởng ngành, Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện, Giám đốc doanh nghiệp nhà nước;
- Biên bản của Hội đồng Thi đua - Khen thưởng các cấp;
- Phiếu tín nhiệm của Hội đồng Thi đua - Khen thưởng các cấp;
- Phiếu tín nhiệm của công chức, viên chức;
- Báo cáo thành tích (theo mẫu);
- Xác nhận thuế, đối với đơn vị sản xuất, kinh doanh và Ban Giám đốc;
Hồ sơ nộp trực tiếp Ban Thi đua - Khen thưởng tỉnh gồm 04 bộ (bản chính) và 20 bộ (photo).
4. Thời gian đề nghị khen thưởng
4.1. Đề nghị Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh khen thưởng (qua Ban Thi đua - Khen thưởng tỉnh)
Hàng năm, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh khen thưởng thành tích toàn diện trong quý I và ngành Giáo dục - Đào tạo đợt 30/7. Ngoài ra, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh chỉ giải quyết khen thưởng cho thành tích đột xuất, chuyên đề hàng năm.
Thời gian gửi hồ sơ đề nghị khen thưởng:
- Đối với thành tích thường xuyên: gửi về Ban Thi đua - Khen thưởng tỉnh trước 07 ngày (ngày làm việc) đơn vị tổng kết.
- Đối với thành tích theo chuyên đề: gửi về Ban Thi đua - Khen thưởng tỉnh trước 05 ngày (ngày làm việc) đơn vị tổng kết.
4.2. Đề nghị Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch nước khen thưởng
Thực hiện đúng khoản 4 phần III của Thông tư số 01/2007/TT-VPCP ngày
31/7/2007 của Văn phòng Chính phủ về thủ tục hồ sơ đề nghị khen thưởng.
Để đảm bảo việc xét khen đúng thời gian quy định, các ngành, địa phương, đơn vị cần phải hoàn thành thời gian bình xét và viết báo cáo thành tích của các đơn vị, cá nhân trước 60 ngày của từng đợt, gửi về Ban Thi đua - Khen thưởng tỉnh để chỉnh sửa, tổng hợp, thông qua Hội đồng Thi đua - Khen thưởng tỉnh xét duyệt lần cuối, trước khi đề nghị Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh trình Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch nước khen thưởng.
4.3. Đề nghị Bộ, ngành, đoàn thể Trung ương khen thưởng
Các văn bản của Thủ trưởng ngành đề nghị Bộ, ngành, đoàn thể trung ương khen thưởng gửi về Ủy ban nhân dân tỉnh (qua Ban Thi đua - Khen thưởng tỉnh) có ý kiến hiệp y trước 05 ngày hết hạn quy định của Bộ, ngành, đoàn thể trung ương.
IV. ĐỊNH KỲ BÁO CÁO
1. Về chế độ báo cáo công tác
Các đơn vị, địa phương thực hiện đúng theo Điều 41 Quyết định số 30/2006/QĐ-UBND ngày 20/6/2006 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc ban hành quy chế làm việc.
2. Về báo cáo phong trào thi đua
2.1. Đối với báo cáo quý, 6 tháng, 9 tháng: Ngành, huyện, doanh nghiệp gửi về Ban Thi đua - Khen thưởng tỉnh trước ngày 15/3, 15/6, 15/9 hàng năm.
2.2. Đối với báo cáo tổng kết phong trào thi đua năm (đính kèm các tiêu chuẩn, chỉ tiêu thi đua và có thuyết minh): Ngành, huyện, doanh nghiệp gửi về Ban Thi đua - Khen thưởng tỉnh trước ngày 01/01 hàng năm.
Ban Thi đua - Khen thưởng tỉnh tổng hợp, báo cáo Hội đồng Thi đua - Khen thưởng tỉnh xét chọn, đề nghị Ủy ban nhân dân tỉnh khen thưởng trong hội nghị Tổng kết phong trào thi đua yêu nước của tỉnh hàng năm.
Trên đây là nội dung hướng dẫn thực hiện công tác thi đua, khen thưởng hàng năm. Đề nghị Thủ trưởng ngành, Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện, Giám đốc doanh nghiệp nghiên cứu có kế hoạch chỉ đạo, triển khai tổ chức phong trào thi đua cho ngành, địa phương, đơn vị đạt hiệu quả cao, góp phần hoàn thành nhiệm vụ chính trị - kinh tế - xã hội của tỉnh nhà.
Trong quá trình thực hiện nếu có những phát sinh, vướng mắc, đề nghị các ngành, huyện, doanh nghiệp phản ảnh về Ban Thi đua - Khen thưởng tỉnh bằng văn bản để nghiên cứu, bổ sung hoàn chỉnh./.
| TRƯỞNG BAN |
FILE ĐƯỢC ĐÍNH KÈM THEO VĂN BẢN
|
- 1Quyết định 54/2011/QĐ-UBND về Quy định công tác thi đua, khen thưởng trên địa bàn thành phố Hà Nội do Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội ban hành
- 2Quyết định 01/2012/QĐ-UBND về Quy định công tác thi đua, khen thưởng của tỉnh Phú Thọ do Ủy ban nhân dân tỉnh Phú Thọ ban hành
- 3Quyết định 17/2012/QĐ-UBND về Quy định công tác thi đua, khen thưởng trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng
- 4Công văn 3697/SGDĐT-VP năm 2020 về hướng dẫn đăng ký thi đua, khen thưởng năm học 2020-2021 do Sở Giáo dục và Đào tạo thành phố Hà Nội ban hành
- 1Luật Thi đua, Khen thưởng sửa đổi 2005
- 2Nghị định 121/2005/NĐ-CP Hướng dẫn Luật thi đua, khen thưởng và Luật Thi đua, khen thưởng sửa đổi
- 3Nghị định 122/2005/NĐ-CP về tổ chức làm công tác thi đua, khen thưởng
- 4Chỉ thị 17/2006/CT-TTG về phát động thi đua thực hiện thắng lợi nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2006 và kế hoạch 5 năm (2006 – 2010) theo nghị quyết đại hội toàn quốc lần thứ X của đảng do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 5Luật Thi đua, Khen thưởng 2003
- 6Thông tư 01/2007/TT-VPCP hướng dẫn Nghị định 121/2005/NĐ-CP hướng dẫn thi hành Luật thi đua, khen thưởng và Luật thi đua, khen thưởng sửa đổi do Văn phòng Chính phủ ban hành
- 7Quyết định 54/2011/QĐ-UBND về Quy định công tác thi đua, khen thưởng trên địa bàn thành phố Hà Nội do Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội ban hành
- 8Quyết định 01/2012/QĐ-UBND về Quy định công tác thi đua, khen thưởng của tỉnh Phú Thọ do Ủy ban nhân dân tỉnh Phú Thọ ban hành
- 9Quyết định 17/2012/QĐ-UBND về Quy định công tác thi đua, khen thưởng trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng
- 10Quyết định 30/2006/QĐ-UBND về Quy chế làm việc của Ủy ban nhân dân tỉnh Tiền Giang
- 11Chỉ thị 01/CT-UBND năm 2008 về công tác thi đua, khen thưởng do Ủy ban nhân dân tỉnh Tiền Giang ban hành
- 12Công văn 3697/SGDĐT-VP năm 2020 về hướng dẫn đăng ký thi đua, khen thưởng năm học 2020-2021 do Sở Giáo dục và Đào tạo thành phố Hà Nội ban hành
Công văn 131/TĐKT-NV hướng dẫn công tác thi đua, khen thưởng hàng năm do Ban Thi đua - Khen thưởng tỉnh Tiền Giang ban hành
- Số hiệu: 131/TĐKT-NV
- Loại văn bản: Công văn
- Ngày ban hành: 28/02/2008
- Nơi ban hành: Tỉnh Tiền Giang
- Người ký: Phan Thanh Bình
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 28/02/2008
- Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực