Hệ thống pháp luật

BAN TỔ CHỨC - CÁN BỘ
CHÍNH PHỦ
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 127/BTCCBCP-TCBC
V/v Đề cương xây dựng cơ chế quản lý và hoạt động của các trường đại học, cao đẳng, bệnh viện và các viện nghiên cứu

Hà Nội, ngày 04 tháng 06 năm 2001

 

Kính gửi:

- Bộ Giáo dục và Đào tạo
- Bộ Y tế
- Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường
- Bộ Tài chính

 

Căn cứ chương trình cải cách hành chính của Chính phủ năm 2001 ban hành kèm theo Quyết định số 13/2001/QĐ-TTg ngày 18/01/2001 của Thủ tướng Chính phủ, Ban Tổ chức - Cán bộ Chính phủ đã có văn bản số 21/BTCCBCP-TCBC ngày 8/2/2001 đề nghị Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Y tế, Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường theo chức năng của mình nghiên cứu đề xuất cơ chế quản lý đối với các trường đại học, bệnh viện và viện nghiên cứu khoa học. Để đảm bảo tiến độ thực hiện và thống nhất một số vấn đề cơ bản quy định trong cơ chế và sau khi tham khảo ý kiến cấp vụ của các Bộ trên, Ban Tổ chức - Cán bộ Chính phủ dự thảo đề cương xây dựng quy chế như sau:

I. ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG CƠ CHẾ TỔ CHỨC, HOẠT ĐỘNG VÀ TÀI CHÍNH CỦA CÁC ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP

1. Đối tượng nghiên cứu, khảo sát, đánh giá:

- Các trường đại học, cao đẳng

- Các bệnh viện công lập thuộc Bộ, ngành và bệnh viện tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương

- Các viện nghiên cứu, triển khai khoa học và công nghệ

2. Đánh giá thực trạng cơ chế tổ chức, hoạt động và tài chính của các đơn vị sự nghiệp

a- Tổng hợp một số thông tin chủ yếu liên quan đến đánh giá và xây dựng cơ chế (theo biểu số 1, 2, 3 đính kèm)

b- Rà soát một số văn bản qui phạm pháp luật chi phối chủ yếu đến cơ chế tổ chức, hoạt động và tài chính của các đơn vị sự nghiệp (theo biểu số 4 đính kèm).

c- Nhận xét đánh giá khái quát về cơ chế hiện hành:

- Ưu điểm của cơ chế

- Những hạn chế của cơ chế cần khắc phục

Lưu ý những hạn chế cần phân tích cụ thể và có dẫn chứng chỉnh sửa các quy định hiện hành không còn phù hợp ở điểm nào, văn bản nào hoặc cần bổ sung thêm các quy định mới.

II. NHỮNG NỘI DUNG CHỦ YẾU CHO XÂY DỤNG QUY CHẾ

1. Quy định chung:

Phạm vi điều chỉnh của cơ chế: các trường đại học, cao đẳng, bệnh viện, viện nghiên cứu thuộc hệ thống công lập. Trên cơ sở phân loại theo tính chất dịch vụ và nguồn thu của đơn vị sự nghiệp để đề xuất:

- Những đơn vị sự nghiệp được áp dụng toàn bộ cơ chế

- Những đơn vị sự nghiệp được áp dụng một số quy định của cơ chế

- Những đơn vị sự nghiệp không áp dụng cơ chế

2. Nguyên tắc thực hiện cơ chế tổ chức, hoạt động và tài chính của các đơn vị sự nghiệp

a- Đảm bảo phát triển không ngừng sự nghiệp giáo dục - đào tạo, khám chữa bệnh và nghiên cứu khoa học, công nghệ đáp ứng thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa

b- Giao quyền tự chủ về tổ chức, hoạt động và tài chính để nâng cao hiệu quả chất lượng dịch vụ công của các đơn vị sự nghiệp.

c- Đảm bảo tăng cường quản lý nhà nước đối với các dịch vụ công

d- Đảm bảo thực hiện được đối với các đối tượng chính sách, người nghèo, người sống ở vùng núi, vùng sâu, vùng xa.

đ- Thực hiện công khai dân chủ trong hoạt động dịch vụ công của các đơn vị

e- Thu nhập của người lao động trong các đơn vị sự nghiệp gắn với kết quả và chất lượng dịch vụ công.

3. Nội dung thẩm quyền quyết định của các đơn vị sự nghiệp:

3.1. Về tổ chức và nhân sự

3.1.1. Quyết định tổ chức lại bộ máy quản lý

3.1.2. Quyết định sắp xếp lại lao động hiện có

3.1.3. Được ký hợp đồng lao động không xác định thời gian, hợp đồng có thời hạn và hợp đồng thuê khoán theo yêu cầu và quy mô phát triển của đơn vị. Những người hợp đồng không xác định thời gian được đảm bảo quyền lợi như cán bộ, công chức.

3.1.4. Lao động trong cơ quan (trừ những người ký hợp đồng có thời hạn và hợp đồng thuê khoán) được xếp theo bảng lương hành chính sự nghiệp quy định tại Nghị định số 25/CP ngày 23/5/1993.

3.1.5. Quyết định việc nâng lương cán bộ, công chức, viên chức hàng năm theo quy định của pháp luật có mức lương từ chuyên viên chính (tương đương) trở xuống.

3.1.6. Ký hợp đồng với các giáo sư, phó giáo sư, nhà khoa học, chuyên gia nước ngoài để đáp ứng những công việc đòi hỏi chuyên môn cao.

3.1.7. Bổ nhiệm, miễn nhiệm, kỷ luật chức vụ lãnh đạo từ cấp phó của đơn vị trở xuống.

3.2. Về tài chính

3.2.1. Được cấp kinh phí theo đơn đặt hàng của Nhà nước (bao gồm cả các đề tài nghiên cứu khoa học, thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia).

3.2.2. Được điều chỉnh mức thu phí, lệ phí trong khung giá quy định của nhà nước để phù hợp với đặc điểm, tính chất dịch vụ và đối tượng được hưởng dịch vụ.

3.2.3. Quyết định mức thu từ hoạt động sản xuất, cung ứng dịch vụ, lao vụ theo nguyên tắc bảo đảm bù đắp chi phí, có lãi.

3.2.4. Quyết định mức chi quản lý, chi nghiệp vụ và được điều chỉnh các khoản mục chi thường xuyên để phù hợp với nội dung và hiệu quả công việc trong phạm vi nguồn thu được sử dụng.

3.2.5. Được vay vốn đầu tư ưu đãi để mở rộng và nâng cao chất lượng dịch vụ.

3.3. Về hoạt động của các đơn vị sự nghiệp

3.3.1. Được phát triển qui mô (ngành nghề đào tạo, nghiên cứu, khám chữa bệnh) theo tiêu chuẩn, tiêu chí quy định của Bộ quản lý ngành.

3.3.2. Quyết định việc đổi mới trang thiết bị, công nghệ từ nguồn tài chính tự có của đơn vị

3.3.3. Quyết định giá mua, giá bán sản phẩm, dịch vụ (trừ những sản phẩm và dịch vụ do Nhà nước định giá)

3.3.4. Được sử dụng các nguồn lực được giao để tổ chức thêm các hình thức dịch vụ bổ sung nhưng không làm ảnh hưởng đến việc thực hiện nhiệm vụ chính theo đơn hàng của Nhà nước giao.

3.3.5. Đầu tư, liên doanh, liên kết, góp vốn cổ phần để nâng cao hiệu quả dịch vụ khi được Nhà nước cho phép.

3.3.6. Quyết định các định mức lao động, vật tư và các chi phí khác để thực hiện nhiệm vụ chính theo đơn hàng của Nhà nước.

3.3.7. Được đấu thầu và ký hợp đồng nghiên cứu đào tạo, chuyển giao công nghệ theo danh mục dự án đầu tư hàng năm của Nhà nước

3.3.8. Được quyết định đầu tư nhóm C từ nguồn vốn tự có của đơn vị.

3.3.9. Được mở các doanh nghiệp, xưởng sản xuất, phòng thí nghiệm để nâng cao chất lượng và hiệu quả dịch vụ.

3.3.10. Được hợp tác quốc tế trong nghiên cứu khoa học công nghệ, đào tạo, khám chữa bệnh để nâng cao trình độ cho công chức, viên chức của cơ quan.

3.4. Về phân phối thu nhập

3.4.1. Quyết định hình thức trả lương, tiền công, tiền thưởng; được điều chỉnh mức lương tối thiểu ≤ 2,5 mức lương tối thiểu chung của nhà nước quy định tùy theo hiệu quả hoạt động của cơ quan.

3.4.2. Phần tiết kiệm các khoản chi thường xuyên được sử dụng để bổ sung tăng thu nhập cho người lao động.

3.4.3. Trích lập các quỹ và sử dụng quỹ

Sau khi trừ chi phí hoạt động, nộp đủ các khoản thu cho ngân sách Nhà nước nếu còn nguồn đơn vị trích lập các quỹ:

- Quỹ khen thưởng: sử dụng quỹ do thủ trưởng cơ quan quyết định theo quy chế được Hội nghị cán bộ, công chức, viên chức thông qua.

- Quỹ phúc lợi: sử dụng quỹ do Hội nghị cán bộ, công chức, viên chức quyết định.

- Quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp: sử dụng quỹ do thủ trưởng cơ quan quyết định theo quy chế được Hội nghị cán bộ, công chức, viên chức thông qua.

- Quỹ hỗ trợ tài năng và đối tượng chính sách, người nghèo sử dụng quỹ do thủ trưởng cơ quan quyết định theo quy chế được Hội nghị cán bộ, công chức, viên chức thông qua.

- Quỹ hỗ trợ hoạt động của đoàn thể

Mức trích các quỹ do Hội nghị cán bộ, công chức, viên chức quyết định.

4. Nghĩa vụ của các đơn vị sự nghỉệp

4.1. Hoàn thành tốt nhiệm vụ theo đơn đặt hàng Nhà nước với chất lượng tốt.

4.2. Sử dụng có hiệu quả và bảo tồn phát triển tài sản nhà nước giao.

4.3. Nộp thuế đối với các hoạt động sản xuất, kinh doanh dịch vụ theo quy định của pháp luật.

4.4. Thực hiện các quy định của nhà nước về bảo vệ tài nguyên, môi trường, quốc phòng và an ninh quốc gia.

4.5. Thực hiện đúng chế độ thống kê, báo cáo định kỳ theo quy định của Nhà nước; chịu trách nhiệm về tính xác thực của các báo cáo.

4.6. Công khai báo cáo tài chính hàng năm, thực hiện đúng chế độ kế toán, hạch toán, kiểm toán và các chế độ khác do Nhà nước quy định.

4.7. Thực hiện đầy đủ các quy định của Nhà nước đối với các đối tượng chính sách, người nghèo, người ở vùng sâu, xa, vùng núi.

4.8. Chịu sự kiểm tra, thanh tra của các Bộ, ngành và Ủy ban nhân dân địa phương trong hoạt động dịch vụ của đơn vị.

5. Trách nhiệm của các Bộ và Ủy ban nhân dân địa phương

5.1. Các Bộ: Giáo dục và Đào tạo, Y tế, Khoa học, Công nghệ và Môi trường, Tài chính, Kế hoạch - Đầu tư, Ban Tổ chức - Cán bộ Chính phủ (Hướng dẫn và ban hành các văn bản về những nội dung theo chức năng quản lý nhà nước của từng Bộ. Đề nghị ghi cụ thể).

5.2. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân địa phương.

III. DỰ KIẾN HÌNH THỨC VĂN BẢN:

+ Nghị định của Chính phủ ban hành Quy chế

+ Dự kiến tên gọi của Quy chế:

- Cơ chế tổ chức và hoạt động của các trường đại học, bệnh viện và viện nghiên cứu

- Cơ chế giao quyền tự chủ tổ chức và hoạt động của các trường đại học, bệnh viện và viện nghiên cứu

- Cơ chế giao quyền tự chủ quản lý của các trường đại học, bệnh viện và viện nghiên cứu

+ Lựa chọn phương án:

1. Một Nghị định chung cho cả 3 loại hình sự nghiệp (có phần chung và phần riêng cho từng sự nghiệp).

2. Nghị định riêng cho mỗi loại hình sự nghiệp. Trước mắt, các bộ chủ trì xây dựng nghị định thuộc lĩnh vực quản lý.

IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN:

1. Các nội dung trong đề cương nêu trên là dự kiến, đề nghị các Bộ chủ trì đề án bổ sung, chỉnh sửa cho phù hợp với chức năng và đối tượng quản lý của Bộ.

2. Khảo sát thu thập thông tin (có kế hoạch kèm theo).

3. Đề nghị các Bộ: Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Y tế chủ động xây dựng đề án theo đề cương trên; các Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch - Đầu tư, Ban Tổ chức - Cán bộ Chính phủ phối hợp để vừa đảm bảo tính thống nhất chung nhưng lại sát với đặc thù riêng của từng loại hình sự nghiệp.

Theo kế hoạch cải cách hành chính, tháng 7/2001, Phó Thủ tướng Chính phủ sẽ nghe báo cáo về việc xây dựng quy chế, do đó đề nghị các Bộ chỉ đạo Vụ Tổ chức - Cán bộ, Vụ Kế hoạch - Tài chính xây dựng đề án khẩn trương và phối hợp với Vụ Tổ chức - Biên chế Nhà nước (Ban Tổ chức - Cán bộ Chính phủ), Vụ Hành chính sự nghiệp (Bộ Tài chính), Vụ Lao động văn hóa xã hội, Vụ Khoa học Giáo dục - Môi trường (Bộ Kế hoạch - Đầu tư) hoàn thành trước 30/6/2001.

 

 

Nơi nhận:
- Như trên,
- Lưu VT, TCBC

KT. BỘ TRƯỞNG, TRƯỞNG BAN
BAN TỔ CHỨC - CÁN BỘ CHÍNH PHỦ
PHÓ TRƯỞNG BAN




Thang Văn Phúc

 

KẾ HOẠCH

NGHIÊN CỨU KHẢO SÁT CÁC ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP

Để phục vụ cho việc xây dựng cơ chế quản lý đối với các trường Đại học, Viện nghiên cứu, Bệnh viện quy định tại mục 4, Quyết định số 13/2001/QĐ-TTg ngày 18/01/2001 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành chương trình cải cách hành chính của Chính phủ năm 2001. Sau khi đã thống nhất với Vụ Tổ chức - Cán bộ các Bộ: Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Y tế, Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường. Ban Tổ chức - Cán bộ Chính phủ xây dựng kế hoạch khảo sát một số đơn vị như sau:

I. Lịch làm việc với các Viện nghiên cứu:

1. Thời gian làm việc:

Ngày 12/6/2001: Viện Công nghệ thực phẩm - Bộ Công nghiệp

Ngày 14/6/2001: Viện Rau hoa quả - Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

2. Thành phần và số người tham gia:

- Ban Tổ chức - Cán bộ Chính phủ: 02 - 03 người (Vụ Tổ chức - Biên chế Nhà nước: 01 lãnh đạo Vụ và chuyên viên).

- Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường: 02 người (01 Vụ Tổ chức - Cán bộ, 01 Vụ Kế hoạch - Tài chính).

- Bộ Tài chính: 01 người (Vụ Hành chính sự nghiệp).

3. Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường thông báo cho các Viện nghiên cứu lịch khảo sát, nội dung báo cáo, biểu tổng hợp thông tin và kiến nghị của Viện Nghiên cứu.

II. Lịch làm việc với các Bệnh viện:

1. Thời gian làm việc:

Ngày 13/6/2001: Bệnh viện Bạch Mai - Bộ Y tế

Ngày 15/6/2001: Viện Bảo vệ bà mẹ và trẻ sơ sinh - Bộ Y tế

Ngày 18/6/2001: Bệnh viện Việt Đức - Bộ Y tế.

2. Thành phần và số người tham gia:

- Ban Tổ chức - Cán bộ Chính phủ: 02 - 03 người (Vụ Tổ chức - Biên chế Nhà nước: 01 lãnh đạo Vụ và chuyên viên).

- Bộ Y tế: 02 người (01 Vụ Tổ chức - Cán bộ, 01 Vụ Kế hoạch - Tài chính).

- Bộ Tài chính: 01 người (Vụ Hành chính sự nghiệp).

3. Bộ Y tế thông báo cho các đơn vị trên lịch khảo sát, nội dung báo cáo, biểu tổng hợp thông tin và kiến nghị của Bệnh viện.

III. Lịch làm việc với các trường Đại học:

1. Thời gian làm việc:

Ngày 26/6: Trường Đại học Lâm nghiệp - Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Ngày 21/6 đến 22/6 Đại học Thái Nguyên và một số trường thành viên thuộc Đại học Thái Nguyên - Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Ngày 19/6: Trường Đại học Nông nghiệp I - Bộ Giáo dục và Đào tạo

Ngày 20/6: Trường Đại học Mỏ địa chất - Bộ Giáo dục và Đào tạo

2. Thành phần và số người tham gia:

- Ban Tổ chức - Cán bộ Chính phủ: 02 - 03 người (Vụ Tổ chức - Biên chế Nhà nước: 01 lãnh đạo Vụ và chuyên viên).

- Bộ Giáo dục và Đào tạo: 02 người (01 Vụ Tổ chức - Cán bộ, 01 Vụ Kế hoạch - Tài chính).

- Bộ Tài chính: 01 người (Vụ Hành chính sự nghiệp).

3. Bộ Giáo dục và Đào tạo thông báo cho các trường lịch khảo sát nội dung báo cáo, biểu tổng hợp thông tin và kiến nghị của nhà trường.

IV. Phương tiện: Các Bộ chủ trì đề án bố trí xe ô tô.

Đề nghị Vụ Tổ chức - Cán bộ Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Y tế, Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường, Vụ Hành chính sự nghiệp Bộ Tài chính phối hợp với Vụ Tổ chức - Biên chế Nhà nước Ban Tổ chức - Cán bộ Chính phủ tổ chức thực hiện./.


BỘ, NGÀNH

Biểu số 1

BIỂU TỔNG HỢP THÔNG TIN CHỦ YẾU CỦA CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC, CAO ĐẲNG

Số TT

TÊN TRƯỜNG

Cơ quan chủ quản

Qui mô đào tạo

Phương thức đào tạo

Nhân sự

Kinh phí hoạt động

Thu nhập bình quân Đồng/ người/ tháng

Ghi chú

Hạng trường

Sinh viên

Học viên đào tạo trên Đ.Học

Chính qui

Không chính qui

Tổng số

Chia ra

NS NN cấp

Thu từ học phí

Thu từ HĐ đào tạo, ngh. cứu Chuyển giao CN

Thu khác

Tổng số

Chia ra:

Sinh viên

Số ngành đào tạo

Sinh viên

Số ngành đào tạo

Biên chế

Hợp đồng

Tổng số

Chia ra

Ch. tiêu được NS cấp

Ch. tiêu không  được NS cấp

Tổng số

Chia ra

Tổng số

Chia ra

Hỗ trợ đào tạo

Tăng cường CS VC

Qu.lý phục vụ

Giảng viên

Không có thời hạn

Có thời hạn

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

13

14

15

lố

17

18

19

20

21

22

23

24

25

26

27

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Các số liệu lấy theo năm học 2000-2001

 


Người lập biểu
(Ghi rõ họ tên)

Ngày……tháng.... năm ....
THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ
(Ký tên, đóng dấu)

 

BỘ, NGÀNH

Biểu số 2

BIỂU TỔNG HỢP THÔNG TIN CHỦ YẾU CỦA CÁC BỆNH VIỆN

Số TT

TÊN BỆNH VIỆN

Cơ quan chủ quản

Qui mô bệnh viện

Nhân sự

Kinh phí hoạt động

Thu nhập bình quân Đồng/ người/ tháng

Ghi chú

Tổng số giường bệnh

Chia ra:

Tổng số

Chia ra

Tổng số

Chia ra

Giường bệnh được NS cấp

Giường bệnh không được NS cấp

Biên chế

Hợp dồng

NS NN cấp

Bảo hiểm y tế

Viện phí

Dịch vụ khác

Tổng số

Chia ra

Tổng số

Chia ra

Quản lý phục vụ

Khám, chữa bệnh

Không có thời hạn

Có thời hạn

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

13

14

15

16

17

18

19

20

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Các số liệu lấy theo năm 2000

 


Người lập biểu
(Ghi rõ họ tên)

Ngày……tháng.... năm ....
THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ
(Ký tên, đóng dấu)

 

BỘ, NGÀNH

Biểu số 3

BIỂU TỔNG HỢP THÔNG TIN CHỦ YẾU CỦA CÁC VIỆN

Số TT

TÊN VIỆN

Cơ quan chủ quản

Nhiệm vụ chủ yếu của viện

Nhân sự

Kinh phí hoạt động

Thu nhập bình quân Đồng/ người/ tháng

Ghi chú

Tổng số

Chia ra

Tổng số

Chia ra

Biên chế

Hợp đồng

NS NN cấp

Thu từ đề tài nghiên cứu NN giao

Thu từ các HĐ ứng dụng

Thu khác

Tổng số

Chia ra

Tổng số

Chia ra

Quản lý phục vụ

Nghiên cứu

Không có thời hạn

Có thời hạn

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

13

14

15

16

17

18

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Các số liệu lấy theo năm 2000

 


Người lập biểu
(Ghi rõ họ tên)

Ngày……tháng.... năm ....
THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ
(Ký tên, đóng dấu)

 

BỘ, NGÀNH

Biểu số 4

THỐNG KÊ SỐ VĂN BẢN CHI PHỐI CHỦ YẾU ĐẾN CƠ CHẾ HOẠT ĐỘNG CỦA ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP

SỐ TT

KÝ HIỆU VĂN BẢN

TÊN VĂN BẢN

NGÀY THÁNG BAN HÀNH

CƠ QUAN, THẨM QUYỀN BAN HÀNH

Kiến nghị của đơn vị về những nội dung văn bản cần sửa đổi

GHI CHÚ

1

2

3

4

5

6

7

 

 

 

 

 

 

 

1

Luật

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2

Nghị quyết

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

3

Nghị định

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

4

Quyết định của Thủ tướng Chính phủ

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

5

Quyết định của Bộ trưởng

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

6

Thông tư hướng dẫn

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

7

Các điều lệ, qui chế

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 


Người lập biểu
(Ghi rõ họ tên)

Ngày……tháng.... năm ....
THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ
(Ký tên, đóng dấu)

 

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Công văn 127/BTCCBCP-TCBC đề cương xây dựng cơ chế quản lý và hoạt động của trường đại học, cao đẳng, bệnh viện và viện nghiên cứu do Ban Tổ chức - Cán bộ Chính phủ ban hành

  • Số hiệu: 127/BTCCBCP-TCBC
  • Loại văn bản: Công văn
  • Ngày ban hành: 04/06/2001
  • Nơi ban hành: Ban Tổ chức-Cán bộ Chính phủ
  • Người ký: Thang Văn Phúc
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Dữ liệu đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 04/06/2001
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
Tải văn bản